Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống nước thải trạm Y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.16 KB, 21 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG
GÓI THẦU SỐ 04: THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
DỰ ÁN: NÂNG CẤP, SỬA CHỮA TRẠM Y TẾ XÃ BUM TỞ, HUYỆN
MƯỜNG TÈ.
ĐỊA ĐIỂM: XÃ BUM TỞ, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU

ĐƠN VỊ HƯỚNG DẪN

Lai Châu, năm 2022


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

MỤC LỤC
TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH............................................................................................................2
CHƯƠNG I: ĐỀ XUẤT VÀ MƠ TẢ CƠNG NGHỆ.........................................................................3
I.2. Các nguồn khí thải và đề xuất cơng nghệ xử lý khí thải..............................................................3
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ KIỂM SỐT HỆ THỐNG........................................8
II.1. Bể điều hịa, thu gom...................................................................................................................8
II.2. Cụm bể sinh học Thiếu khí T02, bể sinh học hiếu khí T05.........................................................8
CHƯƠNG III. VẬN HÀNH VÀ CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ..................................................18
V.1. Đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ............................................................................18
V.2. Bảo hành cơng trình...................................................................................................................18


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải


TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH
1. TÊN CƠNG TRÌNH

Dự án: Nâng cấp, sửa chữa Trạm y tế xã Bum Tở, huyện Mường Tè
Loại nước thải: Nước thải Y tế
Mức độ xử lý: Đạt Tiêu chuẩn theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt và QCVN 40:2011/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
2. CHỦ ĐẦU TƯ

Tên đơn vị: Sở Y tế tỉnh Lai Châu
Địa chỉ trụ sở: Phường Đông Phong - TP Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02313 876 707

Fax: 02313.876 916

3. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

Tên đơn vị: Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Bảo Sơn.
Đại diện là Ơng: Ngơ Đức Hải

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Số nhà 227, Tổ 12, P. Đoàn Kết, Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02133.791.010

Fax: 02133.791.010

4. ĐƠN VỊ SỬ DỤNG


Tên đơn vị: Trạm y tế xã Bum Tở, huyện Mường Tè.
Đại diện là Ơng: Phạm Tiến Cơng

Chức vụ: Trạm trưởng

Địa chỉ: Xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

CHƯƠNG I: ĐỀ XUẤT VÀ MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Việc đề xuất và lựa chọn phương án thiết kế, kết hợp giữa xây dựng quy trình vận
hành hợp lý cùng với phương án cơng nghệ đã được lựa chọn sẽ đóng vai trị quyết định
trong sự thành công của dự án. Chương 1 trình bày các vấn đề chính như sau:
- Tính cấp thiết của dự án;
- Phương án xây dựng cho Hệ thống xử lý nước thải.
I.1. Tính cấp thiết của dự án
Trong quy trình sản xuất, Đơn vị ln chú trọng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch
hơn. Trong quy trình của cơng nghệ sản xuất của đơn vị khơng phát sinh nước thải sản xuất
xả ra môi trường, chỉ có nước thải sinh hoạt của cán bộ, cơng nhân làm việc tại đơn vị. Do
đặc trưng của nước thải sinh hoạt có chứa nồng độ ơ nhiễm khá cao, chủ yếu là các chất
hữu cơ, cặn lơ lửng và các hạt chất lỏng của dầu mỡ và một số chất tẩy rửa từ q trình vệ
sinh của cơng nhân. Những hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P trong nước thải gây nên
hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước tiếp nhận. Nên cùng với việc đầu tư dây chuyền sản
xuất, đơn vị tiến hành đầu tư đồng bộ hệ thống hợp khối composite xử lý nước thải phù hợp
với tình hình sản xuất và lưu lượng nước thải phát sinh, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt
QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
I.2. Các nguồn khí thải và đề xuất cơng nghệ xử lý khí thải
I.2.1. Các nguồn phát sinh nước thải
Qua xem xét báo cáo ĐTM dự án và kinh nghiệm sản xuất nhiều năm, các nguồn

nước thải phát sinh như sau:
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên;
I.2.2. Đề xuất công nghệ xử lý
a. Các loại nước thải cần xử lý
Toàn bộ nước thải phát sinh từ dự án với thành phần và tính chất như sau:
Bảng 1: Thành phần và tính chất nước thải đầu vào
TT

Thơng số

Đơn vị

Giá trị quan trắc

1

Lưu lượng

m3/ngày

10

2

pH

-

6.5-7.5


3

COD

mg/l

2000

4

BOD5

mg/l

1200

5

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

250

6

Tổng nitơ

mg/l


100


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

7

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

60

8

Tổng dầu mỡ động thực vật

mg/l

30

9

Tổng photpho

mg/l

10

10


Tổng coliform

MPN/100ml

10000

b. Đề xuất công nghệ xử lý
Hiện tại, đơn vị đã đầu tư hệ thống bể phốt thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt, đồng
thời bố trí khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo khớp nối với các cơng trình
hạ tầng kỹ thuật khác là thuận lợi.
Hệ thống xử lý khí thải do đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần công nghệ môi trường
Pentair Việt Nam thiết kế áp dụng đồng bộ các phương pháp xử lý sinh học, hóa lý đảm bảo
xử lý toàn bộ lượng nước thải đầu vào đạt quy chuẩn Quốc gia hiện hành theo QCVN
40:2000/BTNMT, cột B. Các công đoạn xử lý chính gồm:
• Xử lý sinh học hiếu khí

