Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quy định quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340 KB, 26 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
Số:

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

/2018/TT-BNNPTNT

tháng năm 2018

Dự thảo 2
THÔNG TƯ
Quy định về quản lý giống thủy sản,
thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định ..../2018/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2018 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thủy sản;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông
tư Quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định một số nội dung tại Khoản 2 Điều 23 và Khoản 2


Điều 31 Luật Thuỷ sản, gồm:
a) Kiểm tra điều kiện sản xuất, ương dưỡng và chất lượng giống thủy sản;
b) Kiểm tra điều kiện sản xuất, mua bán, nhập khẩu và chất lượng thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
d) Đặt tên, sai số cho phép trong phân tích chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật
phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
đ) Ban hành danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử
dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
Ban hành danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản
xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam;
1


e) Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng
giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản;
g) Cập nhật cơ sở dữ liệu giống thủy sản và cập nhật thông tin thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
kinh doanh giống thủy sản, thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Chương II
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG
GIỐNG THỦYSẢN, SẢN XUẤT, MUA BÁN, NHẬP KHẨU THỨC ĂN THỦY
SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 3. Căn cứ kiểm tra

1. Đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại
Điều 25Nghị định ..../2018/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2018 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thủy sản và Điều 24 Luật
Thủy sản.
2. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 32 Nghị định ..../2018/NĐ-CP ngày
...tháng ...năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều
của Luật Thủy sản và Điều 32 Luật Thủy sản.
3. Đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý
môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 33 Luật Thủy sản.
4. Các quy phạm pháp luật có liên quan khác về điều kiện kinh doanh
giống thủy sản, thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản.
Điều 4. Cơ quan kiểm tra
1. Tổng cục Thủy sản thực hiện kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất giống
thủy sản có sản xuất giống thủy sản bố mẹ và điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư
nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra điều
kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản và sản

2


phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với các cơ sở không được quy
định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 5. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra theo đề nghị của cơ sở và theo kế hoạch của cơ quan kiểm
tra:
a) Kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện áp dụng đối với

trường hợp: Cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận; cơ sở đã được cấp Giấy
chứng nhận nhưng mở rộng quy mô, đối tượng sản xuất theo quy định theo Phụ
lục ....ban hành kèm theo Thơng tư này;
b) Kiểm tra duy trì đối với cơ sở đã kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận theo
khoản 1 Điều này khi đã đến thời hạn kiểm tra theo Phụ lục ....ban hành kèm
theo Thông tư này.
2. Kiểm tra đột xuất khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm về điều kiện sản xuất
hoặc vi phạm về chất lượng sản phẩm.
3. Kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản
phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được thực hiện đồng thời với hoạt
động kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường theo quy định tại
Điều 12 Thông tư này.
Điều 6. Phương pháp kiểm tra
Phương pháp kiểm tra điều kiện cơ sở gồm:
1. Kiểm tra hiện trường: Kiểm tra hiện trạng điều kiện cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị, nhân viên kỹ thuật;
2. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có
liên quan;
3. Lấy mẫu thử nghiệm: Trong quá trình kiểm tra điều kiện cơ sở, nếu
phát hiện cơ sở có dấu hiệu khơng đảm bảo về chất lượng sản phẩm, đoàn kiểm
tra thực hiện lấy mẫu để thử nghiệm.
Điều 7. Quy định đoàn kiểm tra
1. Thành lập đoàn kiểm tra
a) Cơ quan kiểm tra ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
b) Thành viên đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn
kiểm tra; chuyên gia tư vấn, hỗ trợ chuyên môntrong trường hợp cần thiết.
2. u cầu đối với Trưởng đồn
a) Cơng chức được phân công quản lý về lĩnh vực kiểm tra: Nuôi trồng
thủy sản; giống thủy sản; thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản.

