Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cẩn trọng với các triệu chứng bệnh ở trẻ do trời lạnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.76 KB, 5 trang )







Cẩn trọng với các triệu chứng bệnh ở trẻ do trời lạnh


Tại khoa Nhi – BV Bạch Mai cũng như tại BV Nhi trung ương, những ngày
rét đậm gần đây số trẻ vào khám do mắc tiêu chảy virus rota và viêm hô hấp
tăng gần gấp đôi so với ngày thường. Các bác sĩ cho biết, hiện miền Bắc đang
bước vào mùa dịch tiêu chảy do virus rota, trong khi trời lạnh khiến hầu hết
trẻ dưới 3 tuổi bị ảnh hưởng đường hô hấp.


Trẻ mắc bệnh do mẹ ngại rửa tay
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai cho biết, số trẻ bị
tiêu chảy đến khám tại khoa những ngày gần đây tăng gấp đôi so với bình thường,
đa phần là do virus rota. Nhiều trẻ phải truyền dịch, thậm chí có bé bị sốc, trụy tim
mạch vì mất nước nặng. Khi vào viện, tình trạng thường gặp nhất ở các bệnh nhi là
nôn trớ nhiều sau khi ăn, nôn liên tục, vướng đờm trong cổ họng, bụng trướng hơi,
sốt. Theo ông Dũng, thời điểm này miền Bắc đang trong mùa dịch tiêu chảy do
virus rota, hay còn gọi là tiêu chảy mùa đông. Đây là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày,
ruột cấp do virus rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3
tháng đến 24 tháng.
“Với bệnh này, thông thường trẻ sẽ nôn trước, sau vài ngày thì bắt đầu đi ngoài.
Trẻ bị tiêu chảy nếu không nôn sẽ khỏe hơn vừa tiêu chảy vừa nôn. Trẻ có thể ho,
sốt nên một số cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng”, PGS.TS
Nguyễn Tiến Dũng cho biết. Cũng theo ông Dũng, biến chứng nguy hiểm của bệnh
là mất nước, mất muối nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không


được bù nước kịp thời. Vì thế, điều quan trọng trong việc điều trị bệnh là bù dịch
và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.
Bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh – BV Nhi trung ương cho biết, số
trẻ nhập viện điều trị tiêu chảy cấp do rota virus đang tăng lên. Do đó, để phòng
bệnh các bà mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine ngừa rota virus. Virus rota chủ
yếu gây bệnh cho trẻ qua đường tiêu hóa (virus từ phân của người bệnh, bám vào
bề mặt, các vật dụng trong gia đình, qua tay bé hoặc tay của người chăm sóc, rồi
xâm nhập qua đường miệng) nên muốn phòng bệnh cần giữ gìn vệ sinh môi
trường, vệ sinh bàn tay cho trẻ sạch sẽ. Song thực tế trong những ngày này thời tiết
ở miền Bắc rất lạnh nên nhiều phụ huynh ngại rửa tay cho bé, thậm chí rửa tay của
mình trước khi cho con ăn, khiến bệnh càng dễ lây…
Cẩn thận với dấu hiệu viêm phổi
TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh – BV Nhi
Trung ương cho biết, để phòng những biến chứng đáng tiếc của bệnh viêm phổi,
cha mẹ nên đưa trẻ tới viện ngay khi trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy
nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, đặc biệt là thở nhanh. Đáng chú ý,
ngoài số trẻ mắc bệnh tăng do nhiễm lạnh tại nhà, có nhiều cháu còn bị hạ thân
nhiệt ngay trong quá trình vận chuyển đến BV khám điều trị, khiến bệnh tình diễn
tiến nặng hơn.
TS Hà khuyến cáo, giữ ấm cho trẻ đúng cách là biện pháp quan trọng nhất để
phòng bệnh trong thời tiết giá lạnh. Tại gia đình, nếu có điều kiện thì có thể giữ ấm
cho trẻ bằng cách dùng điều hòa 2 chiều hoặc lò sưởi. Song khi dùng điều hòa cần
lưu ý không nên để nhiệt độ quá cao vì sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa trong nhà
và ngoài nhà cũng dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp. Thông thường nên để nhiệt
độ khoảng từ 20-25 độ C. Đặc biệt, cần tránh các kiểu sưởi ấm bằng cách dùng lò
than hoặc bết than ủ trong phòng kín vì sẽ ngộ độc khí CO, gây nguy hiểm tính
mạng.
Chú ý cho trẻ uống nước ấm để tránh viêm họng. Thường xuyên vệ sinh mũi họng,
làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày.
Cần ngâm lọ nước muối vào nước ấm trước khi tra mũi cho trẻ. Khi trẻ có biểu

hiện bệnh, không được tự điều trị cho trẻ bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu, việc tự
ý dùng thuốc, dùng kháng sinh dễ gây các biến chứng nguy hiểm.

×