- Sử dụng cơng nghệ Aerotank là phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí truyền thống
(Activated – Sludge Process) để khử, chuyển hoá các chất hữu cơ một cách triệt để, làm
giảm nồng độ BOD, COD, SS… của nước thải.
- Khử các chất dinh dưỡng Nitơ, Phospho có trong nước thải.
• Xử lý sinh học thiếu khí.
- Sử dụng cơng nghệ anoxic là phương phương pháp thiếu khí truyền thống để khử
các hợp chất Nitơ ở dạng Nitrat thành Nitơ tự do nhờ các vi sinh vật thiếu khí trong bể
Anoxic
• Xử lý hồn thiện
- Khử trùng nước thải loại bỏ vi sinh gây bệnh trước khi xả thải vào mơi trường.
• Xử lý bùn dư
- Bùn dư được chuyển về hố thu bùn và được thải bỏ định kỳ theo qui định
Tính chất và thành phần đặc trưng của nước thải sau xử lý như sau:

Bảng 2: Thành phần và tính chất nước sau xử lý
TT
1
2
3
4
5
6
7

Thơng số
Lưu lượng
pH
COD
BOD5
Tổng chất rắn lơ lửng
Tổng nitơ
Amoni (tính theo Nitơ)

Đơn vị
m3/ngày
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Giá trị quan trắc
10
5,5-9

150
50
100
40
10


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

TT
8

Thông số
Tổng dầu mỡ động thực
vật

Đơn vị
mg/l

Giá trị quan trắc
10

9

Tổng photpho

mg/l

6


11

Tổng coliform

MPN/100ml

5000

Công nghệ xử lý như sau:
NƯỚC THẢI Y TẾ

BỂ ĐIỀU HÒA,
THU GOM

BỂ THIẾU KHÍ
Tuần hồn
nước
THỔI KHÍ

c. Thuyết minh cơng nghệ xử lý

BỂ HIẾU KHÍ


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

* Công nghệ xử lý nước thải:
Nước thải sinh ra do hoạt động y tế đi xuống hệ thống thoát nước và được dẫn về bể
điều hịa. Bể điều hịa có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải. Trong bể có
lắp đặt hệ thống phân phối bọt khí thơ nhằm đảo trộn, điều hồ nồng độ các thành phần

chất ơ nhiễm có trong nước thải. Lượng khí được cấp cho bể điều hồ nhờ máy thổi khí. Bể
điều hịa sẽ giúp đơn giản hố cơng nghệ xử lý, tăng hiệu quả xử lý và giảm kích thước các
cơng trình đơn vị một cách đáng kể. Dung tích bể điều hồ càng lớn thì độ an tồn về nhiều
mặt của các cơng trình đơn vị phía sau càng cao.
Sau khi đã được điều hoà về lưu lượng cũng như nồng độ, nước thải được bơm qua bể
vi sinh hiếu khí FBR nhờ bơm chìm nước thải đặt trong bể điều hồ. Bể vi sinh hiếu khí
FBR có chế độ hoạt động liên tục, xử lý chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật
hiếu khí bám dính trên các giá thể lắp cố định bên trong bể. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy
các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO 2 và H2O. Lượng khí cần thiết cho q
trình phân hủy chất bẩn của vi sinh vật trong bể được cấp vào nhờ máy thổi khí hoạt động
luân phiên 24/24h. Nước sau khi ra khỏi cơng trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD
giảm 80-95%, đồng thời lượng bùn sinh ra cũng khơng nhiều như ở q trình xử lý vi sinh
bằng bùn hoạt tính lơ lửng (bể Aerotank).
Cơ chế quá trình chuyển hóa chất hữu cơ (chất gây ơ nhiễm) thành chất vơ cơ (chất
khơng gây ơ nhiễm):
• Lọc qua khe: hạt có kích thước lớn hơn kích thước khe sẽ được giữ lại,
• Lọc dính bám: Vi sinh vật hiếu khí, tùy tiện và kỵ khí sống trên bề mặt vật liệu sẽ

lấy chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn, quá trình này đồng nghĩa với việc chất gây ơ
nhiễm đã được chuyển hóa thành chất khơng gây ô nhiễm.
Dần theo thời gian lớp vi sinh vật dính bám này càng dày, lúc này chỉ có những vi
sinh vật bề mặt mới lấy được thức ăn, còn những vi sinh vật ở bên trong không lấy được
thức ăn sẽ phân hủy nội bào, bong tróc ra và trôi theo nước sang ngăn lắng.
CONSH + O2 + Chất dd
khác
C5H7NO2 + 5O2

Vi sinh

Vi sinh


CO2 + NH3 + C5H7NO2 + sản phẩm

5CO2 + 2H2O + năng lượng.

Quy trình xử lý sinh học hiếu khí FBR cho hiệu quả xử lý cao, dễ dàng kiểm soát, cân
bằng chế độ thủy lực nhờ hệ thống van ống. Bên cạnh đó, với lớp vật liệu đệm có bề mặt
riêng lớn (110m²/m³) nên hàm lượng sinh khối vi sinh tạo ra lớn, nâng cao khả năng chịu
sốc của vi sinh (với bất cứ thay đổi bất thường nào về lưu lượng cũng như tính chất của
nước thải đầu vào) cao hơn nhiều so với các công nghệ sinh học truyền thống như phương
pháp hiếu khí bùn truyền thống Aerotank, xử lý theo mẻ SBR, hoặc dạng cơng nghệ tích
hợp giữa 2 phương pháp đó (có thể gọi tạm là AST). Với những cơng nghệ sinh học cũ này,
đòi hỏi nhân viên vận hành phải có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Mặt khác trong cơng nghệ (FBR) vật liệu đệm có bề mặt riêng lớn, mật độ vi sinh lớn
và ổn định nên cho phép giảm thời gian lưu nước và giảm chi phí đầu tư xây dựng. Các
cơng nghệ sinh học truyền thống như Aerotank, SBR, hoặc AST cần nhiều diện tích do theo
lý thuyết phải thiết kế các bể sinh học nặng nề, cồng kềnh…
Lượng bùn cặn sinh ra trong quy trình FBR giảm hẳn so với các cơng nghệ sinh học
truyền thống như Aerotank, SBR. Do vậy, giảm được chi phí về quản lý cũng như xử lý
bùn.
Nước thải sau khi được khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 14:2008, cột B và được bơm
ra nguồn tiếp nhận.
* Công nghệ xử lý bùn thải:
Giá thể dạng cầu và màng lọc MBBR có tác dụng nâng cao chỉ số bùn trong các ngăn,
giúp làm giảm lượng bùn dư.



Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ KIỂM SỐT HỆ
THỐNG
II.1. Bể điều hòa, thu gom
Thiết bị và nguyên lý hoạt động
- Thiết bị của bể bao gồm:
• Phao mực nước điều khiển bơm.
- Nguyên lý hoạt động: Bơm hoạt động theo nguyên lý nêu trong mục mô tả nguyên
lý hoạt động của các thiết bị trong trạm xử lý nước thải.
Qui trình vận hành
Nước thải từ nhà máy được thu gom vào hệ thống thoát nước thải và dẫn về hầm bơm
+ bể tách mỡ T01. Tại đây một phần dầu mỡ và rác có kích thước lớn giữ lại. Nước thải
được 02 bơm nước thải vận chuyển lên bể điều hòa T02.
Bảng 3. Các sự cố thường gặp và cách khắc phục
STT

SỰ CỐ

01

Bơm hoạt động
nhưng nước không
lên

02

Bơm không hoạt
động


03

Bơm hoạt động liên
tục

NGUYÊN NHÂN

CÁCH KHẮC PHỤC
- Kéo bơm lên kiểm tra và vệ
- Bơm bị nghẹt rác, bùn…; sinh rác nếu bơm bị nghẹt;
- Thay thế guồng bơm nếu bơm
- Guồng bơm bị hỏng.
bị hỏng.
- Kiểm tra lại điện nguồn cấp
- Hệ thống điện của bơm có
cho bơm và các thiết bị đóng cắt
vấn đề;
trong tủ điện;
- Phao điều khiển bơm bị
- Kiểm tra phao điều khiển và
kẹt.
khắc phục.
- Kiểm tra lại điện nguồn cấp
- Hệ thống điện của bơm có
cho bơm và các thiết bị đóng cắt
vấn đề;
trong tủ điện;
- Phao điều khiển bơm bị
- Kiểm tra phao điều khiển và

kẹt.
khắc phục.

II.2. Cụm bể sinh học Thiếu khí T02, bể sinh học hiếu khí T05
Thiết bị và nguyên lý hoạt động
- Thiết bị của bể T02 bao gồm:

• Giá thể dạng cầu
- Thiết bị của bể T03 bao gồm:

• Đĩa khí.
• Bơm nội tuần hồn RP05.
- Ngun lý hoạt động:
• Motor hoạt động theo nguyên lý nêu trong mục mô tả nguyên lý hoạt động của các
thiết bị trong trạm xử lý nước thải.


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

• Máy thổi khí hoạt động theo nguyên lý nêu trong mục mô tả nguyên lý hoạt động
của các thiết bị trong trạm xử lý nước thải.
• Bơm nội tuần hồn hoạt động theo nguyên lý nêu trong mục mô tả nguyên lý hoạt
động của các thiết bị trong trạm xử lý nước thải.
Qui trình vận hành
Cụm bể được vận hành theo quy trình:
- Nước thải được bơm từ bể điều hịa T01 lên bể Anoxic T02 với lưu lượng trung
bình 0.06-0.098 m3/h. Tại bể T03, quá trình khử Nito được diễn ra, pH ổn định cho q
trình cần kiểm sốt trong khoảng 6.8 – 7.8. Trong bể, đảm bảo quy trình khử Nito các thiết
bị khuấy trộn phải hoạt động liên tục để tránh cho việc lắng bùn trong bể và giảm q trình
tiếp xúc của bùn hoạt tính với cơ chất.