3


b) Có nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng
hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực kiểm tra.
3. Yêu cầu đối với thành viên đồn:
a) Có ít nhất 1 thành viên được đào tạo tương ứng về lĩnh vực kiểm tra:
Nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc cơng nghệ thực
phẩm;
b) Có chứng nhận hồn thành lớp tập huấn về về nghiệp vụ kiểm tra điều
kiện cơ sở do Tổng cục Thủy sản cấp theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
4. Yêu cầu đối với người lấy mẫu thức ăn, sản phẩm xử lý mơi trường
ni trồng thủy sản: Là thành viên đồn kiểm tra và có Giấy chứng nhận hồn
thành lớp tập huấn về lấy mẫu do Tổng cục Thủy sản cấp theo quy định tại Điều
15 Thông tư này.
Chương III
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN, THỨC ĂN THỦY SẢN,
SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mục 1. GIỐNG THỦY SẢN
Điều 8. Quy định thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ
1. Tôm thẻ chân trắng
a) Tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu: Thời gian sử dụng tối đa 04
tháng kể từ ngày thông quan.
b) Tôm thẻ chân trắng bố mẹ chọn tạo trong nước: Thời gian sử dụng tối
đa 04 tháng từ ngày cho vào nuôi vỗ sinh sản lần đầu hoặc tôm đạt khối lượng
tối thiểu 40 g/con đối với tôm đực và 45 g/con đối với tôm cái.
2. Tôm sú
a) Tôm sú bố mẹ nhập khẩu: Thời gian sử dụng tối đa 03 tháng kể từ ngày
thông quan.
b) Tôm sú bố mẹ khai thác từ tự nhiên: Thời gian sử dụng tối đa 02 tháng

kể từ ngày nhập về cơ sở hoặc đạt khối lượng tối thiểu 120 g/con đối với tôm
đực và 150 g/con đối với tôm cái.
c) Tôm sú bố mẹ chọn tạo trong nước: Thời gian cho sinh sản tối đa 03
tháng kể từ ngày cho vào nuôi vỗ sinh sản lần đầu hoặc đạt khối lượng tối thiểu
100 g/con đối với tôm đực và 120 g/con đối với tôm cái.
3. Cá tra bố mẹ: Thời gian sử dụng tối đa 05 năm kể từ khi sinh sản lần
đầu và sử dụng không quá 02 lần/năm.
4. Cá rô phi bố mẹ: Thời gian sử dụng tối đa 03 năm kể từ khi sinh sản lần
đầu.
4


5. Đối tượng khác theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
tương ứng. Trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật
quốc gia tương ứng thì cơ sở sản xuất giống thuỷ sản phải công bố thời gian sử
dụng thuỷ sản bố mẹ.
Điều 9. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất
1. Cơ quan kiểm tra
a) Tổng cục Thuỷ sản: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ và kiểm
tra đột xuất về chất lượng giống thuỷ sản trong sản xuất kinh doanh trên phạm vi
toàn quốc;
b) Cơ quan quản lý thuỷ sản tỉnh: Kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản
trong sản xuất, ương dưỡng trên địa bàn quản lý.
2. Căn cứ kiểm tra:
a) Thông tin, cảnh báo về sản phẩm xuất khẩu không phù hợp của nước
nhập khẩu với các điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa;
b) Kết quả kiểm tra, khảo sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có khiếu nại về
chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công
bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc đăng ký lưu hành;

c) Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
tương ứng,tiêu chuẩn công bố áp dụng và các biện pháp quản lý chất lượng sản
phẩm trong sản xuất. Đối với giống thuỷ sản bố mẹ, nội dung kiểm tra gồm:
Kích cỡ, khối lượng, độ thành thục, tỷ lệ đực cái, trạng thái hoạt động, cấu tạo
hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản theo quy định hiện
hành. Đối với giống thủy sản để ni thương phẩm, nội dung kiểm tra gồm:
Kích cỡ, giai đoạn phát triển, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu
khác về chất lượng của giống thủy sản theo quy định hiện hành;
b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn và hồ
sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan
kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá phải độc lập, khách quan và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình;
c) Lấy mẫu kiểm tra sự phù hợp của giống thủy sản với quy định trong
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tiêu chuẩn cơng bố áp dụngkhi phát
hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy
định tại điểm a, điểm b Khoản 4 Điều này và khi có căn cứ tại điểm a, điểm b
Khoản 2 Điều này.
5


5. Hình thức kiểm tra:
a) Theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt: Là hình thức kiểm tra
được thơng báo trước bằng văn bản;
b) Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra khơng báo trước.
6. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều
29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước thực

hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 6
Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Điều 10. Kiểm tra chất lượng trong xuất khẩu giống thủy sản
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản cấp tỉnh được Tổng cục Thủy sản ủy quyền.
2. Đối tượng kiểm tra: Giống thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường có yêu
cầu kiểm tra, xác nhận hoặc chứng nhận chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam.
3. Căn cứ kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng; quy định của nước nhập
khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về
kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
4. Nội dung kiểm tra: Theo yêu cầu của cơ sở hoặc kiểm tra sự phù hợp
với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận
quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh
thổ có liên quan.
Điều 11. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản sản lưu thông trên thị
trường
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản thực hiện kiểm tra chất lượng giống thủy sản trên
tồn quốc;
b) Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra chất lượng
tại các cơ sở trên địa bàn quản lý.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chất lượng giống thủy sản
lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TTBKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Mục 2. THỨC ĂN THỦY SẢN
6



