Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đánh giá khả năng tích tụ sinh học PCBs và PAHs vùng hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH TỤ SINH HỌC CHẤT Ơ NHIỄM HỮU CƠ
BỀN PCBs và PAHs VÙNG VỊNH HẠ LONG
ThS. Dương Thanh Nghị(1), PGS.TS. Trần Đức Thạnh(1),
TS. Trần Văn Quy(2); PGS.TS. Đỗ Quang Huy(2)
(1): Viện Tài nguyên và Môi trường biển, số 246 đường Đà Nẵng, Hải Phòng; (2): Khoa Môi
trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Email:
Tóm tắt : Chất ơ nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs được khảo sát đồng bộ trong ba hợp phần
mơi trường nước, trầm tích và sinh vật trong Vịnh Hạ Long vào hai đợt(tháng 10 năm 2008 và
tháng 2 năm 2009). Kết quả cho thấy, trong môi trường nước: nồng độ ∑PCBs là 51,09 62,31ng/l, nồng độ ∑PAHs là 5,69 - 8,66µg/l; trong mơi trường trầm tích: nồng độ ∑PCBs là
3,31 - 6,92ng/g khơ, nồng độ ∑PAHs là 99,04 - 100,47µg/kg khơ; trong mơ thịt sinh vật (ngao,
tôm, cá): nồng độ ∑PCBs là 37,39 - 173,63ng/g khơ, ∑PAHs là 2034 - 2583µg/kg khơ. Mức độ ô
nhiễm PCBs và PAHs trong các hợp phần môi trường Vịnh Hạ Long có tính chất mùa, và khả
năng tích tụ sinh học của chúng biến thiên tăng dần từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao
trong chuỗi thức ăn.
Từ khóa: Ơ nhiễm hữu cơ bền, PCBs, PAHs, tích tụ sinh học, Vịnh Hạ Long.
Abtract:
The persistent organic pollutants PCBs and PAHs were determined in three components water,
sediment and tissues of Ha Long bay in Vietnam (in October 2008 and February 2009). Results
show that the concentration in water: ∑PCBs are 51.09 - 62.31ng/l, ∑PAHs are 5.69 - 8.66µg/l;
in surface sediment: ∑PCBs are 3.31 - 6.92ng/g dry, ∑PAHs are 99.04 - 100.47µg/kg dry and in
tissues (clam, shrimp, fish): ∑PCBs are 37.39 - 173.63ng/g dry, ∑PAHs are 2034 - 2583µg/kg
dry. The pollution level of ∑PCBs and ∑PAHs in each sea components vary to season of year,
and the bio-accumulation capacity of them elevate by fauna in Ha Long bay’s food chain.
Keywords: Persistent of organic pollutants, PCBs, bioaccumulation, Vietnam coastal sea.
Mở đầu
Chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs là những chất hóa học tồn lưu lâu dài trong mơi trường,
có khả năng tích lũy sinh học thơng qua chuỗi thức ăn, và tác động xấu đến sức khỏe con người như
ngộ độc, ung thư, đột biến gen. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chúng trong mơi trường một cách
đồng bộ cịn hạn chế và rất ít trong mơi trường biển. Vịnh Hạ Long được nghiên cứu đánh giá ô
nhiễm và đa dạng sinh học nhiều, nhưng vấn đề tích tụ chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs và


tích lũy sinh học của chúng chưa được xem xét và đánh giá để bảo vệ sức khỏe hệ sinh thái biển và
sức khỏe con người. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và
PAHs một cách đồng bộ trong môi trường nước, trầm tích và sinh vật của Vịnh Hạ Long trong thời
gian từ năm 2007 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm PCBs, PAHs trong môi
trường tự nhiên nước, trầm tích và khả năng tích lũy của chúng trong mơ thịt sinh vật có tính chất
mùa và tăng dần theo chuỗi thức ăn.
I. Tài liệu và phương pháp
I.1. Khảo sát và thu mẫu

