Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TUẦN 5 KHỐI 6 NGỮ VĂN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.52 KB, 13 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TUẦN 5 KHỐI 6 – HK II

TUẦN 23
BÀI 7: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Tiết 85: Đọc kết nối chủ điểm
CHỊ SẼ GỌI EM BẰNG TÊN
(Giăc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen)
(Phần A ở phía dưới các em hãy đọc chậm, đọc kĩ để biết nội dung mình cần tìm
hiểu trong bài học này, khơng cần ghi nhé!)
A. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI
* Nhiệm vụ 1: Trải nghiệm cùng văn bản
- Tìm hiểu về tác giả, hồn cảnh ra đời tác phẩm
- Giải thích các từ khó
- Chia bố cục văn bản
- Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản
* Nhiệm vụ 2: Suy ngẫm và phản hồi
Học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 33
* Nhiệm vụ 3: Luyện tập
Học sinh làm các bài tập theo yêu cầu

(Phần B phía dưới các em hãy ghi chép cẩn thận vào vở!)
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
TUẦN 23
BÀI 7: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Tiết 85: Đọc kết nối chủ điểm
CHỊ SẼ GỌI EM BẰNG TÊN
(Giăc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen)
I. Trải nghiệm cùng văn bản


2



1. Tác giả
- Jack Canfield sinh năm 1944 ở Texas, Hoa Kỳ.
- Mark Victor Hansen sinh năm 1948 tại Illinois, Hoa Kỳ.
- Hai người là đồng tác giả tập “Hạt giống tâm hồn” (Chicken Soup for the Soul).
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
- Xuất xứ: Trích Tình u thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn.
b. Đọc, tóm tắt
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “và em hay bật cười chẳng vì lí do gì”→ Nhân vật tôi (chị gái) giới
thiệu về người em trai.
- Phần 2: tiếp theo “gương mặt của tác giả nhòe đi trong nước mắt của tôi” → Thái độ lạnh
lùng và ghét em trai mình vì em trai học lớp giáo dục đặc biệt.
- Phần 3: Còn lại → Người chị nhận ra sai lầm và càng yêu thương, quan tâm chăm sóc em
trai mình.
d. Thể loại và phương thức biểu đạt:
- Thể loại: Truyện
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Nhân vật người em
- Hình dáng: đơi mắt to đen láy, thể hiện sự e dè.
- Tính cách: hay cười vì khơng lí do gì, em khơng giống những đứa trẻ khác.
- Đối với chị gái: Dù bị chị mắng mỏ, quát nạt nhưng người em vẫn rất yêu quý chị.
=> Là người kém may mắn song có tình cảm trong sáng, nhân hậu.
2. Nhân vật người chị
* Trong đời sống hàng ngày
- Thái độ: lạnh lùng, ghét em, khó chịu khi đi cùng em
- Hành động: trừng mắt, dọa em sợ, gọi bằng đủ biệt danh xấu xí. giả vờ tốt bụng trước mặt
mọi người,

- Nguyên nhân: Xấu hổ, mặc cảm vì em mình khơng được bình thường, phải học lớp giáo
dục đặc biệt, mỗi lần đi cùng em bị người khác tò mò, để ý.


3

* Trong cuộc trò chuyện khi đi ra trạm xe buýt
- Người chị đã nhẹ nhàng hỏi chuyện, chăm chú lắng nghe.
- Người chị nhận thấy em trai mình đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.
=> Dần thay đổi nhận thức, suy nghĩ về đứa em.
* Khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai
- Người chị đã bật khóc vì biết em u q, trân trọng mình, khơng hề trách móc hay ốn
hận mình.
=> Chính lịng tốt của người em đã cảm hóa người chị và giúp chị nhận ra được tình thân
trong gia đình.
3. Bài học
- Nên yêu thương, tôn trọng, chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với mọi người, đặc biệt là anh chị
em trong gia đình.
- Cần biết bảo vệ nhau.
- Tuyệt đối khơng được có thái độ lạnh lùng, xa lánh người thân của mình.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Truyện kể về cách cư xử của chị em trong gia đình. Qua đó, truyện gửi gắm ý nghĩa để gia
đình gắn kết, yêu thương nhau rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của mọi thành viên.
2. Nghệ thuật
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, giúp nhân vật bộc lộ được những tâm trạng, cảm xúc chân thực,
gây xúc động cho người đọc.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

