Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

NGHIÊN cứu KHOA học đề tài NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến TÍNH hữu HIỆU của hệ THỐNG THÔNG TIN kế TOÁN TRONG các DOANH NGHIỆP dệt MAY TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.59 KB, 137 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh tế
Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Huyền Trâm
ThS Đinh Thị Thu Hiền
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh tế

Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Huyền Trâm
ThS Đinh Thị Thu Hiền
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao
Năm nghiệm thu đề tài: 2022



THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
thơng tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng.
- Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Huyền Trâm – ThS Đinh Thị Thu Hiền – ThS
Nguyễn Thị Quỳnh Giao
- Năm nghiệm thu đề tài: 2022
- Đơn vị cơng tác: Khoa Kế tốn
2. Mục tiêu đề tài
Ngày nay hệ thống thơng tin kế tốn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong
việc ra quyết định, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và
tạo ra lợi thế cạnh tranh. Để có được những thơng tin hữu ích, phù hợp với hoạt
động của từng doanh nghiệp cần có một hệ thống thơng tin hữu hiệu. Việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn là rất cần
thiết trong nền kinh tế hội nhập. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm chúng tơi đã chọn
đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng
tin kế tốn trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng, từ đó đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu cảu hệ thống thơng tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may trên địa
bàn TP Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết và đặc điểm các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế
tốn trong các DN dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và xây dựng mơ hình
nghiên cứu phù hợp.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng tính hữu hiệu
của hệ thống thơng tin kế toán trong các DN Dệt may trên địa bàn thành phố Đà



Nẵng.
3. Tính mới và sáng tạo
Xem xét và đối chiếu với những nghiên cứu đã được các nhà khoa học trong nước
thực hiện trước đây thì đề tài đã thực hiện được một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, đề tài là một trong số ít các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN Dệt may trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN Dệt may trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng bằng các phương pháp định tính và định lượng.
Thứ ba, từ những khám phá đó nhóm tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm
làm gia tăng tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN Dệt may
trên địa bàn TP Đà Nẵng.
4. Kết quả nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất mơ hình gồm 5 biến độc lập
(gồm có 23 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (3 biến quan sát)
Sự tham gia của người sử dụng
hệ thống
Sự hỗ trợ của nhà quản lý
Sự tham gia của chun gia bên ngồi

Tính hữu hiệu của hệ
thống thơng tin kế toán
trong Doanh nghiệp
Dệt may

Kiến thức của nhà quản lý
Văn hóa doanh nghiệp


Biến độc lập:
√ Sự tham gia của người sử dụng hệ thống_USER (Participation of system users)
√ Sự hỗ trợ của nhà quản lý_MANA (Manager's support)
√ Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài_EXPERT (Involvement of external


experts)
√ Kiến thức của nhà quản lý_KNOW (Manager's knowledge)
√ Văn hóa doanh nghiệp_CULT (Organizational culture)
Biến phụ thuộc:
√ Tính hữu hiệu của HTTTKT_EFFECT (Effectiveness of accounting information
systems)
Kết quả phân tích hồi quy
Model Summaryb
Model R
R
Adjusted Std.
Change Statistics
DurbinSquare R Square Error of
Watson
R Square F
df1 df2 Sig. F
the
Change
Estimate Change Change
a
1
.672 .451
.441

.35169 .451
45.083 5 274 .000
2.061
a. Predictors: (Constant), VAN HOA DOANH NGHIEP, HO TRO CUA NHA QUAN LY, CHUYEN
GIA BEN NGOAI, NGUOI SU DUNG, KIEN THUC NHA QUAN LY
b. Dependent Variable: TINH HUU HIEU

Kết quả cho thấy tất cả biến độc lập đều có tác động có ý nghĩa đến biến phụ
thuộc (sig<0.05) do đó các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc. Các nhân
tố đưa vào phân tích quy hồi đều được giữ lại trong mơ hình. Hệ số xác định hiệu
chỉnh R Square là 0,441; có nghĩa là 44,1% sự thay đổi về tính hữu hiệu của hệ thống
thơng tin kế toán tại các DN Dệt may tại TP Đà Nẵng được giải thích bằng 5 biến đại
diện độc lập.
Kết quả hệ số hồi quy
Coefficientsa
Model

Unstandardized
Coefficients
B
Std. Error
(Constant)
.289
.242
Người sử dụng
.150
.024
Hỗ trợ của nhà quản lý
.162
.030

1
Chuyên gia bên ngoài
.181
.039
Kiến thức nhà quản lý
.209
.029
Văn hoá doanh nghiệp
.192
.032
a. Dependent Variable: TINH HUU HIEU

Standardized t
Coefficients
Beta
1.192
.286
6.259
.251
5.330
.209
4.643
.346
7.240
.270
5.970

Sig.

