NHỮNG MẪU CHUYỆN VUI
VỀ CÁC NHÀ VẬT LÝ
Albert Enistein nói về thuyết tương đối của mình, có một người hay nghi
ngờ hỏi:
- Trí thông minh của người mạnh khoẻ như tôi không chấp nhận những cái mà
nó không nhìn thấy.
Enistein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây,
và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.
Một hôm có tên ngu xuẩn và gàn dở đến hỏi Newton, làm sao ông có thể
phát minh ra "Định luật vạn vật hấp dẫn" chỉ nhờ vào quả táo.
Newton nhìn thấy nó tỏ ra khó chịu muốn trả lời cho qua chuyện đã nói: do quả
táo rơi ở mũi tao.Thế là đủ cho tên này yên tâm.
Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi.
Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng,
sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ
nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.
Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có
những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ
nói tôi là một tên Do Thái.
Một bệnh nhân giàu có gửi cho nhà Vật lý học người Đức Röntgen, người
tìm ra tia X để chữa bệnh.
"Xin nhà khoa học gửi cho tôi một ít quang tuyến X có kèm theo lời chỉ dẫn để
tôi chữa bệnh đau ngực, tôi sẽ thanh toán đầy đủ "
Nhà Vật lý học đã trả lời như sau:
"Tôi lấy làm tiếc hiện nay tôi không có một tia X nào. Hơn nữa, việc gửi đi rất
khó. Tốt hơn hết là ông gửi cho tôi lồng ngực của ông "
Một hôm nhà Vật lý học lớn nước Anh là David gặp một người bạn:
- Thế nào bạn có gì mà phải nghĩ ngợi thế?
- Có bạn ạ! Tôi có việc không biết phải tính sao đây!
Một sinh viên xuất sắc năm thứ nhất cần tìm việc làm, đề nghị anh ta làm người
giúp việc.
Biết làm thế nào được!
- Thế anh ấy tên gì?
- Faraday!
- Anh ấy bao nhiêu tuổi?
- Khoảng 20!
- Thế thì tôi đề nghị bạn bảo anh ấy đến phòng thí nghiệm và giao cho anh ta
việc rửa chai lọ. Nếu anh ấy nhận thì là người tốt, bằng không thì ngược lại
Faraday đã không những từ chối mà còn làm đến nơi đến chốn và sau này trở
thành nhà Vật lý học nổi tiếng.
Einstein là một nhà Vật lý nổi tiếng về tài năng nhưng cũng không kém về
sự đãng trí, nhất là sự đãng trí trên những chuyến xe buýt.
Một lần trên xe buýt, nhà bác học Einstein bị rơi mất một mắt kính xuống sàn
xe, đang lom khom tìm nhặt thì có một cô bé tinh mắt nhanh nhẹn nhặt lên và
dúi vào tay ông. Ông cảm ơn cô bé và hỏi:
- Cháu gái ngoan, cháu tên là gì?
Cô bé trả lời:
- "Thưa bố, tên con là Clara Einstein."
Người soát vé đang đi dọc theo hàng ghế để kiểm tra vé, đến lượt nhà bác học
Einstein thì thấy ông hình như đang tìm kiếm thứ gì đó. Người soát vé liền hỏi :
- Thưa ngài! Ngài đang làm gì thế?".
Nhà bác học ngẩng lên và nói có vẻ khó khăn:
- Tôi không tìm thấy vé của mình đâu cả, nó rơi mất đâu rồi đó."
Người soát vé nhìn giáo sư một cách ái ngại, rồi nói:
- Thưa ngài! Chính ngài đang ngậm chiếc vé của mình ở trong miệng."
Người soát vé tiện tay giật luôn chiếc vé trong miệng giáo sư ra, xé đưa cho
giáo sư và bỏ đi. Mấy vị khách bên cạnh tò mò hỏi vì sao giáo sư lại không biết
mình đang ngậm chiếc vé trong miệng. Giáo sư bèn cười mỉm trả lời: "Vì chỗ
vé tôi ngậm đã bị xé từ tuần trước."
Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng
biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc,
nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein
(1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:
- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?
- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng
trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.
Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông
bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ. Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai
Einstein nói thầm:
- Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài.
Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:
- Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?
Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời:
- Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước
khi cô hiểu điều đó!
Sau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa
Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry,
người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài.
Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe.
Người tài xế gọi ông và nói: “Thưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết
tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể
giảng lại bài đó!”.
“Tốt quá!”, Einstein trả lời, “Tuần tới tôi sẽ đi đến Dartmouth. Ở đó họ không
biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài, còn tôi sẽ là tài xế!”.
Và thế là … Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu,
còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối.
Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi
những câu hỏi chằng chịt tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời:
“Ôi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh!”.
Một sinh viên không hiểu thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, liền hỏi
ông. Ông đáp như sau:
- Một hôm, tôi đi đường gặp một người mù, tôi hỏi y: "Anh muốn uống một ly
sữa không?". Người mù hỏi lại tôi:
- Sữa là cái gì?
