Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Mot so bien phap boi duong nang cao chat luong giao vien day gioi cac cap o truong mam non so 1 xa phuc than va truong mam non so 1 xa muong than huyen than uyen tinh lai chau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.3 KB, 19 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến
Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các
cấp ở Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và Trường Mầm non số 1 xã Mường
Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
2. Đồng tác giả
* Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Năm sinh: 29/8/1967
Nơi thường trú: Khu 3 thị trấn Than Uyên huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non.
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than
Điện thoại: 0987403146
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40%
* Họ và tên: Nguyễn Thị Yến
Năm sinh: 26/10/1980
Nơi thường trú: Khu 5B thị trấn Than Uyên huyện Than Un tỉnh Lai Châu
Trình độ chun mơn: Đại học mầm non.
Chức vụ cơng tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than
Điện thoại: 0961150228
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
* Họ và tên: Nguyễn Thị Hòa
Năm sinh: 20/03/1982
Nơi thường trú: Khu 5B thị trấn Than Uyên huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non.
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Mầm non số 1 xã Mường Than
Điện thoại: 0982779347
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
1




3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Quản lý trường mầm non huyện Than Uyên.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến ngày 20 tháng 3 năm 2018
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
+ Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than.
Địa chỉ: Đội 9 xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02313.3783.797
+ Trường Mầm non số 1 xã Mường Than.
Địa chỉ: Cẩm Trung 2 xã Mường Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02313.784.851
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là nền tảng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Vì vậy
việc chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình, của nhà trường và
tồn xã hội. Trường mầm non chính là mơi trường thuận lợi nhất giúp trẻ phát
triển tồn diện đức, trí, thể , mỹ. Muốn vậy, cần phải có đội ngũ giáo viên khơng
chỉ u nghề mến trẻ, đạt chuẩn về trình độ đào tạo mà cịn phải giỏi về chun
mơn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non. Song
trong thực tế hiện nay của các trường mầm non trên địa bàn huyện Than Uyên,
đặc biệt là ở Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và Trường Mầm non số 1 xã
Mường Than đa số giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo khi vận dụng phương pháp
giảng dạy, chưa có những hình thức tổ chức phù hợp với nhận thức, lứa tuổi của
học sinh và đặc biệt tỷ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi qua các kỳ thi còn
thấp. Với nhận thức chất lượng đội ngũ giáo viên đóng vai trị quan trọng, có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi nhà trường,
chúng tôi những người làm công tác quản lý ln trăn trở để tìm ra những biện

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ. Chính vì vậy chúng tơi đã chọn đề tài "Một số biện pháp bồi dưỡng
2


nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp ở Trường Mầm non số 1 xã Phúc
Than và Trường Mầm non số 1 xã Mường Than huyện Than Uyên tỉnh Lai
Châu" để nghiên cứu và thực hiện; nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
đảm bảo vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu, tiêu chí nhiệm vụ của trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
ở Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và Trường Mầm non số 1 xã Mường Than
huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Đối tượng thực hiện: 48 giáo viên Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và
Trường Mầm non số 1 xã Mường Than huyện Than Uyên.
Địa điểm triển khai: Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và Trường Mầm
non số 1 xã Mường Than huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến
a) Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và Trường Mầm non số 1 xã Mường
Than là hai đơn vị trường mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Cơ sở vật
chất đã được đầu tư xây dựng cơ bản, đã có đủ phịng học, các phịng chức năng
theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Số lượng học sinh Trường Mầm non
số 1 xã Phúc Than có 13 lớp với tổng số 361 cháu, Trường Mầm non số 1 xã
Mường Than có 12 lớp với tổng số 352 cháu. Năm học này hai nhà trường có
tổng số 68 cán bộ giáo viên (Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than có 03 cán bộ
quản lý, 24 giáo viên đứng lớp, 07 nhân viên phục vụ; Trường Mầm non số 1 xã
Mường Than 03 cán bộ quản lý, 24 giáo viên đứng lớp, 07 nhân viên phục vụ).
Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo, luôn yên tâm công tác,
yêu nghề mến trẻ, tổ chức tương đối tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ,

hàng năm tỷ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện cịn thấp
khơng có giáo viên đăng ký tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Trong những năm qua, để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên dạy giỏi các cấp chúng tôi đã áp dụng các giải pháp cũng như cách thực
hiện như sau:
3