.234

.000
.000
.000
.000
.000


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả từ chương trình SPSS
Dựa vào kết quả ta thấy có giá trị Sig = 0,000 <0,05 nên bác bỏ giả thuyết
H0 thừa nhận giả thuyết H1 tức là với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng tính hữu
hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn TP
Đà Nẵng chịu tác động ít nhất của 5 nhân tố (Tham gia của người sử dụng hệ thống,
Sự hỗ trợ của nhà quản lý, Sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài, Kiến thức nhà quản
lý, Văn hoá doanh nghiệp). Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
thơng tin kế toán trong các DN Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng được thể hiện qua
phương trình như sau:
Hồi quy chưa chuẩn hóa sẽ là: EFFECT = 0,289 + 0,150USER + 0,162MANA
+0,181EXPERT + 0,209KNOW + 0,192CULT + e
Hồi quy đã chuẩn hóa sẽ là: EFFECT*= 0,286USER* + 0,251MANA* +
0,209EXPERT* + 0,346KNOW* + 0,270CULT*
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài
Đề tài là một cơng trình nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả. Kết quả
nghiên cứu của đề tài đã đóng góp khoa học một số điểm cơ bản như sau:
- Một là, thông qua việc xem xét các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ
thống thơng tin kế toán của các tác giả trên thế giới, đề tài góp phần cung cấp các
thơng tin về tác nhân tố tác động đến tính hữu hiệu, từ đó các doanh nghiệp có thể
nhận diện nhằm rút ra kinh nghiệp cho công tác tổ chức hệ thống thông tin kế tốn.
- Hai là, thơng qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến
nghị để góp phần làm gia tăng tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong

các DN Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng.
- Ba là, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và
bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác.
6. Công bố khoa học của giảng viên trẻ từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
họ, tên tác giả, tên cơng trình khoa học, các yếu tố về xuất bản, hoặc nhận xét,
đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài (nếu có):
Kết quả nghiên cứu đã được cơng bố trên Tạp chí Kế tốn Kiểm tốn số tháng


4/2022, số 223, trang 145-149, 162(đính kèm)
Ngày tháng năm 2022
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng khoa học
(ký tên và đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan đây là bài nghiên cứu do chúng tôi thực hiện. Các số liệu
và kết quả trình bày đều trung thực và đầy đủ. Các tài liệu sử dụng phân tích trong
đề tài NCKH có dẫn nguồn cụ thể. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do chúng tơi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả đề tài NCKH

Th.S Lê Thị Huyền Trâm
Th.S Đinh Thị Thu Hiền
Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Giao



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
5. Những đóng góp về mặt khoa học và tính mới của đề tài NCKH..........................3
6. Kết cấu của đề tài..................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI............................................................................................................6
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN VỀ NHỮNG NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN
KẾ TỐN................................................................................................................. 6
1.1.1. Các nghi ên cứu của nước ngồi...................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước..............................................................................9
1.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU....................................................................12
1.2.1. Những kết quả đạt được.................................................................................12
1.2.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu.................................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................15
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN..........................15
2.1.1. Hệ thống........................................................................................................15
2.1.2 Hệ thống thơng tin..........................................................................................16
2.1.3 Hệ thống thơng tin kế tốn..............................................................................18
2.2 TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN.................22
2.2.1 Tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin.............................................................22
2.2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.................................................25



