Chuyên để tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước đang trong giai đoạn phát triển, đi lên từ một nền kinh
tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém do phải gánh chịu hậu quả nặng nề
của chiến tranh. Việc tự mình tạo ra máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm đáp đứng
nhu cầu trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã
đề ra những chính sách và bước đi phù hợp cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước mà cụ thể là cho phép hay chỉ định một số doanh nghiệp trong nước nhập khẩu
các thiết bị máy móc toàn bộ từ nước ngoài về để phát triển nền sản xuất yếu kém trong
nước.
Việc Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập
khẩu, trong đó có hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ, đồng nghĩa với việc tạo điều
kiện cho họ có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, thị trường thế giới
với với tính năng động vốn có của nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt
với đầy rẫy những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy,
các doanh nghiệp phải hết sức nhạy bén trong mọi vấn đề của sản xuất kinh doanh, phải
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc đảm bảo chi phí cá biệt ở
mức thấp nhất, có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình phát triển nền
kinh tế đất nước cũng như sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nên em đã chọn
đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ
tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport )” làm đề tài
chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ
thuật
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty XNK
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport).
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
1
Chuyên để tốt nghiệp
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập nhập khẩu thiết bị toàn
bộ tại Technoimport.
Do trình độ, thời gian còn hạn chế, nguồn tài liệu và thông tin còn hạn hẹp nên
bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận
được sự đánh giá, góp ý chân thành của các thày cô giáo, các bạn sinh viên để bài viết
này được hoàn thiện hơn.
Nhân đây, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Cô giáo, ThS Nguyễn Ngọc
Điệp, người đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Quý công ty Technoimport, đặc biệt là các cô
chú trong phòng XNK 5 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em
có được những thông tin phục vụ cho bài viết này.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
2
Chuyên để tốt nghiệp
Chương I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Thông tin chung về công ty
Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (gọi tắt là
TECHNOIMPORT) có tên tiếng anh: Vietnam National Complete Equipment and
Technics Import – Export Corporation.
Tiền thân của công ty là Cục kiêm Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và
trao đổi kỹ thuật, thành lập ngày 28 tháng 1 năm 1959 theo Quyết định số 63/BNT ngày
28/1/1959 của Bộ Ngoại thương trước đây và bây giờ là Bộ Thương Mại.
Công ty có trụ sở chính tại 16 – 18 Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 8.254.974
Fax: 8.254.059
E–mail:
Tổng giám đốc: Ông Vũ Chu Hiền.
Từ một tổ chức nhỏ ban đầu, bao gồm một số cán bộ chủ chốt thuộc phòng viện
trợ và phòng thiết bị của Bộ Ngoại Thương, ngày nay Technoimport đã trở thành một
doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công Thương tổng số cán bộ công nhân viên lên đến 90
người với tổng số vốn là hơn 30 tỷ đồng (năm 2007). Ngoài trụ sở chính tại Tràng Thi,
Hà Nội, Technoimport còn có mạng lưới các chi nhánh tại các thành phố lớn của Việt
Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và có văn phòng đại diện tại
nhiều nước trên thế giới như: Cộng hoà Liên Bang Nga, Pháp, Mỹ, Úc, Thụy Điển,
Hungari, Cuba, Singapore, Ý.
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ của Công ty là chuyên xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết
bị phụ tùng, vật tư, dịch vụ kỹ thuật và nhiều loại hàng hoá phục vụ cho mọi nghành,
mọi địa phương trong cả nước.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
3
Chuyên để tốt nghiệp
Nhập khẩu thiết bị toàn bộ là quá trình liên tục diễn ra từ đàm phán ký kết hợp
đồng cho đến khâu lắp ráp, vận hành chạy thử cho ra sản phẩm. Nhập khẩu thiết bị toàn
bộ khác với nhập khẩu các loại máy móc hay hàng hoá thông thường, nó yêu cầu nhà
nhập khẩu đảm bào tính hiệu quả của sản phẩm đầu ra. Các quy trình thủ tục nhập khẩu
dài hơn các mặt hàng khác. Việc đàm phán ký kết, thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào
đặc trưng này. Thông thường đối với một thiết bị toàn bộ, nhà nhập khẩu phải tiến hành
rất nhiều khâu, từ khâu tham gia đấu thầu nhập khẩu (do thiết bị toàn bộ có giá trị lớn,
việc sử dụng, ứng dụng phải được cấp phép của rất nhiều bộ nghành) đến khâu đàm
phán ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng nước ngoài, cuối cùng giai đoạn ký kết
hợp đồng, chuyển giao dây chuyền, lắp đặt, vận hành, hướng dẫn sử dụng, đảm bảo chất
lượng sản phẩm đầu ra và cuối cùng là giai đoạn bảo hành thiết bị.
