Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhận biết cơn khó thở do hen ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.82 KB, 4 trang )




Nhận biết cơn khó thở
do hen
Những người bị hen, nhất là hen mạn tính thường phải đối mặt với
những cơn hen xảy ra bất thường. Hậu quả là bệnh nhân bị khó thở
nặng, đôi khi tưởng như không qua khỏi vì ngạt thở. Hen là bệnh rất
khó chữa khỏi hoàn toàn, nhưng những cơn khó thở lại hoàn toàn có thể
phòng ngừa được.
Dấu hiệu nhận biết cơn hen sắp xuất hiện
Phần lớn cơn hen xuất hiện đều có triệu chứng cảnh báo trước. Triệu chứng
ở mỗi người có thể khác nhau nhưng lặp đi lặp lại và trở nên quen thuộc nên
rất dễ nhận biết. Các dấu hiệu thường gặp là ho, mệt, ngứa họng, đau họng,
cay và ngứa mắt hoặc chảy nước mắt, sổ mũi, đau đầu, xuất hiện quầng thâm
quanh mắt, lưu lượng đỉnh thở ra giảm. Khi có những dấu hiệu báo động
trên, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng
nhanh và ngắn hoặc theo dõi tiến triển của triệu chứng bằng dụng cụ đo lưu
lượng đỉnh thở ra (dụng cụ được sử dụng để định lượng không khí từ phổi ra
nhằm dự báo trạng thái thắt hẹp đường thông khí phổi trong nhiều giờ, thậm
chí nhiều ngày trước khi xuất hiện cơn khó thở).
Cơn khó thở do hen thường có chiều hướng nặng dần sau khi xuất hiện. Mức
độ trầm trọng của cơn hen thường được đánh giá theo 3 tiêu chuẩn: cường
độ khó thở, sự đáp ứng với thuốc giãn phế quản và kết quả đo lưu lượng
đỉnh. Nếu cường độ khó thở càng cao, sự đáp ứng với thuốc giãn phế quản
càng kém, kết quả đo lưu lượng đỉnh thở ra càng thấp, thì cơn hen càng trầm
trọng.
Phòng ngừa, điều trị theo từng loại hen

Người ta thường chia cơn khó thở do hen thành 3 loại:
Cơn hen nhẹ và vừa: Có các triệu chứng như ho, thở rít; khi vận động càng


cảm thấy khó thở, thôi vận động thì hết; không bị rối loạn giấc ngủ hay rối
loạn nhẹ do khó thở; các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và ngắn; kết
quả đo lưu lượng đỉnh đạt khoảng > 50% mức độ bình thường và > 80% sau
khi dùng thuốc giãn phế quản. Trong trường hợp này, chỉ cần dùng thuốc
giãn phế quản dạng phun sương. Tuy nhiên nếu 1-2 lần mà không thuyên
giảm hoặc cường độ tăng thêm thì phải điều trị như một cơn nặng.
Cơn nặng: Triệu chứng không thuyên giảm hoặc hết sau dùng thuốc giãn
phế quản, xuất hiện khó thở kể cả khi đang nghỉ ngơi, không thể nói trôi
chảy một câu mà không bị ngắt đoạn để thở, riêng đối với trẻ sơ sinh sẽ
không bú bình hoặc bú mẹ được bình thường do phải ngắt đoạn để thở, lưu
lượng đỉnh chỉ đạt nhỏ hơn hoặc bằng 50% mức độ bình thường và sau khi
dùng thuốc giãn phế quản cũng không thể đưa lưu lượng đỉnh lên mức độ
bình thường, > 80%.
Cơn rất nặng: Khi có một trong các dấu hiệu sau: lưu lượng đỉnh chỉ đạt
nhỏ hơn hoặc bằng 35% mức bình thường và không thể nâng lên mức 80%,
môi tím, có biểu hiện tri giác không bình thường (lẫn lộn), đổ mồ hôi ngay
khi bất động, tình trạng kiệt quệ, không đứng lên được, không nói được. Đối
với trường hợp này, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện. Trên
đường đi cần tích cực dùng các biện pháp sơ cứu, đặc biệt là sử dụng các
loại corticoid (nhỏ giọt hoặc viên nén) theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời
tiếp tục sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh và ngắn.

×