Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Cỏ cỏ mực - Eclipta prostra-ta. L potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.42 KB, 10 trang )






Cỏ cỏ mực - Eclipta prostra-ta. L



Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo, Mặc hạn liên, Kim lăng thảo.



Tên khoa học: Eclipta prostra-ta. L, thuộc họ Cúc-Asteraceae.

Mô tả: mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhất là chỗ ẩm mát, là loài cỏ mọc thẳng
đứng, có thể cao tới 80cm, thân màu lục, cũng có loại thân màu đỏ tím, có lông
cứng, ở hai mặt, dài 2-8cm, rộng 5-20mm, mép khía răng. Hoa thành cụm hình
đầu, màu trắng ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả bé dẹt có 3 cạnh, có cánh dài 3mm.

Bộ phận dùng: toàn cây

Thành phần hóa học: chủ yếu có chất Alcaloid, tanin và ít tinh dầu

Thu hái, chế biến: thường thu hái vào mùa hè, bỏ tạp chất (có thể bỏ rễ) rửa sạch,
phơi khô. Dùng tươi thu hái quanh năm.

Tính vị quy kinh: vị ngọt, chua tính lương, vào hai kinh can và thận

Công dụng: bổ thận âm, chỉ huyết


Chủ trị:

Nôn máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết,
viêm gan mạn, viêm ruột lỵ

Ù tai, rụng tóc và làm đen râu tóc

Nấm da, vết loét bị thương chẩy máu, viêm và xuất huyết biểu bì. Còn dùng sát
trùng khi viêm họng, ban chẩn, lở ngứa

Liều dùng: dùng khô 6-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Dùng tươi tùy theo mức độ
cần dùng.

Các đơn thuốc cỏ nhọ nồi

1. Chữa chảy máu mũi:

Cỏ Nhọ nồi giã nát đắp giữa thóp và trán.

2. Chữa chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày:

Cỏ Nhọ nồi 30g, lá sen 15g, Trắc bách diệp 10g sắc uống ngày 3 lần

3. Chữa di tinh vì nội nhiệt.

Cỏ Nhọ nồi khô tán mịn 10g uống với nước cơm vào lúc đói hay lấy nước hòa với
một chén mật ong, ½ chén rượu rồi uống. Uống được lâu thì tóc râu đen lại vàkiên
tinh cố tủy rất hay.

4. Chữa đậu lúc mới lên:


Cỏ Nhọ nồi, cỏ Nọc rắn (Vương tái tô), lá Thanh táo, lá Sung, lá Rau má, lá Mũi
mác. Măng lau, lá chân vịt lượng đều bằng nhau. Giã nát hào vào với nước sôi để
nguội, lọc bỏ bã, phun khắp mình 2 lần/ngày (chỉ dùng khi mình nóng dữ dội, nốt
đậu màu tía, còn nột đậu bình thường chớ dùng)

5. Chữa vàng da, đau thận, rụng tóc:

Cỏ mực 15g, cây Râm 15g, sắc uống.

6. Giải độc, bồi dưỡng cơ thể:

Chữa người lớn, bốn mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn khó tiêu, gan
yếu, táo bón, máu kém lưu thông.

Cỏ Nhọ nồi, rễ cỏ Tranh, Ké đầu ngựa, lá Mơ tam thể, Rau Má, cỏ Mần Trầu, Cam
thảo nam đều bằng 8g, gừng 2g, củ Sả 2g, vở quýt 4g, Sắc uống.

7. Chữa đái ra máu.

Cỏ Nhọ nồi 30g, cây Mã đề 30g. Dùng tươi rửa sạch, giã vắt nước uống. Nếu cảm
sốt, ho, viêm họng cũng dùng được.

8. Chữa chảy máu dạ con:

Cỏ Nhọ nồi 15g, Trắc bách diệp 15g, Sắc uống.

9. Chữa trẻ em đi ỉa ra toàn bọt xanh hoặc lẫn máu mủ.

Cỏ Nhọ nồi, lá Phèn đen, Hòe hoa lượng bằng nhau, Giã nát viên bằng hạt ngô,

mỗi lần uống 5 viên với nước chè nóng.

10. Chữa đái rắt: đái buốt (mỗi lần đi ít nước, mầu vàng, buốt khó chịu)

Cỏ Nhọ nồi, Rau má lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát vắt nước uống hoặc ăn như
ăn rau ghém với cơm. Ngày 3 lần

11. Chữa sốt xuất huyết:

Khi nhiệt độc đã vào sâu tới phần huyết, có sốt cao rất nhanh, mệt mỏi, đau người,
mắt đỏ, rối loạn tiêu hóa, có hiện tượng xuất huyết dưới da, nếu nặng gây chảy
máu trong (nôn máu, ỉa máu ) : dùng bài sau: (theo phác đồ điều trị của Bộ y tế), cỏ
Nhọ nồi 20g, Cối xay (sao vàng) 8g. Sài đất 20g, Kim ngân hoa 12g. Rễ cỏ tranh
20g, hao Hòe (sao vàng) 10g, Gừng 3 lát sắc uống.

Có thể dùng độc vị

Cỏ nhọ nồi tươi 100-200g giã nát vắt lấy nước uống (có thể hào với nước sôi để
nguội) có tác dụng cầm máu kể cả các trường hợp chảy máu do nguyên nhân khác)

12. Chữa trẻ em sốt xuất huyết: Dùng một trong hai bài sau

-Cỏ Nhọ nồi 20g, lá Tre 20g, hoa hòe 16g, gừng tươi 6g. Sắc với 500ml còn 300ml
chia 3 lần uống trong ngày.

-Kim ngân hoa 20g, cỏ Nhọ nồi 20g, hoa Hòe 16g. Dành dành 12g, Xuyên khung
12g. sắc với 500ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày.

13. Tay thợ nề bị bỏng rát do vôi thì dùng cỏ Nhọ nồi xoa xát vào tay sẽ có tác
dụng đỡ hỏng da.


Kiêng kỵ: Người tỳ, vị hư hàn, ỉa chảy phân sống không dùng.

×