Có thể nói để hoàn thành một hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, cả doanh
nghiệp nhập khẩu, hãng sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng cuối
cùng đều có liên quan trong hợp đồng. Bởi vậy, việc ký kết hợp đồng không chỉ diễn ra
giữa người nhập khẩu và xuất khẩu mà còn có sứ tham gia của người sản xuất và người
sử dụng cuối cùng. Mỗi bên đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong thời gian
hiệu lực của hợp đồng. Nếu không toàn bộ dây chuyền thiết bị sẽ không phát huy hết khả
năng sản xuất vốn có gây thất thu cho doanh nghiệp và toàn bộ xã hội nói chung. Do
vậy, việc gắn kết trách nhiệm pháp lý của các bên trong hợp đồng là rất cần thiết, là đặc
trưng của nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Hơn nữa, trong toàn bộ quy trình nhập khẩu thiết bị, các bên tham gia phải hoàn
tất trách nhiệm của mình, không xao lãng, phung phí làm mất tính hiệu quả của dây
chuyền thiết bị. Vì đây không chỉ là tài sản riêng của doanh nghiệp mà nó còn có ảnh
hưởng đến trình độ phát triển lực lượng nói chung và tính cạnh tranh nói riêng. Do vậy
việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ không thể tràn lan, đại trà mà phải do doanh nghiệp có uy
tín, kinh nghiệm tiến hành để đảm bảo tính hiệu quả cao của dây chuyền nhập về.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
4
Chuyên để tốt nghiệp
2. Quá trình phát triển của công ty được chia thành 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: từ năm 1959 đến năm 1989
Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh, giai đoạn
1959 – 1989 Technoimport đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ trong phạm
vi cả nước, trong số đó nhiều công trình trọng điểm có tầm quan trọng lâu dài đối với
đời sống kinh tế xã hội của đất nước, và trong giai đoạn từ 1990 đến nay là gần 200 công
trình thiết bị máy móc, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước thông
qua việc nhập khẩu hàng loạt các công trình thiết bị toàn bộ như: Các nhà máy nhiệt điện
và thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế, mỏ than, nhà máy cơ khí chế tạo, các nhà máy
luyện cán thép, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, hoá chất, nhà máy sợi, nhà máy
dệt, nhà máy giấy, nhà máy in, công trình thuỷ lợi, y tế, thông tin, bưu chính viễn thông,
các trường đại học, bảo tàng, cung văn hoá, và rất nhiều hạng mục công trình phục vụ
cho các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Technoimport đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với các ngành, địa phương và
chủ đầu tư trong cả nước.
Giai đoạn 2: từ năm 1989 đến nay
Đây là thời kỳ đổi mới, Công ty đã tiến hành hoạt động hạch toán kinh doanh
theo cơ chế thị trường với nhiều loại hình kinh doanh phong phú và đa đạng.
Technoimport là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
với ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu thiết bị toàn
bộ, máy móc vật tư, phương tiện vận tải và các loại hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng;
nhận uỷ thác giao nhận, vận chuyển nội địa hàng công trình hàng hoá xuất nhập khẩu
đến mọi địa điểm theo yêu cầu của khách hàng; kinh doanh nội địa các loại hàng hoá nói
trên; cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và thương mại; hợp tác đầu tư, liên doanh, liên
kết với các tổ chức kinh tế khác; ký hợp đồng xuất khẩu lao động đi các nước, tiếp tục
phát huy thế mạnh truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, coi trọng công tác tư vấn đầu tư thương mại phục vụ
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
5
Chuyên để tốt nghiệp
các địa phương và các nghành trong việc hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu các công trình
hiện có, tính toán hiệu quả đầu tư và nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật cho các dự
án mới, mở rộng và đa dạng mặt hàng xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường,
gắn kinh doanh với sản xuất để tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu, tăng cường hợp tác, liên
kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
Các mặt hàng kinh doanh hiện nay của Technoimport rất đa dạng phong phú:
+ Mặt hàng xuất khẩu của Technoimport bao gồm: máy móc thiết bị, khoáng sản,
lâm sản được nhà nước cho phép, than đá, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su cũng
như các sản phẩm bằng cao su và chứa cao su, nông sản cũng như nông sản đã chế biến,
tơ tằm, sợi các loại.
+ Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Vật liệu xây dựng, sản phẩm hoá chất phân
bón, vật tư nuôi trồng thuỷ sản, thiết bị y tế thiết bị thí nghiệm, máy móc thiết bị lẻ, thiết
bị vận tải, dây chuyền công nghệ, nhiên liệu, kim loại, nguyên liệu sản xuất, hàng công
nghiệp tiêu dùng, và thiết bị toàn bộ
Với những thành tích và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển
kinh tế đất nước, Technoimport đã vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng huân
chương lao động hạng ba năm 1963, huân chương lao động hạng nhì năm 1984, hai lần
được nhận huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và năm 1997. Ngoài ra công ty
còn được Chính phủ tặng cờ thi đua “ Là đơn vị dẫn đầu ngành thương mại” liên tục
trong những năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, và cờ thi đua của Bộ Thương mại về
thành tích trong 10 năm đổi mới, bằng khen của Tổng cục an ninh, bằng khen của
UBND thành phố Hà nội.
Bước vào thế kỷ 21, lấy mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước làm
phương hướng kinh doanh xuất nhập khẩu, Technoimport tiếp tục phát huy vai trò và
trách nhiệm của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa mọi nhu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
6
Chuyên để tốt nghiệp
II. Đặc điểm chủ yếu của công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm
Thiết bị toàn bộ là một tập hợp máy móc, thiết bị vật tư dùng riêng cho một dự án
có trang bị công nghệ cụ thể, có thống số kỹ thuật được mô tả và quy định cụ thể trong
thiết kế dự án dùng để sản xuất ra một loại sản phẩm cụ thể.
Nội dung của hàng hóa là thiết bị toàn bộ, trong buôn bán quốc tế người ta
thường hiểu thiết bị là tập hợp những máy móc và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện
quá trình công nghệ nhất định. Trong nhiều trường hợp đó chỉ là những công cụ linh
kiện cho một dây chuyển sản xuất đi kèm với các tài liệu kỹ thuật. Những thiết bị nhập
về này luôn được nhà sản xuất tách rời nhau, chẳng hạn những máy móc thiết bị chính
cho một dây chuyền sản xuất sau đó mới đến linh kiện bổ trợ, các tài liệu hướng dẫn vận
hành cuối cùng là lắp ráp, vận hành, chạy thử do các chuyên gia của nhà máy sản xuất
tiến hành. Sau khi hệ thống vận hành tốt nhà sản xuất mới chính thức bàn giao lại cho
người mua cuối cùng.
