Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

2. THAM LUẬN KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIẢM SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC HƯỞNG LƯƠNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.42 KB, 5 trang )

6

2. THAM LUẬN KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIẢM
SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC HƯỞNG LƯƠNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Sở Nội vụ TP. Cần Thơ
Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính
trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “Từng
cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự
nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên
chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy
mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả
lương từ nguồn thu sự nghiệp” và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm
2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập“Giai đoạn đến năm 2021: Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương
từ ngân sách nhà nước so với năm 2015”. Trên cơ sở đó, thành phố Cần Thơ xác
định rõ mục tiêu quan trọng của giai đoạn đến năm 2021 phải giảm tối thiểu 10%
biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách so với biên chế giao năm 2015 (cụ thể:
hàng năm, các đơn vị phải thực hiện giảm bình quân từ 1,5 - 2% số lượng người làm
việc hưởng lương từ ngân sách theo đúng quy định của Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố).
Qua tổng hợp và đáng giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch giảm số lượng
người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập
giai đoạn đến năm 2021, thành phố Cần Thơ đã đạt và vượt lộ trình theo chủ trương,
kế hoạch đề ra sớm hơn so với dự kiến (quy định đến năm 2021 phải giảm tối thiểu
10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015, nhưng
đối với thành phố Cần Thơ đến năm 2019 là đã đạt lộ trình, nhưng vẫn đảm bảo cân


đối số lượng người làm việc để giao bổ sung cho sự nghiệp y tế và sự nghiệp giáo
dục do tăng học sinh, lớp, giường bệnh và thành lập mới), kết quả lũy tích thực hiện
lộ trình tinh giản và cắt giảm biên chế của giai đoạn 2015 - 2021 trong đơn vị sự
nghiệp, cụ thể như sau: Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập đã
tinh giản và cắt giảm 3.456/2.313 người, đạt 149,42% kế hoạch của giai đoạn 2015
- 2021 (giảm 14,94% so với biên chế giao năm 2015).
1. Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện giảm số lượng người làm việc
hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn qua
Để đạt được kết quả nêu trên, cùng với quyết tâm chính trị cao, sự lãnh đạo,
chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tinh thần chủ động,
sáng tạo và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; thành phố cũng đã chủ động kịp thời ban


7

hành các băn bản chỉ đạo, triển khai (Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị, Đề án) các
văn bản của Ban chấp hành Trung ương, Chính phủ và Bộ Nội vụ về chính sách tinh
giản biên chế và lộ trình giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà
nước giai đoạn đến 2021đến từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời tiến hành triển khai quyết liệt, đồng bộ các nội dung sau:
a) Rà sốt, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ
máy gắn với tinh giản biên chế để cơ cấu lại đội ngũ viên chức, người lao động cho
phù hợp. Kết quả trong giai đoạn đã sắp xếp giảm 87 đơn vị sự nghiệp công lập và
41 điểm trường mầm non, tiểu học;
b) Hồn thành phê duyệt đề án vị trí việc làm, phê duyệt xong Bản mô tả công
việc, khung năng lực và bố trí người làm việc theo vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập phù hợp định mức, khối lượng công việc và yêu cầu của vị trí việc
làm. Đến nay 100% đơn vị thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng hạng, đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… đúng theo vị trí việc làm, bước đầu đã phát

huy được trình độ chun mơn, kinh nghiệm và sở trường công tác của từng viên
chức; hiệu quả hoạt động của các đơn vị được nâng lên;
b) Thẩm định và đề xuất giao số lượng người làm việc cho các đơn vị sự
nghiệp hàng năm trên cơ sở vị trí việc làm và định mức quy định. Đơn cử, đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, theo thơng tin thì có rất nhiều tỉnh, thành phố đang gặp
khó khăn trong việc tự cân đối số lượng người làm việc để bổ sung cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo do số lượng lớp, học sinh tăng nhanh. Nhưng đối với thành phố
Cần Thơ, giai đoạn qua cơ bản đã thực hiện tốt việc cân đối để bổ sung số lượng
người làm việc cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo định mức quy định,
Sở Nội vụ đã chủ động, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân
các quận, huyện đề xuất kết hợp bằng nhiều giải pháp: sắp xếp lại mạng lưới trường,
lớp; bố trí lại số lượng học sinh theo từng lớp, nhóm lớp cho phù hợp quy định và
tình hình thực tế; rà sốt cơ cấu giáo viên theo từ môn học, đối chiếu định mức cụ thể
tại từng trường để bố trí và giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ về giáo viên, cắt giảm
số lượng người làm việc đã được giao tại các trường thừa so với định mức do liên tục
giảm lớp, giảm học sinh để cân đối cho các trường thiếu.
c) Đẩy mạnh thực hiện lộ trình tự chủ tài chính, thơng qua việc phê duyệt
phương án tự chủ về tài chính, xây dựng danh mục sự nghiệp cơng sử dụng ngân
sách nhà nước và thực hiện đặt hàng. Kết quả, trong giai đoạn thành phố đã chuyển
21 đơn vị sự nghiệp cơng lập từ loại hình tự bảo đảm một phần kinh phí chi thường
xun sang loại hình tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên (chủ yếu là sự nghiệp y
tế), qua đó cắt giảm 3.269 số lượng người làm việc và 64 chỉ tiêu hợp đồng lao động
theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp cơng
có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc 13 lĩnh vực, định mức kinh tế - kỹ thuật của
02 lĩnh vực, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để làm cơ sở
đặt hàng có 02 danh mục.
d) Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã
hội hóa dịch vụ sự nghiệp cơng, kết quả hiện nay trên địa bàn thành phố có 07 bệnh



