Tải bản đầy đủ (.pptx) (82 trang)

HSG BUỔI 1 văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 82 trang )

Nêu cảm nhận của em về nét đặc sắc trong ngòi bút nghệ thuật của Tố Hữu khi khắc họa âm thanh ở 6 câu đầu trong bài”Khi con tu hú”

- HS cần chỉ ra được âm thanh của Tiếng tu hú, tiếng ve ngân và tiếng sáo diều.
- Ba âm thanh gợi mở 3 trạng huống của mùa hè.”Tiếng tu hú”gọi bầy mang tính chất báo hiệu thời gian bắt đầu dịch chuyển từ xuân sang hè, Tiếng ve ngân báo
hiệu mùa hè thực sự bắt đầu. Như vậy, hai âm thanh này được dùng để miêu tả thời gian và qua đó bộc lộ khả năng quan sát tinh tế các sự vật, hiện tượng trong
đời sống cùng khả năng tái hiện chúng một cách tài tình của Tố Hữu.

- Âm thanh tiếng sáo diều là một âm thanh khơng có sẵn trong tự nhiên, do con người tạo ra bằng tâm hồn nghệ sĩ tài hoa tinh tế và bằng tài hoa của mình thế
nên nó báo hiệu rằng ngồi ngục giam kia có người đang tự do ung dung hưởng thú vui tao nhã nơi đồng q qua đó tốt lên sức sống mãnh liệt sự vui tươi trẻ
trung của mùa hè.

- Âm thanh Tiếng sáo diều xuất hiện cuối cùng trong khổ thơ đầu đó là âm thanh gợi lên mối liên hệ giữa người với người nó có tác dụng làm chuyển ý sang khổ
thơ 2 để đến với tâm trạng của tác giả nhằm nêu bật sự tương phản giữa người tù tự do và người tù cộng sản.



Cho đoạn thơ:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
..............................Nghe chât muối ngấm dần trong thớ vở


Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng khơng...
Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên.




Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
-Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương, tác giả Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú.
-Dẫn dắt và trích hai đoạn thơ trong đề bài.
Cảm nhận về hai đoạn thơ.
Về đoạn thơ trong bài”Quê hương”
- Nội dung, cảm xúc.
+ Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của quê hương miền biển qua nỗi nhớ của nhân vật nhân vật trữ tình khi đã rời xa, với hình ảnh gần gũi bình dị mà xúc động
+Khung cảnh làng q với khơng gian bao la kì vĩ của biển cả, của bầu trời mang tầm vóc vũ trụ, mang hồn điệu riêng của làng chài.
+khơng khí lao động khẩn trương, sơi nổi tấp nập khi đồn thuyền đánh cá về bến đỗ với cá đầy khoang. Khung cảnh ấy gợi ra một cuộc sống yên bình, ấm no vui tươi và hạnh phúc.
+ Hình ảnh con người lao động quê nhà bình dị,chất phác, lam lũ, cơ cực mà vạm vỡ, mạnh mẽ lớn lao sánh ngang với sự kì vĩ của thiên nhiên, biển trời.
+ Tình yêu,sự gắn bó sâu sắc và niềm tự hào của nhân vật trữ tình về vẻ đẹp thiên nhiên và con người quê hương.
Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ mộc mạc giản dị, giàu sức gợi mang ý nghĩa biểu tượng cao,để lại ấn tượng mạnh mẽ.
+ Ngôn ngữ giàu chất gợi, giàu chất tạo hình và biểu cảm cùng với cách diễn đạt gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người miền biển, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa…
được sử dụng linh hoạt tinh tế.
+ Giọng điệu say mê, hào sảng, xen với giọng trữ tình đằm thắm của nỗi nhớ.


Về đoạn thơ”Khi con tu hú”:
Nội dung,cảm xúc.
+ Đoạn thơ là những dòng hồi tưởng về quê hương,về đồng ruộng thân yêu, quen thuộc được đánh thức từ tiếng chim tu hú gọi hè vang vọng vào nhà ngục khi tác
giả bị giam cầm trong xà lim ở Thừa Thiên.
+ Khung cảnh quê hương được mở ra với không gian mênh mông bát ngát của đồng ruộng vào mùa hè, của bầu trời trong xanh, của vườn đang đơm hoa kết trái.
+ Hình ảnh q nhà trong kí ức của người tù-nhân vật trữ tình hiện ra lung linh trong nắng hè với màu sắc,ánh sáng,âm thanh,hương vị…được miêu tả sống
động,ngập tràn vẻ đẹp và nhựa sống.
+ Nỗi nhớ đồng quê gắn với niềm cô đơn u uất,với khát vọng tự do của người tù phải xa cuộc sống xa đồng bào, đồng chí.
Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, ngơn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh thơ bình dị,mộc mạc và bay bổng, lãng mạn, kết hợp nhiều giác quan trong việc cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của quê hương đồng ruộng.