1


I.1.1. Vị trí thu mẫu: tham khảo các nghiên cứu ở vịnh Hạ Long(HL) về chất lượng môi trường, đa
dạng sinh học, nguồn ô nhiễm từ lục địa, cũng như sức tải môi trường của vịnh Hạ Long, xác định
các điểm khảo sát thu mẫu ở tọa độ tương ứng là HL1: 20 0 53’03.525’’(N), 1070 04’ 26.196’’(E);
HL2 :200 54’18.873’’(N), 107014’05.875’’(E); HL3: 20056’23.502’’(N), 107003’48.453’’(E) HL4:
20058’05.4306’’(N), 107017’48.578’’(E).(hình 1)

SL4
SL3

SL2

SL1

Hình 1. Vị trí thu mẫu vùng biển ven bờ Hạ Long
I.1.2. Đối tượng nghiên cứu: mẫu mơi trường là mẫu nước rịng và mẫu trầm tích mặt. Mẫu sinh
vật gồm động vật thân mềm là ngao trắng (Meretrix lyrata), tôm he (Parapenaeopsis) và cá Cháp
(Sparus sp.) sinh cư ở vùng ven biển.
I.1.3. Thu mẫu và bảo quản mẫu: Thu mẫu nước bằng Bathomet ở độ sâu 0,5 - 0,7m, chuyển vào

bình thủy tinh tối mầu. Thu mẫu trầm tích biển bằng cuốc Ponar làm bằng thép khơng rỉ, lấy lớp
trầm tích bề mặt (khoảng 0-5cm) và trộn đều, chuyển vào các chai thuỷ tinh tối. Mẫu sinh học gồm
ngao, tôm và cá được bắt bằng lưới tại khu vực khảo sát. Các mẫu sinh vật được bọc trong giấy
nhôm đã làm sạch. Mẫu được thu trong hai đợt khảo sát, đại diện mùa mưa(tháng 10 năm 2008), đại
diện mùa khô(tháng 2 năm 2009), và bảo quản trong điều kiện 0 – 40C [2-3].
I.2. Phương pháp xác định chất ô nhiễm
1.2.1. Xử lý mẫu
Mẫu nước: Chiết lỏng – lỏng một lít mẫu nước ba lần với n-hexan. Dịch chiết được cô quay chân
không về khoảng 5ml, sau đó qua cột silicagel 2g nhồi ướt để làm sạch. PCBs được rửa giải bằng
15 ml n-hexan, cô quay dung dịch rửa giải đến khoảng 1ml, thêm chất nội chuẩn và định mức đến
1ml bằng n-hexan [2]. Với PAHs, thực hiện chiết lỏng – lỏng một lít mẫu nước ba lần với
Diclometan để chiết hoàn toàn các hợp chất PAHs phân tích ra khỏi nền mẫu. Dịch chiết được quay
cất chân khơng về khoảng 5ml, sau đó qua cột silicagel 2g nhồi ướt để làm sạch. PAHs được rửa