8

viện ngồi cơng lập đang hoạt động, 02 bệnh viện đang xây dựng; 02 trường cao
đẳng nghề nghiệp, 37 trường mầm non và 10 trường phổ thông dân lập, tư thục hoạt
động, góp phần giảm gánh nặng cho các trường trên địa bàn thành phố.
Kính thưa quý đại biểu!
Bên cạnh kết quả đạt được được nêu trên, thì thành phố cũng gặp khơng ít
khó khăn, thách thức:
- Một số cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chưa đồng bộ các nhiệm vụ, giải
pháp được nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình, Kế hoạch thực
hiện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố; một số nơi chưa thật sự quyết liệt,
thiếu chủ động, tích cực trong thực hiện, có biểu hiện trơng chờ trong sắp xếp, kiện
toàn tổ chức, bộ máy gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức;
- Khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp khác nhằm giảm đầu
mối theo chủ trương, nhưng khi tăng số học sinh, số lớp, giường bệnh phải thành lập
trường mới, đơn vị sự nghiệp y tế mới, thì địa phương tự cân đối, điều chỉnh trong
tổng biên chế được giao;
- Nguồn thu của một số đơn vị sự nghiệp công bị sụt giảm nhiều do bị ảnh hưởng
bởi dịch Covid-19, hoạt động cung cấp dịch vụ bị hạn chế; số lượng đơn vị sự nghiệp
giáo dục và đào tạo chiếm tỷ lệ cao (trên 70%) trên tổng số đơn vị sự nghiệp của thành
phố nhưng có nguồn thu rất thấp (dưới 10%) hoặc khơng có nguồn thu.
- Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở để xây
dựng đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật về giá và quy định của các pháp luật khác có liên quan để làm cơ sở
giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp cơng theo quy
định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2019 gặp
nhiều khó khăn, do chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ quản lý ngành lĩnh vực.
2. Giải pháp thực hiện giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân
sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn tiếp theo

Tiếp tục quán triệt mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW “Giảm tối thiểu
bình qn tồn tỉnh 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so
với năm 2021”, trên cơ sở chủ trương, quy định và với kinh nghiệm thực hiện trong
giai đoạn qua, Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ đề xuất các giải pháp thực hiện giảm
số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp
công lập giai đoạn đến năm 2025, cụ thể như sau:
a) Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền; nêu cao quyết tâm chính trị, phát huy
vai trị, trách nhiệm của mỗi cấp, ngành; thường xuyên, chủ động nắm bắt tình hình dư
luận, tư tưởng đội ngũ. Cùng đó, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương,
quy định phải được triển khai thường xuyên, quyết liệt. Bên cạnh đó, quy trình thực hiện
phải được cơng khai, dân chủ, minh bạch; thống nhất nguyên tắc thực hiện, các bước
thực hiện theo lộ trình phù hợp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.