Giải pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
Cách thực hiện: Chỉ đạo các tổ chuyên môn bồi dưỡng cho đội ngũ thông
qua dự giờ thăm lớp, xây dựng tiết mẫu, trao đổi chuyên đề, trao đổi chuyên
môn. Ban giám hiệu tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra chuyên đề.... bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.
Giải pháp 2: Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Cách thực hiện: Tổ chức cho giáo viên đăng ký tham gia thi giáo viên dạy
giỏi cấp trường theo Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp mầm non (Thông tư
49/2011/TT-BGDĐT ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
+ Ưu điểm của giải pháp cũ
Các giải pháp trên cũng đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên, thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của hai đơn vị trường.
+ Nhược điểm của giải pháp cũ
Hai giải pháp trên trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ những
hạn chế cơ bản như: Hiệu quả bồi dưỡng giáo viên hiệu quả chưa cao, chất
lượng đội ngũ chưa có chuyển biến rõ rệt; giáo viên có tư tưởng chủ nghĩa trung
bình, "dậm chân tại chỗ"; tỷ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường thấp
tỷ lệ chưa đạt 60%, giáo viên dạy giỏi cấp huyện trung bình chỉ đạt trên 10%, ở
Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than tỷ lệ năm sau còn thấp hơn năm trước, cả
hai trường thậm chí khơng có giáo viên tham gia giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Đánh giá đúng thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên dạy giỏi các
cấp khi thực hiện các giải pháp cũ chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Giáo viên dạy giỏi cấp trường
Năm học
2015-2016
2016-2017

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện

MN số 1 Phúc
Than
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ

(%)

12/24
14/24

10/24
12/24

41,6
50

2/12
2/14

16,6
14,3

1/10
1/10

10
10

50
58,3

MN số 1 Mường

MN số 1 Phúc


MN số 1 Mường

Than

Than

Than

Bảng 1: Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp trước khi áp dụng sáng kiến
Như vậy, để khắc phục những hạn chế của các giải pháp cũ địi hỏi
phải có những giải pháp cải tiến mới là hết sức cần thiết. Bằng kinh nghiệm, sự
cố gắng, nỗ lực chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng một số các giải pháp cải tiến
4


mới mang tính kế thừa của các giải pháp đã được áp dụng nhằm bồi dưỡng nâng
cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp tại hai đơn vị nhà trường trong năm
học 2017-2018.
b) Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
* Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Sáng kiến "Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên
dạy giỏi các cấp ở trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và trường Mầm non số 1
xã Mường Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu" được thực hiện lần đầu tại hai
đơn vị trường dựa trên sự kế thừa biện pháp cũ. Sáng kiến đã đưa ra được các
biện pháp khả thi nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo vừa "hồng" vừa
"chuyên" đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và trường Mầm non số 1 xã Mường
Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu đó là:
Một là, Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp;
Hai là, Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội

ngũ giáo viên;
Ba là, Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên;
Bốn là, Tổ chức tốt các hội thi cấp cơ sở;
Năm là, Tạo động lực, tâm thế cho giáo viên tham gia hội thi giáo viên
dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
Các giải pháp mới so với giải pháp cũ có sự khác biệt rất lớn thể hiện ở
chỗ đội ngũ giáo viên thêm yêu nghề mến trẻ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức
nghề nghiệp và lòng yêu thương con trẻ được nâng cao; chất lượng đội ngũ giáo
viên dạy giỏi các cấp trường cấp huyện đã tăng lên đáng kể năm sau cao hơn
năm trước; đặc biệt đã động viên, khích lệ giáo viên mạnh dạn đăng ký tham gia
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018; hai đơn vị trường giữ
vững danh hiệu trường đạt Chuẩn quốc gia, luôn là địa chỉ tin cậy gửi gắm tin
yêu của các bậc cha mẹ trẻ và bà con nhân dân trên địa bàn xã Phúc Than,
Mường Than huyện Than Uyên.
* Các giải pháp mới
5


Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp.
Chúng tôi xác định xây dựng kế hoạch chính là tiêu chí để đánh giá
trong quá trình hoạt động của người quản lý. Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy
giỏi các cấp là một nội dung quan trọng trong kế hoạch chung được thể hiện rõ
trong các hoạt động giáo dục của nhà trường của các tổ chuyên môn trong năm học
2017-2018, mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương
pháp, phương tiện thực hiện rõ ràng.
Để thực hiện được công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên
môn cho giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi các cấp được tốt thì chúng tơi
dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của hai Nhà trường để xây dựng kế hoạch.
Chính vì vậy, cơng việc đầu tiên chúng tơi thực hiện là xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng chi tiết, cụ thể nhằm giúp cho công việc diễn ra thuận lợi, đạt được kết

quả như mong đợi.
Trong kế hoạch chúng tôi thể hiện rõ: các công việc cần thực hiện; mục
tiêu cần đạt được; nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường. Sau đó thơng qua tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường để cùng nhau thảo luận, thống nhất biện pháp thực hiện phù
hợp nhất có tính khả thi với tình hình thực tế của hai trường. Tiếp theo chúng tơi
hồn chỉnh, ban hành kế hoạch và chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện theo kế
hoạch đã đề ra.
Chúng tôi xác định xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp là để làm
nòng cốt cho đội ngũ giáo viên trong hai Nhà trường. Vì vậy, nội dung này luôn
được chúng tôi chú trọng thể hiện trong kế hoạch phát triển của nhà trường. Để
xây dựng kế hoạch, chúng tôi sắp xếp những giáo viên dạy giỏi, chuyên môn
vững, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, có khả năng hướng dẫn, triển
khai công việc… làm tổ trưởng, tổ phó chun mơn, và xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng giáo viên giỏi từ đầu năm học. Trong kế hoạch chúng tôi thể hiện rõ thời
gian, nội dung công việc cần thực hiện như việc đã lựa chọn đội tuyển tham gia
thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và tiến hành bồi dưỡng: Bồi dưỡng nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên
6


mơn về chăm sóc giáo dục trẻ cho giáo viên; Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho
giáo viên qua việc tin tưởng giao nhiệm vụ cho giáo viên để họ mạnh dạn, tự tin
thực hiện, sáng tạo thể hiện ý tưởng của mình trong các tiết dạy. Trong q trình
đó chúng tơi theo dõi động viên, góp ý, nhận xét, rút kinh nghiệm và góp ý kiến
để giáo viên phát triển khả năng. Trong các đợt hội giảng cấp trường, cấp huyện,
cấp tỉnh, chúng tôi lập kế hoạch chi tiết cho từng tổ chuyên môn, từng cá nhân
giáo viên. Ngay sau khi có cơng văn hướng dẫn hội giảng cấp huyện, chúng tôi
lên kế hoạch cho giáo viên ôn lại kiến thức trong chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non, tổ chức cho giáo viên làm bài thi thử tại trường; cho giáo viên

xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn hoạt động học, tự soạn bài, làm đồ dùng,
đồ chơi chuẩn bị dạy thử cho chúng tơi góp ý.
Với việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể ngay từ đầu năm học giáo viên
ở hai đơn vị chúng tơi đã nhiệt tình tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Nhà
trường và đạt hiệu quả cao.
Giải pháp 2. Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
cho đội ngũ giáo viên.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà khơng có đức, là
người vơ dụng; có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó”. Đối với những
người làm cơng tác giáo dục thì giỏi chun mơn chưa đủ, chưa xứng đáng đứng
trên bục giảng để dạy dỗ các thế hệ tương lai nếu chưa có đạo đức lối sống tốt,
gương mẫu trước học trò. Đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non, các cháu như
những tờ giấy trắng, tinh khiết. Giáo viên là những người có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, xác định bồi dưỡng một
giáo viên dạy giỏi, trước tiên cần xây dựng bồi dưỡng giáo viên tốt về phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống.
Do đó, ngay từ đầu năm học chúng tôi đã quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên vững vàng về tư tưởng chính trị, hiểu biết một cách cụ thể về chủ trương và
chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Đội ngũ giáo viên hơn ai hết phải