Thông thường việc mua bán thiết bị toàn bộ còn kèm theo việc chuyển giao công
nghệ mà đối tượng của nó là các bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, giấy phép
sử dụng phát minh sáng chế. Do thiết bị toàn bộ đa dạng, nhiều chủng loại nên việc mua
bán thiết bị toàn bộ cũng đa dạng với nhiều hình thức tiến hành. Nhập khẩu thiết bị toàn
bộ là quá trình liên tục diễn ra từ đàm phán ký kết hợp đồng cho đến lắp ráp, vận hành,
chạy thử cho ra sản phẩm. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ khác với nhập khẩu các loại máy
móc hay hàng hóa khác, nó yếu cầu nhà nhập khẩu đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm
đầu ra. Do thiết bị toàn bộ có giá trị lớn, việc sử dụng, ứng dụng phải được cấp phép của
rất nhiều bộ nghành, nó ảnh hưởng đến trình độ phát triển, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trong nước nên nhập khẩu thiết bị toàn bộ không thể tran lan, đại trà mà phải do
doanh nghiệp có uy tín, có kinh nghiệm tiến hành đảm bảo việc nhập khẩu đạt được hiệu
quả cao.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
7
Chuyên để tốt nghiệp
Là một Công ty được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ chính là nhập khẩu các
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá
hiện đại hoá đất nước, do đó hoạt động nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động nhập khẩu uỷ
thác đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Biểu 1: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
50%
24.5%
10.5%
15%
Thiết bị toàn
bộ
Thiết bị lẻ
NVL sản
xuất
Hàng tiêu
dùng
(Nguồn : Báo cáo tổng kết cơ cấu hàng xuất nhập khẩu năm 2007)
Thiết bị toàn bộ là nhóm hàng chủ yếu của Công ty, với doanh số luôn chiếm vị
trí cao nhất, 50,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nó thể hiện rõ nhiệm vụ mà Đảng
và Nhà nước đã giao cho Công ty trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước. Với bề dầy kinh nghiệm, Công ty rất thận trọng trong việc nhập khẩu các thiết bị,
dây chuyền, tránh nhập những công nghệ lạc hậu, lỗi thời.
Nhóm mặt hàng chủ lực thứ hai là thiết bị lẻ, maý móc phụ tùng (chiếm 24,5%)
và nguyên liệu sản xuất (chiếm 15,0%) mà Công ty nhập khẩu cho các nhà máy, xí
nghiệp trong cả nước, hầu hết là theo các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác. Kinh doanh các
mặt hàng này theo hình thức uỷ thác có ưu điểm là không mất vốn mà vẫn thu được lợi
nhuận, bên cạnh đó thị trường lại được mở rộng thêm.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
8
Chuyên để tốt nghiệp
2. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưỏng tới hiệu quả nhập
khẩu thiết bị toàn bộ. Là thị trường có tính chất một chiều: các nước đang phát triển bao
giờ cũng ở địa vị người mua và các nước phát triển là người bán. Do tính chuyển giao kỹ
thuật công nghệ bao giờ cũng theo hướng từ nước phát triển nhất sang nước phát triển
kém hơn, sau đó đến các nước đang phát triển, cuối cùng là các nước kém phát triển.
Gần đây có xu hướng chuyển giao thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong nội bộ các
nước phát triển với nhau. Điều này do quá trình quốc tế hoá ngày càng cao, sâu sắc, hợp
tác và đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển diễn ra càng nhiều, việc lập các liên
doanh, đặt các chi nhánh ở các lãnh thổ để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường cơ sở để
phát triển việc chuyển giao thiết bị toàn bộ, khoa học và kỹ thuật.
Về vấn đề thị trường, đặc biệt thị trường nhập khẩu luôn là vấn đề nan giải, bức
xúc đòi hỏi phải tập trung giải quyết. Trước khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty
chỉ có quan hệ chủ yếu với các nước Liên xô cũ và các nước Đông Âu. Sau khi Liên Xô
cũ và một loạt các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, Công ty đã có nhiều cố gắng
và bước đầu đạt được một số thành công trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường,
đến nay Công ty đã có quan hệ với 68 nước trên thế giới và hàng trăm khách hàng. Khu
vực nhập khẩu chính của Công ty là: Pháp, Đức, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Mỹ, CH.Séc,
Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Italia, Úc, Singapore, Tây Ban Nha,
Indonesia, Trung Quốc, Anh, Ucraina, Nga, Ai-Xơ-Len, Thụy Điện, Đài loan, Malaysia,
Áo, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Slovakia, Mexico, Hungarie, Canada, Thụy Sĩ,
Philippine, Brasil. Sau đây là bảng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường một số nước
chủ yếu của Công ty từ năm 2003 đến năm 2007.
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường (đơn vị: triệu USD)
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
9
Chuyên để tốt nghiệp
Nước
Năm
2003
Năm
2004
So năm
trước (%)
Năm
2005
So năm
trước (%)
Năm
2006
So năm
trước (%)
Năm
2007
So năm
trước (%)
Nhật Bản 26,7 30,3 113,5 34,3 113,2 34,6 100,8 30,9 89,3
Pháp 10,0 13,6 136,0 15,7 115,4 16,0 101,9 16,4 102,5
Hàn Quốc 4,2 4,9 116,7 4,1 83,6 4,0 97,5 4,5 112,5
Trung Quốc 11,5 11,4 99,1 13,4 117,5 14,6 108,9 14,9 102,1
Nga 1,7 1,5 88,2 1,6 106,6 1,4 93,3 0,8 57,1
Italia 0,4 0,5 125,0 1,1 220,0 0,9 81,8 1,0 111,1
Mỹ 19,5 21,9 112,3 22,4 102,2 23,0 102,6 22,7 98,7
CHLB Đức 3,4 3,9 114,7 4,7 120,5 4,9 104,2 4,80 97,9
(Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính)
3. Đặc điểm về lao động
Là một doanh nghiệp thương mại nên Technoimport không có nhiều lao động
như doanh nghiệp sản xuất.
