Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Mot so bien phap ren ki nang viet dung chinh ta cho hoc sinh lop 3a1 truong tieu hoc xa hua na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.82 KB, 25 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh
lớp 3A1 trường tiểu học xã Hua Nà
2. Đồng tác giả:
- Họ và tên: Tô Thị Xuân
Năm sinh: 1968
Nơi thường trú: Khu 2 Thị Trấn Than Uyên – Huyện Than Un- Tỉnh Lai Châu
Trình độ chun mơn: Đại học Tiểu học
Chức vụ công tác: Giáo viên Tiểu học
Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Hua Nà - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0964943131
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 34%.
- Họ và tên: Đoàn Tiến Sỹ
Năm sinh: 08/12/1976
Nơi thường trú: Khu 1 Thị Trấn Than Uyên – Huyện Than Un- Tỉnh Lai Châu
Trình độ chun mơn: Đại học Tiểu học
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Hua Nà- Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0978025386
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%.
- Họ và tên: La Thị Thành
Năm sinh: 08/09/1977
Nơi thường trú: Khu 6 Thị Trấn Than Uyên – Huyện Than Un- Tỉnh Lai Châu
Trình độ chun mơn: Đại học Tiểu học
Chức vụ cơng tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Hua Nà- Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 01636335406
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017.


1


5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Hua Nà- Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu
Địa chỉ: Bản Phường xã Hua Nà - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu
Điện Thoại:
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống
giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì tồn hệ thống mới tạo nên cấu
trúc bền vững và phát triển hài hòa. Tiểu học là bậc học tạo ra những cơ bản ban
đầu và bền vững về tri thức, về kĩ năng cho trẻ, góp phần hình thành và phát
triển nhân cách học sinh, giúp các em học tốt ở bậc học tiếp theo.
Năm học 2016-2017 là năm học tiếp theo thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,
dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; năm học thực hiện Thông tư 22/2016/ TTBGDĐT, thực hiện đánh giá học sinh theo hướng đánh giá toàn diện học sinh
thông qua đánh giá mức đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng
lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Kết hợp đánh giá
của giáo viên, học sinh, khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia cùng đánh giá.
Mục tiêu của mơn Tiếng việt ở Tiểu học là: hình thành và phát triển ở học
sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng
Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Môn Tiếng việt ở
Tiểu học cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hố, văn học của Việt
Nam và nước ngồi. Mơn Tiếng việt tiểu học cịn bồi dưỡng tình u tiếng Việt
và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần

hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2


Ở tiểu học, phân mơn chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm
thực hiện mục tiêu của môn học tiếng Việt là rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả
và kĩ năng nghe cho học sinh, viết đúng chính tả là góp phần giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt. Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện
một trong bốn kĩ năng cơ bản (nghe - nói - đọc - viết) mà các em cần đạt tới, đó là
kĩ năng viết đúng, muốn người đọc hiểu được nội dung văn bản thì phải viết đúng
chính tả. Văn bản viết làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết,
đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều đã viết. Viết đúng
chính tả khơng chỉ là biểu hiện của một trình độ văn hố nhất định mà cịn là biểu
hiện của ý thức tôn trọng cộng đồng, của lịng u q tiếng nói dân tộc.
Học sinh trường Tiểu học xã Hua Nà 100% là học sinh dân tộc Thái, đa số
các em phát âm chưa đúng chuẩn; nhầm lẫn nhiều âm đầu, vần, thanh; các em
hạn chế về vốn từ ngữ, chủ yếu các em giao tiếp bằng tiếng dân tộc Thái. Bởi
vậy, bên cạnh một số học sinh có thói quen và kĩ năng viết đúng chính tả cịn
nhiều em khi viết mắc nhiều lỗi chính tả, đặc biệt là khi viết các bài Tập làm
văn, các câu lời giải toán…. Đối với lớp 3, học sinh phải viết nhiều hơn so với
lớp 2. Các em phải viết bài học, viết đoạn văn, viết bài văn…Vì vậy địi hỏi các
em phải viết đúng chính tả thì người đọc mới hiểu được nội dung văn bản.
Thực trạng việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 vùng dân
tộc Thái cịn gặp khó khăn, cịn lúng túng, chưa đạt được kết quả như mong
muốn. Thông qua việc giảng dạy- là cán bộ quản lí, giáo viên trường Tiểu học xã
Hua Nà- chúng tôi thấy cần phải có biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
để đạt được hiệu quả như mong muốn, nhất là học sinh lớp 3A1, lớp có 100% học
sinh dân tộc Thái, 100% gia đình các em làm ruộng, nên các em ít được sự quan
tâm của bố mẹ về học tập, bởi vậy việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả là một

việc tương đối khó khăn.
Xuất phát từ lí do trên, chúng chúng tơi nghiên cứu, đề xuất: “Một số biện
pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường tiểu học xã
Hua Nà”
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
3


Giáo viên phân loại các lỗi chính tả học sinh thường mắc để tìm biện pháp
giúp học sinh viết đúng chính tả trong các văn bản viết.
Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc dạy - học để học sinh viết đúng
chính tả trong các văn bản viết.
Bản thân học sinh xây dựng được thói quen viết đúng chính tả, có khả
năng tự phát hiện lỗi và tự sửa lỗi chính tả, nắm chắc hệ thống quy tắc chính tả.
Yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thơng qua phân mơn
Chính tả.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến thực hiện tại lớp 3A1 trường Tiểu học xã Hua Nà từ tháng 9 năm
2015 đến tháng 3 năm 2017
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Hiện trạng dạy- học về khắc phục lỗi chính tả ở lớp 3A1Trường
Tiểu học xã Hua Nà huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Trường Tiểu học xã Hua Nà là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I từ
năm 2009, và đạt tiêu chuẩn giáo dục phổ thông cấp độ 3 năm 2013, việc duy trì
đạt Chuẩn là vấn đề mà cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường đều phải trăn trở,
địi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học để không ngừng
nâng cao chất lượng đại trà và từng bước nâng cao chất lượng học sinh trên
chuẩn.
Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, kiểm tra giúp đỡ giáo

viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Học sinh khối lớp 3 cùng độ tuổi, nhận thức tương đối đồng đều, cùng ở
địa bàn các bản trong xã Hua Nà. 100% học sinh là dân tộc Thái.
Các em tuổi còn nhỏ, học hay quên, cách ghi nhớ chưa tốt, ham chơi.
Một số học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết bài; chưa
nắm chắc luật chính tả; quy tắc chính tả; Nhiều em viết sai âm đầu l/đ; v/b; t/th...
vần uôi/ôi; ưui/ơi... các em phát âm thế nào viết thế ấy (phương ngữ). Một số em
đọc yếu dẫn đến viết chậm, viết sai. Các em hay phụ thuộc vào giáo viên, nghe
4


thầy (cơ) đọc chính tả để viết thì viết đúng cịn khi các em tự viết (như khi viết
chính tả kiểu bài nhớ - viết, viết văn, lời giải toán, bài học khác...) thì các em hay
viết sai nhiều; một số em chưa cẩn thận trong khi viết bài còn viết ẩu, viết ngoáy.
Học sinh chưa được rèn luyện đầy đủ về kỹ năng viết đúng chính tả, bản
thân lại thiếu ý thức “tự trang bị” vốn chính tả cho mình.
Mặt khác, chữ Quốc ngữ được xây dựng theo những nguyên tắc của chữ
viết ghi âm, do vậy, mặc dù về cơ bản, chính tả của tiếng Việt hiện đại đã được
thống nhất trên toàn quốc nhưng bởi cách phát âm ở từng vùng, từng địa phương
có khi rất khác nhau nên xảy ra tình trạng phát âm thế nào ghi ra thế nấy.
Khi dạy học chính tả, đơi khi giáo viên chỉ chú ý đến phần viết chính tả
cịn phần bài tập chính tả chúng tơi khơng dành thời gian chữa kĩ cho học sinh,
còn chữa bài sơ sài, chưa chú ý khắc sâu để học sinh nhớ; chưa đưa ra các loại
bài tập phù hợp cho từng nhóm đối tượng học sinh; chưa chú ý sửa lỗi chính tả
cho học sinh khi các em viết các bài học khác; cách tích hợp dạy viết đúng chính
tả cho học sinh cùng các môn học khác chưa được thường xuyên.
Ngay từ đầu năm học, khi dạy 3A1, chúng tôi đã theo dõi tình hình học
tập của các em, ngồi việc quan tâm kiểm tra đọc, tính tốn của các em chúng
tơi cịn quan tâm tới việc viết của các em. Qua khảo sát, chúng tôi thấy học sinh
mắc tương đối nhiều lỗi khi viết bài (kể cả khi viết chính tả, viết văn hay viết

các môn học khác như tự nhiên và xã hội, hoạt động giáo dục đạo đức, ...). Để
nắm chắc thực trạng học sinh viết sai chính tả chúng tôi đã tiến hành khảo sát
học sinh lớp 3A1 qua một đoạn Chính tả (nhớ - viết) bài: Hai bàn tay em
BẢNG THỐNG KÊ
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
(Bài chính tả nhớ - viết)
Lỗi viết sai chính tả
Thời
gian
Tháng
9

TS
Luật chính tả
H
Viết
S Viết
đúng
sai

Quy tắc viết
hoa
Viết
Viết
đúng
sai

Viết
đúng


Viết
sai

Viết
đúng

Viết
sai

Viết ngoáy, viết
ẩu
Viết
Viết
đúng
sai

22

16
=72,7%

14
=63,6%

8
=36,4%

15
=68,1%


7
=31,9%

17
=77,2%

18
=81,8%

4
=18,2
%

6
=27,3%

Âm đầu

5

Vần

5
=22,8%


Để nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh chúng tôi đã áp dụng
các giải pháp cũng như cách thực hiện như sau:
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả
Để các em nhớ luật chính tả, chúng tơi cho các em ơn lại luật chính tả

trước khi viết bài; khi đang viết bài có liên quan đến luật chính tả giáo viên nhắc
lại luật chính tả. Vì thế mà học sinh ln ỷ lại, chưa tự giác nhớ luật chính tả.
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu, vần.
a) Khắc phục lỗi viết sai âm đầu
Rèn phát âm chuẩn.
Chúng tôi chú ý rèn học sinh trong giờ Tập đọc. Rèn cho học sinh phát âm
đúng bằng cách: giáo viên phát âm mẫu để học sinh phát âm lại theo cô giáo.
Trong các tiết học khác, trong giao tiếp giáo viên cũng chú ý sửa phát âm cho
học sinh, để các em phát âm chuẩn.
b) Khắc phục lỗi viết sai
Khi học sinh viết sai chính tả, giáo viên hướng dẫn các em sửa trực tiếp bằng
cách viết lại chữ viết sai. Giáo viên chú trọng sửa lỗi viết sai trong các giờ chính tả.
Khuyến khích học sinh giao tiếp trong nhà trường bằng tiếng Việt..
3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
Bằng một số biện pháp trên, bước đầu các em đã nhớ và viết đúng luật chính
tả khi viết bài chính tả nghe - viết. Các em chú ý để phát âm đúng (nhất là phương
ngữ: l/đ; v/b; t/th; ơi/i, ...), từ đó các em viết bài chính tả đúng hơn.
Bước đầu các em viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, viết cẩn thận, sạch sẽ; trình
bày sạch đẹp ở vở chính tả.
Các em đã có ý thức viết đúng, viết đẹp trong khi viết chính tả, tập viết, luyện
chữ và cả khi viết văn.
3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả
Học sinh nhớ máy móc luật chính tả; nhớ chưa sâu, chưa kĩ, nhanh qn
Các em viết sai chính tả nhưng khơng phát hiện ra, không tự sửa lỗi được.
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu, vần.