7


hiểu biết tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương. Chính vì
vậy chúng tơi đã thực hiện việc bồi dưỡng đạo đức, lối sống cho đội ngũ giáo một
cách thường xuyên trong suốt năm học.
Nội dung bồi dưỡng bao gồm: Học tập chính trị, chính sách của Đảng và
Nhà nước; học tập nhiệm vụ năm học mới, đặc biệt là phải nắm vững mục tiêu
đào tạo của cấp học mầm non. Trong quá trình bồi dưỡng, học tập thông qua các
lớp tập huấn của Ban tuyên giáo huyện ủy, trung tâm chính trị huyện...mỗi giáo

viên đều viết bài thu hoạch của bản thân, nêu được nhận thức mới để vận dụng
trong công tác giảng dạy và giáo dục của mình.
Bồi dưỡng dưới nhiều hình thức và vào các thời điểm khác nhau trong
năm học: bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chun
mơn, họp hội đồng, qua trị chuyện tâm sự với giáo viên... giúp giáo viên có
nhận thức tư tưởng đúng đắn, thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân, một
nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Yêu nghề, tận tụy với
nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao. Thông qua việc bồi dưỡng để bản thân mỗi đồng chí giáo viên phải gương
mẫu chấp hành và biết vận động gia đình, mọi người xung quanh thực hiện tốt
các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các
quy định của địa phương. Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy
hoạt động của đơn vị mình cơng tác. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành
mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
Trung thực trong cơng tác, đồn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình
phục vụ nhân dân và trẻ.
Tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên tham gia và nhiệt tình hưởng ứng
các phong trào, các đợt ủng hộ quyên góp do Ngành phát động, đồng thời giúp
họ hiểu rõ mục đích ý nghĩa của từng chủ trương của phong trào đã phát động.
Qua đó giúp giáo viên xác định và nâng cao hơn về tư tưởng và lập trường chính
trị; hiểu biết về truyền thống lịch sử của dân tộc cũng như của trường cũng như
có hiểu biết về đời sống văn hố - xã hội. Đặc biệt là giúp giáo viên xác định ý
chí phấn đấu trong chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề. Qua các phong
8


trào tạo ra tính sáng tạo trong thi đua giúp người giáo viên trưởng thành về mọi
mặt, đáp ứng yêu cầu của xã hội, giúp người quản lý rà soát nắm bắt được chất
lượng đội ngũ để lựa chọn giáo viên tiêu biểu, xuất sắc để bồi dưỡng trở thành
những giáo viên vừa có đạo đức vừa giỏi chun mơn.

Thơng qua các hoạt động phong trào giúp cho giáo viên yêu nghề hơn, tạo
lòng tin với phụ huynh và cộng đồng, tăng thêm nguồn động viên tới đội ngũ
nhà giáo. Từ đó lịng u ngành, u nghề, mến trẻ của đội ngũ giáo viên được
nâng cao. Giáo viên càng say sưa trong chun mơn, hồn thành các nhiệm vụ
được giao với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng, đầy tâm huyết. Điều đó thể hiện
đạo đức nhân cách, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Giải pháp 3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư
phạm cho đội ngũ giáo viên.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ
giáo viên giỏi nhằm giúp giáo viên đúc rút, tích lũy kinh nghiệm và tự phấn đấu
để sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, truyền thụ tốt kiến thức chuyên môn, linh hoạt
trong xử lý tình huống sư phạm, tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ, tự tin đăng ký và tham gia đồng thời đạt kết quả cao trong các hội thi giáo
viên dạy giỏi các cấp.
Chúng tôi xác định việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm
cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi là một trong những nội dung cơ bản quan trọng
trong công tác bồi dưỡng. Bởi vậy, trước tiên chúng tôi nâng cao trách nhiệm
của đội ngũ giáo viên nòng cốt của hai Nhà trường theo đúng kế hoạch đã được
xây dựng ngay từ đầu năm học; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm tự học giúp giáo viên định hướng việc tự học
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm.
Là những người quản lý, chúng tôi cung cấp cho giáo viên các tài liệu
tham khảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
Chúng tôi luôn chú trọng công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên
giỏi qua việc dự giờ giáo viên để kịp thời tìm ra được ưu điểm, tồn tại của mỗi
9