2.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ
TỐN..................................................................................................................... 26
2.3.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực..........................................................................26
2.3.2 Lý thuyết về phổ biến cơng nghệ....................................................................27
2.2.3 Mơ hình hệ thống thông tin thành công..........................................................28
2.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG
THƠNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP........................................28
2.4.1 Sự tham gia của người sử dụng hệ thống........................................................29
2.4.2 Sự hỗ trợ của nhà quản lý...............................................................................30
2.4.3 Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài............................................................31
2.4.4 Kiến thức của nhà quản lý..............................................................................31
2.4.5 Văn hóa doanh nghiệp....................................................................................32
2.5. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG........................................33
2.5.1 Những vấn đề chung về của doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng........................................................................................................................ 33
2.5.2 Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên địa
bàn TP Đà Nẵng......................................................................................................35
2.6. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................................38
2.6.1 Cơ sở hình thành và mơ hình nghiên cứu lý thuyết của đề tài........................38
2.6.2 Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu..........................................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................42
CHƯƠNG THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................43
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................43
3.1.1 Phương pháp định tính...................................................................................43
3.1.2 Phương pháp định lượng.................................................................................44
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................44
3.2.1 Khung nghiên cứu..........................................................................................44



3.2.2 Quy trình nghiên cứu......................................................................................45
3.3.

NGUỒN DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ

LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.......................................................46
3.3.1 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu.............................................46
3.3.2 Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính...............................................47
3.4. NGUỒN DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ
LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG..................................................47
3.4.1 Nguồn dữ liệu của nghiên cứu định lượng......................................................47
3.4.2 Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng.................48
3.4.3 Xây dựng thang đo.........................................................................................48
3.5. PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TỔNG QUÁT...............................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................54
4.1. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG
THỜI GIAN QUA.................................................................................................54
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH
HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG.........................57
4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát...................................................................................57
4.2.2 Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo......................................................59
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................................64
4.2.4 Phân tích tương quan......................................................................................70
4.2.4 Phân tích hồi quy............................................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................82

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................83
5.1 KẾT L UẬN.....................................................................................................83
5.1.1 Đối với sự tham gia của người sử dụng hệ thống..........................................84
5.1.2 Đối với sự hỗ trợ của nhà quản lý..................................................................84


5.1.3 Đối với sự tham gia của chuyên gia bên ngoài..............................................85
5.1.4 Đối với kiến thức của nhà quản lý.................................................................86
5.1.5 Đối với văn hố doanh nghiệp.......................................................................86
5.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................87
5.2.1 Về phía doanh nghiệp.....................................................................................87
5.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan chức năng.............................................................90
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHI ÊN CỨU MỞ RỘNG.....91
5.3.1 Hạn chế của đề tài............................................................................................91
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5......................................................................................93
KẾT LUẬN............................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC
CNTT

Bộ tài chính
Cơng nghệ thơng tin

CRA
DN


Cronbach Alpha
Doanh nghiệp

EFA

Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá

HTTT

Hệ thống thơng tin

HTTTKT

Hệ thống thơng tin kế tốn

KMO

Kaier – Meyer – Olkin

KTTC

Hệ số kiểm định độ phù hợp
Kế toán tài chính

MTV

Một thành viên

NQL

NQT
NCKH

Nhà quản lý
Nhà quản trị
Nghiên cứu khoa học

SX

Sản xuất

TM
TP

Thương mại
Thành phố

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VIF

Variance inflation factor
Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 4.1.
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20
Bảng 4.21

Tên bảng

Trang

Các thang đo về sự hài lịng với hệ thống thơng tin
Cơ sở hình thành 5 thang đo yếu tố trong mơ hình lý thuyết

Thống kê một số DN Dệt may hiện đang hoạt động tại TP Đà
Nẵng tính đến thời điểm tháng 12/2021
Thống kê mô tả mẫu điều tra
Kiểm định Cronbach Alpha biến Tham gia của người sử dụng hệ
thống
Kiểm định Cronbach Alpha biến Sự hỗ trợ của Nhà quản lý
Kiểm định Cronbach Alpha biến Sự tham gia của chuyên gia bên
ngoài
Kiểm định Cronbach Alpha biến Sự tham gia của chuyên gia bên
ngoài (lần 2)
Kiểm định Cronbach Alpha biến Kiến thức của nhà quản lý
Kiểm định Cronbach Alpha biến Văn hóa doanh nghiệp
Kiểm định Cronbach Alpha biến Tính hữu hiệu của hệ thống
thơng tin kế tốn
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lâp
Tổng phương sai được giải thích
Ma trận xoay
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố phụ thuộc
Phân tích tương quan
Phân tích hồi quy
ANOVA
Hệ số hồi quy
Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTTTKT trong các DN Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng
Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm định giả thuyết
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Kiểm định hiện tượng tự tương quan

