Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC THÍCH ỨNG VỚI TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.11 KB, 7 trang )

Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC THÍCH ỨNG
VỚI TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI
ThS. Phùng Thị Hạnh và NCS Mai Hiên
Giảng viên của Khoa Văn hóa - Du lịch,
Trường Đại học Thủ đơ Hà Nội
Email: ; ;
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Du lịch cũng là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch
COVID-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm
2030 theo Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ Chính Trị. Để góp phần thích ứng và phục hồi ngành Du
lịch sau dịch bệnh thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.
Tham luận này khái quát tác động của đại dịch COVID – 19 đối với ngành Du lịch Việt Nam từ đó đề
xuất các giải pháp chủ yếu về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch thích ứng với trạng thái bình
thường mới.
Từ khóa: Du lịch; COVID –19; Trạng thái bình thường mới.
1. Đặt vấn đề
Đại dịch COVID – 19 xảy ra đầu năm 2020 được xem là một trong những thách thức lớn nhất mọi
thời đại đối với nhân loại. Ảnh hưởng của nó tới tồn bộ các mặt của đời sống xã hội ở tất cả các quốc
gia. Kinh nghiệm về ứng phó đại dịch COVID - 19 của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã mở ra
khả năng phục hồi và dần phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội trong “trạng thái bình thường mới”
thời kỳ hậu COVID - 19.
Thuật ngữ “trạng thái bình thường mới” đã được nhắc đến trong giai đoạn suy thối kinh tế tồn cầu
những năm 2007 – 2008. Trong đại dịch COVID – 19, cụm từ này được dùng để đề cập tới sự thay đổi
hành vi con người sau đại dịch để phục hồi tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, phát triển kinh tế,
mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng, quốc gia… trong hồn cảnh mới. Nội hàm của thuật ngữ chính là
quan điểm về cách tiếp cận phù hợp với qui luật phát triển của tự nhiên để các cộng đồng, quốc gia có thể
thích nghi với một thứ bất thường để trở lại bình thường sau đó [9]. Tinh thần sẵn sàng chuyển hóa “trạng
thái bình thường mới” cần phải trở thành một triết lý về hệ thống qui trình ứng xử của con người với tự


nhiên và xã hội. Tinh thần đó được trở thành một giá trị văn hóa, là cơ sở để nhân loại thích nghi và
chung sống với những thảm họa khác trong tương lai.
Du lịch là một trong những lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi đại dịch COVID – 19. Tác động
của nó không chỉ đối với các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, các khu vực vui chơi giải trí… mà tác
động rất lớn đến nguồn nhân lực du lịch.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia thực hiện hiệu quả mục tiêu kép là vừa chống dịch vừa đảm bảo
phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội trong trạng thái bình thường mới hiện nay. Tuy nhiên, dịch
COVID – 19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp và rất khó lường, địi hỏi thế giới phải học cách
chung sống an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch bệnh và chủ động thích nghi với trạng thái bình thường
mới để phát triển. Trong bối cảnh đó cơng tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch có vai trị quan trọng nhằm
243


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng thích ứng và chuyển hóa sang “trạng
thái bình thường mới” để phục hồi và phát triển du lịch cả nước nói chung.
2. Khái quát ảnh ướng của đại dịch COVID – 19 đối với ngành Du lịch Việt Nam
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO), năm 2021 đại dịch
COVID-19 dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổ của
ngành du lịch quốc tế. Trong số đó, các nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành Du lịch vì đại dịch
COVID-19 cao nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ (-9,1%), Ecuador (-9%), Nam Phi (-8,1%), Ireland (-5,9%)…
Trước đó, vào tháng 7/2020, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng
đã dự báo thời gian du lịch quốc tế đình trệ sẽ kéo dài từ 4-12 tháng, khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại
từ 1,2-3,3 nghìn tỷ USD.
Du lịch tồn cầu, ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều phải chịu tác động khủng khiếp của
đại dịch, ước tính lượng khách đến du lịch giảm từ 60- 80%. Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, lượng
khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỉ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020, trong khi trong
quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á,

Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á; trong khi những khu vực bị ảnh hưởng ít hơn là Bắc
Mỹ, Tây Âu và Caribe.
Ở Việt Nam báo cáo của Tổng cục Thống kê, khoảng 95% doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa, tạm
ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2019); 10% doanh nghiệp phải cắt giảm
quy mơ sản xuất và khi dịch có diễn biến phức tạp trên 15% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất,
kinh doanh. Sản xuất công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 6 năm rưỡi qua. Tình trạng thiếu
nguyên liệu sản xuất với nhiều ngành và nhiều doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn. Theo khảo sát của nhiều
doanh nghiệp tại Việt Nam, COVID-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh và
hoạt động chung của mọi ngành nghề. Ngành chịu thiệt hại trực tiếp là khối Du lịch, ăn uống, giải trí, thời
trang; tiếp theo là bất động sản, tài chính, truyền thơng … Về du lịch, năm 2020 lượng khách quốc tế đến
Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt,
giảm 34,1%; tổng thu từ khách du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7%, tương đương 19 tỷ USD.
Bên cạnh những chính sách, chỉ đạo của Nhà nước nhằm ngăn chặn, kiểm soát bệnh dịch, tâm lý
hoang mang lo sợ là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến những thay đổi lớn trong thói quen và hành vi
tiêu dùng hàng ngày. Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi nền tảng khảo sát trực tuyến BEAN
Survey từ ngày 06 đến ngày 8/2/2020, trên 80% trong số 181 người tham gia khảo sát cho rằng COVID19 nguy hiểm ngang bằng hoặc thậm chí nguy hiểm hơn đại dịch SARS bùng phát năm 2003, điều đó đã
gây nên hoang mang cho xã hội. Cũng theo kết quả khảo sát, 79% số người trả lời cho biết dịch COVID19 có ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen hàng ngày của họ, làm xáo trộn cuộc sống, công việc và học tập
bị đình trệ, ảnh hưởng tới tài chính cá nhân và gia đình. Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7 năm
2021 khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 95,7 nghìn lượt người, giảm 97,5% so với cùng kỳ năm trước.
Khách nội địa cũng giảm khá mạnh, nếu như trong tháng 4/2021, lượng khách du lịch nội địa đạt 9 triệu
lượt, thì đến tháng 7/2021 chỉ cịn 0,5 triệu lượt. Các trung tâm kinh tế như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
đang phải đối mặt đại dịch covid khi có số ca nhiễm bệnh tăng, lượng khách du lịch giảm sút.
2.1. Lượng khách du lịch
Trong thời gian dịch bùng phát, do thực hiện qui định về giãn cách xã hội, thậm chí phải phong tỏa
tạm thời ở một số địa bàn được coi là ổ dịch. Khi đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tiếp tục hạn chế tụ
tập đông người, hủy bỏ các lễ hội… nên hoạt động du lịch bị hạn chế, thu hẹp địa bàn. Có những thời
điểm đóng cửa hầu hết các điểm tham quan du lịch trên cả nước. Trong 7 tháng đầu năm 2021 khách quốc
244



Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

tế chỉ đạt 95,7 nghìn lượt, giảm 97,5% so với cùng kỳ năm trước [4]. Ở các trung tâm du lịch lớn trên cả
nước có tỷ lệ hủy phịng rất lớn, trên 90%, sau đó các cơ sở lưu trú phải đóng cửa hàng loạt. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Du lịch về lượng khách du lịch nội địa có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú cũng cho
thấy xu hướng giảm mạnh. Trong tháng 4/2021 cả nước có 4,6 triệu lượt khách lưu trú thì đến tháng 5 chỉ
cịn 1,8 triệu lượt, tháng 6 còn 0,9 triệu lượt và tháng 7 chỉ là 0,3 triệu lượt. Du lịch là lĩnh vực chịu ảnh
hưởng rõ ràng nhất nhưng cũng nhanh phục hồi nhất. Hiện nay, ngành du lịch cũng sẵn sàng tâm thế để
đón khách trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. Nhiều địa phương đã chủ động tiêm phòng vaccin phòng
COVID – 19 cho cán bộ, nhân viên ngành Du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chuẩn bị các chương
trình, phương án kích cầu du lịch nội địa để triển khai khi dịch bệnh được kiểm soát nhằm phục hồi du
lịch, kinh tế, xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Đối với hoạt động du lịch quốc tế (inbound, outbound), do dịch bệnh COVID - 19 trên thế giới phức
tạp, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp “siết chặt” phòng chống dịch như: hạn chế đi lại, tạm dừng nhập
cảnh đối với người nước ngoài, dừng tất cả các chuyến bay thương mại quốc tế… nên hoạt động quốc tế
giảm mạnh từ tháng 3/2020 và đến nay hầu như vẫn tê liệt. Hiện nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam
chủ yếu theo diện công vụ và ngoại giao.
2.2. Nhu cầu và xu hướng du lịch của du khách
Khủng hoảng do dịch bệnh COVID – 19 đã làm thay đổi nhu cầu của khách du lịch và dẫn đến nhiều
thay đổi về hành vi [8]. Trong trạng thái bình thường mới, du lịch nội địa là xu hướng du lịch trong thời
gian tới. Khách du lịch nội địa có xu hướng: đi du lịch trong khoảng cách gần, đi ít ngày, đến những nơi
an tồn, đi theo nhóm nhỏ với mục đích nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, trong điều kiện đã kiểm soát khá tốt
dịch bệnh ở nhiều điểm đến và hưởng ứng các chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối
năm do Tổng cục Du lịch phát động, xu hướng du lịch cũng đang có sự thay đổi theo hướng kéo dài thêm
thời gian và tăng tỷ lệ sử dụng máy bay để đi xa hơn.
2.3. Việc làm của người lao động du lịch
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 9/2020 cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch COVID – 19 đã bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ
làm, giảm thu nhập. Trong đó ngành du lịch – khách sạn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nửa đầu năm