6



Cịn nhiều học sinh viết sai chính tả về âm đầu và vần khi các em tự viết
như bài chính tả nhớ - viết, bài viết văn; một số em vẫn cịn viết ngốy, viết ẩu.
Các em chưa tự phát hiện ra lỗi sai và tự chữa lỗi chính tả trong các văn
bản viết của mình.
3.2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới của sáng kiến
Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc dạy viết đúng chính tả cho
học sinh; hệ thống được một số lỗi chính tả của học sinh thường mắc; tìm ra
ngun nhân và biện pháp khắc phục các lỗi chính tả mà học sinh thường mắc
phải khi viết.
Học sinh biết lỗi mình thường mắc, biết tự sửa lỗi, tự rèn kỹ năng viết
đúng chính tả trong giờ chính tả và trong các giờ học khác, có ý thức rèn đọc
đúng; xây dựng được ý thức viết đúng chính tả ở tất cả các mơn học và cả trong
giao tiếp khi nói và viết.
Áp dụng các biện pháp của sáng kiến thời gian dạy học rèn viết đúng
chính tả (buổi hai) giảm 5 tiết, số học sinh đã viết đúng chính tả nhiều hơn.
Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Giải pháp cũ
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng

Giải pháp mới
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng

luật chính tả

luật chính tả

Để các em nhớ luật chính tả, Học sinh ơn lại, nhớ luật chính tả thơng
chúng tơi cho các em ơn lại luật chính qua nhiều hình thức như: dán luật chính
tả trước khi viết bài; khi đang viết bài tả lên tường; thuộc một số bài vè vui;

có liên quan đến luật chính tả giáo viên thông qua một số bài tập. Phối kết hợp
nhắc lại luật chính tả. Vì thế mà học với các giáo viên, khi các em viết bài
sinh luôn ỷ lại, chưa tự giác nhớ luật các môn học khác, luôn nhắc nhở các
chính tả.

em nhớ viết đúng luật chính tả.

Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng
7


quy tắc viết hoa
Giáo viên dạy cho học sinh nắm, ghi
nhớ và viết đúng quy tắc viết hoa.
Đối với tên riêng nước ngồi, đưa ra
một số ví dụ, viết mẫu, cho học sinh
quan sát, nhận xét, từ đó tìm ra cách
viết. Để chữa lỗi viết hoa không đúng
quy định dùng các loại bài tập cho một
số từ ngữ viết sai chính tả rồi sửa lại
cho đúng
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng Giải pháp 3: Rèn kĩ năng viết đúng
âm đầu, vần.

âm đầu, vần.

a) Khắc phục lỗi viết sai âm đầu

a) Khắc phục lỗi viết sai âm đầu


Rèn phát âm chuẩn.

Rèn phát âm đúng

Chúng tôi chú ý rèn học sinh trong giờ Tìm và chỉ ra nguyên nhân, hướng dẫn
Tập đọc. Rèn cho học sinh phát âm đúng sửa bằng cách quan sát khẩu hình
bằng cách: giáo viên phát âm mẫu để học miệng của giáo viên khi phát âm; phân
sinh phát âm lại theo cơ giáo.

tích so sánh qua vật mẫu; giải nghĩa từ,

Trong các tiết học khác, trong giao kiên trì, sửa lỗi cho các em cả ở trong
tiếp giáo viên cũng chú ý sửa phát âm các tiết học khác và cả trong giao tiếp.
cho học sinh, để các em phát âm chuẩn.

Trong các giờ ra chơi, hoạt động tập
thể, kể cả trong giao tiếp hàng ngày
khuyến khích các em giao tiếp bằng
tiếng Việt. Sửa lỗi viết sai âm đầu, vần
cho các em thông qua các bài tập chính
tả.

b) Khắc phục lỗi viết sai vần

b) Khắc phục lỗi viết sai vần

Rèn phát âm chuẩn cho học sinh Học sinh viết sai do phát âm không đúng
tiếng có vần và âm đệm ở trong tiết tập tiếng có vần và âm đệm. Cho học sinh
đọc và chính tả.


nhận dạng, phân tích các vần viết sai
8


Khi học sinh viết sai chính tả, giáo để nắm chắc cấu tạo vần. Giáo viên
viên hướng dẫn các em sửa trực tiếp bằng hướng dẫn học sinh đưa vần vào mô
cách viết lại chữ viết sai. Giáo viên chú hình vần rồi so sánh. Sử dụng các dạng
trọng sửa lỗi viết sai trong các giờ chính bài tập tổng hợp như phần âm, rèn
tả. Khuyến khích học sinh giao tiếp cách phát âm đúng rồi viết đúng, sử
trong nhà trường bằng tiếng Việt.

dụng các câu đố vui, các trò chơi trong
khi dạy học.
c)Khắc phục lỗi viết ẩu, viết ngoáy
Tạo cho học sinh tính cẩn thận, sạch
sẽ, trình bày khoa học; thói quen
luyện chữ. Quy định bút viết, vở viết,
cách trình bày bài. Thường xuyên kiểm
tra, thu vở viết sửa lỗi sai cho học sinh
của tất cả các môn học để kịp thời
nhắc nhở, động viên khen ngợi các em
tiến bộ. Linh hoạt trong giảng dạy, thu
hút sự chú ý của các em.
Rèn cho các em kĩ năng tự soát lỗi và

Thực hiện các giải pháp ở trên dạy đủ

sửa lỗi cho mình và cho bạn.
Thực hiện các giải pháp ở trên dạy đủ


32 tiết chính khố theo quy định chung

35 tiết chính khố theo quy định chung

(trong chương trình VNEN) và 20 tiết

(trong chương trình VNEN) và 15 tiết

dạy - học buổi hai để hướng dẫn học

dạy - học buổi hai để hướng dẫn học

sinh luyện tập, củng cố cách viết đúng

sinh luyện tập, củng cố cách viết đúng

chính tả.

chính tả, thời gian dạy học giảm 5 tiết.

3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng
Từ thực trạng trên chúng chúng tôi đã áp dụng và thực hiện một số giải
pháp với cách thực hiện như sau:
3.2.2.1Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả

9


Học sinh viết sai do khơng nhớ được luật chính tả. Bởi vậy, phải ơn lại cho
các em luật chính tả. Chúng tơi áp dụng nhiều hình thức để các em ghi nhớ, khắc

sâu, vận dụng tốt luật chính tả khi viết.
Ngay từ đầu năm học vào các buổi chiều chúng tơi chú ý cho các em ơn lại
luật chính tả, ghi lại luật chính tả vào sổ tay cá nhân, dán luật chính tả lên tường để
hằng ngày các em đều được quan sát và ghi nhớ luật chính tả.
Âm "cờ"
k

e
ê
i (y)

c

A, ă. â
o, ơ, ơ
u, ư

q:

các vần có âm đệm
Âm đệm “o” chuyển thành "u"

Âm "ngờ, gờ"
ngh, gh

E
ê
i (y)

gh, g


a, ă. â
o, ô, ơ
u, ư

Tổ chức cho các em nhắc lại luật chính tả và kiểm tra nhau. Cho các em thi
học thuộc bài "Vè" vui sau:

"Vè Chính tả"

Ve vẻ vè ve

Nhưng cịn chữ "q"

Nghe vè chính tả

Viết sao đây nhỉ?