VÀ SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 12. Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản sản xuất trong nước
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản và
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước;
b) Cơ quan quản lý thuỷ sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra chất lượng thức
ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản
lý.
2. Căn cứ để tiến hành kiểm tra:
a) Thông tin, cảnh báo về sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với các
điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Kết quả thanh tra, kiểm tra, khảo sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có
khiếu nại về chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với
tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc đăng ký
lưu hành;
c) Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức kiểm tra:
a) Theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt: là hình thức kiểm tra
được thông báo trước bằng văn bản.
b) Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra khơng báo trước.
4. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, quy định trong quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia tương ứng và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm
trong sản xuất;
b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể
hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm; Trong trường
hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh
giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá

phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh
giá của mình;
c) Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có
dấu hiệu khơng đảm bảo chất lượng hoặc có căn cứ theo quy định tại điểm a và
b khoản 2 Điều này thì lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm chất lượng sản phẩm.
Sai số phân tích chất lượng so với công bố theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư này.

7


5. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều
29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước thực
hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 6
Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng
dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 13. Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thủy sản thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản và
sản phẩm xử lý mơi trường ni trồng thủy sản trên tồn quốc;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra chất lượng
chất lượng thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
tại các cơ sở trên địa bàn quản lý.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm xử
lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012
của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng
hàng hóa lưu thơng trên thị trường.

Điều 14. Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản xuất khẩu
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản cấp tỉnh được Tổng cục Thủy sản ủy quyền.
2. Đối tượng kiểm tra:
Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu kiểm tra, xác nhận hoặc
chứng nhận chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
3. Căn cứ kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng; quy định của nước nhập
khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về
kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
4. Nội dung kiểm tra: Theo yêu cầu của cơ sở hoặc kiểm tra sự phù hợp
với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận
quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh
thổ có liên quan.
Điều 15. Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở, lấy mẫu và thử
nghiệm mẫu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trồng thủy sản
1. Thành viên tham gia thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản, kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý
8


môi trồng thủy sản phải được tập huấn, cấp giấy chứng nhận hoàn thành lớp tập
huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở, cụ thể như sau:
a) Nội dung tập huấn gồm: Quy đinh của pháp luật về điều kiện sản xuất;
quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động liên quan; tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý chất lượng.
b) Thời hạn Giấy chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn về nghiệp vụ kiểm
tra điều kiện cơ sở: không thời hạn
2. Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trồng thủy sản theo phương pháp được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam,

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc lấy theo phương pháp ngẫu nhiên, theo tiêu
chuẩn do nhà sản xuất cơng bố áp dụng nếu chưa có Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định lấy mẫu, cụ thể như sau:
a) Nội dung tập huấn về lấy mẫu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trồng thủy sản: các quy định hiện hành đến lĩnh vực kiểm tra, đối tượng kiểm
tra; quy chuẩn, tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn cho người lấy mẫu; phương pháp
lấy mẫu, bảo quản mẫu, xử lý và đánh gia kết quả thử nghiệm; thực hành lấy
mẫu tại cơ sở kinh doanh; kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả tập huấn.
b) Thời hạn Giấy chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn về lấy mẫu là 05
năm.
3. Việc thử nghiệm chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trồng thủy sản phục vụ công tác quản lý Nhà nước chỉ được thừa nhận theo các
phương pháp thử tại các phịng thử nghiệm do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn chỉ định. Việc thử nghiệm mẫu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trồng thủy sản, nếu khơng có u cầu cụ thể về phương pháp thử thì áp dụng các
phương pháp thử có bản chất tương ứng áp dụng trong quản lý thực phẩm, thức
ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp các phương pháp
thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng.
Điều 16. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm
chất lượng thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý mơi trường ni trồng thuỷ
sản
1. Trình tự thu hồi thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thuỷ sản:
a) Khi cơ quan kiểm tra phát hiện lô thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thuỷ sản (sau đây gọi là lô sản phẩm) thuộc diện phải thu hồi
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì phải tiến hành niêm
phong ngay và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi.
b) Việc thu hồi đối lô thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thuỷ sản qua kiểm tra không bảo đảm chất lượng được thực hiện như sau:

9


Trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra thông báo cho cơ sở
biết kết quả kiểm tra chất lượng và yêu cầu cơ sở tự thu hồi ngay lô sản phẩm
không đạt chất lượng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
thông báo, cơ sở có quyền khiếu nại với cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra
chất lượng. Hết thời hạn này nếu cơ sở khơng có khiếu nại, cơ quan kiểm tra địa
phương ra quyết định thu hồi lô sản phẩm không đạt chất lượng trên địa bàn
quản lý và đề nghị Tổng cục Thủy sản ra quyết định thu hồi lơ sản phẩm khơng
đạt chất lượng trên tồn quốc.
Trong trường hợp có khiếu nại, Cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra lại và
nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không đạt chất lượng, Cơ quan kiểm tra ra quyết
định thu hồi lô sản phẩm không đạt chất lượng trên địa bàn quản lý và đề nghị
Tổng cục Thủy sản ra quyết định thu hồi lô sản phẩm không đạt chất lượng trên
toàn quốc; nếu kết quả kiểm tra lại kết luận đạt chất lượng thì lơ sản phẩm được
tiếp tục lưu thông trên thị trường;
c) Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bn bán có lơ sản phẩm bị thu hồi có trách
nhiệm tự thu hồi theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi
thực hiện xong việc thu hồi, cơ sở phải báo cáo cơ quan ra quyết định thu hồi về
kết quả việc thu hồi.
d) Đối với lô sản phẩm phải thu hồi trên toàn quốc, Tổng cục Thủy sản ra
quyết định thu hồi và trong vịng 24 giờ phải thơng báo trên trang tin điện tử của
đơn vị. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thu hồi
trên địa bàn quản lý.
đ) Đối với lô sản phẩm phải thu hồi trên địa bàn tỉnh, thành phố, Cơ quan
quản lý thủy sản cấp tỉnh ra quyết định thu hồi và trong vịng 24 giờ phải thơng
báo trên trang tin điện tử của đơn vị đồng thời có trách nhiệm giám sát việc thu
hồi trên địa bàn quản lý.
2. Xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

bị thu hồi:
a) Thu hồi, tiêu hủy đối với lô sản phẩm vi phạm chất lượng, bao gồm:
thành phần, hoạt chất không đúng theo cơng bố; khơng có hoặc thiếu thành
phần, hoạt chất chính ghi trên nhãn; có chưa thành phần cấm sử dụng; bị thu hồi
khẩn cấp theo quyết định của các cơ quan quản lý nước ngoài đối với sản phẩm
nhập khẩu;
b) Thu hồi, tái chế, tái xuất đối với sản phẩm vi phạm chất lượng, bao
gồm: không đạt một trong các chỉ tiêu về tiêu chuẩn chất lượng đã công bố (về
cảm quan; lý hóa; độ nhiễm khuẩn; hàm lượng thành phần, hoạt chất chính
ngồi mức giới hạn cho phép so với hàm lượng ghi trên nhãn; khối lượng tịnh
hoặc thể tích thực ngồi mức giới hạn cho phép. Trường hợp khơng thể tái chế,
tái xuất thì phải tiêu hủy;
10


c) Thu hồi, khắc phục lỗi ghi nhãn đối với lơ sản phẩm có nhãn khơng
đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
d) Cơ sở có thuốc thú y buộc tiêu hủy phải thực hiện việc tiêu hủy theo
quy định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ mơi trường và chịu
mọi chi phí;
đ) Tổng cục Thủy sản, Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh có thẩm quyền
quyết định tiêu hủy và ban hành quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy. Hội
đồng bao gồm cơ quan chủ trì tiêu hủy, đại diện cơ quan quản lý và đại diện cơ
quan tài nguyên và mơi trường.
Điều 17. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm
chất lượng giống thủy sản
Đối với giống thuỷ sản hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 8
Thông tư này thực hiện tiêu huỷ như sau:
1. Trước khi giống thuỷ sản bố mẹ hết thời hạn sử dụng 05 ngày , tổ chức,
cá nhân gửi văn bản đến cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản địa phương để thực

tiêu huỷ;
2. Tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp chuyển mục đích sử dụng hoặc
chơn lấp thuỷ sản bố mẹ hết thời hạn sử dụng;
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, cơ
quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản địa phương thực hiện tiêu huỷ.
Chương IV
HƯỚNG DẪN CẬP NHẬT THÔNG TINGIỐNG THỦY SẢN,
THỨC ĂN THỦY SẢN VÀ SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN
Điều 18. Lập tài khoản đăng nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về
thủy sản
1. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản, cơ sở sản xuất thức ăn, sản
phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sau khi được cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện được lập tài khoản để đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu
quốc gia về thủy sản, thông tin lập tài khoản gồm:
a) Tên đăng nhập là mã số doanh nghiệp;
b) Thông tin kê khai khi lập tài khoản gồm: Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, điện
thoại, email, địa chỉ sản xuất, loại hình doanh nghiệp.
2. Cơ sở nhập khẩu thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản trước khi nhập khẩu lập tài khoản để đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu
quốc gia về thủy sản theo quy định tại Điểm a và Điển b Khoản 1 Điều này.