(Phần C dưới này các em ghi và làm bài thật đầy đủ nhé!)

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Viết những câu ca dao, tục ngữ về tình anh em.
D. DẶN DỊ
- Nắm vững nội dung bài học
- Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Từ đa nghĩa và từ đồng âm

**********


4

BÀI 7: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Tiết 86: Thực hành tiếng Việt
TỪ ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM
(Phần A ở phía dưới các em hãy đọc chậm, đọc kĩ để biết nội dung mình cần tìm
hiểu trong bài học này, khơng cần ghi nhé!)
A. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI
* Nhiệm vụ 1: Tri thức tiếng việt
Giáo viên cho hs đọc thơng tin trong sgk/27
- Tìm hiểu khái niệm từ đa nghĩa
- Khái niệm về từ đồng âm
- Lấy ví dụ minh họa
* Nhiệm vụ 2: Thực hành tiếng việt
Học sinh trả lời các bài tập trong sách giáo khoa trang 34, 35
* Nhiệm vụ 3: Luyện tập
Học sinh làm các bài tập theo yêu cầu

(Phần B phía dưới các em hãy ghi chép cẩn thận vào vở!)
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
BÀI 7: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Tiết 86: Thực hành tiếng Việt
TỪ ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM
I. Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
1. Từ đa nghĩa
a. ví dụ
- “đi” trog VD1 là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những
động tác lên tiếp của chân.
- “đi” trong VD2 là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một
bề mặt.


5

→ “đi” là từ đa nghĩa
b. Nhận xét
- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
2. Từ đồng âm
a. Xét ví dụ
- “tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.
- “tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ.

→ “tiếng” là từ đồng âm
b. Nhận xét
- Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau.
- Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra cách nói độc đáo.

(Phần II dưới này các em ghi và làm bài thật đầy đủ nhé!)
II. Thực hành

Bài 1/34
a. Từ “trong” thứ nhất chỉ sự trong sạch, nhìn rõ xuống được lớp nước sâu. Từ “trong” thứ
hai chỉ một tập hợp, tập thể.
b. Nghĩa của hai từ “trong” không liên quan đến nhau.
c. Đây là hai từ đồng âm.
Bài 2 /34
a. Cánh trong cánh buồm nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được
trên mặt nước nhờ sức gió.
- Cánh trong cánh chim là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản,
thành đơi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào.
- Cánh trong cánh cửa là: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.
- Cánh trong cánh tay là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.
b. Từ "ánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận có sự đối xứng hai
bên và có thể di chuyển được.
Bài 3 /34


6

- Chân:
+ Nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cơ thể người hay lồi vật, thường ở dưới cùng, có chức năng
nâng đỡ cơ thể và đi lại, chuyển dịch từ nơi này đến nơi khác
+ Nghĩa chuyển: chân bàn, chân tường, chân trời, chân mây, chân tu, chân rết, chân mày…
- Mắt
+ Nghĩa gốc là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình
dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người.
+Nghĩa chuyển: mắt na, mắt xích, mắt camera, mắt lưới, mắt bão, mắt mía…
(chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số lồi cây :mắt tre, mắt mía;
bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa, na mở mắt; phần
trung tâm của một cơn bão (mắt bão).