Cũng là âm "cờ"

Chữ “q” à bạn?

Mà viết khác nhau

Phải để dành cho

Đứng trước e, ê,

Vần có âm đệm


Và cả "i" nữa

"O" chuyển thành "u"

Phải viết chữ "k"

Nhớ nhé, nhớ nhé.

Nguyên âm còn lại

"Gờ kép, "ngờ" kép

Đi với chữ "c"

Viết sao đây bạn?
Giống như chữ "k"
Đứng trước e, i
Và cả ê nữa.

Nhớ nhé, nhớ nhé!!!
Để giúp cho các em ghi nhớ và vận dụng chắc luật chính tả chúng tôi đưa ra một số
hệ thống bài tập. Yêu cầu học sinh làm rồi tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. Sau đó chúng tơi kiểm
10


tra và tiếp tục tìm những lỗi sai chung mà các em thường mắc để khắc phục, sửa chữa kịp
thời.
Ví dụ: Điền vào chỗ chấm
a) c/k hay q
Cái ...a; gói ...ẹo; ....ả bưởi; ... uyên góp; ...ũ ...ĩ; Tổ ...uốc; ...ong ...eo, ...

b) g hay gh
...ồ ...ề; ...ập ...ềnh; ...i nhớ; áo ...ụ; cây ...ỗ; củ ...ừng, ...
c) ng hay ngh
Củ ....ệ; ...ó ...iêng; ...ứa ngáy; ngọ ...uậy; ...ỉ ...ơi; ..e ...óng, ...
Để các em nhớ luật chính tả, chúng tơi cịn tổ chức một số trị chơi như: Thi
tìm và viết nhanh các từ có tiếng viết bằng chữ c/ k,/q; ngh/ng; g/gh. Trị chơi này có
thể tổ chức cho các em chơi thi theo tổ hoặc theo nhóm. Phối kết hợp với các giáo
viên, khi các em viết bài các môn học khác như Hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm
nhạc ... luôn lưu ý nhắc nhở các em nhớ viết đúng luật chính tả.
Bằng một số biện pháp trên, các em đã nhớ luật chính tả một cách dễ dàng,
khơng gị ép, nhớ lâu. Các em sẽ ln có ý thức viết đúng luật chính tả trong bài viết.
3.2.2.2. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng quy tắc viết hoa
Ở lớp 2 các em mới chỉ làm quen với quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí
Việt Nam. Lên lớp 3 các em phải nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí
nước ngồi. Kiến thức này tương đối khó đối với các em. Với lỗi chính tả này
chúng tơi chú ý khi dạy tiếng Việt cho học sinh nắm, ghi nhớ được quy tắc viết
hoa. Đặc biệt là quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngồi. Bằng nhiều
hình thức chúng tôi đã giúp học sinh dễ dàng nhận biết và viết đúng chính tả
theo quy tắc.
Rèn cho học sinh có thói quen viết đúng tên riêng người, địa lí Việt Nam và
tên riêng, địa lí nước ngồi. Đặc biệt là các từ chỉ sự vật như tên địa lí như: chỉ địa
danh, tên núi, tên sông, tên tỉnh, huyện, thành phố, ...
Ví dụ: Trình bày phong bì thư:
Học sinh A
Người nhận: Lò Văn Thiện

Học sinh B
Người nhận: Lò Văn Thiện
11



Xã: Hua Nà

Xã Hua Nà, Huyện Than Uyên, Tỉnh

Huyện: Than Uyên

Lai Châu.

Tỉnh: Lai Châu
Cho các em nhận xét cách viết hoa của 2 bạn, chỉ ra chỗ viết sai. Một số em
không chỉ ra được học sinh B viết sai chữ "Huyện, Tỉnh", chúng tơi phân tích để
các em hiểu các chữ "Xã, Huyện, Tỉnh" ở học sinh A viết hoa vì là chữ đầu dịng,
cịn học sinh B chỉ có chữ "Xã" là chữ đầu dịng cịn "Huyện, Tỉnh" thì khơng phải
viết hoa vì đó khơng phải là tên riêng. Hướng dẫn học sinh viết đúng lại như sau:
Người nhận: Lò Văn Thiện
Xã Hua Nà, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Đối với tên riêng nước ngồi, chúng tơi chú ý các em cách viết tách các
bộ phận của mỗi tên riêng, nếu giữa các tên riêng đó khơng có dấu gạch nối đó
chính là bộ phận mới thì phải viết hoa. Ví dụ: Viết lại cho đúng tên riêng sau:
anbe anhxtanh; xanh pêtécbua... Trước hết chúng tôi cho các em quan sát mỗi
tên riêng nhận biết có mấy bộ phận, nêu cách viết tên riêng nước ngoài . Hướng
dẫn các em nhận xét: hai tên riêng trên đều có 2 bộ phận, ta phải viết hoa chữ cái
đầu mỗi bộ phận, trong mỗi bộ phận có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch
nối, các em tự sửa: An-be Anh-xtanh; Xanh Pê-téc-bua. Đối với các tên riêng
nước ngoài phiên âm theo Hán Việt phải viết hoa như tên riêng Việt Nam. Ví dụ:
Thích Ca Mâu Ni, Bạch Cư Di, Bắc Kinh, Luân Đôn...
Trong các tiết Tập làm văn hay các tiết học khác khi viết bài chúng tôi luôn
luôn lưu ý các em nhắc lại cách viết hoa. Khi viết chính tả bài viết có nhiều từ phải
viết hoa, trước khi viết bài chúng tơi cho học sinh tìm các từ cần viết hoa và vì sao

phải viết hoa, để học sinh ôn lại cách viết hoa.
Để chữa lỗi viết hoa khơng đúng quy định chúng tơi cịn dùng các loại bài
tập cho một số từ ngữ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng. Khi hướng dẫn học
sinh làm các bài tập dạng này có thể tổ chức dưới dạng trị chơi, đố vui...
Ví dụ 1: Tìm những chữ viết sai chính tả trong đoạn thơ sau. Viết lại cho
đúng
12