- Nước thải sau q trình xử lý thiếu khí để xử lý TN, tiếp tục chảy xuống bể hiếu
khí (HK) T02. Tại bể HK T02, duy trì DO (oxy hòa tan trong bể) trong khoảng 1.5 – 2.5
mg/l bằng việc duy trì hoạt động máy thổi khí.
- Cuối bể HK T03 có bơm nội tuần hồn nước về bể T02. Để cho quá trình xử lý TN
của T04 đạt hiệu quả cần duy trì liên tục bơm nội tuần hoàn.
- Nước từ T05 tự chảy qua T06 bằng ống tự chảy.
Thơng số kiểm sốt
- Duy trì dịng nội tuần hồn từ T05 về T04 khoảng 1-2Q.
- Duy trì SV30 trong bể T05 từ 250-450ml/l và SV60 trong bể T05 từ 200-400ml/l.
- MLSS trong bể T05 2000-4000 mg/l
- Duy trì SVI<150 ml/g.
- Giá trị pH từ 6.5-8.5.
- Bùn tuần hoàn từ T06.
- Giá trị oxy hòa tan (DO) từ 1.5-2.5mg/l.
Cách kiểm sốt các thơng số:
- Dịng tuần hồn
Dịng tuần hồn từ bể hiếu khí T05 về bể thiếu khí được kiểm sốt bởi thiết bị đo DO
tại bể Anoxic. Dịng tuần hồn phải đảm bảo có mặt nitrat (NO 3-) trong bể T05 (bởi q
trình nitrat hóa), và được bơm quay về bể Anoxic để tiếp tục cho quá trình khử nitrat (Nito
hóa). Q trình này diễn ra tại bể Anoxic khi khơng có hoặc rất ít sự hiện diện của Oxy hòa
tan. Do vậy, nồng độ oxy hòa tan phải được kiểm soát bởi thiết bị đo DO online tại bể
Anoxic.
Oxy hòa tan được cung cấp vào bể Anoxic liên tục bởi dịng tuần hồn. Do vây, dịng
tuần hồn sẽ ngưng hoặc giảm khi DO tăng cao > 0.5 mg/l


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

- SV30 và SV60
SV30 thể hiện thể tích bùn trong bể sinh học hiếu khí. Chỉ số này cịn thể hiện trạng

thái của bùn trong hệ thống. Chỉ số này được xác định bằng cách múc hỗn hợp bùn+nước
trong nón imholf và để lắng trong 30 phút. SV30 được kiểm soát bằng cách xả bùn và kiểm
soát tải lượng nạp vào.
SV60 thể hiện thể tích bùn trong bể sinh học hiếu khí. Chỉ số này còn thể hiện trạng
thái của bùn trong hệ thống. Chỉ số này được xác định bằng cách múc hỗn hợp bùn+nước
trong nón imholf và để lắng trong 60 phút. SV30 được kiểm soát bằng cách xả bùn + kiểm
sốt tải lượng nạp vào và địng bùn tuần hoàn từ T05 về T04.
- MLSS
MLSS cho biết nồng độ vi sinh trong bể T05. Giá trị MLSS nên nằm trong khoảng 2.0
– 4.0 g/l (giá trị kiểm soát).
o Khi hệ thống xử lý với tải lượng thấp (lưu lượng vào < 100 m 3/ngày) thì nồng độ
MLSS nên duy trì khoảng 1.0 – 2.0 g/l (tương đương SV60 trong khoảng 100 – 200 ml/l).
Để duy trì nồng độ MLSS trong bể hợp lý, chỉ cần kiểm soát tốt quá trình bơm bùn dư
bằng bơm. Những bơm này được vận hành với thời gian được cài đặt trên tủ điện và vận
hành bằng tay với giám sát của người vận hành.
Quy trình xả bùn dư:
Bùn dư phải được bơm liên tục ra ngồi. Bởi vì, khi có thức ăn (là COD) thì bùn sẽ
phát triển. Vì vậy, khi có nước thải vào hệ thống, bùn sẽ phát triển (MLSS gia tăng) và bùn
cần phải được bơm ra ngoài. Trong hệ thống XLNT mới việc này được thực hiện bởi bơm
bùn elip tuần hồn của bể lắng T06 bằng cách khóa van tuần hoàn về bể T04 và mở van xả
bùn ra hồ chứa bùn của hệ thống.
 Quy trình xả bùn: Thời gian bơm bùn dư khi SV60 bể Aerotank lớn hơn 400 ml/l

(bùn lắng trong nón Imhoff ở 60 phút). Mức xả bùn đến khi SV về khoảng 400 ml/l thì
ngưng cho đến khi SV60 bể > 450 ml/l tiếp tục cho kỳ xả bùn.
- SVI
Chỉ số thể tích bùn (SVI) biểu thị khả năng lắng bùn hoạt tính. Nó được đo bằng thể
tích bùn lắng trong thời gian lắng bùn 30 phút, đo bằng [mg/gMLSS]. Khi giá trị SVI nhỏ
hơn 150 ml/g, có nghĩa bùn lắng tốt.
SVI =


SV
MLSS

SV: Thể tích bùn (ml/l)
MLSS: Nồng độ bùn hoạt tính (g/l).