11


3. Cơ sở sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản, cơ sở sản xuất thức ăn,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi đưa sản phẩm lưu
thông trên thị trường phải cập nhật thông tin về giống thuỷ sản, thức ăn, sản
phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản qua tài khoản được lập tại Khoản 1
Điều này.

4. Nội dung cập nhật thông tin về giống thuỷ sản theo quy định tại Điều
17 Thông tư này. Nội dung cập nhật thông tin về thức ăn, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều18 Thông tư này.
Điều 19. Cập nhật dữ liệu giống thủy sản
1. Nội dung cập nhật thông tin về giống thuỷ sản trước khi lưu thông trên
thị trường gồm:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng;
b) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản công bố hợp quy;
c) Nhãn của sản phẩm (nếu có).
2. Sau khi tổ chức, cá nhân cập nhật đầy đủ nội dung theo Khoản 1 Điều
này, Tổng cục Thuỷ sản trong thời hạn 03 ngày làm việc có trách nhiệm xem xét
và cấpmã số tiếp nhận công bố.
3. Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh các sản phẩm khi đã được cấp
mã số tiếp nhận và chịu trách nhiệm về nội dung đã công bố.
Điều 20. Cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản
1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu chỉ được nhập khẩu hoặc sản xuất thức ăn
thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản từ hóa chất, vi sinh
vật, chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất thức ăn có tên trong Danh muc tại
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung cập nhật thông tin về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản sản xuất trong nước trước khi lưu thông trên thị
trường gồm:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất;
b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản công bố hợp quy;
c) Phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm;
d) Nhãn của sản phẩm.
3. Nội dung cập nhật thông tin về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường gồm:
a) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản

có giá trị tương đương;
12


b) Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO 9001, ISO 2200, GMP,
HACCP;
c) Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các
loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an tồn, cơng dụng, hướng dẫn sử
dụng;
d) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản công bố hợp quy;
đ) Phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm;
e) Mẫu nhãn của sản phẩm.
Nội dung bắt buộc phải có trong tiêu chuẩn cơng bố áp dụng theo quy
định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục các chỉ tiêu kỹ
thuật tối thiểu phải công bố theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Thông tư này. Đặt tên sản phẩm theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này.
4. Sau khi tổ chức, cá nhân cập nhật đầy đủ nội dung theo Khoản 2,
Khoản 3 Điều này, Tổng cục Thuỷ sản trong thời hạn 03 ngày làm việc có trách
nhiệm xem xét và cấp mã số tiếp nhận công bố.
5. Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh các sản phẩm khi đã được cấp
mã số tiếp nhận và chịu trách nhiệm về nội dung đã công bố.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau:
a) Thay thế các nội dung quản lý thức ăn thủy sản tại Thông tư số
20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy

sản;
b) Thay thế Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống
thủy sản.
c) Thay thế Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 04 năm
2014 Thông tư sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số
26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản.
d) Thay thế khoản 6 Điều 3, Điều 31, Điều 32 Thông tư số 04/2015/TTBNNPTNTngày 12 tháng 02 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định
13


chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và
các hoạt động đại lý, mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hố với nước ngồi
trong lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản đã
được Tổng cục Thủy sản xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng trước ngày Thơng tư này có hiệu lực phải cập nhật
thông tin sản phẩm qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản trước ngày
30 tháng 6 năm 2019 theo quy định tại Điều 18 Thơng tư này.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Trong q trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện
những vấn đề mới phát sinh, kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng
hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi bổ
sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phịng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;

- Cơng báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
-Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Lưu: VT, TCTS.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Xuân Cường

14


Phụ lục I
HƯỚNG DẪN ĐẶT TÊN SẢN PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2018/TT-BNNPTNT ngày tháng
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

năm 2018

1. Việc đặt tên sản phẩm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP 14/04/2017 của
Chính phủ về tên hàng hóa.
2. Cùng với tên sản phẩm thức ăn, sản phẩm xử lý mơi trường ni trồng thủy
sản phải ghi nhóm sản phẩm, cụ thể:
- Thức ăn hỗn hợp cho.....(ghi cụ thể thông tin về đối tượng nuôi, giai đoạn phát
triển);

