PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***
ĐỀ SỐ 35
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần 1: Đọc hiểu (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi
con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy
mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn dù vẫn thấy
trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn ln là vậy
tìm cách từ chối những ân cần…
Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chồn chân
nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ
con khơng cần làm gì và cũng khơng cần phải mặc cả
mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng…
Mẹ vẫn ln ở đây để ơm con, con biết khơng!
(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con,… Nguyễn Phong Việt, Sao phải đau đến như vậy, NXB
Văn hoá - Văn nghệ, 2017, tr.64,65)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0.5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2(0.5 điểm) Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích.
Câu 3 (1.0 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau:
mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng…
Câu 4(1.0 điểm) Trong cuộc sống, có những đứa con đơi khi tìm cách từ chối những ân cần của
cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thơng? Vì
sao?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 diểm). Từ đoạn thơ ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn bàn về tình cảm và
thái độ cần có của con cái đối với cha mẹ.
Câu 2. (5,0 diểm).
Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật:
anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Phương Định trong Những
ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
**
Phần
/Câu
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Mơn: Ngữ văn 9
Đáp án
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do
Điểm
0,5 điểm
Phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích: con 0,5 điểm
vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy.
mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng…
- Hai dịng thơ cho ta nhận ra mẹ luôn chắt chiu những gì tốt đẹp cho
con vì con là duy nhất của mẹ, con đón nhận tình u và sự bảo bọc
0,5 điểm
của mẹ như một quy luật của tự nhiên
- - Nhấn mạnh tình u thương vơ điều kiện của mẹ đối với con. 0,5 điểm
Phần
- HS lựa chọn câu trả lời: đáng chê trách hoặc có thể cảm thơng, hoặc
1(3
vừa đáng chê trách vừa có thể cảm thơng.
điểm)
1,0 điểm
- Lý giải hợp lý, thuyết phục: có thể lý giải theo các hướng sau:
+ Đáng chê trách vì nó thể hiện sự vơ tâm, lạnh lùng của những đứa
con trước tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ.
+ Có thể cảm thơng vì có lúc những ân cần, u thương của cha mẹ
mang tính áp đặt, chưa có sự thấu hiểu tới những tâm tư tình cảm của
con trẻ… từ đó dẫn đến việc con né tránh hoặc từ chối sự quan tâm
của cha mẹ
+ Vừa đáng chê trách vừa có thể cảm thơng lý giải bằng cách kết hợp
hai quan điểm trên
Câu 1 (2 điểm)
- Về hình thức
Là đoạn văn nghị luận có kết hợp các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt 0.25
sinh động, đảm bảo độ dài.
Về nội dung: HS viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
*Mở đoạn: Giới thiệu câu nói để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (tình
cảm và thái độ cần có với cha mẹ)
*Thân đoạn: Nêu những tình cảm và thái độ cần có đối với cha mẹ
- Chúng ta cần biết ơn, yêu thương và trân trọng cha mẹ bởi:
+ Cha mẹ là người đã sinh ra ta để cho ta được có mặt trên cuộc đời
này, khơng ai khác chính cha mẹ đã đem đến cho ta sự sống.
+ Cha mẹ đã không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm
sóc con thành người. Dịng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, tình cảm
ấm áp của cha đã ni dưỡng ta cả về vật chất và tinh thần. Lúc
chúng ta ốm đau. Cha mẹ đã lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc ta
ngoan ngỗn, lớn khơn, mẹ cha tự hào, sung sướng. Mỗi bước
trưởng thành của chúng ta đều có những tháng này gian nan vất vả
của cha mẹ.
+ Cha mẹ chính là người thầy, người cơ đầu tiên trong cuộc đời ta,
dạy bảo ta bài học làm người, uốn nắn cho chúng ta từng lời ăn tiếng
nói, chỉ bảo cho ta từng điều hay, lẽ phải.
+ Ngay cả trên bước đường đời chúng ta có vấp ngã, thất bại, buồn
đau thì khơng ai khác, mẹ cha chính là điểm tựa bình yên nhất, là
chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất .
+ Nếu không yêu thương cha mẹ, đến một ngày nào đó, cha mẹ
khơng cịn, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng day dứt và ân
Phần 2- hận.
(7 điểm)
- Tình yêu thương cha mẹ phải được cụ thể hóa bằng hành động:
Chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ ốm đau, giúp đỡ công việc khi
cha mẹ vất vả
- Hơn cả là phải sống cho thật tốt bởi đó là cách tốt nhất để báo
hiếu với cha mẹ
* D/C: Có biết bao câu chuyện cảm động về tình cảm của con cái
dành cho cha mẹ. Đó là một Chử Đồng Tử nhường chiếc khố cuối
cùng để khâm niệm cho cha, là Thúy Kiều sẵn sàng bán mình để cứu
cha. Tất cả đều rất đáng trân trọng.