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu


Tên hình

Trang

24
40
57
60
62
62
63
63
64
65
65
68
68
69
71
72
74
74
74
77
78
82
82



hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Mơ hình nghiên cứu của Lê Thị Ni (2014)
Mơ hình nghiên cứu của Phan Đức Dũng và Phạm Tuấn

10
10

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5

Anh (2015)
Mơ hình nghiên cứu của Trương Thị Cẩm Tuyết (2016)
Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thảo (2019)
Mơ hình nghiên cứu của Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn

11
12
12

Hình 2.1
Hình 2.2

Thị Thanh Thủy (2019)
Mơ hình nghiên cứu lý thuyết của đề tài
Mơ hình nghiên cứu đề xuất


39
43

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính

48

hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh
Hình 4.1

nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng
Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa

75

Hình 4.2

Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

76


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Những năm qua, cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam
đã và đang đẩy mạnh hội nhập về các vấn đề quốc tế hóa, thương mại hóa tồn cầu.
Trước những vấn đề thực tế của xu hướng thế giới, tốc độ phát triển rất nhanh về tin
học hóa và các ứng dụng của công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực, trong đó có

lĩnh vực kế tốn mà cụ thể là hệ thống thơng tin kế tốn của doanh nghiệp đang
được đón nhận cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cơng nghệ 4.0. Trong thời đại
này, vai trị của hệ thống thơng tin kế tốn ngày càng quan trọng, nó khơng chỉ là
cơng cụ quản lý trong kiểm sốt ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp mà còn là
một tài sản vơ hình giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh của mình. Hệ
thống thơng tin kế tốn hữu hiệu sẽ cung cấp các thơng tin hữu ích hỗ trợ cho việc
ra quyết định của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị của miền Trung đang có
tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua, thu hút các DN trong và
ngồi nước đầu tư vào địa bàn, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.
Trong đó ngành Dệt may tiếp tục là một trong những ngành có đóng góp quan trọng
vào tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp tồn thành phố, vào sự phát triển kinh tế của
thành phố. Thực tế trong quá trình phát triển, ngành Dệt may thành phố Đà Nẵng
tuy có đóng góp nhiều trong việc góp phần làm tăng giá trị sản xuất, tăng thu lợi
nhuận, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhưng cũng
bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may có
nguồn lực hạn chế đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống thơng tin
kế tốn hữu hiệu, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Để có được những thơng tin hữu ích, phù hợp với hoạt động của từng doanh
nghiệp cần có một hệ thống thơng tin hữu hiệu. Việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn là rất cần thiết trong nền
kinh tế hội nhập.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm chúng tơi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các

1


nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng”, nhằm giúp các nhà quản lý doanh
nghiệp có thể định hướng phân bổ nguồn lực tập trung vào những nhân tố có mức

độ ảnh hưởng lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống thống tin kế tốn nhằm tránh lãng
phí nguồn lực của doanh nghiệp.
2.Mục tiêu nghiên cứu
-Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin
kế toán tại các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng.
-Thứ hai, xem xét mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà
Nẵng
-Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống
thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Có nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế
tốn trong các DN nói chung và DN Dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói
riêng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm tác giả sẽ sẽ chọn lọc những nhóm nhân tố phù
hợp. Vì vậy đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế toán.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp Dệt may trên địa
bàn Tp Đà Nẵng
- Về thời gian: thu thập dữ liệu trong năm 2021
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhất cho đề tài nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn
xây dựng bảng câu hỏi. Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua bảng câu
hỏi thu thập thông tin, thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và
2


AMOS 16.0. Thang đo được xây dựng dựa trên phương pháp đánh giá với hệ số tin

cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và
phân tích hồi quy để kiểm định sự phù hợp của mơ hình lý thuyết đã xây dựng.

