Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.92 KB, 4 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1:
Anh Tồn và chị Mỹ xác lập quan hệ hơn nhân hợp pháp vào ngày 12/6/2010. Anh
chị có một con chung là cháu Yến sinh ngày 3/7/201.
Tháng 6/2014, chị Mỹ gặp tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não. Dù đã được
chạy chữa tích cực nhưng trí tuệ, nhận thức của chị không thể phục hồi như trước.
Chị không thể nhớ được những người thân thích của mình.
Từ khi chị Mỹ gặp tai nạn, do thương con nên mẹ chị đón chị và cháu Yến về chăm
sóc. Thời gian đầu khi chị Mỹ và cháu Yến mới chuyển về nhà mẹ chị Mỹ, thỉnh
thoảng anh Tồn có ghé qua thăm hỏi mẹ con chị Mỹ. Sau đó anh Tồn để mặc vợ
con mình ở bên gia đình mẹ vợ khơng thăm hỏi cũng như chu cấp tiền bạc.
Trong thời gian trước tai nạn chị Mỹ có dành số tiền minh dành dụm được để xây
dựng một căn nhà cấp bốn tại hẻm 21 đường X quận T TP H. Anh Tồn có cơng
trơng nom thợ trong q trình xây nhà. Nhà xây xong anh có bỏ tiền để mua đồ nội
thất dùng trong nhà.
Kể từ khi chị Mỹ chuyển về sống cùng mẹ chị, anh Tồn vẫn ở ngơi nhà tại hẻm
21 đường X quận T TP H. Năm 2016 mẹ chị Mỹ có nghe tin anh Tồn có con
chung với một cơ gái khác. Anh Tồn cịn đưa nhân tình về sống trong căn nhà hẻm
21. Bà cịn nghe thông tin con rể dự định bán căn nhà của hai vợ chồng họ.
Trái tai gai mắt, mẹ chị Mỹ gặp chàng rể hỏi cho ra chuyện. Anh Toàn tuyên bố, đã
đi tư vấn luật sư, chồng là người đại diện cho vợ nên sẽ toàn quyền quản lý cũng
như định đoạt căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng.
Mẹ chị Mỹ không cam tâm chấp nhận điều đó, bà tìm đến văn phịng luật sư để xin
tư vấn.
Yêu cầu: Sử dụng các quy định của pháp luật đã được học để tư vấn cho mẹ chị
Mỹ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Mỹ.
Tình huống 2:



Anh H và chị P kết hôn năm 2005. Cuộc sống chung những năm đầu sau khi
kết hơn rất hịa thuận, hạnh phúc. Anh H và chị P làm việc và sinh sống tại TP N.
Năm 2009 quan hệ giữa anh chị bắt đầu hình thành các mâu thuẫn. Trong một lần
đi công tác xa nhà dài ngày, anh H có quan hệ tình cảm với cơ T. Khi cơ T có thai,
dưới áp lực của gia đình T, anh H đã đưa cô T về quê của anh tại tỉnh Y để tổ chức
lễ cưới vào tháng 3 năm 2014. Sau khi cưới, cô T ở lại sống chúng với gia đình anh
H. Tháng 9 năm 2014, cơ T sinh cháu D tại nhà . Anh H mang giấy chứng nhận kết
hôn của anh và chị P để khai sinh cho cháu D. Vì vậy, trong giấy khai sinh của
cháu D ghi cha là H và mẹ là P. Sau khi sinh được 1 tháng, cô T bị gia đình anh H
đuổi ra khỏi nhà, cịn cháu D được anh H và chị P nuôi dưỡng. Sau nhiều lần đến
gia đình anh H ở Y xin được nhận ni con nhưng không được, tháng 3 năm 2015
cô T đã đến văn phòng luật sư nhờ giúp đỡ.
Yêu cầu: Hướng dẫn các thủ tục pháp lý cho cô T.
Cô T có thể nhận lại đứa con của mình khơng? Tại sao?

Tình huống 3:
Vợ chồng ơng Khanh và bà Mai kết hôn với nhau vào năm 1964. Dù đã 75 tuổi
nhưng ông Khanh vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, Bà Mai sức khỏe yếu và bị mắc
bệnh alzheimer, lúc quên lúc nhớ thất thường.
Hai ơng bà có 5 người con chung: anh Hùng (sinh năm 1966); chị Lê (sinh năm
1968); anh Kính (sinh năm 1971); chị Minh (sinh năm 1974); anh Dũng (sinh năm
1977). Các người con của ông Khanh đều đã lập gia đình. Ba người con là anh
Hùng, chị Lê, anh Kính đã định cư ở nước ngồi cùng gia đình của mình. Chị Minh
sống cùng gia đình riêng của mình. Địa điểm cư trú của gia đình chị Minh rất gần
nhà ơng Khanh và bà Mai. Ơng Khanh và bà Mai sinh sống trong căn nhà ông bà
mua từ năm 1988. Vợ chồng anh Dũng chị Na sống chung cùng ông Khanh và bà
Mai.
Vợ chồng ông Khanh bà Mai khơng hài lịng với lối sống của vợ chồng anh Dũng
chị Na vì anh Dũng là người ham chơi và khơng có chính kiến riêng, mọi việc đều