giáo viên khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó có biện pháp

bồi dưỡng cụ thể để giáo viên phát huy được thế mạnh, khắc phục những tồn tại
trong hoạt động giảng dạy.
Chúng tôi trực tiếp tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng giáo
viên, chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên thay đổi hình thức sinh hoạt
chun mơn. Trong việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng chúng tôi yêu
cầu tổ trưởng chuyên môn phải lập dự thảo kế hoạch sinh hoạt cụ thể phù hợp
với tình hình của tổ để chúng tơi duyệt trước, sau đó báo trước nội dung họp cho
giáo viên để giáo viên chuẩn bị trước. Tổ chức, chỉ đạo giáo viên học tập, nghiên
cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức, chỉ đạo việc dạy theo từng
chuyên đề qua đó trao đổi kinh nghiệm về hình thức tổ chức, nội dung truyền
đạt, cách sử dụng các thiết bị dạy học, kinh nghiệm về việc làm đồ dùng đồ chơi
từ những ngun vật liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương. Đồng thời tổ chức trao
đổi về các nội dung đổi mới phương pháp dạy học như: cách thiết kế giáo án
điện tử, cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ việc dạy học, xây
dựng các ý tưởng hay cho các tiết dạy. Tổ chức cho giáo viên không chỉ xây
dựng tiết mẫu theo các chuyên đề dưới hình thức dự giờ đồng nghiệp trong
trường, mà còn tổ chức cho giáo viên dự giờ các tiết mẫu qua băng đĩa để sau đó
cùng nhau trao đổi thảo luận, đánh giá về những thành công, hạn chế của giờ
dạy đó, ghi chép đầy đủ vào sổ bồi dưỡng chuyên môn, cùng nhau thống nhất để
rút ra những kinh nghiệm, hình thức truyền đạt phù hợp với điều kiện của
trường, của lớp mình. Thơng qua dự giờ và đánh giá tiết dạy để đưa ra những
nhận xét xác đáng giúp ích cho giáo viên trong việc nâng cao kiến thức chuyên
môn, kỹ năng sư phạm. Hàng tháng chúng tơi tổ chức cho giáo viên dự giờ đồng
nghiệp có chuyên môn giỏi ở đơn vị bạn để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
Qua các công việc đã thực hiện, chúng tôi đã nâng cao sự hiểu biết,
những kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ cho đội ngũ giáo viên. Góp phần thúc đẩy hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ trong nhà trường, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thi đua ứng
10



dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy, thi đua áp dụng việc đổi mới phương
pháp dạy học, thi đua có những tiết dạy hay. Giáo viên nâng cao được năng lực
chun mơn, kĩ năng sư phạm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục của
hai Nhà trường, tăng số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp.
Giải pháp 4. Tổ chức tốt các hội thi ở cấp cơ sở.
Mỗi hội thi trong nhà trường đều có sức lan tỏa lớn trong các phong trào
thi đua. Thông qua các hội thi, đặc biệt là hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường,
giáo viên được cọ sát, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức chuyên
môn, trau dồi nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm.
Đây chính là một hình thức bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp đạt hiệu
quả nhất tại các trường Mầm non nói chung và ở Trường Mầm non số 1 xã Phúc
Than, Trường Mầm non số 1 xã Mường Than nói riêng.
Nhận thấy hiệu quả của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc
biệt là đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp thông qua tổ chức các hội thi vào đầu
mỗi năm học khi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn chú
trọng và đặt mục tiêu cụ thể cho các hội thi trong năm học. Đặc biệt là hội thi
giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Khi đã có mục tiêu, chúng tôi xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể về thời
gian, hình thức tổ chức...và thơng báo tới tồn thể các đồng chí giáo viên trong
hai đơn vị trường nắm được kế hoạch. Trên cơ sở đó xây dựng Điều lệ hội thi
với những yêu cầu cụ thể như:
Về nội dung:
Truyền thụ đầy đủ chính xác các kĩ năng cho học sinh theo yêu cầu của
chương trình, xác định đúng trọng tâm bài dạy, biết lựa chọn và bổ sung kiến
thức hợp lí sát với đối tượng học sinh. Với nội dung bài dạy từng môn học của
giáo viên dự thi phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; đảm bảo tính hệ thống, kiến thức trọng tâm bài
học, chú ý rèn kỹ năng, bồi dưỡng thái độ tình cảm cho học sinh.

Về phương pháp:

11


Giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh phát huy được tính tích cực
trong học tập, tự tìm tịi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức, biết phát hiện vấn
đề và cùng nhau thảo luận giải quyết vấn đề đơn giản theo nhiều cách khác
nhau. Giáo viên biết vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, các kỹ
thuật dạy học, tổ chức học theo nhóm, thảo luận. Đồng thời giáo viên phải diễn
đạt, trình bày rõ ràng, ngơn ngữ chính xác, hoạt động của cơ và trẻ nhịp nhàng,
tiến trình bài dạy hợp lý. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, khai thác kiến
thức trực quan tốt. Giáo viên phải sử dụng đúng phương pháp đặc trưng bộ môn,
phù hợp với kiểu bài dạy của bộ môn theo tinh thần đổi mới, tiết dạy phải được
sử dụng tốt phương pháp dạy học nêu vấn đề có tình huống, tổ chức theo hình
thức hợp tác nhóm, phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ trong việc lĩnh
hội kiến thức và rèn kỹ năng.
Về hình thức tổ chức:
Quá trình dạy học phải thực hiện đầy đủ các bước lên lớp, bám sát mục
tiêu bài soạn để tổ chức linh hoạt các hoạt động trong giờ học. Phải biết ứng
dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả trong tiết dạy. Biết quan tâm đến tất cả
các đối tượng học sinh và phân bố thời gian hợp lý. Phong thái nhẹ nhàng, gần
gũi học sinh, tác phong sư phạm mẫu mực, lời giảng rõ ràng mạch lạc.
Sau đó tổ chức cho tất cả giáo viên học tập, nghiên cứu Điều lệ Hội thi.
Qua nghiên cứu và học tập Điều lệ giáo viên sẽ có kế hoạch để tự bồi dưỡng
cho bản thân mình về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, kỹ năng sư
phạm sao cho đáp ứng yêu cầu của hội thi và đăng ký dự thi.
Khi diễn ra hội thi, ban giám hiệu cả hai nhà trường đã thành lập Ban
giám khảo chấm thi với tinh thần công tâm, khách quan và tôn trọng ý tưởng
của thí sinh dự thi. Đánh giá chính xác kết quả của từng giáo viên tham dự.

Thông qua hội thi giáo viên dạy gỏi cấp trường, chúng tôi lựa chọn
những đồng chí có chun mơn vững, tổ chức giờ học linh hoạt, sáng
tạo...tham gia hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Giải pháp này được chúng tôi áp dụng từ tháng 10 năm 2017 đến tháng
3 năm 2018. Kết quả có đã có 36/48 = 75% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên
12