Điểm tương đồng và khác biệt


Điểm tương đồng và khác biệt
Điểm tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ quê hương với những hình ảnh thân thương gần gũi, hằn sâu trong tâm tưởng, với không gian bao la, bát ngát mang hồn cốt riêng của mỗi vùng quê
qua tình yêu mãnh liệt, cảm xúc sâu lắng.
+ Ngơn ngữ gợi hình gợi cảm hình ảnh thơ dung dị,mộc mạc mà ý nghĩa biểu tượng cao, giọng điệu tha thiết say me.
Sự khác biệt:
+ Khung cảnh quê hương trong đoạn thơ của Tế Hanh mang nét đẹp đặc trưng của không gian miền biển, gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, với cuộc sống của con người, cảm xúc thơ nghiêng
về yêu thương tự hào về mảnh đất vẻ đẹp con người quê hương. Còn đoạn thơ của Tố Hữu khắc họa khung cảnh làng quê ngày hè với âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hương vị đặc trưng với vẻ
đẹp lung linh sống động, cảm xúc nghiêng về nỗi niềm cô đơn khắc khoải của một người tù khao khát tự do bị cách ly cuộc sống.
+ Tế Hanh sử dụng thể thơ thất ngơn, hình ảnh thi liệu nghiêng về những trải nghiệm, những quan sát thực tế tuổi thơ với những ấn tượng đậm nét nhất trong ký ức. Còn nhà thơ Tố Hữu lại
sử dụng thể thơ lục bát mang đậm phong vị dân gian, hình ảnh thi liệu mang đậm cảm xúc lãng mạn, bay bổng, trong tương quan đối lập giữa thế giới đồng quê tươi đẹp với không gian ngục
tù tăm tối mất tự do.


Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị: Với những đặc sắc nghệ thuật bài thơ”Quê hương”và”Khi con tu hú”không chỉ là thành công lớn
trong sự nghiệp thơ của hai nhà thơ mà cịn thể hiện tình cảm u thương, nỗi lòng sâu sắc, cảm động của tác giả đối
với quê hương của mình.
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của hai nhà thơ viết
về tình cảm quê hương.


Suy nghĩ về bài học cuộc sống mà em nhận được từ hai câu chuyện sau:
Câu chuyện 1

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên  ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và  hỏi từng hạt
cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc  đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
 Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui  đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, khơng thấy ánh mặt trời,  trăng sao,
gió mát, thậm chí thiếu cả khơng khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cơ  đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người  nuôi trai về khơng một
chút ốn thán.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh,  đắt giá, cịn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
Câu chuyện 2
Khơng hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một  con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều  khó chịu và đau
đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Khơng thể tống hạt  cát ra ngồi, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tết ra một  chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình  thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...


Nội dung tư tưởng của hai câu chuyện
Câu chuyện 1:
+ Người ni trai lấy ngọc hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không: Cơ hội đổi đời cho các hạt cát.
+ Các hạt cát đều lắc đầu và cuối cùng vẫn chỉ là những hạt cát: Trong cuộc sống, có những người do ngại khó, ngại khổ, chưa nhận ra giá trị đằng sau những khó khăn, thử thách mà thiếu cố
gắng, nỗ lực, thiếu ý chí quyết tâm…chấp nhận làm hạt cát bé nhỏ tầm thường.
+ có một hạt cát chấp nhận chui đầu vào trong vỏ trai, trở thành viên ngọc lung linh: Con người chấp nhận cơ hội đổi đời, chấp nhận trải qua một quá trình gian nan, từ hạt cát tầm thường
trở thành ngọc trai quý giá.
Câu chuyện 2:
+ Cơ thể con trai bị một hạt cát nhỏ chui vào gây nhiều khó chịu, và đau đớn: cuộc sống vốn tiềm ẩn thử thách biến cố bất thường.
+ Trước những khó khăn, biến cố đó, con người cần biết chấp nhận đối mặt với khó khăn, thử thách để vượt lên, hơn thế nữa cần kiên trì,nỗ lực, quyết tâm, chủ động biến thử thách thành
cơ hội (con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát thành viên ngọc trai)


Bàn luận về bài học cuộc sống từ hai câu chuyện.
Hai câu chuyện đều đem đến bài học cuộc sống sâu sắc:
- Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, dám đối mặt và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. Đó chính là mấu chốt của thành cơng.
Trong những hồn cảnh đặc biệt, khi gặp biến cố bất thường hay phải đối diện với cái xấu… con người cần chủ động, quyết tâm, luôn có ý thức vượt qua để
đạt tới thành cơng.