*Kết đoạn: Liên hệ bản thân
- Là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ngay từ bây giờ, hãy chăm
ngoan, học giỏi, vâng lời ơng bà cha mẹ thầy cơ. Đó là cách thiết thực
nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con.
0.25
1.0
0.25
0.25
Câu 2- (5 điểm)
a.Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học
0.25 điểm
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c.Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
A.Mở bài:
+ Giới thiệu Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; Lê Minh
Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
+ Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và Phương Định, từ đó khái quát vẻ
đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu thời
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Chứng minh nhận định
2.1.Khái quát về hai tác phẩm
+ Lặng lẽ Sa Pa là kết quả từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn
Thành Long. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của người lao động, ca ngợi cuộc
sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
+ Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê lại miêu tả chân thực, sinh
động cuộc sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong
sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn.
+ Hai tác phẩm có đề tài phản ánh khác nhau, thể hiện hình tượng nhân vật
khác nhau nhưng cùng hướng đến vẻ đẹp chung của tuổi trẻ Việt Nam
trong cuộc sống lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa
những ngày tháng chống Mĩ ác liệt nhất.
2.2.Cảm nhận về đoạn trích
Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam được thể hiện qua các nhân vật:
- Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa:
+ Trong công việc: anh là một người say mê cơng việc; có tinh thần trách
nhiệm; có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; dũng cảm khi sống đơn độc
giữa non xanh; biết lấy công việc làm niềm vui, thực sự hạnh phúc khi hiểu
được ý nghĩa cơng việc của mình à Sống có lí tưởng, hồi bão: sống là để
cống hiến, phục vụ cho nhân dân, cho đất nước.
(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: nơi sống và làm việc, những cơng
việc của anh thanh niên, những khó khăn vất vả trong cơng việc và những
suy nghĩ đúng đắn tích cực của anh về cơng việc của mình)
+ Trong cách sống, trong tâm hồn: anh có cuộc sống giản dị, biết tổ chức
cuộc sống khoa học, ngăn nắp, sạch sẽ; ham học hỏi, cần cù, chịu khó; giàu
tình cảm; sống cởi mở, chân tình; và cũng rất khiêm tốn à Đời sống tâm
hồn phong phú, sôi nổi trẻ trung, lạc quan yêu đời.
(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: về căn nhà của anh ở; việc anh ham
đọc sách; trồng hoa, ni gà; rất hiếu khách, tiếp đón ơng họa sĩ và cô kĩ sư
chu đáo, nồng hậu; tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái,
tặng trứng gà cho ông họa sĩ; lịch sự, khiêm tốn khi ơng họa sĩ vẽ mình,…)
- Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi:
+ Trong công việc: hồn cảnh sống và cơng việc rất gian khổ, nguy hiểm
nhưng cô vẫn tự nguyện, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh, làm
việc với một tinh thần trách nhiệm cao; đặc biệt trong giờ phút căng thẳng
đối diện với cái chết, cơ vẫn tỏ ra bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm.
0,25 điểm
0.5 điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: nơi sống, làm việc; công việc của
Phương Định; chi tiết kể về việc phá bom…)
+ Trong đời sống tâm hồn, tình cảm: dù sống trong hoàn cảnh ác liệt, căng
thẳng, dữ dội nhất nhưng cơ có một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư,
lạc quan, yêu đời; nhạy cảm, giàu mộng mơ; có tình cảm u mến, sự cảm
phục và sẵn lòng giúp đỡ đồng đội trong tổ, trong đơn vị…
(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: Phương Định thích ca hát, hay quan
tâm đến hình thức của mình, thích ngắm mình trong gương; hay làm ra vẻ
“điệu” khi gặp các anh bộ đội, quan tâm lo lắng khi Nho bị thương; như trẻ
con khi nghịch mưa đá, sống lại những kỉ niệm về Hà Nội…)
3.Đánh giá
- Đánh giá nghệ thuật hai tác phẩm (cách kể chuyện, giọng điệu; tình
huống; xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, tính cách; ngôn ngữ…)
- Đánh giá chung về hai nhân vật:
+ Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm
chung là đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian
khổ hi sinh trong hồn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là
để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
0.25
Tổ quốc. Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi
hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn.
=>Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ cứu nước mà hai nhà văn muốn khẳng định, ca ngợi.
C.Kết bài:
- Đánh giá chung về 2 tác phẩm
- Hai tác phẩm đã khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em
0.25
học được bài học gì?
d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với
0.25
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt
câu, ngữ pháp.
0.25