dạy giỏi cấp trường, có 19/36 = 52.8% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp
huyện, có 17/22 = 77.3% giáo viên đã mạnh dạn tự tin và đạt điểm kiểm tra
năng lực (vòng 1) để bước vòng thi thực hành (vòng 2) của Hội thi Giáo viên
dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018.
Giải pháp 5. Tạo động lực, tâm thế cho giáo viên tham gia hội thi giáo
viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tức là làm nảy sinh ở họ động lực để
làm việc, thúc đẩy họ cố gắng hơn trong công việc, phấn đấu để đạt được mục
tiêu của bản thân và của nhà trường. Ở đây chúng tôi đã tạo động lực cho đội
ngũ giáo viên dựa trên mục tiêu, thái độ ý thức và đặc biệt là khả năng, năng lực
của đội ngũ giáo viên. Chúng tôi đã đánh giá đúng năng lực chuyên môn để giáo
viên phát huy hiệu quả giảng dạy và ln động viên khích lệ để giáo viên có tâm
thế thỏa mái để hồn thành công việc một cách tốt nhất và tự tin tham gia hội
thi giáo viên cấp huyện, tỉnh.
Khi có động lực người cán bộ giáo viên sẽ nỗ lực hơn để lao động học
hỏi, đúc kết được những kinh nghiệm trong cơng việc, nâng cao kiến thức, trình
độ để tự hồn thiện mình. Khi kích thích bất cứ hoạt động nào của người giáo
viên, các cán bộ quản lý phải chú ý tới các yêu tố tâm lý như mục đích công
việc, nhu cầu hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân. Việc tạo động lực
kích thích lao động làm việc có tác dụng gắn kết giữa các cán bộ giáo viên với
cơ quan, trường học để giữ được cán bộ giáo viên giỏi. Điều này giúp tăng mức
độ hài lịng, niềm tin, sự gắn bó và tận tâm của các cán bộ giáo viên trong cơ

quan trường học. Đó là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các
cấp ở hai đơn vị chúng tơi.
Chính vì vậy, khi Phịng Giáo dục và Đào tạo Than Uyên, sở Giáo dục và
Đào tạo Lai Châu tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh năm học
2017 - 2018. Hai đơn vị trường chúng tôi đã phối hợp với tổ chức cơng đồn bổ
sung nội dung khen thưởng, động viên các đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy
giỏi cấp huyện. Đồng thời chúng tôi chỉ đạo tất cả các đồng chí giáo viên, nhân
viên không tham gia dự thi hỗ trợ giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp của mình bằng
13


cách: phân công những giáo viên dạy 2 cô/ lớp chuẩn bị đồ dùng, rèn luyện học
sinh. Bên cạnh đó, ban giám hiệu, tổ chun mơn sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến,
điều chỉnh tác phong sư phạm...cho các tiết dạy của giáo viên trước khi thực
hành giảng dạy.
Một cách tạo động lực, tâm thế cho giáo viên đạt hiệu quả chính là thăm
hỏi, động viên giáo viên kịp thời mỗi khi giáo viên hồn thành một bước trong
q trình dự thi: từ lý thuyết đến thực hành tiết 1, thực hành tiết 2.
Để tạo động lực, tâm thế cho giáo viên chúng tôi xác định việc xây dựng
môi trường văn hóa trong nhà trường là rất quan trọng. Bởi vậy chúng tơi đã
phối hợp với các đồn thể trong nhà trường cùng nhau xây dựng tập thể sư phạm
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, mỗi cán bộ giáo viên đều ý thức được
rằng việc tham gia hội giảng cấp huyện, cấp tỉnh không chỉ là nhiệm vụ của cá
nhân mà đó cịn là nhiệm vụ chung của tập thể vì thế tất cả đều chung tay góp
sức để tạo cho những giáo viên tham gia dự thi thêm sức mạnh thêm niềm tin để
hồn thành tốt cơng việc của mình.
Bản thân chúng tơi là những người quản lý để giáo viên tham gia dự thi
đạt được kết quả cao chúng tôi luôn chú ý đến việc tạo môi trường làm việc cho
giáo viên được tốt nhất: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi và thường
xuyên tu sửa cơ sở vật chất đồng thời chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự

tạo để sử dụng cho các tiết dạy đạt hiệu quả cao.
Qua đó, giáo viên cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc của Ban giám hiệu,
tập thể nhà trường đối với mình trong quá trình dự thi giáo viên dạy giỏi các
cấp. Như vậy mỗi giáo viên sẽ có động lực và cố gắng nhiều hơn để đạt được kết
quả cao nhất trong hội thi.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
4.1. Hiệu quả về kinh tế
Chất lượng học sinh được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước, trẻ mạnh
dạn tự tin trong giao tiếp, các bé chăm ngoan đến lớp, tham gia tích cực và hiệu
quả các hoạt động ở trường lớp mầm non.