- Đầu:
+ Nghĩa gốc: phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân lồi vật, ở đó
có hệ thần kinh trung ương, phần lớn các giác quan, nối vào thân bằng cổ.
Ví dụ: Đầu bạc răng long, đau đầu, nhức đầu, Đầu voi đuôi chuột,...
+ Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:
- Phần trên nhất, trước nhất của một vật. Ví dụ, đầu trang sách, đầu sơng, đầu đường
- Phần trên nhất, trước nhất của mọi sự việc. Ví dụ: đầu mối, đầu tiên,…
- Phần trên nhất trước nhất của một khoảng thời gian. Ví dụ: đầu năm, đầu tháng, đầu tuần…
- Phần trên nhất, trước nhất, ngồi cùng của một vật. Ví dụ: hai đầu bút chì, đầu xanh đầu
đỏ, đầu nhà…
- Phần tốt nhất. Ví dụ đứng đầu lớp về mơn tốn.
- Phán trên hết, xuất sắc. Ví dụ: đỗ đầu, vận dụng viên về đầu trong cuộc chạy việt dã.
- Mũi:
+ Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và mơi trên, trong đó có phần
phía trước của hai lỗ vừa để thở vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác.
Ví dụ: mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi, khịt mũi.
+ Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:
- Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật. Ví dụ: mũi kim, mũi kéo, mũi dao…
- Phần đất nhọn nhô ra biển, sơng. Ví dụ, mũi Ca Mau, mũi đất.
- Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước. Ví dụ: cánh quân chia


7

thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch)…
Bài 4 /34
a. Câu đố này đố về con bò
b. Điểm thú vị trong câu trên là đã sử dụng từ đa nghĩa "chín" ý chỉ chín ở đây là đã được
nấu chín
Bài 5 /34 Ví dụ về hiện tượng đồng âm

- Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá khơng đá con ngựa.
- Hổ mang bị trên núi
- Bác bác trứng, tơi tơi vơi
- Một nghề cho chín cịn hơn chín nghề.
Bài 6 /34
- BPTT điệp ngữ:
……thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó
….
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
- Tác dụng: làm tăng giá trị biểu cảm cho câu thơ, cho thấy sự mênh mông của trời nước,
của đất nước quê hương.
C. DẶN DÒ
- Nắm vững nội dung bài học
- Soạn bài: Đọc mở rộng theo thể loại.

**********


8

BÀI 7: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Tiết 87: Đọc kết nối chủ điểm
CON LÀ
(Y Phương)
(Phần A ở phía dưới các em hãy đọc chậm, đọc kĩ để biết nội dung mình cần tìm
hiểu trong bài học này, khơng cần ghi nhé!)
A. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI
* Nhiệm vụ 1: Trải nghiệm cùng văn bản
- Tìm hiểu về tác giả, hồn cảnh ra đời tác phẩm

- Giải thích các từ khó
- Chia bố cục văn bản
- Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản
* Nhiệm vụ 2: Suy ngẫm và phản hồi
Học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 35
* Nhiệm vụ 3: Luyện tập
Học sinh làm các bài tập theo yêu cầu

(Phần B phía dưới các em hãy ghi chép cẩn thận vào vở!)
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
BÀI 7: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Tiết 87: Đọc kết nối chủ điểm
CON LÀ
(Y Phương)
I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tác giả
- Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
- Sinh năm: 1948
- Quê quán: huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.


9

- Là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
- Xuất xứ: Trích “Đàn then” (1996)
b. Đọc, tóm tắt
c. Thể loại và phương thức biểu đạt:
- Thể loại: Thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Những nét độc đáo của bài thơ
- Bài thơ được chia thành 3 đoạn rõ ràng, mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4- 7 từ.
- Từ ngữ: điệp ngữ (cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh
con rất quan trọng đối với cha.)
- Biện pháp tu từ: so sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc.
- Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc. Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho
sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh.
=> Tình cảm người cha: Đó là tình u thương vơ cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là
niềm vui vừa là hạnh phúc.
2. Thông điệp
- Trân trọng tình cảm gia đình, yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài thơ “Con là...” của Y Phương thể hiện tình cảm người cha dành cho con và ý nghĩa của
người con trong cuộc sống của cha.
2. Nghệ thuật
Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc.