2


giải bằng 15ml Diclometan/n-hexan(3:1), dung dịch rửa giải được cô về dưới 1ml, thêm nội chuẩn
và định mức về 1ml bằng n-hexan.[5-8]
Mẫu trầm tích: Chiết siêu âm, lắc và ly tâm 20g mẫu trầm tích khơ ba lần bằng hỗn hợp dung mơi
n-hexan/axeton(1:1) để chiết hồn tồn các hợp chất PCBs ra khỏi nền mẫu. Cô quay chân không
dịch chiết đến khoảng 5ml, làm sạch bằng cột silicagel 2g. Rửa giải PCBs bằng 15ml n-hexan, cô
quay dịch rửa giải về dưới 1ml, thêm chất nội chuẩn và định mức đến 1ml bằng n-hexan[3]. Với
PAHs, cân 20g mẫu trầm tích khơ để chiết siêu âm, lắc và ly tâm ba lần bằng hỗn hợp dung mơi
Declometan/n-hexan(3:1) để chiết hồn tồn các hợp chất PAHs phân tích ra khỏi nền mẫu. Dịch
chiết được quay cất chân khơng về khoảng 5ml, sau đó qua cột florisil 2g để làm sạch. PCBs được
rửa giải bằng 15ml Diclometan/n-hexan(3:1), dịch rửa giải được cô về dưới 1ml, thêm chất nội
chuẩn và định mức về 1ml bằng n-hexan.[5-8]
Mẫu thịt sinh vật: Mẫu thịt ngao, tôm và cá được xay nhuyễn bằng máy chuyên dụng và làm khô
bằng Na2SO4 khan. Chiết siêu âm và ly tâm 20g mẫu sinh học khô ba lần bằng dung môi nhexan/acetone(1:1). Dịch chiết được quay cất chân không về khoảng 5ml, cho qua cột sắc ký thẩm

thấu gel để loại bỏ các chất béo, amin…có trong mẫu chiết. Sau đó, tiếp tục làm sạch bằng cột
silicagel 2g. Rửa giải PCBs bằng 20ml n-hexan, dịch rửa giải được cô về dưới 1ml, thêm chất nội
chuẩn và định mức đến 1ml [3]. Với PAHs, cân 20g mẫu sinh học ướt, chiết siêu âm và ly tâm ba
lần bằng dung môi nhexan/acetone(1:1) để các hợp chất PAHs chuyển hoàn toàn ra khỏi mẫu nền.
Mẫu sinh học trước khi chiết đã được đồng hóa bằng Na 2SO4 khan. Dịch chiết được quay cất chân
không về khoảng 5ml, cho qua cột sắc ký thẩm thấu gel để loại bỏ các chất béo, amin…có trong
mẫu chiết. Sau đó, tiếp tục làm sạch bằng cột florisil 2g. Rửa giải PAHs bằng 20ml nhexan, dịch rửa
giải được cô về dưới 1ml, thêm chất nội chuẩn và định mức về 1ml bằng n-hexan. [5-8]
1.2.2. Xác định PCBs bằng GC-ECD 6890
Điều kiện phân tích: Dịch chiết được bơm lên GC/ECD 6890 với chương trình chạy máy là: 80 0C
trong 1 phút, gia nhiệt 200C/phút đến 2500C, tiếp tục gia nhiệt 50C/phút đến 2900C, duy trì 2900C
trong 5 phút. Tổng thời gian là 22,5 phút. Tốc độ dịng khí mang N 2 là 0,9ml/s với cột sắc ký mao
quản HP1 (30m; 0,32mm; 0,25mm), tỷ lệ chia dòng 1:28.
Xây dựng đường chuẩn: Sử dụng chất chuẩn của Đức(Dr.Ehrenstorfer): PCBs 28, PCB 52, PCB
101, PCB 153, PCB 138, PCB 180 để xây dựng đường chuẩn hỗn hợp theo thang nồng độ:
15ng/ml; 30ng/ml; 60ng/ml; 90ng/ml. Đường chuẩn của PCB theo thứ tự lần lượt là y = 0,98x –
1,51; y= 1,02x – 7,03; y= 1,47x – 8,71; y = 1,71x – 7,59; y = 1,94x – 8,65; y = 2,84x – 10,54. Hệ số
tương quan các đường chuẩn là R = 0,99.
Tính tổng lượng PCBs trong mẫu: Tính tốn tổng hàm lượng PCBs theo hỗn hợp kĩ thuật Aroclor
tương ứng trong các mẫu trầm tích theo công thức ∑PCB = A x (PCB28 + PCB52 + PCB101 +
PCB138 + PCB153 + PCB180). Trong đó A là hệ số của hỗn hợp kỹ thuật Aroclor. Hệ số này có giá
trị từ 3 – 8,5 tuỳ thuộc vào tỷ lệ thành phần của 6 cấu tử trong mẫu môi trường[2-5].
1.2.3. Xác định PAHs bằng GC-FID 6890
Điều kiện phân tích: Dịch chiết được bơm lên GC/FID 6890 với chương trình chạy máy là: 80 0C
trong 1 phút, gia nhiệt 40 0C/phút đến 2500C giữ trong 1 phút, tiếp tục gia nhiệt 7 0C/phút đến 2850C,
duy trì 2850C trong 3 phút. Tổng thời gian là 14,25 phút. Tốc độ dòng khí mang N 2 là 0,9ml/s với
cột sắc ký mao quản HP1 (30m; 0,32mm; 0,25mm), tỷ lệ chia dòng 1:28.
Xây dựng đường chuẩn: Sử dụng chất chuẩn của Đức(Dr.Ehrenstorfer): Phenathrene,
Flourathrene, Perylene, Benzo a anthracene, Triphenylene, Benzo e Pyrene, Benzo a Pyrene, Pyrene
để xây dựng đường chuẩn hỗn hợp theo thang nồng độ: 0,4µg/ml; 0,6µg/ml; 0,8µg/ml; 1µg/ml.