Quê em vàng đen quý

Quê em vàng đen quý

Nơi vịnh hạ long xanh

Nơi vịnh Hạ Long xanh

Núi bài thơ như tranh

Núi Bài Thơ như tranh

Nghiêng nghiêng nhìn sóng nước

Nghiêng nghiêng nhìn sóng nước

Ví dụ 2: Trị chơi: Thi tìm và viết đúng tên tỉnh, thành phố, con sơng,
ngọn núi....
Hình thức chơi: Chọn mỗi nhóm 4-5 em lên bảng thi viết đúng tên các địa
danh giáo viên chia đôi bảng mỗi nhóm một bên. Mỗi em độc lập viết từ mình
tìm. Các từ trùng nhau trong nhóm chỉ được tính một lần, viết sai chính tả khơng

được tính điểm. Nhóm nào viết được nhiều từ đúng hơn thì được khen.
Khi các bạn lên bảng, dưới lớp các em hát 1 đến 2 bài hát. Khi hát hết bài
hát là học sinh dừng viết. Học sinh dưới lớp chấm điểm cho mỗi nhóm.
Ví dụ: thi nhóm 3 bạn nam thi với 3 bạn nữ, viết đúng tên tỉnh, thành phố,
huyện, xã ... với tên núi, sơng, hồ...
Ví dụ:
Hà Nội

Sơng Hồng

Hải Phịng

sơng Thái Bình

Thái Bình

dãy Trường Sơn

Lai Châu

núi Tam Đảo

Than Un

hồ Hồn Kiếm

Hua Nà

suối Nậm Mu


....
...
Sau khi hết bài hát cho các em dưới lớp tính điểm của mỗi nhóm, giáo
viên kết luận. Qua trò chơi đã khắc sâu thêm cách viết hoa tên địa lí Việt Nam,
đồng thời mở rộng vốn từ ngữ cho các em.
Với các cách thực hiện như trên học sinh sẽ nắm và thực hiện được cách
viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngồi. Tuy
nhiên để các em nắm chắc và thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên
kiểm tra, nhắc nhở, rèn cho các em ý thức viết đúng quy tắc viết hoa.
3.2.2.3.Giải pháp 3: Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu, vần.
13


Đối với lỗi chính tả viết sai này, nguyên nhân là do các em đọc sai dẫn đến
viết sai. Với lỗi này thực sự rất khó vì do phương ngữ địa phương (nói sao viết vậy),
Bởi vậy, chúng tơi chú ý rèn cho học sinh phát âm đúng , viết đúng qua hệ thống bài
tập. Đồng thời, kết hợp khắc phục lỗi viết ẩu, viết ngoáy (viết thiếu nét, thiếu
dấu thanh)để các em có bài viết đúng và đẹp.
a) Khắc phục lỗi viết sai âm đầu
Rèn phát âm đúng
Để rèn cho học sinh phát âm đúng, chúng tôi chú ý rèn học sinh trong giờ
Tập đọc. Rèn cho học sinh phát âm đúng dựa vào khẩu hình miệng, cách phát âm (đ
≠ l; v ≠ b; t ≠

th), giáo viên phát âm mẫu để học sinh phát âm theo, việc sửa lỗi phát

âm này cần kiên trì, sửa lỗi cho các em cả ở trong các tiết học khác và cả trong giao
tiếp. Trong các giờ ra chơi, hoạt động tập thể, kể cả trong giao tiếp hàng ngày chúng
tôi khuyến khích các em giao tiếp bằng tiếng Việt.
Ngồi ra, đối với các em phát âm ngọng do phát âm sai dẫn đến viết sai

giáo viên sửa ngay cho học sinh bằng cách lấy 2 tiếng mà học sinh nhầm lẫn để
phân tích cho học sinh thấy sự khác nhau về nghĩa của mỗi từ (tiếng) để các em
nhớ viết đúng mặc dù phát âm có thể khơng đúng.
Ví dụ: "cái lá" và "hòn đá" phân biệt tiếng lá và đá bằng trực quan (dùng
cái lá và hòn đá thật để học sinh quan sát), hay từ quả chuối với từ chối. Học
sinh viết sai một số từ: bà thành và; đi thành li; trước thành chước...Chúng tơi
đã phân tích để học sinh hiểu: đi là từ chỉ hoạt động; li là đồ vật chứa nước (lấy
hình ảnh cái cốc minh họa thêm); hoặc da

≠ ra

ở chỗ da là một bộ phận trên cơ

thể người, động vật, còn ra là từ chỉ hoạt động; hoặc với một số từ ngữ khác
Ngồi việc phân tích từ bằng việc hiểu nghĩa của từ thì chúng tơi cịn kiên
trì sửa cách phát âm cho các em. Chúng tôi sửa ở tất cả các tiết học, trước khi
viết cho các em phát âm lại rồi viết. Cứ kiên trì như thế dần dần các em sẽ có
thói quen phát âm đúng để viết đúng (đặc biệt là những lỗi viết sai do phương
ngữ địa phương như l/đ; b/v, t/th ; ôi/uôi; ên/iên; ...)
Thông qua hệ thống bài tập

14


Thông qua hệ thống bài tập chúng tôi chú ý sửa lỗi viết sai âm đầu, vần
cho các em thông qua các bài tập chính tả. trong sách giáo khoa hoặc các bài tập
giáo viên tự đưa ra theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Khi thực hiện các bài tập này
giáo viên có thể tổ chức dưới dạng trị chơi, thi điền đúng điền nhanh, hoặc tìm
chữ viết sai chính tả rồi viết lại cho đúng ...Với lỗi chính tả âm đầu chúng tơi có
thể cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả

mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp các em khắc phục lỗi chính tả hữu
hiệu như sau :
Dạng 1: Điền vào chỗ chấm
+ Dựa vào nghĩa của từ (chính tả ngữ nghĩa)
a) ch hay tr
- ...ung thuỷ; ...ung thực; ...ung trực; ...ung quanh;
- ...ong veo; ...ong vắt; ...ong chóng; ...ong đèn
b) x hay s
sạch ...ẽ; ...ung sướng; ...inh đẹp; dịng ...ơng; dịng ...uối;
c) d/r hay gi
...da ...ẻ; ...a vào; ...a đình; để ...ành; ...ành giật; ...ành mạch; ...ành dụm.
d) l hay đ
đo...ỏ, lấp ...ó; ...ong lanh; ...ủng đỉnh, đong ...ưa; ...
g) t hay th
hạt ... óc; sợi ...óc; bài ...ơ; ...ơ tằm; số ...ám; truyện trinh ...ám.
h) b hay v
...ui vẻ, vạm ....ỡ, ....uôn bán, quả ...óng, con ... e, ...
Đối với dạng bài tập này chủ yếu cho học sinh phân biệt để viết đúng dựa
vào nghĩa của từ, buộc học sinh phải nhớ để viết đúng chứ khơng có quy tắc nào
cụ thể. Giáo viên khuyến khích các em lập sổ tay chính tả rồi ghi những lỗi mình
hay mắc và cách sửa vào sổ tay để dễ nhớ, nhớ lâu.
Dạng 2: Chọn tiếng thích hợp để điền vào chỗ trống.