- Chế phẩm sinh học (chế phẩm sinh học vi sinh vật, enzyme,...dùng để xử lý
môi trường hoặc bổ sung thức ăn thủy sản);
- Thức ăn bổ sung (premix vitamin, axit amin, khoáng,…);
- Sản phẩm khử trùng, diệt khuẩn (các sản phẩm có chứa hóa chất khử trùng,
diệt khuẩn, diệt rong, tảo, diệt ốc, ....)
- Nguyên liệu (sử dụng để sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản)

15


Phụ lục II
SAI SỐ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG SO VỚI CƠNG BỐ
(Ban hành kèm theo Thơng tư số
/2018/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2018
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Hàm lượng cơng bố

Đơn vị tính

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12

90,0 - 100,0
50,0 - < 90,0
30,0 - < 50,0
10,0 - < 30,0
1,0 - <10,0
0,1 - <1,0
10,0 - <1.000
1,0 - <10,0
100,0 - <1.000
10,0 - <100,0
1,0 - <10,0
<1,0

%
%
%
%
%
%
ppm
ppm
ppb
ppb
ppb

ppb

Độ dao động cho phép so
với công bố (±%)
2,0
2,5
3,0
4,0
15,0
20,0
20,0
30,0
40,0
60,0
80,0
100,0

- Đối với các chỉ tiêu chưa được quy định hàm lượng và đơn vị tính tại bảng trên thì
độ dao động cho phép là ± 15 %.
- Độ dao động trên được các cơ quan kiểm tra áp dụng vào kết quả thử nghiệm trong
đánh giá kết quả kiểm tra.

16


Phụ lục III
HÓA CHẤT, VI SINH VẬT, CHẾ PHẨM SINH HỌC, NGUYÊN LIỆU SẢN
XUẤT THỨC ĂN CẤM VÀ ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2018/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2018

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Danh mục hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý mơi trường trong ni trồng thủy sản
TT
Tên hố chất, chế phẩm dinh học, vi sinh vật
1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

2

Chloramphenicol

3

Chloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Dapsone

7


Dimetridazole

8

Metronidazole

9

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

10

Ronidazole

11

Green Malachite (Xanh Malachite)

12

Ipronidazole

13

Các Nitroimidazole khác

14

Clenbuterol


15

Diethylstilbestrol (DES)

16

Glycopeptides

17

Trichlorfon (Dipterex)

18

Gentian Violet (Crystal violet)

19

Nhóm Fluoroquinolones

20

Trifluralin

21

Cypermethrim

22


Deltamethrin

23

Enrofloxacin

24

Ciprofloxacin

25

Cysteamine(Thơng tư 01/2017/TT-BNNPTNT)

17


Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công
thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8klmna]acridine-8,16-dione.

26

(Theo Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT)
Vat Yellow 2 (tên gọi khác:Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2;
danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d']bisthiazole-6,12-dione.

27

(Theo Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT)

Vat Yellow 3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4;
danh pháp: N,N'-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide.

28

(Theo Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT)
Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone);
công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone.

29

(Theo Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT)
Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử:
C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] và
các dẫn xuất của Auramine.

30

(Theo Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT)

II. Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức
ăn được phép sử dụng trong ni trồng thủy sản
TT

Tên hố chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức
ăn
Nguyên liệu sản xuất thức ăn

I.


1

Ngô
- Ngô hạt,
- Ngô mảnh,
- Ngơ bột.

2

Thóc, gạo và sản phẩm thóc gạo:
- Thóc
- Tấm
- Cám gạo các loại

3

Lúa mì và sản phẩm lúa mì
- Mì hạt (hạt loại dùng trong chăn ni)
- Bột mì (Loại dùng trong chăn ni)
- Cám mì (dạng bột hoặc viên)

4

Gluten các loại:
- Gluten ngô
18


- Gluten mì


5

Đậu tương và sản phẩm đậu tương:
- Đậu tương hạt
- Bột đậu tương nguyên dầu (cả vỏ hoặc tách vỏ)
- Khơ dầu đậu tương

6

Hóa chất hữu cơ
- Axit propionic, muối và este của nó
- Axit lactic, muối và este của nó
- Axit citric
- Cholin và muối của nó
- Lecithins, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học
- Methionin
- Các hợp chất arsen - hữu cơ
- Vitamin A và các dẫn xuất của chúng
- Vitamin B1 và các dẫn xuất của nó
- Vitamin B2 và các dẫn xuất của nó
- Axit D- hoặc DL-Pantothenic (vitamin B3 hoặc vitamin B5) và các dẫn xuất
của nó
- Vitamin B6 và các dẫn xuất của nó
- Vitamin B12 và các dẫn xuất của nó
- Vitamin C và các dẫn xuất của nó
- Vitamin E và các dẫn xuất của nó
- Vitamin khác và các dẫn xuất của chúng
- Loại khác, kể cả các chất cơ đặc tự nhiên
-Các loại khác


7

Hóa chất vơ cơ
- Selen
- Silic dioxit
- Kẽm oxit
- Mangan oxit
- Clorua oxit và clorua hydroxit của đồng
- Clorat và perclorat; bromat và perbromat; iodat và periodat
- Sulphat; phèn (alums); peroxosulphat (persulphat)
- Phosphinat (hypophosphit), phosphonat (phosphit) và phosphat;
polyphosphat, đã hoặc chưa xác định về mặt hố học
- Các loại khác

8

Loại khơ dầu khác:
- Khô dầu lạc
19


- Khô dầu cọ
- Khô dầu hạt cải
- Khô dầu vừng
- Khô dầu hướng dương
- Khô dầu lanh
- Khô dầu dừa
- Khơ dầu bơng
- Khơ dầu lupin
9


Sắn khơ

10

Ngun liệu có nguồn gốc thuỷ sản:
- Bột cá
- Bột đầu tôm
- Bột phụ phẩm chế biến thuỷ sản
- Bột vỏ sò

11

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật khác:
- Bột huyết
- Bột xương
- Bột thịt xương
- Bột lông vũ
- Bột sữa gầy
- Bột gan mực

12

Dầu thực vật và mỡ động vật

13

Các axít amin tổng hợp:
- L-Lysine
- DL- Methionine

- Threonine (L-Threonine...)
- Triptophan
- Các axít amin tổng hợp khác

14

Các loại vitamin đơn dùng bổ sung vào thức ăn:
- Vitamin A
- Vitamin E
- Vitamin D3
- Các loại Vitamin đơn khác

15

Phụ phẩm công nghệ chế biến các loại ngũ cốc DDGS (Distillers Dried
Grains Solubles).

16

Vỏ đậu tương ép (Soyabeen hulls palett).

17

Bột phụ phẩm chế biến thịt

20


18


Cỏ Alfalfa dạng thô (Alfalfa hay) và dạng nén (Alfalfa pellets).

19

Monocalcium Phosphate

20

Dicalcium Phosphate

21

Whey

22

Lactose

23

Sản phẩm từ sữa

24

Sản phẩm từ trứng

25

Sản phẩm gốc động vật


26

Sản phẩm rau và một số loại củ, thân củ và rễ

27

Sản phẩm ngũ cốc; tinh bột; inulin; gluten lúa mì

28

Bột mịn và bột thơ từ các loại hạt hoặc quả có dầu

29

Các loại cây và các bộ phận của cây (kể cả hạt và quả) đã hoặc chưa cắt,
nghiền hoặc xay thành bột.

30

Quả minh quyết, rong biển và tảo biển khác, củ cải đường (sugar beet) và mía
đường; hạt và nhân của hạt và các sản phẩm thực vật khác (kể cả rễ rau diếp
xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium)

31

Cải củ Thụy Điển, cải cầu vồng (mangold), rễ cỏ khô, cỏ khô, cỏ linh lăng, cỏ
ba lá, cây hồng đậu, cải xoăn, đậu lu-pin, đậu tằm và các sản phẩm tƣơng tự
dùng làm thức ăn cho gia súc, đã hoặc chƣa làm thành viên.

32


Gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật khác

33

Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách
từ chúng

34

Các sản phẩm đường

35

Men (sống hoặc ỳ); các vi sinh đơn bào khác, chết

36

Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế
biến

37

Bentonite, đất sét khác; Canxi phosphat tự nhiên, canxi phosphat nhôm tự
nhiên và đá phấn có chứa phosphate; các chất khống khác

38

Supephosphat, loại dùng làm thức ăn thủy sản


39

Sản phẩm tạo màu

40

Tinh dầu thực vật

41

Chất thơm (hương liệu)

42

Enzyme

21


43

Sản phẩm từ gỗ

44

Một số loại ngũ cốc khác (Đại mạch, Yến mạch, Cao lương…) dạng hạt,
bột, viên
Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật

II


(Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được Tổng cục Thủy sản cấp
giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam; phải có cơng bố tiêu chuẩn áp
dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có
chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; Phải có cơng bố hợp
quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Các sản
phẩm trên phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử của Tổng cục
Thủy sản)