Nghiên cứu định tính:
Nhóm tác giả tiến hành việc tìm hiểu và hệ thống hóa thơng tin từ nhiều cơng
trình NCKH trong và ngồi nước có liên quan đến các khía cạnh khác nhau về tính
hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn. Bên cạnh đó, nghiên cứu khám phá thơng
qua phương pháp định tính như khảo sát, điều tra dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi
và phỏng vấn và dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống thơng tin kế tốn trong các Doanh nghiệp Dệt may Đà Nẵng, bổ sung vào các
thang đo lý thuyết những nhân tố tác động đến quyết định đến tính hữu hiệu của hệ
thống thơng tin kế toán trong các Doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Nghiên cứu định lượng:
Đề tài sẽ thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động của các Doanh
nghiệp Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng những năm qua; nhóm tác giả cũng sử
dụng phân tích định lượng bằng thống kê mơ tả, phân tích hồi quy đa biến, phương
sai và kiểm định sự khác biệt có liên quan để kiểm tra lại các giả thuyết đề xuất và
xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong
các DN Dệt may thông qua phần mềm SPSS 20.0
5.Những đóng góp về mặt khoa học và tính mới của đề tài NCKH
So với các cơng trình nghiên cứu khác, đề tài NCKH này có những điểm mới
và đóng góp cơ bản sau:
√ Đề tài góp phần bổ sung và hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN
Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng
√ Đề tài đã đi sâu vào đánh giá thực trạng về tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin
kế tốn trong các DN Dệt may tại TP Đà Nẵng, qua phân tích đưa ra những ưu điểm
và hạn chế trong việc vận dụng hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN Dệt may
trên địa bàn TP Đà Nẵng.


3


Đề tài đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin
cậy của các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong
các DN Dệt may tại TP Đà Nẵng, xác định được ảnh hưởng của các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN dệt may trên
địa bàn TP Đà Nẵng. Từ đó giúp các doanh nghiệp có những chính sách và phương
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đề tài đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng
HTTTKT trong các DN dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng với những giải pháp và
kiến nghị cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài NCKH được chia thành 3 phần đã trình bày theo thứ tự với các nội dung
chính như sau:
-Phần mở đầu: Trình bày được lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của đề tài.
-Phần nội dung gồm có 5 chương:
Chương 1: Tởng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Chương này trình bày tổng quan và phân tích đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện
về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế toán trong
các Doanh nghiệp, kết quả đạt được từ những nghiên cứu trước và những vấn đề
tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các Doanh nghiệp. Trong
chương này trình bày một số vấn đề chung tổng quan về hệ thống thơng tin kê tốn,
tính hữu hiệu đồng thời giới thiệu các lý thuyết có liên quan được dùng làm nền
tảng cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống thơng
tin kế tốn trong các Doanh nghiệp. Nhóm tác giả cũng đã đưa ra thang đo và mơ

hình nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trong chương này trình bày phương pháp
nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, các bước thực hiện nghiên cứu, nguồn dữ liệu,

4


phương pháp chọn mẫu, phân tích và xử lý dữ liệu theo từng giai đoạn nghiên cứu
định tính và định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương này trình bày kết quả của
việc nghiên cứu liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế toán của các
Doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn TP Đà Nẵng; kết quả nghiên cứu định tính,
định lượng và đưa ra các bàn luận về kết quả đã đạt được trong các bước nghiên cứu
đó
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này đưa ra các kết luận được đúc
kết từ q trình nghiên cứu, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng tính hữu
hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các Doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn
TP Đà Nẵng.
-Phần kết luận: Trình bày những đóng góp cơ bản qua các kết luận tổng quát
của đề tài.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương này thực hiện việc hệ thống hóa những nghiên cứu đã thực hiện có
liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế
tốn trong các DN ở nước ngồi và tại Việt Nam. Phân tích, đánh giá những gì các

nhà nghiên cứu đã thực hiện nhằm xác định khoảng trống lý thuyết và các vấn đề
cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này.
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN VỀ NHỮNG NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN
KẾ TỐN
1.1.1. Các nghi ên cứu của nước ngồi
Đối với một số nghiên cứu ngồi nước, có một số nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu của Yap và cộng sự (1992) đã thực hiện thực nghiệm về các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin dựa trên máy tính trong các
doanh nghiệp nhỏ và tiến hành khảo sát tại 96 doanh nghiệp nhỏ. Trong nghiên cứu
này thang đo sự thành công của hệ thống thông tin kế tốn là sự hài lịng của người
sử dụng thơng tin của hệ thống thơng tin kế tốn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy:
các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu bao gồm (1) sự hỗ trợ hữu hiệu của nhà tư
vấn, (2) mức độ hỗ trợ của nhà cung cấp, (3) thời gian kinh nghiệm, nguồn lực tài
chính đầy đủ, (4) sự hỗ trợ của giám đốc điều hành, (5) sự tham gia của người sử
dụng hệ thống có tác động tích cực đến sự thành cơng của hệ thống thơng tin kế
tốn, mặt khác nhân tố số lượng ứng dụng quản lý và sự hiện diện của chương trình
phân tích hệ thống khơng có sự ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin

6


kế toán tại doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Andreas I. Nicolaou (2000) đã thực hiện nghiên cứu “Mơ
hình ngẫu nhiên về nhận thức tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn: sự phối
hợp và kiểm sốt của tở chức”. Mục tiêu nghiên cứu đề ra là xác định mức độ ảnh
hưởng của sự phối hợp và kiểm soát của tổ chức đến mức độ tích hợp của hệ thống
thơng tin kế tốn. Trong nghiên cứu này tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế
tốn được đo lường bởi sự hài lòng của ngưởi sử dụng hệ thống và chất lượng thơng
tin đầu ra được kiểm sốt hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp

của hệ thống tích hợp với yêu cầu sự phối hợp và kiểm sốt của tổ chức có tác động
tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế toán
Trong nghiên cứu của Thong (2001) về “Hạn chế về nguồn lực và triển khai
hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ ở Singapore”, thực hiện khảo sát tại
114 doanh nghiệp nhỏ ở Singapore. Tác giả đã phát triển mơ hình triển khai hệ
thống thơng tin dựa trên lý thuyết nguồn tài nguyên bị hạn chế của Welsh và White
và lý thuyết rào cản kiến thức của Attewwell. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại
doanh nghiệp nhỏ nếu có sự hỗ trợ hiệu quả của chuyên gia bên ngoài, được đầu tư
hệ thống thông tin đầy đủ, sự tham gia của người sử dụng cao và sự hỗ trợ cao của
nhà quản lý thì sẽ thường có hệ thống thơng tin thành cơng. Trong đó nhân tố sự hỗ
trợ hiệu quả của chuyên gia bên ngoài là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành
cơng của hệ thống thơng tin kế toán trong doanh nghiệp nhỏ.
Nghiên cứu của Ashari (2008) về “Các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện hệ
thống thơng tin kế tốn thành cơng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã xác
định các nhân tố: người dùng hệ thống, sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của
chun gia bên ngồi, bối cảnh mơi trường hoạt động của doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn thành cơng. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ rõ: nhân tố sự hỗ trợ của chun gia bên ngồi có tác động mạnh nhất, kế
đến là nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý còn hai nhân tố người dùng hệ thống và bối
cảnh mơi trường của doanh nghiệp khơng có tác động đến việc thực hiện hệ thống
thơng tin kế tốn thành cơng. Mặt khác trong nghiên cứu cịn cho thấy nhân tố sự hỗ

7


trợ của nhà quản lý và nhân tố bối cảnh mơi trường có tác động tích cực đến nhân tố
người dùng hệ thống.
Nghiên cứu thực nghiệm của Ismail (2009) về “những nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ
và vừa ở Malaysia” được thực hiện thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi được gửi

đến 232 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa. Ismail dựa vào lý thuyết hạn chế nguồn
lực, mơ hình chấp nhận cơng nghệ và kế thừa mơ hình hệ thống thơng tin thành
cơng của DeLone và Mclean để xây dựng mơ hình gồm 8 biến: độ phức tạp của hệ
thống thông tin kế toán, sự tham gia của người quản lý, kiến thức hệ thống thơng tin
kế tốn của nhà quản lý, kiến thức kế toán của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư
vấn, sự hỗ trợ của nhà cung cấp, sự hỗ trợ của chính phủ và sự hỗ trợ của cơng ty kế
tốn. Kết quả cho thấy kiến thức kế toán của nhà quản lý, các nhà cung cấp phần
mềm và các cơng ty kế tốn hữu hiệu có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của
hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp này. Nghiên cứu này gợi ý rằng các
nhà quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiếp thu kiến thức kế toán đầy đủ để
hiểu rõ hơn về các yêu cầu thông tin kinh doanh. Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nên thuê các nhà cung cấp phần mềm có đủ năng lực chun mơn, có kinh
nghiệm và hiểu biết hơn về các điểm đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa để khắc
phục những thiếu sót về kiến thức hệ thống thơng tin kế tốn. Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nên duy trì mối quan hệ tốt với những cơng ty kế tốn để giúp họ thực hiện
một hệ thống thơng tin kế tốn hữu hiệu. Cuối cùng, việc các doanh nghiệp nhỏ và
vừa học cách thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn là quan trọng để hỗ trợ cho nhu
cầu thơng tin của chính họ.
Nghiên cứu của Meiryani (2015) về “ảnh hưởng của năng lực người dùng, sự
hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao và sự tham gia của người dùng đến chất lượng hệ
thống thông tin kế tốn và tác động của nó đến chất lượng thơng tin kế tốn”. Các
đối tượng khảo sát là các nhân viên kế toán trưởng của 55 trưởng cao đẳng ở
Bangdung, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực người dùng, sự hỗ trợ
của nhà quản lý cấp cao và sự tham gia của người dùng có ảnh hưởng tích cực đến