Đường chuẩn của PAHs theo thứ tự lần lượt là y = 0,01x – 0,21; y= 0,01x – 0,56; y= 0,01x – 0,64; y

3


= 0,09x – 0,40; y = 0,02x – 0,95; y = 0,01x – 0,56; y = 0,01x + 0,04; y = 0,01x – 0,99. Hệ số tương
quan các đường chuẩn là R = 0,99.
Định lượng PAHs trong mẫu: Hàm lượng ∑PAHs trong mẫu được tính bằng tổng tám đơn chất
xác định được là: Phenathrene, Flourathrene, Perylene, Benzo a anthracene, Triphenylene, Benzo e
Pyrene, Benzo a Pyrene, Pyrene.
I.3. Phương pháp tính hệ số tích tụ
Theo tài liệu hướng dẫn áp dụng phương pháp nghiên cứu tích tụ của Cục Bảo vệ Mơi trường
Mỹ(US.EPA) để tính các hệ số tích lũy chất ơ nhiễm hữu cơ bền trong cơ thể sinh vật thủy sinh và
khuếch đại ô nhiễm trong các chuỗi thức ăn có các khái niệm sau[6,10]:
Hệ số hàm lượng sinh học(Bioconcentration factor -BCF): là con số thể hiện BC(nồng độ sinh
học) được tính bằng tỷ lệ của chất ơ nhiễm trong cơ thể sinh vật(BC) trên nồng độ chất ô nhiễm
trong môi trường xung quanh(EC). BCFs thường được xác định từ các phép thử của phịng thí
nghiệm tiêu chuẩn. Như vậy hệ số hàm lượng sinh học được tính: BCF = (BC)/(EC lab)
Hệ số tích tụ sinh học(Bioaccumulation Factor -BAF): là con số thể hiện BA(tích tụ sinh học)
được tính bằng tỷ lệ của nồng độ chất ô nhiễm tồn tại trong cơ thể sinh vật trên nồng độ chất ô
nhiễm trong môi trường sinh sống của chúng. Như vậy hệ số tích tụ sinh học: BAF = (BA)/(EC field).
Khuếch đại sinh học(Biomagnification) là trường hợp đặc biệt của tích tụ sinh học. Xác định đặc
điểm khếch đại sinh học là nồng độ chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật ăn thịt (predatory organism)
(thông thường đưa về nồng độ trong lipid) cao hơn nồng độ chất ô nhiễm trong thức ăn mà chúng
tiêu thụ.
Bài viết này sử dụng kết quả khảo sát mơi trường năm 2009 để tính hệ số tích tụ sinh học (BAF)
ngồi mơi trường tự nhiên của vùng Vịnh Hạ Long.
II. Kết quả
II.1. Kết quả chất ô nhiễm PCBs trong Vịnh Hạ Long
II.1.1. PCBs trong môi trường nước