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động
TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%)
1 Nhân viên hành chính 83 92,3
2 Cán bộ quản lý 3 3,3
3 Nhân viên phục vụ, vệ sinh 4 4,4
4 Tổng số 90 100
(Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ)
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo giới tính
TT Giới tính Số lượng (người) Tỉ trọng (%)
1 Số lao động nam 39 43,3
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
10
Chuyên để tốt nghiệp
2 Số lao đông nữ 51 56,7
3 Tổng số lao động 90 100
(Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ)
Bảng 4: Bảng theo dõi số lượng cán bộ tại các phòng ban năm 2006
TT Phòng ban Số lượng (người)
1 Ban giám đốc 3
2 Phòng kế hoạch tài chính 10
3 Phòng tổ chức 2
4 Phòng hành chính quản trị 14
5 Trung tâm tư vấn 7
6 Phòng xuất nhập khẩu số 1 6
7 Phòng xuất nhập khẩu số 2 8
8 Phòng xuất nhập khẩu sô 3 6
9 Phòng xuất nhập khẩu số 4 6
10 Phòng xuất nhập khẩu số 5 11
11 Phòng xuất nhập khẩu số 6 9
12 Phòng xuất nhập khẩu số 7 8
13 Tổng số 90
(Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ)
Tuy số lượng cán bộ không nhiều nhưng chất lượng lại rất tốt hầu hết tất cả các
nhân viên của công ty đều được đào tạo qua trường lớp với học thức khá rộng trình độ
nghiệp vụ cao với bằng cấp và bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh do đòi hỏi của tính
chất công việc (theo số liệu từ phòng tổ chức cán bộ: hơn 90% có trình độ từ đại học trở
lên) trừ một số những người lao động phụ làm các công việc như quét dọn, trông xe,
thường trực. Chính điều này đã giúp cho tỷ lệ thành công cũng như hiệu quả của các hợp
đồng xuất nhập khẩu của công ty là khá cao.
4. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
11
Chuyên để tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty
Qua sơ đồ, ta thấy bộ máy tổ chức của Công ty được bố trí theo cơ cấu trực tuyến
- chức năng. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu thực hiện các dịch vụ của Công ty có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện công việc. Thông tin của lãnh đạo cấp
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
12
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Các phòng
chức năng
Các phòng
nghiệp vụ
Trung tâm tư
vấn đầu tư và
thương mại
Chi nhánh tại
TP.HCM
Phòng tổ chức
cán bộ
Phòng kế hoạch
tài chính
Chi nhánh tại
Hải Phòng
Chi nhánh tại
Đà Nẵng
Các văn
phòng đại
diện tại nước
ngoài
Trung tâm
XNK và hiệp
tác lao động
Phòng hành
chính quản trị
Phòng xuất
nhập khẩu 1
Phòng xuất
nhập khẩu 2
Phòng xuất
nhập khẩu 3
Phòng xuất
nhập khẩu 4
Phòng xuất
nhập khẩu 5
Phòng xuất
nhập khẩu 6
Phòng xuất
nhập khẩu 7
Các đơn vị
trực thuộc
Chuyên để tốt nghiệp
cao nhanh chóng được truyền đạt cho cán bộ cấp dưới và nhanh chóng có được thông tin
phản hồi.
4.1. Các bộ phận quản trị của Công ty
Đứng đầu bộ máy quản trị là tổng giám đốc có quyền quyết định điều hành hoạt
động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước và chịu trách
nhiệm trước tập thể lao động về kết quả kinh doanh của công ty. Giúp việc cho tổng
giám đốc là 2 phó tổng giám đốc:
- Phó tổng giám đốc phụ trách quản lý các phòng chức năng giúp tham mưu cho
tổng giám đốc về các công tác quản lý tài chính, hành chính và tổ chức cán bộ. Các
phòng chức năng trực thuộc sự quản lý của phó tổng giám đốc này là:
+ Thứ nhất, phòng Kế hoạch tài chính: gồm 1 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng
kế toán 3 phó phòng và 6 nhân viên khác. Giữ vai trò giám đốc đồng tiền cho mọi hoạt
động của Công ty, thực hiện theo cơ chế hạch toán tập trung. Mọi vấn đề liên quan đến
tài chính dưới bất kỳ hình thức nào đều phải qua phòng kế hoạch tài chính trước khi
trình lãnh đạo phê duyệt.
+ Thứ hai, phòng Tổ chức cán bộ: gồm 2 thành viên Là đơn vị chức năng tham
mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy tổ chức, quản lý nhân sự về mọi mặt và giải
quyết các vấn đề có liên quan khác dướp sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc
+ Thứ ba, phòng Hành chính quản trị: gồm 1 trưởng phòng và 13 thành viên, là
đơn vị có nhiều bộ phận, với nhiều chức năng nhưng có chung một mục đích là phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của công ty được thuận lợi và có hiệu quả.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh phụ trách quản lý các vấn đề liên quan tới các
nghiệp vụ và dịch vụ của công ty. Trực thuộc phó tổng giám đốc kinh doanh là các
phòng:
+ Phòng XNK 1: Chức năng chính là nhập khẩu thiết bị thông tin, thiết bị phụ
tùng cho các nhà máy luyện kim và cơ khí, an ninh quốc phòng, thiết bị cho các xí
nghiệp in (in ngân hàng, in các ấn phẩm có giá trị cao).
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
13
Chuyên để tốt nghiệp
+ Phòng XNK 2: Chức năng chính là kinh doanh ôtô, xe máy, xăm lốp, phụ tùng.
+ Phòng XNK 3: Hoạt động nhập khẩu chủ yếu các công trình hoá chất, phân
bón, các mặt hàng về khoáng sản, dầu khí, địa chất, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thi
công làm đường.