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Lưu ý: khi SV trong bể quá cao thì ta phải pha lỗng sau đó xác định SVI theo cơng
thức trên và nhân hệ số pha loãng sẽ được SVI thực tế.
+ SVI < 50 ml/g: pinfloc potential
+ 50 < SVI < 100 ml/g: tốt nhất
+ 100 < SVI < 150 ml/g: Filament growth (Có sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi)
+ 150 < SVI < 200 ml/g: Bulking at high flows (bùn tương đối khó lắng)
+ 200 < SVI < 300 ml/g : Bulking (bùn khó lắng)
+ SVI > 300 ml/g : Severe bulking (bùn không lắng).
Khi giá trị SVI trên 150 ml/gMLSS, có nghĩa bùn lắng trong bể lắng có sự cố và bùn
khó lắng trong bể. Bùn phát triển làm cho SVI cao bởi nhiều lý do. Khi SVI cao, quy trình
vận hành tổng quát và các cài đặt cần phải được kiêm tra và xem xét lại. Trong trường hợp
giá trị SVI quá cao, bùn nổi lên và tràn ra ngồi thì phải kiểm tra và có giải pháp khắc phục.
- pH bể Anoxic – Aerotank.
pH tối ưu trong bể Oxic nằm trong khoảng 6.5 – 8.5. Khi q trình nitrat hóa xảy ra,
pH sẽ giảm. Thơng thường độ giảm pH này sẽ được cân bằng bởi quá trình khử nitrat và
lượng nước bổ sung.
Hệ thống hoạt động qua tủ điều khiển sau:

Quy trình vận hành tủ điều khiển:
Nút thổi khí 1: Điều khiển máy thổi khí thứ nhất, có 2 chế độ thủ cơng Manual ( điều

khiển tay ) và Tự động Auto ( Tự động hoạt động khí có nước thải trong hệ thống )
Nút thổi khí 2: Điều khiển máy thổi khí thứ hai, có 2 chế độ thủ cơng Manual ( điều
khiển tay )và Tự động Auto ( Tự động hoạt động khí có nước thải trong hệ thống )
Nút dừng khẩn cấp: Dừng tồn bộ hệ thống khi có sự cố xảy ra


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Các nút Bơm 1, Bơm 2, Bơm 2: Điều khiển các máy bơm tương ứng
Nút nguồn: Nút tắt mở hệ thống.
Nút Auto-Off-Man: Vận hành toàn bộ hệ thống tự động ( Auto), dừng hệ thống ( Off)
hay vận hành bằng tay ( Man)


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Bảng: Các sự cố vi sinh thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
HIỆN TƯỢNG
1. HỆ THỐNG KHÍ
Có hiện tượng nổi bọt mạnh
khắp mặt bể, bóng khí lớn, to rõ.
Khí, bùn mặt bể không đều, bùn
chết hoặc xáo trộn không đầy đủ
trong một vài nơi trong bể.

Cung cấp thừa khí nhưng khơng
có dấu hiệu thay đổi rõ ràng về
chất hữu cơ hay chế độ thuỷ lực.
Khó để điều chỉnh giữ ở mức
DO vừa đủ.


2. VẤN ĐỀ BỌT

NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ
Cung cấp quá nhiều oxy tao
DO cao, bùn bị biến dạng.
Nghẽn ống cấp khí.
Cung cấp khí kém gây DO
thấp.

+ Rị rỉ khí trong hệ thống
ống.
+ Ống cấp khí bị nghẽn.
+ Khơng khí ra mạnh tại các
đầu ống tạo ra các điểm sôi
trên bề mặt gần các đầu ống.
+ Quá tải các chất hữu cơ
(BOD, COD) trong quá trình
phát triển bùn.

CẦN KIỂM TRA

ỨNG CỨU SỰ CỐ

DO phải nằm trong khoảng 1.0
– 2.5 mg/l dọc theo khắp bể.
+ Kiểm tra nhật ký thời gian
cuối cùng vệ sinh ống cấp khí.
+ Kiểm tra các điểm trong ống
cấp khí có bị nghẽn khơng.

+ Kiểm tra DO trong khoảng
cần thiết khắp bể.
+ Kiểm tra việc sục khí đều
trong bể.
+ Kiểm tra lượng bùn tuần hoàn
và chiều sâu lớp bùn trong bể
lắng.
+ Kiểm tra ống và các chỗ nối.
+ Kiểm tra lần cuối vể sinh ống
cấp khí.
+ Kiểm tra các điểm bị nghẽn.
+ Kiểm tra lượng chất thải hữu
cơ vào bể.

Giảm lượng khí cung cấp để duy trì DO
trong khoản cần thiết.
+ Nếu ống cấp khí chưa được vệ sinh
trong vịng 12 tháng thì phải vệ sinh lại.
+ Nếu có một số điểm bị nghẽn thỉ phải
vệ sinh lại tất cả hệ thống ống trong bể.
+ Tăng cung cấp oxy để duy trì oxy
trong khoản cần thiết.
+ Điều chỉnh van để giữ lượng khí sục
đều và đủ.
+ Điều chỉnh lượng bùn tuần hoàn.

+ Làm chặt lại các khớp nối hoặc thay
thế nếu cần.
+ Nếu ống cấp khí chưa được vệ sinh
trong vịng 12 tháng thì phải vệ sinh lại.

+ Nếu có một số điểm bị nghẽn phải vệ
sinh lại tất cả hệ thống ống trong bể.
+ Nếu lượng chất hữu cơ lớn hơn 25%
khả năng vận hành lý tưởng, giảm đến
mức bình thường.