14


Chất lượng giáo viên giỏi tăng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ, phụ huynh tin tưởng gửi con đến trường để yên tâm lao động sản xuất.
Số lượng, chất lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ tăng rõ rệt sau mỗi hội thi.
4.2. Hiệu quả về kỹ thuật
Ban giám hiệu, giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
công tác bồi dưỡng nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp.
Đội ngũ giáo viên thêm yêu nghề mến trẻ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức
nghề nghiệp và lòng yêu thương con trẻ được nâng cao; chất lượng đội ngũ giáo
viên dạy giỏi các cấp đã tăng lên đáng kể năm sau cao hơn năm trước; đã động
viên, khích lệ giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học
2017-2018.
4.3. Hiệu quả về xã hội
Sáng kiến đã đưa ra được các biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên dạy giỏi đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và

trường Mầm non số 1 xã Mường Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Tăng sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc ở hai đơn
vị Nhà trường. Tạo được khơng khí thi đua sơi nổi, tinh thần làm việc hăng say
cho cán bộ gióa viên, nhân viên.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên đặc biệt là đội ngũ
giáo viên giỏi tham gia dự thi của hai nhà trường về ý thức, tinh thần trách nhiệm,
sự nỗ lực phấn đấu để thành công.
Khẳng định được vị thế của hai đơn vị Nhà trường trong nghành học
Mâmg non huyện Than Uyên, giữ vững các tiêu chí trường mầm non đạt Chuẩn
Quốc Gia mức độ I, tạo tiền đề để hai đơn vị phấn đấ xây dựng trường Mầm non
đạt Chuẩn Quốc Gia mức độ II trong những năm tiếp theo.
*. Kết quả cụ thể về chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp sau khi áp dụng
sáng kiến thể hiện qua bảng thống kê:

15


16


Như vậy, với việc áp dụng hệ thống các giải pháp trên đã thật sự đem lại
hiệu quả trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp ở
trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và trường Mầm non số 1 xã Mường Than
huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, các con chăm ngoan đến trường,
ham học hỏi, ham hiểu biết, mạnh dạn tự tin, yêu quý cô và các bạn; phụ huynh tin
tưởng yên tâm gửi con em đến trường để tham gia lao động sản xuất, phát triển
kinh tế gia đình góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Các biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp

của đề tài đã được áp dụng đạt hiệu quả tại Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than,
Trường Mầm non số 1 xã Mường Than và hai đơn vị trên cùng địa bàn đó là
Trường Mầm non số 2 xã Mường Than và Trường Mầm non số 2 xã Phúc Than.
Sáng kiến này có thể áp dụng ở tất cả các đơn vị trường học trong toàn huyện,
toàn tỉnh trong những năm học tiếp theo.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất
7.1. Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến
Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp công nhận cho nhóm tác giả của sáng
kiến "Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các
cấp ở Trường Mầm non số 1 xã Phúc Than và Trường Mầm non số 1 xã Mường
Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu" gồm:
1. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
2. Nguyễn Thị Yến
3. Nguyễn Thị Hịa
7.2. Kiến nghị khác: Khơng
8. Tài liệu kèm:
- Quyết định số 509/QĐ-PGD&ĐT ngày 04 tháng 12 năm 2017 của
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên công nhận danh hiệu Giáo
viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2017-2018.
17


Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm do chính chúng
tơi thực hiện khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

NHĨM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

(Ký tên)

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Lại Thị Thúy Hằng

Nguyễn Thị Yến

Đỗ Thị Huyền
Nguyễn Thị Hòa

18


19



×