8


chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Ngồi ra, nghiên cứu cũng phát hiện được
chất lượng hệ thống thông tin kế tốn có tác động đến chất lượng thơng tin kế tốn,

qua đó nâng cao chất lượng của hệ thống báo cáo tài chính và hỗ trợ nhà quản lý
trong việc thực hiện các chức năng và trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát
và ra quyết định để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và làm giảm gian lận
tài chính.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên
cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn. Khi tìm hiểu về các nghiên cứu
trong nước có đề cập đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong DN thì
nhóm tác giả nghiên cứu, tập hợp, phân tích và tổng hợp được một số cơng trình
nghiên cứu và bài báo tiêu biểu có tính chất, nội dung về cơ bản có liên quan đến đề
tài như sau:
Luận văn của Lê Thị Ni (2014) về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
hệ thống thơng tin kế tốn. Mục tiêu của nghiên cứu là thông qua việc xác định các
nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn, đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp tại thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của Ismail (2009) và Nguyễn
Bích Liên (2012) để phát triển một mơ hình với sáu biến độc lập được giả thuyết có
tương quan tích cực với hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn là: (1) độ phức tạp
của hệ thống thông tin kế toán, (2) sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực hiện
hệ thống thơng tin kế tốn, (3) sự cam kết của nhà quản lý về việc thực hiện hệ
thống thơng tin kế tốn, (4) kiến thức về hệ thống thơng tin kế tốn của nhà quản lý,
(5) kiến thức kế toán của nhà quản lý và (6) hiệu quả tư vấn từ chuyên gia bên
ngoài. Để đạt được mục tiêu, tác giả tiến hành khảo sát chính thức với số lượng mẫu
172 quan sát. Kết quả cho thấy có hai nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến hiệu
quả của hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh là: kiến thức kế toán của nhà quản lý và hiệu quả tư vấn.

9



Kiến thức của nhà quản lý

Tính hữu hiệu của
HTTTKT
Hiệu quả tư vấn

Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu của Lê Thị Ni (2014)
Nghiên cứu của Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn (2015) về hiệu quả hệ
thống thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC). Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đo lường tầm
quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn.
Các nhân tố ảnh hưởng được tác giả đề xuất là: (1) các nhân tố liên quan đến phần
mềm, (2) các nhân tố liên quan đến phần cứng và (3) các nhân tố liên quan đến
thông tin đầu ra. Với 250 mẫu được chọn thì số lượng mẫu đạt yêu cầu là 187 mẫu
(chiếm 74.8%). Kết quả phân tích cho thấy mơ hình nghiên cứu đề xuất chỉ giải
thích được 50% của biến phụ thuộc (hỗ trợ quyết định của Giám đốc). Cụ thể, các
nhân tố liên quan đến thông tin được đánh giá là quan trọng nhất khi nói đến hiệu
quả của hệ thống thơng tin kế toán. Tiếp theo là các nhân tố liên quan đến phần
mềm, trong khi các nhân tố liên quan đến phần cứng thì khơng được đánh giá cao.
Các nhân tố liên quan
đến phần mềm
Các nhân tố liên quan
đến phần cứng

Tính hữu hiệu của
HTTTKT

Các nhân tố liên quan
đến thơng tin đầu ra
Hình 1.2. Mơ hình nghiên cứu của Phan Đức Dũng và Phạm Tuấn Anh (2015)


10


×