- Sữa là một thứ nước trăng trắng.
- Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
- Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
- Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
- Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
- Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
Nhà bác học Einstein liền nắm cánh tay của người mù giang thẳng ra và bảo:
"Thế này gọi là cong". Người mù vui mừng bảo:
- À thế bây giờ tôi hiểu sữa là cái cánh tay cong cong lại giống như cái cổ con
ngỗng.
Niels Bohr có thói quen là thường nhắc đi nhắc lại những từ ngữ có liên
quan đến lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Một buổi chiều, khi đang làm việc
với nhà Vật lý Abraham Pais ở Viện Nghiên cứu Cấp cao Princeton, Bohr bắt
đầu chuyển sang trạng thái mê mẩn, ông cứ đi quanh phòng và lẩm bẩm:
"Einstein Einstein ".
Đột nhiên, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà Einstein bỗng xuất hiện
trong phòng làm Bohr vô cùng sửng sốt. Thì ra ông bạn già tinh nghịch này đã
lẻn vào phòng từ lúc nào. Bohr chưa kịp hỏi gì thì Einstein đã giải thích: "Khổ
ghê cơ, bác sỹ của tôi yêu cầu tôi không được mua thuốc lá nữa, và tôi đã trót
hứa sẽ làm theo lời ông ấy. Tuy nhiên, hi hi, tôi chưa bao giờ hứa là sẽ không ăn
trộm thuốc lá cả". Dứt lời, ông lôi ra một hộp thuốc lá và bắt đầu phì phèo. Cả
buổi chiều hôm ấy, Bohr đã vui vẻ cho Einstein trốn trong phòng mình để "tiêu
thụ đồ ăn trộm”.
Khi Albert Einstein chết, ông gặp ba người New Zealand đang sếp hàng ở
cổng thiên đàng. Trong lúc chờ đợi, ông đã hỏi về chỉ số thông minh (IQ) của
họ.
- Người thứ nhất trả lời: 190. “Tuyệt vời,” Einstein reo lên. “Chúng ta có thể
bàn về đóng góp của nhà Vật lý Ernest Rutherford cho ngành Vật lý nguyên tử
và bàn về thuyết tương đối mở rộng của tôi”.
- Người thứ hai trả lời: 150. “Tốt” Einstein nói. “Ta sẽ bàn về vai trò của hiệp
định không phổ biến vũ khí hạt nhân của New Zealand đối với hoà bình thế
giới”.
- Người thứ ba trả lời: 50. Einstein lưỡng lự đôi chút rồi hỏi: “Vậy ông phỏng
đoán xem mức thâm hụt ngân sách trong năm tới là bao nhiêu?”
Một nhà Vật lý bước chân ra khỏi nhà và bị một viên gạch từ mái nhà rơi
vào người. Hơi bối rối nhưng chỉ sau đó giây lát ông lấy lại được bình tĩnh và
mỉm cười. Mọi người đứng xung quanh đó chứng kiến cảnh này đều rất ngạc
nhiên, họ hỏi ông tại sao ông lại cười. Nhà vật lý trả lời:
- Tôi thấy mình rất may mắn bởi vì động năng của viên gạch chỉ là một nửa của
m nhân v bình phương."
Một anh nhà giàu bị bệnh về não đến gặp bác sĩ. Bác sĩ bảo cần phải thay óc
thì mới sống được. Anh có 3 lựa chọn. Thứ nhất (cũng là bèo nhất) là óc của
nhà Vật lý, giá 5.000$.
Thứ 2 óc của một nhà Toán học, giá 500.000 $.
Cuối cùng là óc của Bộ trưởng, giá 5.000.000 $.
- Tại sao óc quan chức lại mắc thế? - bệnh nhân thắc mắc.
- Tại vì nó gần như còn mới - bác sĩ trả lời.
Tưởng tượng 1 lớp học gồm toàn các nhà Vật lý nổi tiếng. Thầy giáo sẽ
nói với các học trò của mình thế nào nhỉ?
- Archimedes, cậu lại đi trễ. Đừng có giải thích với tôi là lại bị nhốt trong
nhà tắm nhé.
- Copernicus, khi nào cậu mới hiểu cậu không phải trung tâm của thế giới
hử?
- Galileo, nếu cậu còn thả mấy hòn đá từ trên lầu xuống đường một lần nữa
cậu sẽ bị đuổi đấy.
- Kepler, cậu thôi nhìn chòng chọc lên trời đi không?
- Newton, làm ơn đừng ăn không ngồi rồi dưới gốc táo nữa.
- Schroedinger, không được hành hạ con mèo như thế.
- Heisenberg, bao giờ cậu mới có thể khẳng định chắc chắn được?
- Einstein, sao cậu làm mất ether vũ trụ?
- Lý thuyết là thứ chẳng ai tin trừ người nghĩ ra nó.
- Thực nghiệm là thứ mọi người đều tin trừ người thực hiện.
(A. Einstein)
Hai electron gặp nhau trong nhà tù.