+ Phòng XNK 4 : Nhập khẩu chủ yếu thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu
cho các công trình thuỷ lợi.
+ Phòng XNK 5: Chủ yếu nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu
cho các công trình văn hoá xã hội, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
+ Phòng XNK 6: Hoạt động chủ yếu là nhập khẩu công trình vật liệu xây dựng,
thiết bị vật liệu xây dựng, thiết bị vật tư nghành cấp thoát nước, nghành chiếu sáng,
trang trí nội thất, thiết bị văn phòng.
+ Cuối cùng là phòng XNK 7: Hoạt động nhập khẩu các loại thiết bị máy móc
khác nhau, chủ yếu thiết bị và nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy bia, thiết bị thông
tin liên lạc, thiết bị thi công.
4.2. Các đơn vị trực thuộc
- Trung tâm tư vấn và đầu tư thương mại: Nhiệm vụ là tham mưu cho Tổng giám
đốc, cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, cho các chi nhánh trong toàn Công ty về
những vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty. Cung cấp các dịch vụ tư vấn như:
Soạn thảo hồ sơ mời thầu, xét thầu và soạn thảo, đàm phán ký kết hợp đồng.
- Trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác lao động quốc tế : Chức năng chính là
xuất nhập khẩu lao động
- Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng: Hoạt động tất cả các lĩnh vực xuất nhập khẩu
của Công ty nhưng hoạt động chủ yếu là giao nhận vận tải.
- Chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng: hoạt động kinh doanh nhập khẩu khu vực miền
Trung và hoạt động giao nhận vận tải tại cửa khẩu Đà Nẵng
- Các chi nhánh văn phòng ở nước ngoài: Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nước
ngoài, giúp giao dịch với các đối tác một cách thuận lợi và mở rộng thị trường.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
14
Chuyên để tốt nghiệp
III. Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
1. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Trước những năm 90, Technoimport là doanh nghiệp độc quyền trong nhập khẩu
thiết bị toàn bộ. Là một doanh nghiệp nhà nước, với ưu thế độc quyền chỉ có
Technoimport mới được phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ, Công ty đã nhập khẩu hơn 500
công trình thiết bị toàn bộ trong phạm vi cả nước. Ngày nay, dù có sự biến động lớn về
kinh tế, tiền tệ, đổi mới về cơ chế quản lý, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt
trong cơ chế thị trường, mất đi ưu thế độc quyền, song Technoimport đã đứng vững và
kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 5: Tình hình tài sản có và tài sản nợ từ năm 2003 – 2007
Các chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
So với
năm trước
(%)
Tỷ
đồng
So với
năm trước
(%)
Tỷ
đồng
So với
năm trước
(%)
Tỷ
đồng
So với
năm trước
(%)
Tổng tài sản
137,19 153,04 111,6 150,39 98,3 160,50 106,7 165,93 103,4
Tổng nợ phải
trả
105,25 120,74 114,7 117,23 97,1 127,26 108,6 130,84 102,8
Vốn lưu động
27,98 28,43 101,6 28,78 101,2 29,14 101,3 28,44 97,6
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
15
Chuyên để tốt nghiệp
Doanh thu
155,30 170,51 109,8 152,71 89,6 156,23 102,3 159,86 102,3
Lợi nhuận
trước thuế
0,40 0,80 200,0 1,63 203,7 0,46 28,2 0,45 97,8
Lợi nhuận sau
thuế
0,27 0,62 229,6 1,16 187,1 0,33 28,4 0,32 97,0
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006 )
Theo bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên thì doanh thu trong 3 năm 2003,
2004, 2005 không có sự thay đổi lớn. Năm 2004 có tăng 15 tỷ tướng ứng tăng 9,8% so
với năm 2003 nhưng năm 2005 lại giảm đi 10,4% so với năm 2004, chỉ đạt 152,71 tỷ.
Lợi nhuận sau thuế lại có sự thay đổi đáng kể: từ năm 2003 đến năm 2005 tăng 0,89 tỷ,
năm 2004 đạt 62 triệu tăng 129,6% so với năm 2003, năm 2005 tăng 87,1% so với năm
2004 tướng ứng là 0,54 tỷ. Điều này cho thấy năm 2005 công ty hoạt đông khá hiệu quả.
Sang đến năm 2006 thì doanh thu đạt 156,23 tỷ cao hơn so với năm 2005 là 2,3% nhưng
lợi nhuận sau thuế lại giảm 71,6% và tình trạng này tiếp tục diễn ra trong năm 2007 khi
doanh thu tiếp tục tăng 3,6 tỷ (tăng tướng ứng 2,3%) so với năm trước nhưng lợi nhuận
sau thuế lại giảm 3%, chỉ đạt được 32 triệu. Trong nội bộ Công ty có sự chênh lệch khá
cao giữa các phòng kinh doanh và các chi nhánh trong Công ty, chi nhánh trong thành
phố Hồ Chí Minh có doanh thu cao nhất Công ty, tiếp theo là trung tâm xuất nhập khẩu
lao động và hợp tác quốc tế, sau đó là phòng xuất nhập khẩu 5 và đến các chi nhánh,
phòng ban khác.