Kết quả khảo sát PCBs trong nước vịnh Hạ Long cho thấy, PCBs xuất hiện trong cả hai mùa,
nồng độ PCBs trong mùa khô cao hơn mùa mưa. Nồng độ thấp nhất là 0,58ng/l (PCB180) và cao
nhất là 7,44ng/l (PCB101). Nồng độ tổng PCBs trung bình tồn vùng là 62,31ng/l. So sánh với
nồng độ tổng PCBs năm 2007 ở Hạ Long, khoảng từ 3ng/l đến 7ng/l[8], thì nồng độ tổng PCBs
trong nước tăng khoảng 11 lần. Trong đó, nồng độ tổng PCBs cao nhất ở SL4 do sự đóng góp lớn
của nồng độ PCB 101, và là khu vực gần bờ có nhiều hoạt động vận tải, khai thác mỏ.(hình 2)

4


Hình 2. Nồng độ tổng PCBs trong mẫu nước vùng biển ven bờ Hạ Long
II.1.2. PCBs trong môi trường trầm tích
Hàm lượng PCBs trong trầm tích bề mặt biển ven bờ Hạ Long dao động trong khoảng từ 1,13ng/g
khô đến 7,91ng/g khô. Hàm lượng thấp nhất là 0,06ng/g khô PCB101 và PCB 138. Hàm lượng cao
nhất là 0,09ng/g khô PCB153. Hàm lượng tổng PCBs trong trầm tích bề mặt của Hạ Long là
6,92ng/g khô. So sánh với năm 2007, hàm lượng tổng PCBs khoảng từ 0,87ng/g khơ đến 5,54ng/g
khơ[8], thì tổng PCBs gia tăng 1,24 lần. Tuy nhiên, hàm lượng tổng PCBs trong trầm tích mặt Hạ
Long thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng môi trường Canada (21,5ng/g khô) khoảng 7 lần[1].
Trong mơi trường trầm tích mặt biển ven bờ Hạ Long, hàm lượng tổng PCBs cao nhất tại SL4 là
7,91ng/kg khơ. Hàm lượng này cao là do sự đóng góp của hàm lượng PCB 28. Mặt khác SL4 cũng
là khu vực gần bờ và có các hoạt động vận tải khai thác với mật độ cao.(hình3)

Hình 3. PCBs trong trầm tích bề mặt vùng biển ven bờ Hạ Long
II.1.3. PCBs trong mơ thịt sinh vật
Trong 3 lồi sinh vật khảo sát, hàm lượng tổng PCBs trong thịt ngao (Meretrix lyrata) thấp nhất,
khoảng từ 79,93ng/g khô đến 485,07ng/g khô. Hàm lượng tổng PCBs trong thịt tôm
(Parapenaeopsis) cao hơn trong ngao, khoảng từ 9,10ng/kg khô đến 14,42ng/kg khô. Hàm lượng
tổng PCBs trong thịt cá (Sparus sp.), khoảng từ 118,94ng/g khô đến 353,24ng/g khô, cao nhất trong

5



ba loại sinh vật. Như vậy, khả năng tích tụ sinh học của của PCBs trong vùng theo chuỗi thức ăn là
rất cao(hình 4). So sánh với năm 2007[8], hàm lượng tổng PCBs trong thịt ngao và cá (khoảng
23,13ng/kg khô đến 37,38ng/kg khô), hàm lượng tổng PCBs trong mô thịt sinh vật tăng lên khoảng
4,3 lần.