Một electron hỏi: "Làm sao mà cậu lại ở đây?"
"Thử chuyển mức cấm." - electron kia trả lời.
- Sự khác biệt giữa nhà Toán học và nhà Vật lý là gì?
- Nhà Toán học nghĩ rằng 2 điểm là đủ để định nghĩa 1 đường thẳng còn nhà
Vật lý thì muốn có nhiều dữ liệu hơn.
Khi Einstein còn đang giữ vị trí GS tại trường đại học, một hôm có một sinh
viên đến gặp Einstein và nói rằng:
" Đề thi kiểm tra năm nay giống hệt đề thi năm ngoái ".
"Đúng vậy", Einstein trả lời "Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu".
Chủ trại gà phát hiện gà của mình toi hàng loạt liền mời các nhà khoa học
bao gồm 1 nhà Sinh học, một nhà Hóa học và 1 nhà Vật lý đến xem xét.
Nhà Sinh học vạch lông gà kiểm tra một hồi nhưng không kết luận được gì. Nhà
Hóa học tiến hành một vài xét nghiệm song cũng không phát hiện được nguyên
nhân. Chẳng hề mó tới con gà, nhà Vật lý chỉ đứng quan sát hồi lâu rồi rút máy
tính ra. Sau một hồi tính toán điên cuồng, nhà Vật lý tuyên bố: "Tôi đã tìm ra,
nhưng chỉ cho trường hợp con gà hình cầu ở trong chân không".
Khi tất cả các nhà Vật lý đã lên Thiên đàng, họ rủ nhau chơi trò "trốn tìm".
Không may vì "oẳn tù tì" thua nên Einstein phải làm người đi tìm. Ông này bịt
mắt và bắt đầu đếm từ 1 đến 100. Trong khi tất cả mọi người đều đi trốn thì chỉ
có mình Newton ở lại. Newton vẽ 1 hình vuông mỗi chiều 1m ngay cạnh
Einstein và đứng ở trong đó. Einstein đếm đến 100 xong thì mở mắt ra và nhìn
thấy Newton ngay trước mặt. Einstein lập tức reo lên: "Newton! Newton! đã tìm
được Newton!". Newton phản đối, ông ta tuyên bố rằng mình không phải
Newton. Tất cả các nhà Vật lý khác đều ra khỏi chỗ nấp và yêu cầu Newton
chứng minh rằng ông không phải Newton. Làm sao đây ???
Lời giải: Newton nói "Tôi đang đứng trong 1 hình vuông diện tích 1m
2
. Điều đó
có nghĩa tôi là một Newton trên 1m
2
. Vì thế tôi là Pascal."
Một nhà Vật lý lý thuyết mới lấy vợ. Tuy vậy anh ta vẫn giữ thói quen thức
đêm để giải các phương trình.
Nửa đêm cô vợ gọi:
- Anhhh Em lạnh!
Nhà Vật lý lấy thêm chăn cho vợ. Được một lát sau cô vợ lại gọi:
- Anhhh Em nóng!
Nhà Vật lý bật quạt. Thấy gợi ý hoài mà không được cô vợ sốt ruột nói thẳng:
- Em muốn đàn ông cơ.
Không ngừng bấm máy tính, nhà Vật lý lý thuyết trả lời:
- Em yêu, vào lúc đêm hôm khuya khoắt thế này anh kiếm đâu ra đàn ông cho
em bây giờ.
Một nhà Vật lý đi lên thành phố để mua gạch về xây nhà. Nghe tin, sau đó ít
lâu một người bạn đến thăm vì chắc mẩm anh kia phải mua được gạch đẹp và đã
xây được căn nhà mơ ước.
Nhưng khi đến nơi, anh bạn chưng hửng vì nhà Vật lý kia vẫn ở trong túp lều cũ
lụp xụp. Anh ta bèn hỏi:
- Cậu làm gì với tất cả số gạch đó rồi?
- Đi theo mình rồi xem.
Cả hai đi tới cái hồ nhỏ sau nhà. Chủ nhà cầm một hòn gạch ném xuống hồ rồi
tỏ vẻ trầm ngâm:
- Cậu thấy không, mình đang cố công giải thích một bí mật: Tại sao gạch hình
chữ nhật mà ném xuống nước lại tạo sóng là hình tròn?
Đến Berlin, thủ đô nước Đức, Planck, nhà Vật lý học về lý thuyết trường
lượng tử quên khuấy mất là mình sẽ phải thuyết trình ở giảng đường nào. Ông
vào văn phòng trường Đại học tổng hợp để hỏi. Tại đây, ông gặp một giáo sư.
- Xin bác cho biết, hôm nay giáo sư Planck sẽ thuyết trình ở đâu ạ?
Vị giáo sư nhìn Planck từ đầu tới chân rồi nhún vai:
- Này anh bạn trẻ, đừng đến đấy làm gì. Anh còn ít tuổi thế, làm sao mà hiểu nổi
giáo sư Planck!
MẠNH HIẾU st
Email: