Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bố mẹ vô tình tẩm bổ giun cho con vì sợ thiếu chất ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.08 KB, 5 trang )

Bố mẹ vô tình tẩm bổ giun cho
con vì sợ thiếu chất



Nhiều ông bố bà mẹ không để ý, họ cứ tưởng do thiếu ăn, ăn không
đủ chất nên kéo theo việc bé suy dinh dưỡng. Nhưng trên thực tế lại
do con nhiễm giun mà bố mẹ không hề biết.

Xót xa nhìn con ngày một xanh xao Từ khi bé Tú ra đời, sự tròn trịa,
trắng trẻo của bé khiến tất thảy mọi người trong gia đình ai ai cũng đều
hạnh phúc khôn nguôi. Bé lớn nhanh như thổi và chị Mỹ (Thụy Khê, Hà
Nội) – mẹ bé rất hài lòng. Tuy nhiên, khi Tú vừa tròn 2 tuổi bỗng bé
biếng ăn hơn trước, da mặt ngày càng xanh xao, cân tụt giảm nhanh
chóng, có dấu hiệu bé suy dinh dưỡng. Ban đầu chị nghĩ có thể do sữa
bé ăn không còn phù hợp nữa, chị tìm mua các loại sữa khác, thực phẩm
thay đổi các kiểu để bé ăn ngon miệng hơn nhưng càng đổi chị càng thấy
rõ sức khỏe của con không tiến triển. Đến khi thấy con khóc liên tục,
kêu đau bụng đặc biệt vùng quanh rốn, rồi thậm chí có nhiều hôm ăn vào
là nôn, chị lo lắng đưa con vào viện khám. Chị tá hỏa khi biết bé Tú bị
nhiễm giun. Tại đây chị mới biết rằng mình chăm con sai cách. Chị cứ
nghĩ cho bé ăn nhiều thịt tái, trứng lòng đào mới nhiều vitamin, chị
không biết rằng đồ tái, đồ sống như vậy là hiểm họa với sức khỏe của
con.


Nhiều ông bố bà mẹ không để ý, họ cứ tưởng do thiếu ăn, ăn không đủ
chất nên kéo theo việc bé suy dinh dưỡng. Sự thật không phải như vậy!
(Ảnh minh họa) Chị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) nhớ như in ngày chị
thấy bé đi ngoài lỏng và có kèm theo giun. Chị lo lắng và đưa con đi
khám. Chị tâm sự: “Con mình đang khỏe mạnh hồng hào bỗng dưng một


ngày gầy ốm xanh xao, hay ho hắng, sốt âm ỉ. Ban đầu mình nghĩ do con
ăn chưa đủ chất nhưng càng bổ sung dinh dưỡng, con càng không khỏe,
xanh rớt”. Tại bệnh viện, chị được bác sĩ giải thích rằng do con nhiễm
giun nên sức đề kháng của bé rất kém nên khả năng bị ho hắng, sốt, sổ
mũi là điều khó tránh khỏi. Trẻ em nằm trong đối tượng mắc nguy cơ
nhiễm giun rất cao. Một số loại giun phổ biến mà trẻ thường mắc phải
đó là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Giun đũa, giun tóc là hai
loại giun điển hình mà trẻ gặp phải. Trứng giun đi ra từ người bị nhiễm,
chúng được phát tán trong đất, nước, rau… Nếu bậc phụ huynh và trẻ
nhỏ có thói quen vệ sinh kém thì chắc chắn việc nhiễm giun là một sớm
một chiều. Bên cạnh đó giun kim nhẹ, có thể bị phát tán trong không khí
và người lớn, trẻ nhỏ đều có thể hít phải. Ban đêm, giun kim thường bò
ra ngoài hậu môn để đẻ trứng, trẻ em không biết và gãi, lúc này trứng
giun kim sẽ bám vào đầu ngón tay và nếu trẻ mút tay, ăn bốc thức ăn,
tay không rửa sạch, giun kim sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể. Cuối
cùng là giun móc, đây là loại giun nhiễm qua da. Ấu trùng giun móc
sống trong đất, nếu như bé nghịch đất, tiếp xúc đất ở chân trần, không
đeo găng, ấu trùng giun móc sẽ đi thẳng qua da và nhiễm vào cơ thể bé
dễ dàng. Chăm sóc sức khỏe toàn diện khi con nhiễm giun Trả lời về
vấn đề này, Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên
cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn
trùng Quy Nhơn) cho biết, những bé bị nhiễm giun nhẹ có thể không có
triệu chứng gì biểu hiện ra bên ngoài song khi nhiễm nặng hơn, trẻ
thường bị đau bụng, tiêu chảy, mệt, lờ đờ, choáng váng, không lên cân
thậm chí sút cân. Khi giun thâm nhập vào cơ thể, bé có nhiều khả năng
bị mất máu gây ra thiếu máu, mất sắt, protein. Giun khiến cơ thể trẻ khó
có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, khiến bé ăn không ngon,
biếng ăn… Khi thâm nhập vào cơ thể trẻ, các loại giun sẽ sinh sống bằng
cách hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng đó chính là lý do khiến trẻ
xanh xao, gầy yếu. Không những thế nếu không được chữa trị kịp thời,

bé dễ bị tắc ruột, giun chui vào ống mật, viêm đường mật, sỏi mật, suy
tim… Phòng tránh và tẩy giun kịp thời là những việc làm vô cùng quan
trọng và cần thiết bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tẩy giun cho bé chỉ là một
biện pháp, quan trọng hơn cả là việc phòng bệnh. Phụ huynh nên phối
hợp với nhà trường trong việc bảo vệ sức khỏe con em mình. Khi sống
trong tập thể (gia đình hay trường lớp) nếu một cá nhân bị bệnh thì bé
nhà mình bị lây bệnh có nguy cơ cao. Nhiều cha mẹ với quan điểm
xưa cũ là cho bé ăn thịt tái, trứng tái, đồ sống, đồ trần vì nghĩ vậy thì
vitamin trong đồ ăn mới được giữ, không bị mất, song thực phẩm tái đó
lại chứa đựng một ổ giun lớn.
Cha mẹ nên vệ sinh tay chân cho bé thường xuyên (Ảnh minh họa)
Tóm lại, cha mẹ cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé, cho bé ăn chín
uống sôi. Hạn chế trẻ tiếp xúc trực tiếp với đất bẩn, nếu có thể nên cho
bé đeo găng, đi giày trước khi chơi trò chơi đó. Tránh bé mút tay, ngậm
tay, luyện cho bé thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi học, đi
chơi về nhà, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi với vật nuôi. Cha mẹ lưu ý
thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho con, định kỳ cho bé tẩy giun
2 lần 1 năm. Ngoài ra, việc vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung
quanh là việc làm vô cùng quan trọng mọi người nên làm. Cuối cùng,
khi có bất cứ một dấu hiệu nghi ngờ nào trẻ bị nhiễm giun, cha mẹ cần
đưa con tới ngay bệnh viện để kiểm tra và thăm khám.

×