Bảng 6: Tình hình xuất nhập khẩu trong 4 năm 2003 – 2007 (đơn vị: USD)
Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Xuất khẩu (thực
hiện)
5.463.733 5.741.821 5.454.073 6.835.917 6.564.801
Nhập khẩu (thực
hiện)
115.627.975 142.600.207 101.982.538 123.887.116 108.501.129
Xuất nhập khẩu
(thực hiện)
121.031.708 148.342.028 107.436.611 130.723.033 115.065.930
Xuất nhập khẩu (kế
hoạch)
95.001.341 102.023.403 97.433.749 111.300.000 103.943.929
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
16
Chuyên để tốt nghiệp
Thực hiện so với kế
hoạch (%)
127,4 145,4 110,3 117,5 110,7
( Nguồn : báo cáo tổng kết kế hoạch kim ngạch xuất nhập khẩu )
Qua bảng tình hình xuất nhập khẩu trên, trong cả 4 năm 2003, 2004, 2005, 2006,
2007 Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, làm tròn nghĩa vụ đối với
Ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước cấp. Năm 2003, kim ngạch
xuất nhập khẩu đạt mức 127,4% tăng 27,4% tương ứng là 26.030.367 USD so với kế hoạch
đề ra. Đặc biệt, năm 2004 đánh dấu sự thành công vượt bậc của công ty với tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu đạt mức 145,4% tương ứng đạt 148.342.029 USD, tăng 45,4% so với mức
kế hoạch, tương ứng tăng 46.318.626 và điều này cũng thể hiện rõ khi cả doanh thu và lợi
nhuận đều tăng lên đáng kể. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 110,3% tương ứng
đạt 107.438.112 USD cũng vượt mức kế hoạch đề ra, tăng 10,3% tương ứng tăng
9.944.362 USD, tuy không tăng bằng năm 2004 nhưng lợi nhuận lại nhiều hơn chứng tỏ
trong năm 2005 Công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm 2004. Năm 2006, tuy tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu đạt 117,5% tương ứng đạt 130.723.033 USD tăng so với kế hoạch đặt
ra 17,5% tương ứng tăng 19.423.033 USD, tổng kim ngạch tăng nhưng lợi nhuận lại giảm
sút so với năm 2005. Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục giảm so với năm 2006
nhưng vẫn tăng so với kế hoạch chứng tỏ Công ty đã lường trước được những khó khăn và
có kế hoạch phù hợp.
Cũng qua những số liệu, có thể dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa nhập khẩu và
xuất khẩu. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, vượt trội so với xuất khẩu trong tương quan
xuất nhập khẩu của Công ty, nhập khẩu chiếm 95,5% 96,1%; 94,9%; 94,8%; 94,3% lần
lượt các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Công ty. Trong đó chủ yếu là kết quả của hoạt động nhập khẩu uỷ thác cho thấy thế mạnh
cũng như hoạt động chủ lực của Công ty. Tuy xuất khẩu có phần khiêm tốn hơn nhiều so
với nhập khẩu, song kim ngạch xuất khẩu đang tăng dần lên một cách rõ rệt, điều này
khẳng định phương hướng của Công ty trong tương lai là tăng cường hoạt động xuất khẩu
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
17
Chuyên để tốt nghiệp
theo hướng tích cực hơn. Những kết quả trên cho thấy Công ty đã chuẩn bị khá kỹ cho kế
hoạch cổ phần hóa vào năm 2008 tới đây.
2. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu
Tuy không phải là hoạt động chủ lực của Công ty nhưng mặt hàng xuất khẩu của
Công ty rất đa dạng và phong phú như máy móc thiết bị, khoáng sản, lâm sản được nhà
nước cho phép, rau quả, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hàng công
nghiệp tiêu dùng, cao su, các sản phẩm bằng cao su, các sản phẩm chứa cao su, nông
sản, nông sản đã chế biến, tơ tằm, sợi các loại. Trong đó:
Biểu 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty:
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
18
Chuyên để tốt nghiệp
57.5%
9.2%
10.2%
18.1%
5%
Cao su
Bao PP
Quần áo
Lao động
Mặt hàng và
dịch vụ khác
(Nguồn : Báo cáo tổng kết cơ cấu hàng xuất nhập khẩu năm 2007)
(Bao gồm: hành sấy, tiêu đen, ống hút, mây tre, than gáo dừa, gốm sứ mỹ nghệ…)
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty
là cao su, chiếm 57,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn các mặt hàng khác chiếm tỷ
trọng không nhiều. Trong những năm gần đây, công ty đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
và hoạt động này đã mang lại nguồn thu đáng kể, ngày càng có vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của công ty.
Khu vực xuất khẩu chính của Công ty là các thị trường: Hàn Quốc, Đức, Nhật
Bản, Hà Lan, Pháp, Úc, Thái lan, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Cambodia, Đài Loan, Philipine,
Ba Lan…
3. Tư vấn đầu tư và thương mại
Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu đựơc coi là lĩnh vực kinh doanh chủ lực,
công ty cũng chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ về tư vấn đầu tư và thương mại như:
tư vấn soạn thảo hồ sơ mời thầu và soạn thảo - đàm phán - ký kết hợp đồng thương mại
cho các dự án. Một số các dự án mà Công ty đã tham gia tư vấn như nhà máy nước Lạng
Sơn, Cao Bằng, Hoà Bình, Lào Cai, Vũng Tàu, Sơn La, Sơn Tây; nhà máy xi măng
Hoàng Mai, Tam Điệp; nhà máy đường Kiên Giang, Minh Hải… Đây là lĩnh vực kinh
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
19
Chuyên để tốt nghiệp
doanh đem lại nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp với doanh thu năm 2007 đạt 3,8 tỷ
VNĐ
1
mà hoạt động này lại không phải sử dụng đến vốn kinh doanh. Chính vì vậy,
trong thời gian vừa qua, công ty đã và đang chú trọng đến lĩnh vực kinh doanh này.
Chương II THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẢU
THIẾT BỊ TOÀN BỘ TẠI CÔNG TY
I. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty những
thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại
1
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2007 của công ty.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
20
Chuyên để tốt nghiệp
1. Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Việt Nam cũng như của Công
ty thời kỳ trước 1990
Sau khi giành được độc lập, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực quyết tâm xây dựng đất
nước. Trải qua cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế Việt Nam ở buổi ban đầu
còn vô cùng nghèo nàn, lạc hậu và hết sức thiếu thốn, cơ sở vật chất hầu như ở con số
không. Từ đầu những năm 1950, đã có một số ít công trình thiết bị toàn bộ được nhập
khẩu về Việt Nam thông qua việc ký kết biên bản hợp tác song phương giữa hai chính
phủ, song quá trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật chỉ thực sự bắt đầu khi Tổng
công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) ra đời năm 1959.
Đây là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được thành lập để hoạt động trong lĩnh vực tư
vấn về kình tế, đồng thời cũng là doanh nghiệp duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ
nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ cho tất cả các Bộ ngành, địa phương, kể cả cho
an ninh quốc phòng trong suốt một thời gian dài từ 1959 – 1988. Trong suốt thời kỳ bao
cấp, thiết bị toàn bộ được nhập về theo các Hiệp định vay nợ viện trợ hoặc thương mại.
Trong các quy định này rõ số vốn vụ thể cấp cho từng công trình và phân công đơn vị
xuất nhập khẩu của cả hai bên. Việc tiến hành giao dịch với bạn hàng nào hoàn toàn phụ
thuộc vào Nhà nước và được quy định sẵn trong các Hiệp định thương mại, vay nợ song
phương hoặc đa phương được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước
ngoài.
Trong thời kỳ này, bạn hàng cung cấp thiết bị toàn bộ và kỹ thuật cho Việt Nam
chủ yếu là các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước Đông Âu, đứng đầu là
Liên Xô (cũ), ngoài ra còn có một số công ty của các nước Tây Âu và Bắc Âu như Công
hoà Liên Bang Đức, Thụy Điển, Phần Lan....
Việc tìm kiếm thị trưòng để nhập khẩu không là vấn đề phải quan tâm nhiều nhất
trong thời kỳ này. Các bạn hàng quen thuộc và các khu vực thị trưòng lâu năm đã được
quy định rõ trong các hiệp định. Chính vì vậy, thay cho các cuộc đàm phán về thương
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
21
Chuyên để tốt nghiệp
mại, đơn vị chuyên trách chỉ phải lập đơn hàng đúng hạn như đã ghi trong hợp đồng
cũng theo biểu thời gian đã được quy định trong các hiệp định đó.
Bảng 7: Cơ cấu nhập khẩu thời kỳ 1986 – 1990
(đơn vị : %)
Tỷ trọng nhập
Năm
1986
Năm
1987
Năm
1988
Năm
1989
Năm
1990
Hàng nguyên liệu 57,0 58,7 56,2 59,0 59,2
Máy móc thiết bị 34,7 30,7 34,8 33,5 27,4
Hàng đã chế biến 8,3 10,6 9,0 7,5 13,4
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng cục thông kê, 1990)
Với bối cảnh như vậy, vốn để nhập khẩu thiết bị toàn bộ chủ yếu là từ các nguồn
như vốn viện trợ không hoàn lại, tín dụng chính phủ, tín dụng của các tổ chức quốc tế
cho vay thông qua các hiệp định cấp chính phủ hoặc thoả thuận quốc tế, tín dụng ngân
hàng, tín dụng xuất khẩu thoả thuận và ký kết trong hợp đồng mua bán dưới sự bảo đảm
của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam... và nguồn vốn dự trữ của Nhà nước hoặc vốn
tự có của các doanh nghiêp (dù rằng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong giai đoạn này).
Căn cứ vào các nguồn vốn vay và viện trợ nói trên cùng với nguồn vốn ngân
sách, Nhà nước sẽ cân đối và cấp vốn cho đơn vị chuyên trách tiến hành nhập khẩu. Cho
đến những năm cuối thập kỷ 70, Công ty đã nhập một số lượng lớn công trình thiết bị,
máy móc góp phần xây dựng cơ sở vất chất kỹ thuật cho đất nước từ các nguồn vốn vay
và viện trợ của nhiều nước và các tổ chức quốc tế (cả tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa), từ đó có được sự tin tưởng của Nhà nước, của các chủ đầu tư trong nước cũng
như các đối tác nước ngoài. Từ sau năm 1978 – 1979, hàng loạt các nước (chủ yếu là các
nước tư bản chủ nghĩa) và tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tê (IMF), Ngân hàng
Thế giới (WB).... đã ngừng cấp vốn vay và viện trợ cho Việt Nam, chỉ có Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa khác lại tăng cường trợ cấp ODA với ưu đãi lớn. Vì thế, nhìn
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
22
Chuyên để tốt nghiệp
chung cơ cấu bạn hàng và thị trường vẫn không thay đổi nhiều (chủ yếu vẫn là Liên Xô
và các nước Đông Âu).
Thời kỳ 1986 – 1990 là thời kỳ mà nguồn tài trợ cho Việt Nam chủ yếu từ các
nước SEV, chiếm tới 70% nguồn viện trợ ghi qua ngân sách nhà nước, đại bộ phân từ
Liên Xô cũ dưới hình thức nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ. Tính đến 1990, Việt
Nam đã nhận được 12,6 tỷ Rúp chuyển nhượng ODA từ Liên Xô, trong đó thời điểm
nhiều nhất đạt tới 1800 triệu Rúp chuyển nhượng, gồm gần 100 dự án thuộc nhiều lĩnh
vực.