9

b) Tiếp tục rà sốt, sắp xếp, kiện tồn tổ chức của các đơn vị sự nghiệp theo
Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Bộ chính trị, hoàn thiện
quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành, lĩnh vực. Riêng đối
với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và
Ủy ban nhân dân quận, huyện để sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non,
phổ thông, gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, thành lập trường phổ thông nhiều
cấp học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế; rà sốt, sắp xếp, điều chỉnh lại quy
mơ lớp học một cách hợp lý; rà soát, sắp xếp, đội ngũ viên chức giáo viên cho phù
hợp định mức quy định, giải quyết tình trạng thừa, thiếu về giáo viên gắn với tinh
giản biên chế để cơ cấu lại đội ngũ giáo viên theo đúng chủ trương, quy định và điều
kiện của thành phố. Đề xuất giải pháp kịp thời, phù hợp chủ trương, quy định để đẩy
mạnh xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp giáo dục cơng lập ở các quận trung tâm,
những nơi có dân số cơ học tăng nhanh.
c) Ban hành kế hoạch và đề án tinh giản số lượng người làm việc hưởng lương

từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2025, phù hợp chủ trương và tình hình thực
tế tại đơn vị, địa phương mình. Trong đó, đề xuất những giải pháp cụ thể để thực
hiện hiệu quả Đề án số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước
giai đoạn 2022-2025, theo từng năm từ năm 2022 đến năm 2025, đảm bảo nguyên
tắc không cào bằng với tỷ lệ giảm như nhau tại các đơn vị mà trên cơ sở thực tế chức
năng, nhiệm vụ, quy mô khối lượng công việc được giao và định mức quy định; trong
đó phương pháp chủ yếu tập trung vào việc đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ chế tài
chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập theo hướng giảm tối đa nguồn kinh phí chi
thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Thực hiện sắp xếp lại tổ chức, cơ cấu lại đội
ngũ của các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao
và vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp.
Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục rà sốt, bổ sung, hồn thiện chức năng, nhiệm
vụ; hồn thành xây dựng vị trí việc làm theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ quản
lý ngành, lĩnh vực; quản lý biên chế và cơ cấu lại đội ngũ viên chức của từng đơn vị
theo vị trí việc làm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện chuyển đổi
số trong quản lý và hoạt động của các đơn vị để tinh giản biên chế.
d) Tăng cường các giải pháp để đẩy mạnh cơ chế tự chủ về tài chính của các
đơn vị sự nghiệp, phấn đấu có tối thiểu 10% viên chức thuộc thẩm quyền quản lý
hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp. Riêng lĩnh vực sự nghiệp y tế, ngoài việc đảm
bảo giảm tối thiểu 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước
so với năm 2021, tiếp tục thực hiện chuyển sang hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp
tương ứng với mức độ tự chủ của đơn vị theo quy định (trừ các Trạm y tế xã).
đ) Tổ chức đánh giá, sơ tổng kết để rút kinh nghiệm, tìm ra những cách làm
hay, hiệu quả để phổ biến, nhân rộng; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với
những nơi thực hiện tốt; đồng thời, có phê bình những cơ quan, đơn vị thực hiện
chưa tốt và có giải pháp cho phù hợp.


10


e) Tăng cường kiểm tra, giám sát các cấp, tổ chức, tập thể lãnh đạo các đơn
vị, địa phương nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát hiện, chấn
chỉnh những hạn chế, khuyết điểm để tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra.
3. Để thực hiện hiệu quả các giải pháp nêu trên, Sở Nội vụ thành phố Cần
Thơ đề nghị Bộ Nội vụ, nội dung cụ thể như sau:
a) Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sớm tham mưu
Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số
120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị
sự nghiệp công lập1, làm cơ sở để địa phương triển khai thực hiện việc sắp xếp, kiện
toàn đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp chủ trương, quy định;
b) Đề nghị Bộ Nội vụ và Bộ quản lý chuyên ngành sớm ban hành văn bản để
cụ thể hóa các nội dung có liên quan đến vị trí việc làm và xác định số lượng người
làm việc theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP2;
c) Đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành văn bản
hướng dẫn cách tính định mức“số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách
nhà nước và số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp” đối với
đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, làm cơ sở để địa phương
triển khai thực hiện thống nhất.
Trên đây là báo cáo tham luận Kinh nghiệm và giải pháp thực hiện giảm số
lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp
công lập của Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và
triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của ngành Nội vụ./.

Ban hành tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và danh
mục sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực; Ban hành tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập,
sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực theo thẩm quyền; Quy hoạch mạng lưới
các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.
2
Ban hành danh mục vị trí việc làm cơng chức dùng chung, nghiệp vụ chuyên ngành được giao quản lý từ trung
ương đến địa phương; định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức và cơ cấu ngạch công chức làm cơ sở

để địa phương triển khai thực hiện; Văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo quản lý và chức danh nghề
nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc đối với
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý và văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm chức
danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ của đơn vị sự nghiệp công lập
1



×