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Bảng: Các sự cố vi sinh thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
HIỆN TƯỢNG

NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ

Trắng, dày, cuộn to hoặc sủi bọt + Quá tải (hoặc lượng bùn
trên bề mặt bể.
cịn ít) trong q trình khởi
động.
+ Thải bùn q nhiều gây ra
quá tải (MLSS giảm).
+ Do trong nước cao.
+ Lượng cao các chất độc,
như kim loại, chất oxy hoá,
chất thải, nhiệt độ thấp, thay
đổi nhiệt độ của chất thải…
+ Phần rắn bị cuốn ra từ bể
lắng.

CẦN KIỂM TRA
+ Kiểm tra lưu lượng nước thải

vào và lưu nồng độ bùn trong
bể.
+ Kiểm tra bể lắng có bị tràn
bùn hay khơng.
+ Kiểm tra DO.
+ Kiểm tra các hướng có thể
thay đổi:
-Giảm MLSS.
-MCRT giảm, tuổi bùn.
-Tăng tỉ lệ F/M
-Thay đổi DO
-Tăng lượng bùn thải
-Kiểm tra các chất bên trong
MLSS
+ Xem thay đổi nhiệt độ dòng
chảy nước thải vào. Kiểm tra
thời gian lưu bùn và lưu lượng
dòng chảy trong bể lắng.

ỨNG CỨU SỰ CỐ
+ Giảm lượng nước thải vào bể, giảm
lượng bùn bị thải ra, tuần hoàn toàn bộ
bùn.
+ Hạn chế nhất lượng bùn thải ra.
+ Giữ DO ở mức 1.0-2.5 mg/l. Chắc
chắn rằng hệ thống cung cấp khí ổn định
(khơng rị rỉ hay bị nghẽn).
+ Giảm lượng WAS (bùn thải ra) không
quá 10% ngày cho đến khi các thông số
ổn định. Tăng lượng RAS (bùn tuần

hồn).
+ Thay đổi lại đặc tính của bùn, nếu có
thể thải hết bùn mà khơng tuần hồn, tạo
lên một thế hệ bùn mới.
+ Tạo nhiệt độ ổn định.

+ Điều chỉnh dịng chảy để bùn khỏi
thốt ra.
Bọt sáng bóng, tối nâu trong bể.

Lượng nước thải thấp (hay
MLSS cao) do việc lượng

+ Kiểm tra các hướng thay đổi
sau:

+ Tăng lượng WAS (bùn thải ra) không
quá 10% ngày cho đến khi quá trình vận


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Bảng: Các sự cố vi sinh thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
HIỆN TƯỢNG

NGUN NHÂN CĨ THỂ
bùn thải khơng đủ.

3. DỊNG THẢI RẮN VÀ SỰ CUỐN LÊN CỦA BÙN
Bùn dạng đám mây đồng thể + Thiết bị hỏng.

trong những vùng nhất định của + Khơng khí bị giữ lại trong
bể lắng. Có khả năng lắng tốt bùn hoặc xẩy ra quá trình khử
nhưng có một lớp nổi trên bề nitơ.
mặt.
+ Nhiệt độ hiện tại.
+ Bùn bị cuốn trôi do chế độ
thuỷ lực quá tải.

CẦN KIỂM TRA

ỨNG CỨU SỰ CỐ

- Tăng MLSS.
- Tăng MCRT, tuổi bùn.
- Giảm tỉ lệ F/M.
- DO giữ nguyên khi tăng lượng
khí cung cấp.
- Giảm trọng lượng WAS (bùn
thải ra).
- Dịng chảy sau bể hiếu khí có
lượng nitrat cao hơn 1.0 mg/l.
- Giảm pH trong các bể.

hành trở lại bình thường và kiểm sốt
được bọt.

+ Kiểm tra lại thiết bị: bơm bùn
thải và bơm tuần hoàn bùn.
+ Kiểm tra lượng bùn thải.
+ Kiểm tra lại khả năng lắng

của bùn và khuấy nhẹ xem có
khí thốt ra khơng. Nếu có khí
thốt ra kiểm tra lại lượng nitrat
trong nước thải bể lắng.
+ Kiểm tra nhiệt độ và DO
trong bể lắng.
+ Kiểm tra thời gian lưu nước
trong bể hiếu khí và tải lượng
bề mặt bể lắng.

+ Sữa chữa thiết bị nếu bị hỏng.
+ Điều chỉnh RAS và tốc độ chảy để đạt
lượng bùn nhất định trong bể lắng.
+ Nếu không phải do q trình khử nitơ,
ngun nhân có thể như mục A.
+ Nếu nhiệt độ vượt quá 1 đến 2 độ giữa
điểm trên cùng và điểm dưới cùng bể,
thì ta phải hiệu chỉnh lại nhiệt độ nước
thải đầu vào.
+ Giảm lượng RAS để giữ lượng bùn
cao trong bể lắng.
+ Nếu thay đổi chế độ vận hành để tạo
lại bùn hoặc đạt chế độ vận hành ổn


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Bảng: Các sự cố vi sinh thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
HIỆN TƯỢNG


NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ

Bùn dạng đám mây đồng thể Quá tải (MLSS thấp) do tuổi
trong những vùng nhất định của bùn thấp và tỉ trọng thấp.
bể lắng. Khả năng lắng chậm và
có nhiều chất lơ lửng.
4. KÍCH THƯỚC KHỐI LƯỢNG BÙN
Các đám mây bùn dâng lên và + Lượng chất hữu cơ vào
đầy khắp nơi trong bể lắng.
hoặc DO không đúng.
+ Vi khuẩn dạng sợi.
+ Hiện tượng dinh dưỡng
khơng đầy đủ.
+ DO thấp trong bể sinh học
hiếu khí.
+ pH trong bể nhỏ hơn 6.5

CẦN KIỂM TRA
Kiểm tra các hướng
+ Giảm MLSS.
+ Giảm MCRT, tuổi bùn.
+ Tăng tỉ lệ F/M.
+ Kiểm tra các hướng
- Giảm MLSS.
- Giảm MCRT, tuổi bùn.
- Tăng tỉ lệ F/M.
- Thay đổi DO.
+ Kiểm tra bằng kính hiển vi để
xác định loại vi khuẩn.
+ Nếu xác định có loại vi khuẩn

này.
+ Kiểm tra tỉ lệ dinh dưỡng
trong nước thải phải đạt
BOD:N:P 100:5:1
+ Kiểm tra khả năng lắng của
nước thải hàng giờ.
+ Kiểm tra DO tại các điểm
khác nhau trong bể.
+ Kiểm tra chiều tăng giảm pH.
+ Kiểm tra xem có xảy ra hiện

ỨNG CỨU SỰ CỐ
định.
Giảm WAS không lớn hơn 10%/ ngày
đến khi vận hành lại bình thường.

+ Giảm WAS khơng lớn hơn 10%/ ngày
đến khi vận hành lại bình thường.
+ Tăng lượng RAS để cuốn trôi chất rắn
ra khỏi bể lắng đến khi quá trình vận
hành trở lại bình thường.
+Nếu khơng có vi khuẩn dạng sợi, xem
lại mục A trên.
+ Sử dụng chlorine vào dịng nước thải
với lưu lượng 5-10mg/l nếu có vi khuẩn
dạng sợi.
+ Nếu lượng dinh dưỡng không đủ cần
phải bổ sung.
+ Kiểm tra khả năng lắng sau khi bổ
sung chất dinh dưỡng.

+ Chỉnh bơm, van để tăng lượng khí nếu
DO thầp hơn 0.5mg/l. Nếu DO gần như
bằng tại một điểm nào đó, nhưng tại các
vùng khác của bể lại lớn hơn 1, phải


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Bảng: Các sự cố vi sinh thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
HIỆN TƯỢNG

NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ

CẦN KIỂM TRA

ỨNG CỨU SỰ CỐ

tượng nitrat hoá trong điều kiện kiểm tra lại hệ thống ống khí.
nước ấm hoặc tỉ lệ F/M thấp.
+ Nếu pH nhỏ hơn 6.5, cần kiểm tra
nguồn làm thay đổi pH. Nếu có thể cắt
nguồn đó hoặc hiệu chỉnh nguồn. Điều
chỉnh pH trước khi cho vào bể.
+ Nitrat hoá là khơng cần thiết, tăng
lượng WAS 10%/ ngày để dừng q
trình nitrat hố. Nếu q trình nitrat hố
là cần thiết, tăng cường pH bằng cách
tăng thêm hoá chất.
5. BÙN KẾT CỤC
Bùn vón cục phân tán rải rác Q trình khử nitơ trong bể + Kiểm tra độ tăng nitrat trong

trong bể lắng. Có bong bóng lắng.
bể lắng.
trên bề mặt bể. Khả năng lắng
+ Kiểm tra các thông số đầu
tốt nhưng bùn bụ nổi một phần
vào.
hay tất cả sau 4h lắng
+ Kiểm tra DO và nhiệt độ
trong bể lắng.
+ Kiểm tra RAS.

+ Tăng lượng WAS 10%/ ngày để giảm
hoặc điều chỉnh mức độ nitrat hoá. Nếu
nitrat hoá là cần thiết, điều chỉnh nitrat
hoá giảm đến mức tối thiểu.
+ Giữ nguyên lượng WAS với lượng
MCRT, tuổi bùn thích hợp.
+ Giữ nguyên DO tại 1 điểm thấp nhất
(1mg/l). Chắc chắn rằng khí được phân
tán đều khắp trong bể hiếu khí.
+ Điều chỉnh lượng RAS phù hợp.

6. DỊNG CHẢY RA VẨN ĐỤC
Dịng chảy ra vẫn đục và có + MLSS trong bể hiếu khí + Kiểm tra bằng kính hiển vi + Nếu khơng có vi khuẩn protozoa, có
chứa nhiều chất lơ lửng. Nước thấp trong quá trình khởi xem nước thải ra và bùn hoạt thể xảy ra hiện tượng bội thực chất hữu


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

Bảng: Các sự cố vi sinh thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

HIỆN TƯỢNG

NGUN NHÂN CĨ THỂ

ra lắng kém và có bùn nổi vẫn động.
đục.
+ Lượng chất thải hữu cơ cho
vào tăng.
+ Bể hiếu khí bị thiếu lượng
nước thải vào (MLSS quá
cao) do bùn già trong hệ
thống.