(Phần C dưới này các em ghi và làm bài thật đầy đủ nhé!)
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Viết những câu ca dao, tục ngữ về tình anh em.
D. DẶN DÒ


10

- Nắm vững nội dung bài học
- Soạn bài:


**********


11

Tiết 88
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
(Phần A ở phía dưới các em hãy đọc chậm, đọc kĩ để biết nội dung mình cần tìm
hiểu trong bài học này, không cần ghi nhé!)
A. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TÌM HIỂU BÀI
Đọc kĩ SGK/36, 37và thực hiện các yêu cầu sau:
* Nhiệm vụ 1: Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc xúc về một bài thơ
- Xem mẫu: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
- Trả lời yêu cầu ở sách giáo khoa trang 37
* Nhiệm vụ 2: Quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
* Nhiệm vụ 3: Thực hành viết
- Lập dàn ý cho đề bài: Tả lại cảnh sinh hoạt vào chiều 30 Tết của gia đình em.
- Từ dàn ý viết thành một bài văn hoàn chỉnh.

(Phần B phía dưới các em hãy ghi chép cẩn thận vào vở!)
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Tiết 88
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
I. Tri thức ngữ văn
1. Yêu cầu đối đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
a. Ví dụ: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Những cánh buồm”
- Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: để lại cho tơi nhiều cảm xúc, thể hiện tình cảm
đong đầy u thương, tơi cảm nhận được tình cha con thắm thiết….
- Tác giả sử dụng ngôi thứ nhất.

- Mở đoạn: câu 1,2 vì giới thiệu về tác giả, tác phẩm và cảm xúc chung của người viết về
bài thơ.
- Thân đoạn: các câu 3,4,5,6, các câu này giải thích cho nội dung mà tác đã nêu ra ở mở
đoạn.


12

- Kết đoạn: câu 7,8, 9 đã khẳng định lại cảm xúc bài thơ và nêu ý nghĩa đối với bản thân.
- Từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ khác tương đương ở câu
trước:
+ Lặp lại: tôi nhiều cảm xúc.
+ Thay thế: Những cảm buồm – bài thơ; tình cha con thắm thiết – tình cảm ấy
+ Tác dụng: Tạo tính mạch lạc, làm cho các câu trôi chảy, liền mạch với nhau. Góp phần
thể hiện được cảm xúc người viết.
b. Nhận xét:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc vể một bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn
văn.
- Cấu trúc gồm có ba phần:
+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và càm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: trình bày càm xúc của người đọc vể nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm
rõ càm xúc bằng những hình ành, từ ngữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: khẳng định lại càm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
2. Quy trình viết bài văn tả cảnh sinh hoạt:
Các bước tiến hành:
a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
* Xác định đề tài:

- Đề bài yêu cầu ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ - Độ dài của đoạn văn khoảng 200
chữ.
* Thu thập tư liệu: Em có thể tìm và chọn một bài thơ mà em u thích hoặc có cảm xúc
đặc biệt để viết.
b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
- Âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử
dụng.


13

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
* Lập dàn ý:
- Lập dàn ý
* Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc về bài thơ ( câu chủ đề)
* Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm
rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ
* Kết bài:
+ Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ
+ Ý nghĩa của nó đối với bản thân
c. Bước 3: Viết đoạn
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với
đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
d. Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

(Phần II dưới này các em ghi và làm bài thật đầy đủ nhé!)
II. Thực hành viết
ĐỀ: Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ “ Mây và sóng” của R. Ta-go.

C. DẶN DỊ
- Nắm vững nội dung bài học
- Hoàn thành bài tập
- Soạn bài: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

Chúc các em học tốt!



×