để vợ là chị Na quyết định. Chị Na thì suốt ngày bn bán ngồi chợ, chua ngoa


trong ứng xử với mọi người và không quan tâm, chăm sóc cha mẹ chồng cũng như
gia đình của chị.
Chị Minh thương cha mẹ, chị thường qua lại, chăm sóc ông Khanh bà mai chu đáo.
Ông Khanh rất băn khoăn và lo ngại về cuộc sống của ơng bà. Ơng nghĩ tuổi ông
bà đã cao, sức khỏe luôn thay đổi theo chiều hướng xấu, vợ chồng anh Dũng chị
Na thì ông bà không thể nhờ cậy, chị Minh thì hết lịng chăm sóc ơng bà nhưng chị
lại khơng sống chung nhà cùng ông bà, ông bà không muốn chuyển sang sống
chung cùng gia đình chị vì bất tiện khi sống chung cùng con rể trong khi ơng bà có
nhà của mình. Ơng Khanh suy nghĩ mãi mà khơng tìm ra cách giải quyết thuận tiện
nhất cho cuộc sống của ông bà trong thời gian tuổi cao sức yếu sắp tới.
Ông quyết định nhờ luật sư tư vấn tìm ra cách thức, biện pháp phù hợp với quy
định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông bà trong tương lai.
Yêu cầu: Bằng kiến thức pháp luật đã được học, anh (chị) hãy tư vấn cho ông
Khanh.
Tình huống 4:
Các cháu Xuân, Kiên, Khánh, Liên cùng sinh năm 2010, năm 2016 các cháu cùng
học chng lớp 1A Trường tiểu học Kim Đồng huyện X tỉnh Y do cô giáo Hạnh làm
chủ nhiệm lớp.
Ngày 8/12/2016 cháu Kiên và Khánh vào thời gian nghỉ giải lao giữa buổi học rủ
nhau chơi ô ăn quan. Khánh cho là Kiên ăn gian nên hai bên cải cọ nhau. Kiên
không chơi, bỏ ra khỏi lớp học. Khánh đuổi theo đòi đánh Kiên nhưng không đuổi
kịp. úc chạy qua bàn giáo viên Khánh lấy chiếc thước gỗ cô giáo để trên bàn để
ném theo Kiên. Chiếc thước không trúng Kiên mà trúng vào cháu Liên đang nói
chuyện với Xuân ở cửa lớp. Chiếc thước gỗ theo đà ném của Khánh bay vào mắt
trái của Liên.
Cô giáo đưa Liên vào bệnh viện và báo cho cha mẹ Liên. Do mắt cháu Liên bị
thương nặng nên gia đình cháu chuyển cháu đi chữa trị tại bệnh viện mắt Hà Nội.

Khi cháu Liên chữa trị mắt tải Hà Nội cha mẹ cháu Khánh có sang nhà của cha mẹ
Liên chuyển cho gia đình cháu 5 triệu đồng. Trường tiểu học Kim Đồng kêu gọi
phụ huynh và học sinh của trường quyên góp giúp cháu Liên chữa bệnh. Sau đợt
qun góp nhà trường có đến gia đình cháu Liên trao số tiền 12 triệu đồng mà nhà
trường nhận được.
Sau một thời gian các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng vẫn không thể cứu được mắt
trái của cháu. Cháu Liên mất hoàn toàn thị lực mắt trái, khơng chỉ vậy việc mắt trái
bị hỏng cịn ảnh hưởng lớn đến diện mạo, hình thức bên ngồi của cháu.


Sau khi cháu xuất viện trở về nhà, các bên là cha mẹ cháu, cha mẹ cháu Khánh và
nhà trường không thể thỏa thuận được việc bồi thường thiệt hại cho cháu Liên. Gia
đình cháu đã thuê luật sư khởi kiện vụ việc đòi bồi thường 1 tỷ đồng cho những
thiệt hại mà cháu Liên phải gánh chịu.
Theo các anh (chị), Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao?
Tình huống 5:
Anh A và chị B ly hôn với nhau vào ngày 12/7/2016. Theo quyết định của Tòa án,
cháu M(sinh ngày 1/9/2014) là con chung của anh A và chị B giao cho chị B nuôi
dưỡng, anh A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu mỗi tháng với số tiền là 1 triệu
đồng.
Sau ly hôn anh A kết hôn với chị D; chị B kết hôn với ông Henry. Tháng 8/2017
chị B báo cho anh A biết là tháng 9/2017 chị sẽ chuyển sang Bỉ sống cùng ông
Henry, chị sẽ dẫn cháu M đi theo. Anh A hồn tồn khơng muốn cháu M chuyển đi
sang Bỉ sinh sống vì như vậy anh nghĩ anh sẽ bị mất con. Anh không đồng ý việc
chị B dẫn cháu M sang sinh sống tại Bỉ. Chị B thì cho rằng việc chuyển sang Bỉ
sống sẽ tốt hơn cho cháu M, cháu có điều kiện học tập, sinh sống tại một nơi có
điều kiện sống thuận lợi. A và B khơng thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề
cháu M. Cuối cùng anh A làm đơn khởi kiện ra Tòa, u cầu Tịa án khơng cho chị
B được dẫn cháu M sang định cư tại Bỉ.
Theo anh (chị) Tòa án sẽ giải quyết vụ việc trên như thế nào?




×