Hình 4. Hàm lượng PCBs trong sinh vật vùng biển ven bờ Hạ Long
II.2. Kết quả chất ô nhiễm PAHs trong Vịnh Hạ Long
II.2.1. PAHs trong mơi trường nước
Kết quả phân tích mẫu nước biển Hạ Long cho thấy nhóm chất ơ nhiễm PAHs xuất hiện trong cả
mùa mưa và mùa khô. Nồng độ PAHs dao động trong khoảng từ 0,56µg/l đến 23,06µg/l, Giá trị
trung bình cho tồn vùng là 7,17μg/l. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng môi trường Canada, tổng
PAHs trong nước là 5,8 μg/l, thì nồng độ tổng PAHs trong nước Hạ Long đã vượt 0,81 lần.
Nồng độ trung bình PAHs điểm khảo sát SL2 cao hơn so với các điểm khảo sát khác. Nguyên
nhân có thể do khối nước ở đây tiếp nhận nhiều nguồn thải chứa PAHs từ hoạt động khai thác mỏ
và du lịch, mặt khác khả năng chao đổi của khối nước cũng ít hơn so với những khu vực khác (hình
5).

Hình 5. Nồng độ PAHs trong nước vùng biển ven bờ Hạ Long

6


II.2.2. PAHs trong mơi trường trầm tích
Trầm tích bề mặt khu vực biển Hạ Long chứa hàm lượng PAHs so với năm 1999 có xu hướng
giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều lần giới hạn gây tác động xấu đến sinh thái và sức khỏe con người,
theo tiêu chuẩn chất lượng chất lượng trầm tích của Canada.
Hàm lượng PAHs trong trầm tích mặt vùng biển ven bờ Hạ Long có giá trị thấp nhất là 43,29
g/kg mẫu khô và cao nhất là 185,8 g/kg mẫu khơ. Giá trị trung bình cho tồn vùng là 99,65μg/kg

khơ. Trong đó điểm khảo sát có hàm lượng cao nhất là SL1, SL2 sau đó đến SL3 và SL4. So sánh
với nồng độ PAHs với môi trường nước, PAHs trong trầm tích cao hơn rất nhiều chứng tỏ có sự vận
chuyển qua lại của PAHs giữa hai hợp phần môi trường và nồng độ trong trầm tích mặt cao hơn
chứng tỏ mức tích tụ cao hơn mức hịa tan của PAHs trong vùng này.(hình 6)

Hình 6. Hàm lượng PAHs trong trầm tích bề mặt biển ven bờ Hạ Long
II.2.3. PAHs trong mô thịt sinh vật
PAHs trong mô thịt ba loại mẫu sinh vật, hàm lượng PAHs cao nhất trong cá là 2966,89μg/kg khô,
tiếp đến là tôm 2855,91μg/kg khô, thấp nhất là ngao 274,51μg/kg khô. Như vậy, có thể thấy hàm
lượng PAHs trong sinh vật trong từng mắt xích thức ăn của hệ sinh thái biển có xu hướng tích lũy
tăng dần từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao. (hình 7)

Hình 7. Hàm lượng PAHs trong mẫu sinh vật vùng biển ven bờ Hạ Long
III. Thảo luận

7


III.1. Khả năng tích tụ PCBs
Sự phân bố chất ơ nhiễm PCBs trong mơi trường Vịnh Hạ Long có tính chất mùa và không giống
nhau giữa các hợp phần môi trường. Trong mơi trường nước và trầm tích, nồng độ PCBs mùa mưa
cao hơn mùa khô. Ngược lại, trong mô thịt các sinh vật, hàm lượng chất ô nhiễm PCBs mùa mưa
thấp hơn mùa khô. Trong cả hai mùa, tỷ trọng chất ô nhiễm PCBs trong mô thịt sinh vật ln chiếm
phần trăm cao hơn. (hình 8)
Tuy nhiên, phân bố chất ô nhiễm giữa hợp phần môi trường tự nhiên (nước, trầm tích) và sinh vật
trong vùng khơng cho thấy mức độ tích lũy của chất ơ nhiễm trong các mơ thịt. Hệ số tích tụ sinh
học của PCBs ở đây cho thấy khả năng tích tụ chất ơ nhiễm PCBs trong các mô sinh học trong mùa
mưa luôn thấp hơn trong mùa khơ. Và xu hướng tích tụ sinh học của PCBs tăng dần từ sinh vật bậc
thấp là ngao(BAF = 2,67 - 5,12) đến sinh vật bậc cao là cá(BAF = 26,20 - 40,60).(hình 9)