15


Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải đọc tốt, đọc lưu lốt cả đoạn văn,
đoạn thơ, để tìm từ điền cho thích hợp. Học sinh sử dụng phương pháp thử chọn,
thử điền từ này hay từ kia thì thích hợp.
Ví dụ 1: Phân biệt ch hay tr

Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống tạo thành từ.
a) ... cây, ... đò, ....ống, leo ..., ... đèo, hát ...

(chèo hay trèo)

b) ... mừng, phong ..., ... dâng, ... mào, cổng ...

(chào hay trào).

Ví dụ 2: Điền vào chỗ chấm tiếng có âm đầu r, d hay gi
- Thầy... áo ...ảng bài
- Cô ...ạy em tập viết
- Ăn mặc ...ản ...ị
- Suối chảy ...óc ...ách
- Nước mắt chảy ...àn ...ụa
- Khúc nhạc ...u ...ương
Dạng 3: Tìm chữ viết sai chính tả rồi viết lại cho đúng (đây là dạng bài
tập tổng hợp)
Với dạng bài tập này giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng tự phát hiện lỗi
chính tả và viết lại cho đúng. Dạng bài tập này rèn kĩ năng ghi nhớ cho học sinh.
Ví dụ: Phát hiện các chữ viết sai chính tả và chép lại cho đúng đoạn thơ sau:
Quê em bàng đen quý
Nơi bịnh hạ long xanh
Núi bài tơ như tranh

(Viết sai âm đầu b/v)
(Viết sai âm đầu b/ v, sai quy tắc viết hoa)
(Viết sai âm đầu th/t, sai quy tắc viết hoa)

Nghiêng nghiêng nhìn xóng nước (Viết sai s/x)

Đọc đoạn thơ trên các em phải phát hiện ra các lỗi viết sai về âm đầu, vần,
về quy tắc viết hoa..., khi các em đã phát hiện ra lỗi sai thì các em sẽ tự sửa lại
được cho đúng.
Viết lại:
Quê em vàng đen quý
Nơi vịnh Hạ Long xanh
Núi Bài Thơ như tranh
16


Nghiêng nghiêng nhìn sóng nước
Dạng 4: Tìm từ có tiếng có âm đầu dễ lẫn (huy động vốn từ ngữ của học sinh).
Ví dụ: Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng đ/l
- đo đỏ, đủng đỉnh, đứng, đi, ...
- long lanh, lung linh, lá cây, làm việc, ...
Với lỗi chính tả âm đầu chúng tơi có thể cung cấp cho học sinh một số
mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng
loạt từ, giúp các em khắc phục lỗi chính tả hữu hiệu như sau :
Ngồi các bài tập trên, chúng tơi còn lưu ý các em một số trường hợp sau
(mẹo chính tả):
Ngồi các bài tập trên, chúng tơi cịn lưu ý các em một số trường hợp sau
(mẹo chính tả):
Trường hợp ch/tr
Chữ tr khơng đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó
nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, khơng chọn tr.
Ví dụ: sáng choang, áo chồng, loắt choắt, chích ch, chuệch choạc, ...
Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr.
Ví dụ: trang trọng, trung trực, trào lưu, trù bị, ...
- Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn,
thường có âm đầu ch.

Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, ... chuối,
chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, ... cha, chú, chị,
chồng, cháu, chắt,
Trường hợp s/x
- Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ
các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các tiềng dạng này
thì ta chọn x để viết
Ví dụ: xuề xồ, xoay xở, xồnh xoạch, xuềnh xoàng, xoăn, xoe, xuân, ...

17


Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: si, sồi, sả, sứ,
sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so
đũa…sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sị, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử…
Trường hợp r/d/gi
- Chữ r và gi không đứng đầu các tiềng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy).
Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, khơng chọn r hoặc gi.
Ví dụ: kinh doanh, doạ nạt, doãng ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, ...
b) Khắc phục lỗi viết sai vần
Học sinh dân tộc Thái thường khơng phát âm chính xác các tiếng có vần có
âm đệm, các tiếng có vần có âm đơi: uôi/ôi, uôn/ ôn, iên/ên, ươn/ơn, uyên/yên...,
Với lỗi này giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh nhận dạng, phân tích
các vần viết sai để nắm chắc cấu tạo vần.
Ví dụ: học sinh viết “liên” thành “lên”; “chuối” thành “chối”, “vườn” thành “vờn”...
Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa vần vào mơ hình vần rồi so sánh
Vần i
Âm đầu
Âm
đệm

U

Vần
Âm
chính
ơ

Vần iên
Âm đầu
Vần
Âm Âm
đệm chính

Vần oe
Âm đầu
Vần
Âm Âm
đệm chính
o
e

Vần ơi
Âm đầu
Âm
cuối
I

Âm
cuối
n


Âm
cuối

Vần
Âm Âm
iÂm
đệm chính cuối
ơ
I

Vần ên
Âm đầu
Vần
Âm Âm
đệm chính
ê

Âm
cuối
n

Vần eo
Âm đầu
Vần
Âm Âm
đệm chính
e

Âm

cuối
o

Một số em viết sai vị trí các âm tạo vần: eo/oe, oa/ao (khoẻ viết thành
khẻo, hoa viết thành hao..., cần phân tích vần để học sinh nắm chắc vị trí của các
âm tạo nên vần: Vần oe thì o là âm đệm, e là âm chính, nhưng với vần eo thì e là
âm chính, cịn o là âm cuối. Tương tự với vần oa/ ao. Giáo viên yêu cầu phát âm
18


đánh vần vần để ghi nhớ vị trí âm tạo vần. Để khắc phục tốt nhất việc việc sai
vần, giáo viên cần kiên trì rèn phát âm chuẩn cho học sinh ở trong tất cả các tiết
học và trong giao tiếp, khuyến khích học sinh giao tiếp trong nhà trường bằng
tiếng Việt..
Để khắc phục lỗi viết sai chính tả về vần giáo viên cũng có thể đưa các
dạng bài như sửa lỗi viết sai âm đầu.
Ví dụ: Mỗi một cặp tiếng khác nhau có vần eo hoặc oe. Hãy tìm những từ
ngữ có các tiếng đó.
k... co
mạnh kh...

cái k...
hoa h...

nhà ngh...
ng... nguẩy

kh... léo
kh... khoang


ch... leo
chích ch...