22


Phụ lục IV
NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ TRONG TIÊU CHUẨN
CƠNG BỐ ÁP DỤNG
(Ban hành kèm theo Thơng tư số
/2018/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2018
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân cơng bố tiêu chuẩn
2. Nhóm, loại sản phẩm
3. Tên thương mại của sản phẩm
4. Số tiêu chuẩn công bố áp dụng
5. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
6. Tài liệu viện dẫn (phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng và
chỉ tiêu an tồn của sản phẩm)
7. Chỉ tiêu kỹ thuật
7.1. Nhóm chỉ tiêu cảm quan
7.2. Nhóm chỉ tiêu chất lượng

7.3. Nhóm chỉ tiêu an toàn
8. Thành phần nguyên liệu
9. Hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng
10. Hướng dẫn bảo quản
11. Thời gian công bố tiêu chuẩn
12. Xác nhận của đơn vị công bố tiêu chuẩn

23


Phụ lục V
DANH MỤC CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT TỐI THIỂU PHẢI CƠNG BỐ
(Ban hành kèm theo Thơng tư số
/2018/TT-BNNPTNT ngày tháng
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

năm 2018

1. Đối với thức ăn thủy sản hỗn hợp
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17

Chỉ tiêu
Đơn vị tính Hình thức cơng bố
Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu
Mô tả
Độ ẩm
%
Không lớn hơn
Protein thô
%
Không nhỏ hơn
Xơ thô
%
Không lớn hơn
Canxi
%
Trong khoảng
Phốt pho tổng số
%
Trong khoảng
Lysine tổng số
%
Không nhỏ hơn

Methionine + Cystine tổng số (Bao gồm các
%
Không nhỏ hơn
chất thay thế Methionine)
Khống tổng số
%
Khơng lớn hơn
Cát sạn (khống khơng tan trong axit
%
Khơng lớn hơn
clohydric)
Cơn trùng sống
Khơng có
Béo thơ
%
Trong khoảng
Ethoxyquin
ppm
Khơng lớn hơn 150
Aflatoxin B1
ppb
Không lớn hơn
Tỷ lệ vụn nát
%
Không lớn hơn
Độ bền trong nước
Số phút quan Không nhỏ hơn
sát
Các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng


2. Đối với thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh
TT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu
Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu
Độ ẩm
Protein thơ
Béo thơ
Xơ thơ
Khống tổng số
Các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng

Đơn vị tính Hình thức cơng bố
Mơ tả
%
Khơng lớn hơn
%
Khơng nhỏ hơn
%
Khơng nhỏ hơn
%

Không lớn hơn
%
Không lớn hơn

3. Đối với premix vitamin hoặc axit amin
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức cơng
bố
24


1 Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu
2 Độ ẩm
3 Các loại vitamin đơn hoặc axit amin
4 Cát sạn (khoáng không tan trong axit
clohydric)
5 Chất mang (ghi tên cụ thể)
6 Các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng
4. Đối với premix khoáng
TT
Chỉ tiêu
1 Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu
2 Độ ẩm
3 Các loại nguyên tố khoáng đơn

4
5
6

Cát sạn (khống khơng tan trong axit
clohydric)
Chất mang (ghi tên cụ thể)
Các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng

%
IU/kg hoặc
mg/kg
%

Mô tả
Không lớn hơn
Khơng nhỏ hơn
Khơng lớn hơn
Vừa đủ

Đơn vị tính Hình thức công bố
Mô tả
%
Không lớn hơn
% hoặc
Trong khoảng
mg/kg
%
Không lớn hơn

Vừa đủ

5. Đối với premix vitamin - khoáng
TT
Chỉ tiêu
1 Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu
2 Độ ẩm
3 Các loại vitamin đơn
4

Các loại ngun tố khống đơn

5

Cát sạn (khống khơng tan trong axit
clohydric)
Chất mang (ghi tên cụ thể)
Các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng

6
7

Đơn vị tính Hình thức cơng bố
Mô tả
%
Không lớn hơn
IU/kg hoặc
Không nhỏ hơn
mg/kg

% hoặc
Trong khoảng
mg/kg
%
Không lớn hơn
Vừa đủ

6. Đối với phụ gia hoặc chế phẩm sinh học
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính Hình thức cơng bố
1 Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu
Mô tả
2 Độ ẩm
%
Không lớn hơn
3 Tên, cơng thức hóa học (nếu có) và/hoặc
Tối thiểu hoặc tối đa
hàm lượng chất chính của sản phẩm
hoặc trong khoảng*
4 Chất mang (ghi tên cụ thể)
Vừa đủ
7 Các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng
* Tuỳ theo từng chỉ tiêu để lựa chọn hình thức cơng bố phù hợp
25


×