Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.1 KB, 11 trang )
Những kiểu sắp xếp khu bếp đơn
giản nhưng hiệu quả
Tạo ra được khu vực tam giác nhỏ gọn, thuận tiện là yếu tố quyết định tạo nên một
căn bếp hoàn hảo. Vì vậy, khi bắt tay vào việc thiết kế, bạn nên chú ý đến yếu tố này
đầu tiên.
Chìa khóa để làm cho hầu hết các căn bếp trở nên tiện ích, đa dụng và phong cách chính
là bạn có thể hiểu rõ về nó cũng như bố cục của nó để có lựa chọn bài trí phù hợp. Dưới
đây xin giới thiệu 5 kiểu bài trí bếp cơ bản và đặc điểm của từng kiểu để bạn có thể có
được lựa chọn tốt nhất cho nhà mình. Những lời khuyên nhỏ chắc chắc sẽ mang lại nhiều
hiểu biết hữu ích giúp bạn có được lựa chọn và quyết định chính xác.
Chọn cách bố trí cho một nhà bếp phụ thuộc vào hiệu quả không gian sẵn có và mong
muốn thuận tiện như thế nào. Và khu vực tam giác làm việc được coi là tiêu chí xác định
hiệu quả của nhà bếp. Đây là khu vực được xác định bởi vị trí của tủ lạnh (nơi chứa thực
phẩm), bồn rửa (nơi sơ chế thực phẩm) và bếp nấu (nơi chế biến thực phẩm).
Tạo ra được một khu vực tam giác nhỏ gọn, thuận tiện giữa ba vị trí trên là yếu tố quyết
định tạo nên một căn bếp hoàn hảo. Vì vậy, khi bắt tay vào việc thiết kế, bạn nên chú ý
đến yếu tố này đầu tiên, sau đó mới đến các công việc khác.
Bếp chữ L
Đây là thiết kế bếp phổ biến nhất. Nó đòi hỏi không gian ít hơn so với các hình thức bếp
khác và tạo ra sự linh hoạt nhất có thể cho khu vực “tam giác “ làm việc. Kiểu bếp chữ L
là kiểu bếp phù hợp nhất với những không gian mở, liên thông với phòng khách.
Thêm một tiện lợi của nhà bếp chứ L tạo ra một khu vực trung tâm, dễ tiếp cận do không
gian quây quần gia đình đặt ngay cạnh nơi chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ tạo ra không khí
quây quần cho cả gia đình và hòa đồng cho cả những vị khách. Các thiết bị bếp sẽ đặt dọc
theo bức tường tương ứng với chiều dài của chữ L, tủ lạnh sẽ đặt bên tường còn lại, tạo ra
một tam giác làm việc lớn và thuận tiện.
Đảo bếp