Ngồi ra, để khắc phục cho học sinh lỗi viết sai vần, giáo viên cũng sử
dụng các dạng bài tập tổng hợp như phần âm, rèn cách phát âm đúng rồi viết
đúng, sử dụng các câu đố vui, các trò chơi trong khi dạy học.
c) Khắc phục lỗi viết ẩu, viết ngoáy (viết thiếu nét, thiếu dấu thanh)
Một số em khi viết bài chính tả thì sạch, đẹp nhưng khi viết các mơn học
khác thì cẩu thả, chữ viết láu, trình bày bẩn, hay gạch xố...
Trước hết phải rèn cho học sinh có thói quen viết đúng cỡ chữ, viết cẩn
thận, sạch sẽ. Mỗi em có một vở luyện chữ, vào các buổi chiều học môn Tiếng
Việt chúng tôi luôn dành thời gian chú ý luyện chữ viết cho học sinh. Mỗi hôm
chỉ cần luyện 2 đến 3 dòng, bắt đầu từ các nét cơ bản đến viết các chữ cái, sau
rồi viết từ, viết câu, đoạn, bài. Các em ngay từ đầu phải viết đúng cỡ chữ (độ
cao, độ rộng các con chữ, các em phải nắm chắc các chữ cao 2,5 đơn vị là các
chữ có nét khuyết trên và nét khuyết dưới, các chữ có độ cao 2 đơn vị là: d, đ, q,
p, các chữ cao 1,5 đơn vị là các chữ có con chữ t, các chữ cịn lại cao 1 đơn vị,
rèn cho học sinh nắm chắc cách ghi dấu thanh (viết trên hoặc dưới âm chính).
Mỗi lần viết bài giáo viên chú ý những em viết ẩu, viết sai cỡ chữ yêu cầu các
em nhắc lại độ cao các con chữ. Mặt khác quy định bút viết, vở viết, cách trình
bày bài viết của các mơn học như: tên phân môn, đầu bài, nội dung bài ... một
cách cụ thể, trong tất cả các giờ học giáo viên đều phải chú ý nhắc nhở thường
xuyên. Đối với lỗi viết chữ ẩu, viết ngốy chúng tơi chú ý rèn cho học sinh ở tất
19


cả các môn học, nhất là khi viết tập làm văn, bài viết Tự nhiên xã hội, Đạo đức,
Thủ công... Chúng tôi thường xuyên đến tận chỗ của những em hay viết ẩu để
kiểm tra, nhắc nhở kịp thời. Hàng tuần chúng tôi dành thời gian để thu vở viết
của các môn học để kiểm tra, kịp thời nhắc nhở, động viên khen ngợi các em

tiến bộ.
Ngoài các biện pháp trên chúng tơi cịn chú ý thường xun cho các em
tự chữa lỗi chính tả, tăng cường chữa lỗi chính tả trên lớp. Khi chấm bài chúng
tôi chỉ ra các lỗi sai cụ thể của từng em, yêu cầu các em viết lại xuống dưới bài
viết để các em nhớ và viết đúng khi gặp chữ đó ở các mơn học khác.
Để thực hiện hiệu quả các biện pháp trên, bản thân chúng tôi phải linh
hoạt trong giảng dạy, biết lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp, thu hút sự
chú ý của các em, khuyến khích các em giao tiếp bằng tiếng Việt, chú ý sửa lỗi
phát âm ở mọi lúc, mọi nơi, có thói quen viết đúng chính tả ở tất cả các văn bản
viết, giáo viên chú ý sửa lỗi sai cho học sinh ở tất cả các môn học.
Muốn thực hiện hiệu quả sửa lỗi chính tả cho học sinh thì bản thân giáo
viên phải tự rèn đọc đúng, viết đúng trong tất cả các tiết học, trong giao tiếp với
học sinh.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Bằng một số biện pháp trên, các em đã nhớ và viết đúng luật chính tả một
cách dễ dàng, khơng gị ép và nhớ lâu. Khi các em viết bài các môn học khác, viết
Tập làm văn...luôn có ý thức nhớ và viết đúng luật chính tả. Đa số các em khơng cịn
lỗi chính tả về âm “cờ”, âm “ngờ”, âm “gờ”.
Học sinh biết cách viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam và bước đầu
biết cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngồi. Các em đã viết đúng họ tên
mình, tên bạn, tên địa danh Việt Nam, viết được đúng một sô tên người, tên địa lí
nước ngồi.
Các em đã có thói quen phát âm đúng để viết đúng (đặc biệt là những lỗi
viết sai do phương ngữ địa phương như l/đ; b/v, t/th ; ôi/uôi; ên/iên; ...)Học sinh
biết nhận dạng, phân tích các vần dễ viết sai để nắm chắc cấu tạo vần. Từ đó các
em đã phát âm đúng rồi viết đúng.
20