CẦN KIỂM TRA

ỨNG CỨU SỰ CỐ

tính.
+ Kiểm tra sự hiện diện của vi
khẩun protozoa.
+ Kiểm tra lượng chất thải hữu
cơ vào.
+ Kiểm tra DO.
+ Kiểm tra hướng thay đổi:
- Tăng MLSS.
- Tăng MCRT, tuổi bùn.
- Giảm F/M.
- Giảm WAS.
- Giảm chất hữu cơ đầu vào.
+ Kiểm tra bùn nổi trong bể

hiếu khí.

cơ.
Giảm RAS 10%/ngày để đưa các thông
số đầu vào đạt mức độ cần thiết, tăng
lượng RAS.
+ Kiểm tra lượng khí và điều chỉnh van,
bơm để đạt mức DO 1.0-2.5mg/l.
+ Nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn
protozoa nhưng khơng hoạt động thì
nước thải bị nhiễm độc.
Điều chỉnh RAS.

7. BÙN DẠNG TRO, NHỎ HOẶC PHÂN TÁN
Bùn phân tán tốt khắp bể lắng Lượng chất thải thấp vì tuổi + Kiểm tra các hướng tăng sau: + Tăng lượng nước thải lên 10%/ngày
với một phần nhỏ bùn tích luỹ bùn già trong hệ thống.
- Tăng MLSS.
đến khi vận hành bình thường.
trên mặt.
- Tăng MCRT, tuổi bùn.
+ Giữ mức RAS thích hợp.
- Tăng tỉ lệ F/M.
- DO giữ nguyên khi tăng
lượng khí sục.
- Giảm WAS.
- Giảm lượng nước thải.
+ Kiểm tra bùn nổi trong bể


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải


Bảng: Các sự cố vi sinh thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
HIỆN TƯỢNG

NGUN NHÂN CĨ THỂ

CẦN KIỂM TRA

hiếu khí.
Những phần nhỏ giống dạng tro + Bắt đầu quá trình khử nitơ. + Khuấy bùn nổi trên bề mặt
nổi trên bề mặt bể lắng.
+ Lượng dầu mỡ quá tải trong sau 30 phút lắng.
nước thải.
+ Kiểm tra lượng dầu mỡ trong
MLSS, kiểm tra hệ thống tách
dầu.
+ Kiểm tra lượng dầu mỡ trong
nước thải đầu vào.

Bùn nổi to có đường kính
khoảng 0.6cm hoặc to hơn khắp
bể lắng. Lắng tốt. Bùn khơng
kết dính tốt, dưới đáy bể với
một khoảng bùn nổi.

Lượng nước thải vào hơi ít do + Kiểm tra hướng thay đổi
thay đổi lượng nước thải.
- Giảm MLSS.
- Giảm MCRT, tuổi bùn.
- Tăng tỉ lệ F/M.

- Lượng khí ít hơn nhưng vẫn
duy trì được DO. Tăng WAS.
- Tăng hoặc giảm nước thải đầu
vào.
+ Kiểm tra bùn nổi trong bể
hiếu khí.

ỨNG CỨU SỰ CỐ
+ Nếu bùn có thốt bọt bóng, và lắng
xuống, xem phần 5.
+ Nếu khơng có khí thốt ra có thể xảy
ra trường hợp xem phần 5.
+ Nếu lượng dầu mỡ lớn hơn 15% khối
lượng trong MLSS, sửa hoặc thay thế hệ
thống tách dầu.
+ Nếu lượng dầu lớn trong nước thải đầu
vào thì cần cải tạo bể tách dầu.
Tăng lượng nước thải 10%/ngày để đưa
trở lại trạng thái vận hành bình thường.

+ Giảm lượng khí cấp để đưa DO xuống
thấp nhất (1mg/l).


Tài liệu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành hệ thống hợp khối xử lý nước thải

CHƯƠNG III. VẬN HÀNH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ
V.1. Đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ
Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Bảo Sơn sẽ tổ chức đào tạo chuyên môn

cho các Cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải cho
Đơn vị sử dụng với nội dung đào tạo bao gồm:
- Quy trình cơng nghệ xử lý;
- Quy trình vận hành, bảo trì hệ thống xử lý;
- Cách thức bảo hành bảo trì;
- An tồn lao động và phịng tránh cháy nổ trong quá trình vận hành hệ thống;
- Phương thức xử lý sự cố trong những trường hợp khẩn.
V.2. Bảo hành công trình.
Thời gian bảo hành cho tồn bộ hệ thống xử lý là 12 tháng kể từ ngày nghiệm
thu cơng trình.
Sau thời kỳ bảo hành, chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra để bảo trì định kỳ hệ
thống:
- Bảo trì định kỳ máy móc bao gồm: Hệ thống thiết bị do chủ đầu tư thực hiện
06 tháng/lần.
- Công nhân vận hành hệ thống phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động ổn
định của máy móc, tra dầu mỡ giúp bơi trơn và phát hiện sớm những hư hỏng do
điều kiện khách quan (nếu có).
Trong trường hợp xảy ra sự cố vui lịng liên lạc với chúng tơi theo địa chỉ:

Cơng ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Bảo Sơn.
Địa chỉ: Số nhà 227, Tổ 12, P. Đoàn Kết, Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02133.791.010

Fax: 02133.791.010

Chúng tôi cam kết sẽ có mặt trong vịng 24h.

18




×