Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chuẩn đoán tim mạch doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.62 KB, 4 trang )





Chuẩn đoán tim mạch
Câu hỏi: Tôi có bệnh huyết áp và tim mạch Thời gian gân đây, khi
làm việc (giảng viên đại học) sọan bài, chân trái (vùng mắt cá chân trở
xuống ) thuờng bị sưng-phù Nhưng trong khi giảng dạy (đi lại giảng
bai ) hiện tượng bớt đị Khi bị phù nề, tôi ấn nhẹ vào phần bị phù nê
chung bị lõm xuông sau 1 phút phần bề mặt da ngòai trờ lại bình
thuơng Tôi mong các Bac sĩ hướng dẫn điều trị và thuôc Xin cảm ơn,
Tiến Đạt (Vũ Tiến Đạt (1943))
Trả lời:
- Quả tim được ví như 1 cái bơm vừa có tác dụng tống máu, vừa có tác dụng
hút máu về. Khi bị suy tim hay bị phù, nhưng triệu chứng này chỉ xuất hiện
khi suy tim khá nặng. Phù do suy tim ít khi phù lớn như người bị bệnh thận
(nhất là hội chứng thận hư). Khi mới bắt đầu, bệnh nhân chỉ thấy hai mí mắt
nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều phù nhẹ hai bàn
chân, giày dép đi buổi sáng vừa, chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá
chân, thấy khi nhấc ngón ra mà da vẫn lõm (phù ấn lõm).

Ở mức nặng hơn, phù tăng dần lên đến bụng làm bụng chướng, khó tiêu,
nặng nề. Mặt to ra mới trông tưởng vì béo. Trường hợp này lên cân không
phải điều đáng mừng mà đáng lo vì giữ nước nhiều quá.



- Tại sao suy tim lại gây phù như vậy?

Một là vì máu ứ đọng ở các tĩnh mạch, làm các mao mạch căng lên. Do đó,
dịch trong máu chui qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù.


Hai nữa là do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người, cũng
gây phù.

- Do vậy theo chúng tôi bạn nên đi khám chuyên khoa tim mạch để các bác
sỹ khám và cho làm cá xét nghiệm cần thiết, từ các kết quả đó bác sỹ kê toa
thuốc điều trị cho bạn.

- Thuốc điều trị tim mạch có nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính
mạng bạn không được tự ý điều trị.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×