- Khó khăn, gian khổ cũng chính là điều kiện, là cơ hội để thử thách và tơi luyện ý chí con người. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành, tự khẳng định
được mình, sống có ý nghĩa hơn và đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn.
- Tuy nhiên cần phê phán những kẻ cơ hội chủ nghĩa vì quá tham vọng mà bất chấp tất cả, từ bỏ người thân, bạn bè để đạt được mục đích cá nhân
- Phê phán những con người sống hèn nhát, ngại khó,sống thụ động, thiếu ý chí nghị lực,niềm tin…chấp nhận những hạt cát vơ danh, tầm thường có thể bị
gục ngã thất bại bất cứ lúc nào trước sóng gió cuộc đời.


Bài học nhận thức và hành động.
- Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, dám đối mặt và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. Đó chính là mấu chốt của thành cơng. Trong
những hoàn cảnh đặc biệt, khi gặp biến cố bất thường hay phải đối diện với cái xấu… con người cần chủ động, quyết tâm, ln có ý thức vượt qua để đạt tới
thành cơng.
- Khó khăn, gian khổ cũng chính là điều kiện, là cơ hội để thử thách và tơi luyện ý chí con người. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành, tự khẳng định được
mình, sống có ý nghĩa hơn và đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn.


Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ”Ông đồ”của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên .

Mở bài
Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ”Ơng đồ”
Trích dẫn nhận định

Thân bài
Giải thích nhận định:
-”Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”+ Hồn tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
+ Xác tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…

- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ
khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.


- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hịa giữa
nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.


“Ơng đồ”của Vũ Đình Liên là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài
* Về nội dung: Bài thơ”Ông đồ”thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của
tác giả với một nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày Tết) bị tàn phai.

- Ở hai khổ thơ đầu, qua hình ảnh ơng đồ xưa trong thời kì huy hồng, tác giả gửi gắm niềm kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của
dân tộc.
+ Ơng đồ xuất hiện bên phố phường đông đúc vào mỗi dịp tết đến xuân về. Khơng khí mùa xn, hình ảnh”hoa đào nở”đã tươi thắm nay lại thêm”mực tàu giấy
đỏ”làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Từ”lại”diễn tả sự xuất hiện đều đặn của ông đồ với mùa xuân cùng với công
việc viết chữ nho.
+ Dịng người đơng đúc đều quan tâm và ngưỡng mộ, khâm phục tài viết chữ của ông đồ. (Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài). Nghệ thuật so sánh
và thành ngữ”Như phượng múa rồng bay”làm tốt lên vẻ đẹp của nét chữ phóng khống, bay bổng,…
-> Ông đồ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. Đó là thời chữ nho được mến mộ, nhà nho được trọng dụng.


- Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng, lẻ loi giữa giữa dịng đời xi ngược.
+ Mùa xn vẫn tuần hồn theo thời gian, phố vẫn đơng người qua nhưng ông đồ bị lãng quên, nho học bị thất sủng, người ta khơng cịn quan tâm đến ông đồ, đến
chữ ông đồ viết.
+ Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) -> Nỗi buồn như lan tỏa, thấm cả vào những vật vô tri vô
giác, tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người, thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngồi giời mưa bụi bay) gợi không
gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ… -> Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông
đồ bị rơi vào qn lãng. Ơng đồ trở thành
“di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”

- Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ơng đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một.
+ Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng khơng cịn thấy ơng đồ xưa -> Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành ngưừi xưa cũ.
+ Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp

bị lụi tàn và không bao giờ trở lại.


* Về hình thức:
- Nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng
chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm.
- Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện
ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào q khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên
niềm thương người và tình hồi cổ trước cảnh cũ người đâu.

- Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cơ đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngơn ngữ thơ hàm súc, gợi
hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình,… gieo vào lịng người đọc niềm tiếc thương, day dứt.

- Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả.


Đánh giá, nâng cao
- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân
thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn.

- Bài học cho người nghệ sĩ: Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội
dung đến hình thức. Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.

- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có
thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.


Kết bài

− Khẳng định lại vấn đề

− Liên hệ…







Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 ngồi hình ảnh người chiến sĩ trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày bài viết khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Với đề bài này, học sinh có thể giải quyết
được những nội dung sau đây:
Nêu vấn đề nghị luận: Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 ngồi hình ảnh
người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
2.1. Giải thích nhận định: Hiện thực của đất nước ta từ 1945- 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi
lên CNXH. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng
con người lao động mới trong những ngày đầu tiến lên xây dựng XHCN.
Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Và điều này làm nên hơi thở, sức sống của văn
học giai đoạn 1945- 1975.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×