Hình 8. Phân bố PCBs trong Vịnh Hạ Long 2009

Hình 9. Tích tụ sinh học của PCBs trong Vịnh Hạ Long

III.2. Khả năng tích tụ PAHs
Chất ô nhiễm PAHs trong mô trường Vịnh Hạ Long cũng phân bố có tính chất mùa và khơng
tương đồng giữa các hợp phần. Trong môi trường nước và trầm tích, hàm lượng chất ơ nhiễm PAHs
mùa mưa ln cao hơn mùa khô. Trong ba hợp phần nươc, trầm tích và sinh vật của cả hai mùa,
hàm lượng chất ô nhiễm PAHs trong sinh vật khu vực này chiếm tỷ trọng cao nhất.(hình 10)
Tương tự như các chất ơ nhiễm hữu cơ bền, sự phân bố chất ô nhiễm PAHs trong mơi trường tự
nhiên(nước, trầm tích) và sinh vật cũng khơng phản ánh được khả năng tích tụ sinh học trong của
PAHs ở khu vực này. Hệ số tích tụ sinh học của PAHs ở đây cho thấy khả năng tích tụ chất ơ nhiễm
PAHs trong mơ thịt sinh vật mùa mưa cao hơn mùa khơ. Xu hướng tích tụ sinh học của PAHs ở đây
cũng tăng dần từ sinh vật bậc thấp là ngao (BAF = 40,42 - 48,24) đến sinh vật bậc cao là cá (BAF =
433,03 - 521,42). (hình 11)

Hình 10. Phân bố PAHs trong Vịnh Hạ Long 2009

Hình 11. Tích tụ sinh học của PAHs trong Vịnh Hạ Long

Kết luận

8


Trong vùng Vịnh Hạ Long, chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs tồn tại đồng thời trong cả ba
hợp phần nước, trầm tích và một số sinh vật (ngao trắng -Meretrix lyrata-; tôm he
-Parapenaeopsis- và cá Cháp -Sparus sp.) ở cả mùa khô và mùa mưa trong năm.
Xu hướng phân bố chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs ở Vịnh Hạ Long đều giống nhau là có
tính chất mùa ở cả hợp phần nước, trầm tích và sinh vật. Và, nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ bền