Học sinh biết tự phát hiện lỗi sai và biết cách tự sửa lỗi chính tả trong các

văn bản viết. Xây dựng được thói quen viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, viết cẩn thận,
sạch sẽ; trình bày bài sạch đẹp khơng chỉ ở vở chính tả mà cịn ở tất cả các mơn.
Đã khắc phục được tình trạng đẹp nhưng khi viết cẩu thả, chữ viết láu, trình bày
bẩn, hay gạch xố...
Tóm lại, sau gần hai năm thực hiện đề tài chúng tôi đã dần dần khắc phục
được các lỗi viết sai chính tả cho học sinh, bước đầu xây dựng cho các em thói
quen biết tự sửa lỗi để viết đúng. Thơng qua các bài tập chính tả, rèn luyện cách
phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển
một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ...các em có vốn
hiểu biết về cuộc sống - con người, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và
thái độ cần thiết trong cơng việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lịng tự
trọng và tinh thần trách nhiệm..., Rèn cho các em có ý thức chăm học, say mê
luyện chữ để luyện nét chữ - rèn nết người, góp phần giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
Hiệu quả hướng tới sản phẩm đầu ra:
BẢNG THỐNG KÊ
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Lỗi viết sai chính tả
Thời
gian

TSHS

Tháng 22
12
Tháng 22
3

Luật chính
tả


Quy tắc
viết hoa

Âm đầu

Viết ngoáy,
viết ẩu

Vần

Viết
đúng

Viết
sai

Viết
đúng

Viết
sai

Viết
đúng

Viết
sai

Viết

đúng

Viết
sai

Viết
đúng

Viết
sai

20 =
90,9%

2=
9,1%

20 =
90,9%

2=
9,1%

18
=81,8%

4=
18,2%

21=

95,5%

1=
4,5%

20 =
90,9%

2=
9,1%

22=
100%

0 =%

21=
95,5%

1=
4,5%

22=100
%

0

22=100%

0


21=
95,5%

1=
4,5%

Qua bảng thống kê trên, ta thấy học sinh mắc lỗi viết chính tả về quy tắc
viết hoa, âm đầu, viết ngoáy, viết ẩu đã giảm đáng kể. Khơng cịn lỗi về luật
chính tả,vần.
Từ thực tế cho thấy, áp dụng giải pháp dạy học cũ giáo viên phải dạy 35
tiết chính khố theo quy định chung và 20 tiết dạy - học buổi hai để hướng dẫn
học sinh luyện tập, củng cố cách viết đúng chính tả. Áp dụng các giải pháp của
21


sáng kiến kinh nghiệm ở trên chỉ cần dạy đủ 35 tiết chính khố theo quy định
chung và 15 tiết dạy - học buổi hai để hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố rèn
kỹ năng viết đúng chính tả, thời gian dạy học giảm 5 tiết. Mặt khác, khi áp dụng
biện pháp dạy học trên lớp thực nghiệm (lớp 3A1- trường Tiểu học xã Hua Nà)
chất lượng viết đúng chính tả nâng lên rõ rệt. Đa số học sinh đã biết phát hiện
lỗi sai và biết tự sửa lỗi sai trong các bài viết của mình. Điều dáng ghi nhận ở
đây là khi các em viết đúng chính tả, viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ thì bài viết của
các em sạch đẹp hơn, rõ ràng hơn. Cũng từ đó mà đã rèn được cho các em thói
quen cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp và ý thức trách nhiệm cao trong cơng việc.
Điều đó cho thấy các giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
mà chúng tôi đã thực hiện và vận dụng vào giảng dạy có tính khả thi cao.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Sáng kiến này mang tính khả thi cao, chúng tơi đã áp dụng có hiệu quả về
việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường Tiểu học xã

Hua Nà huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Sáng kiến này có khả năng áp dụng, triển khai có hiệu quả trong việc rèn kĩ
năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 tại các trường Tiểu học.
Sáng kiến được nhân rộng ở khối 3 trường Tiểu học xã Hua Nà huyện Than
Uyên, tỉnh Lai Châu.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất:
a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến:
STT

Họ và tên

Đơn vị cơng tác

1

Tơ Thị Xn

Trường TH xã Hua Nà

2

Đồn Tiến Sỹ

Trường TH xã Hua Nà

3

La Thị Thành


Trường TH xã Hua Nà

Ghi chú

Kiến nghị khác:
8. Tài liệu kèm: không
Trên đây là nội dung, hiệu quả của nhóm tác giả do chính nhóm tác giả
22


thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HUA NÀ

(Ký tên, đóng dấu)

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Kí tên)

Tơ Thị Xn

Đồn Tiến Sỹ

La Thị Thành

23


PHỊNG GD &ĐT THAN UN
Trường TH xã Hua Nà


CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /XNSK.

Hua Nà, ngày 15 tháng 3 năm 2017

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp huyện, cấp tỉnh.
Đơn vị trường Tiểu học xã Hua Nà xác nhận Ơng/bà:
Tơ Thị Xuân; Đoàn Tiến Sỹ; La Thị Thànhlà đồng tác giả của sáng kiến: “Một
số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường Tiểu
học xã Hua Nà” đã được áp dụng tại trường Tiểu học xã Hua Nà thời gian từ
tháng 9 năm 2015.
Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau:
BẢNG THỐNG KÊ
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Thời
gian
Tháng
9

TS
Luật chính tả
H
Viết
S Viết
đúng

sai
22

18
=81,8%

4
=18,2
%

(Bài chính tả nhớ - viết)
Lỗi viết sai chính tả
Quy tắc viết
Âm đầu
Vần
hoa
Viết
Viết
Viết
Viết
Viết
Viết
đúng
sai
đúng
sai
đúng
sai

Viết ngoáy, viết

ẩu
Viết
Viết
đúng
sai

16
=72,7%

17
=77,2%

6
=27,3%

14
=63,6%

8
=36,4%

15
=68,1%

7
=31,9%

5
=22,8%


BẢNG THỐNG KÊ
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Lỗi viết sai chính tả
Thời
gian

TSHS

Tháng 22
12
Tháng 22
3

Luật chính
tả

Quy tắc
viết hoa

Âm đầu

Viết ngốy,
viết ẩu

Vần

Viết
đúng

Viết

sai

Viết
đúng

Viết
sai

Viết
đúng

Viết
sai

Viết
đúng

Viết
sai

Viết
đúng

Viết
sai

20 =
90,9%

2=

9,1%

20 =
90,9%

2=
9,1%

18
=81,8%

4=
18,2%

21=
95,5%

1=
4,5%

20 =
90,9%

2=
9,1%

22=
100%

0 =%


21=
95,5%

1=
4,5%

22=100
%

0

22=100%

0

21=
95,5%

1=
4,5%

Vậy đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp huyện và cấp tỉnh xem xét, ghi nhận
kết quả trên./.
P. Hiệu trưởng

24


24



×