Bảng 8: Cơ cấu thị trường thiết bị toàn bộ của Công ty 1987 - 1989
Năm
Cơ cấu thị trường
Liên Xô Đông Âu
Các nước tư bản chủ
nghĩa
Triệu rúp % Triệu rúp % Triệu rúp %
1987 392,76 89,80 26,46 6,05 18,00 4,15
1988 316,00 57,46 200,00 36,36 34,00 6,18
1989 205,08 38,12 250,69 46,60 82,15 15,28
(Nguồn: Báo cáo tồng kết của Công ty xuất nhập khẩu thiết
bị toàn bộ và kỹ thuật và tổng cục thống kê 1990)
Với các nguồn vốn vay nước ngoài khác, trong những năm này Công ty đã nhập
khẩu gần 500 công trình thiết bị toàn bộ cỡ lớn và nhỏ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
đất nước, trong đó có thể kể đến các công trình như: Các nhà máy thủy điện Hoà Bình,
Trị An; các trạm biến thế và đường dây 110KV, 220KV; các mỏ than Cẩm Phả; các
công trình thủy lợi và thông tin bưu chính viễn thông...
Sự hỗ trợ của Liên Xô và một số nước Đông Âu có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế cũng như bảo vệ Tổ quốc. Hiệu quả
của sự hợp tác ấy càng rõ rệt trong hoàn cảnh nước ta phải đối phó với chiến tranh, khắc
phục hậu quả, khôi phục và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hiệu quả
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
23
Chuyên để tốt nghiệp
hợp tác lẽ ra đã lớn hơn nhiều nếu như không có những khiếm khuyết nhất định trong
các mặt sau:
+ Sự hợp tác một chiều khiến cho nền kinh tế phụ thuộc. Do vây, đến năm 1991
khi Liên Xô và Đông Âu tan rã đã gây không ít khó khăn cho công cuộc phát triển kinh
tế của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của Công ty, điều này
cũng thật dễ hiểu khi Công ty đã dựa quá nhiều vào Nhà nước.
+ Cơ chế hợp tác mang nặng tính bao cấp đã làm cho những dự án chương trình
hợp tác kém hiệu quả, kém phát huy tác dụng gây ra những hiệu quả mà giờ đây nền
kinh tế vẫn đang phải gánh chịu. Nhiều khi các bên cho rằng bản chất của nhập khẩu
thiết bị toàn bộ trong giai đoạn này là nhận viện trợ không hoàn lại nên tinh thần trách
nhiệm của bên xuất khẩu không cao, không nghiêm chỉnh trong thực hiện hợp đồng, chất
lượng của công trình thiết bị toàn bộ không đảm bảo, trình độ kỹ thuật lạc hậu so với thế
giới. Một số công trình thiết bị toàn bộ vay nợ của Liên Xô có luận chứng kỹ thuật và
thiết kế thiếu chính xác, tinh toàn không đồng bộ thiếu cân đối vốn trong nước, việc xây
dựng kéo dài... Khi xây dựng song lại không đủ khả năng đưa vào hoạt động hiệu quả do
thiết bị công nghệ lạc hậu.
+ Người nhập khẩu đã vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình nhập khẩu thiết bị
toàn bộ trong giai đoạn này. Nhìn chung Công ty luôn ở thế bất lợi là bị chào giá cao.
Hiện tượng này là do sự không thông nhất giữa các nước trong việc định giá công trình
thiết bị toàn bộ, có nơi thì chào giá thiết bị của mình sản xuất căn cứ vào giá của sản
phẩm cùng loại được sản xuất ở các nước khác; một số nước lại tỏ ra tùy tiện trong việc
định giá bán theo lợi nhuận của họ. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác đàm
phán ký kết giá cả, nhiều hợp đồng đã phải đàm phán căng thẳng mà vẫn không đi đến
thoả thuận.
+ Ngoài vấn đề về giá, còn rất nhiều những tồn tại khác, kết quả của tệ làm ăn
quan liêu bao cấp. Thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường bị
kéo dài, có khi vượt cả thời gian quy định từ 1 – 2 năm. Thời gian dành cho khâu khảo
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
24
Chuyên để tốt nghiệp
sát thị trường từ 2 – 3 năm, trong khi cũng với một công trình như vậy, các nước tư bản
chỉ cần thực hiện trong vài tháng hoặc nhiều nhất là một năm. Việc cấp vốn đôi khi
thường vô cùng phức tạp nhưng hợp đồng nhập khẩu ký với các nước xã hội chủ nghĩa
lại rất ngắn gọn đơn giản, chỉ 2 – 3 trang, nhiều lắm là 10 trang. Trong hợp đồng đôi khi
phía ta buộc phải chấp nhận những điều khoản hết sức vô lý như thời hạn giao hàng
thường được quy định một các rất chung chung mơ hồ : “Thời hạn giao hàng từ 1985
đến 1987 ...”. Những quy định kiểu này làm cho phía người nhập khẩu Việt Nam bị
động, không biêt chính xác lúc nào sẽ nhận được hàng. Nhiều khi nhà xưởng, bộ máy
hành chính đã xây dựng hoàn chỉnh song vẫn phải đợi 1 – 2 năm, gây ra thiệt hại lãng
phí lớn cho ngân sách Nhà nước.
Mặc dù còn rất nhiều tồn tại và khó khăn trong quá trình nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và kỹ thuật của Công ty nhưng cũng đã có rất nhiều công trình thiết bị toàn bộ trong
số hơn 500 công trình lớn nhỏ được nhập khẩu trong thời gian này đã và đang đóng góp
có hiệu quả cho phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy rằng trình độ khoa học kỹ
thuật của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của Công ty được đào tạo trong thời gian
này còn chưa cao so với trình độ thế giới nhưng cũng đã giúp nước ta qua được một
chặng đường khời đầu cần thiết để tiến vào những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao hơn.
2. Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty từ sau 1990 đến nay –
Giai đoạn trưởng thành và lớn mạnh của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ
và kỹ thuật
Kể từ khi sau năm 1990, cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế, thị trường thiết
bị toàn bộ cũng bước sang một giai đoạn hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết. Trong
những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất chú trọng quan tâm tới vấn đề cải tiến kỹ
thuật mua sắm thiết bị nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cho đến nay, nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu này được Công ty huy động từ các nguồn
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
25