PCBs và PAHs trong mô thịt sinh vật luôn cao hơn trong hợp phần tự nhiên(nước, trầm tích) ở các
mùa. Mặt khác, xu hướng phân bố chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs trong ba hợp phần
không tương quan với khả năng tích tụ sinh học của chúng trong Vịnh Hạ Long.
Trong Vịnh Hạ Long, hệ số tích tụ sinh học trung bình của PCBs nhỏ hơn của PAHs khoảng 20
lần. Hệ số tích tụ sinh học của PCBs mùa mưa thấp hơn mùa khơ, cịn hệ số tích tụ sinh học của
PAHs mùa mưa cao hơn mùa khơ. Tuy nhiên, chúng đều có xu hướng tích tụ tăng dần từ sinh vật
bậc thấp là ngao đến sinh vật bậc cao là cá. Như vậy, khả năng tích tụ sinh học được quyết định bởi
đặc điểm sinh học của sinh vật nhiều hơn bởi điều kiện môi trường sinh cư của chúng.
Theo các báo cáo môi trường quốc gia trình chính phủ hàng năm cho thấy vấn đề ô nhiễm môi
trường biển Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra. Và ô nhiễm chất hữu cơ bền PCBs và PAHs đang được
quan tâm nghiên cứu theo các mục tiêu của mà Việt Nam tham gia với công ước quốc tế Stochoml.
Do đó, cần phải tiếp tụ nghiên cứu sâu rộng hơn về vấn đề này phụ vụ công tác bảo sức khỏe các hệ
sinh thái và sức khỏe con người.
Lời cảm ơn
Nhóm tác giả xin cảm ơn Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã cấp kinh phí trong khn khổ
đề tài cấp Viện “nghiên cứu tích tụ chất ô nhiễm hữu cơ bền trong biển ven bờ Việt Nam...” giai
đoạn 2008 – 2009 để thực hiện nghiên cứu này. Tác giả cũng xin cảm ơn sâu sắc trung tâm
CETADS thuộc trường ĐHQG Hà Nội đã trao đổi hợp tác trong phân tích PCBs. Xin cảm ơn các
Sở và cơ quan địa phương liên quan đã tạo điều kiện trong quá trình điều tra thu mẫu.
Tài liệu tham khảo
1. Canadian Environmental Quality Guidelines. “Summary of Existing Canadian Environmental
Quality Guidlines”. Canada Environment Agency (2003).
2. Đỗ Quang Huy, Dương Thanh Nghị. “Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong mẫu
môi trường bằng phương pháp sắc ký khí”. Tạp chí Mơi trường, Đại học Khoa học Tự nhiênĐHQGHN (2001).
3. Dương Thanh Nghị, nnk. “Xây dựng phương pháp phân tích dư lượng hố chất bảo vệ thực vật
trong mẫu sinh vật biển”. Báo cáo Nhiệm vụ cấp cơ sở. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên Môi trường
Biển (2001).
4. Dương Thanh Nghị và cs. Đề tài ngành: “Nghiên cứu sự tích tụ PAHs, PCBs trong mơi trường
nước, trầm tích, sinh vật vùng biển ven bờ, đề xuất giải pháp quản lý, ngăn ngừa nguy cơ tích tụ
trong mơi trường biển(3vùng trọng điểm Bắc, Trung, Nam)”. Báo cáo tổng kết Lưu trữ tại Viện

Khoa học và Công nghệ Việt Nam(2009).
5. Dương Thanh Nghị và cs. Đề tài thành phố Hải Phịng: “Đánh giá khả năng tích tụ chất ơ
nhiễm hữu cơ bền và kim loại nặng trong môi trường nước, trầm tích và sinh vật ven biển Hải
Phịng”. Báo cáo tổng kết Lưu trữ tại Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng(2010).
6. Gobas, F.A.P.C. 1993. A model for predicting the bioaccumulation of hydrophobic organic
chemicals in aquatic food-webs: Application to Lake Ontario. Ecological Modeling 69: 1-17.

9


7. Cao thu Trang, Vũ Thị Lựu, Dương Thanh Nghị, nnk. “Đề tài: Đánh giá khả năng tích tụ và
phân tán các chất ô nhiễm vùng cửa sông ven biển Việt Nam”. Báo cáo tổng kết lưu tại Viện Tài
nguyên và Môi trường biển (2007).
8. Phạm Hùng Việt. “Nghiên cứu sự tồn lưu và vận chuyển của các hóa chát gây rối loạn nội tiết
tố (EDCs) tại một số vùng ven biển Việt nam”. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa
học và công nghệ theo nghị đinh thư Việt Nam – Hàn Quốc. Đại học Quốc Gia Hà Nội (2007).
9. Phạm Thị Kha, Dương Thanh Nghị, Cao Thị Thu Trang. “Đánh giá bước đầu về Hydrocacborn
thơm đa vịng(Polycyclic Aromatic Hyfrocarbons) trong trầm tích vùng biển ven bờ Hải Phịng”.
Tuyển Tập Tài ngun và Mơi trường biển. Tập XV. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ
(2010).
10. U.S. EPA. 1995. Great Lakes Water Quality Initiative technical support document for the
procedure to determine bioaccumulation factors. EPA-820-8-005, NTIS PB95187290, 185pp.

10



×