2021, đã có khoảng 12,600 lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đang khơng có việc làm. Ở
mảng lữ hành, số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 90% tổng số lao động
doanh nghiệp lữ hành, tương đương trên 12.100 người. Do hoạt động du lịch bị ngưng trệ, hàng loạt các
công ty, nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa hoặc chỉ duy trì hoạt động cầm chừng nên cắt giảm rất nhiều
nhân viên. Khơng ít doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể. Các doanh nghiệp lưu trú nằm trong số các
doanh nghiệp có tỷ lệ lao động cắt giảm cao nhất. [6]
Dịch COVID – 19 không chỉ làm cho hàng triệu lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập mà cịn gây
khó khăn cho các doanh nghiệp đối với việc giữ lại nguồn nhân lực có chất lượng và kinh nghiệm nghề
nghiệp cũng như thu hút lao động nói chung để đáp ứng cho hoạt động du lịch khi phục hồi trở lại. Không
những vậy, đại dịch COVID – 19 cịn ảnh hưởng đến cơng tác tuyển sinh ngành Du lịch của các cơ sở đào
tạo về du lịch trên cả nước, số lượng sinh viên ra trường trong hai năm gần đây đều gặp khó khăn khi tìm
kiếm việc làm. Điều này cũng có nghĩa trong vài năm tới, số lượng lao động bổ sung mới cho ngành du
lịch sẽ bị thiếu hụt. Rất có thể, ngành Du lịch sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng về nhân lực khi dịch
bệnh được kiểm sốt hồn tồn và hoạt động du lịch trở lại trạng thái bình thường.
2.4. Thu nhập du lịch
Khi dịch bệnh COVID – 19 quay trở lại cuối tháng 7/2020, đến nay đã có hàng triệu lượt khách du
245


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

lịch hoãn, hủy tour. Đến hết tháng 8/2020, tỷ lệ hủy buồng của các khách sạn vào khoảng 98% - 100% ở
hầu hết các địa phương. Trong đó, Hà Nội 32.000 tour, TP. Hồ Chí Minh hủy 35.000 tour [2]. Theo Tổng
cục Du lịch, 6 tháng đầu năm 2021 có tới 95% doanh nghiệp lữ hành dừng hoạt động. Các cơ sở lưu trú,
khách sạn, resort tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt 10% cơng suất buồng phịng. Riêng các
tỉnh là vùng có dịch như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi gần như khơng có khách.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu du lịch lữ hành 10 tháng năm 2020 đạt 15,4 nghìn tỷ đồng,
giảm 57.7% so với cùng kỳ 2019. Nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch cũng bị sụt giảm mạnh
về doanh thu lữ hành trong 6 tháng đầu năm 2020: Hà Nội giảm 44,2%, Đà Nẵng giảm 44%, Khánh

Hòa 73,5%. [11]
2.5. Thị trường du lịch
Từ khi dịch COVID - 19 bùng phát đến nay, hoạt động du lịch quốc tế gần như tê liệt. Lượng khách
từ tất cả các thị trường quốc tế đều giảm sâu. Theo Tổng cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2020 và đầu
năm 2021 lượng khách đến từ Châu Á, vốn là thị trường khách lớn nhất của Việt Nam giảm 72,7% so với
cùng kỳ năm 2019.
Thị trường du lịch đang chuyển từ chú trọng thị trường quốc tế sang đẩy mạnh phát triển thị trường
nội địa. Ngay thị trường nội địa cũng có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với mức độ kiểm soát dịch
bệnh. Những địa phương có tiềm năng du lịch, khơng bị dịch bệnh là các điểm đến an toàn sẽ được du
khách lựa chọn để trải nghiệm thay cho những địa điểm tập trung đơng khách như trước đây. Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đã thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt
Nam” và đã có một số kết quả tích cực. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng đã nhanh nhạy đưa ra
các sản phẩm hấp dẫn với mức giá được coi là “thấp chưa từng có”, cam kết chất lượng đảm bảo để thu
hút khách nội địa. Hình thành các mối liên kết giữa hàng không, đơn vị lữ hành, nhà hàng khách sạn,
điểm đến đã tạo chương trình kích cầu nội có mức giảm giá sâu hơn, nhiều điểm hấp dẫn thu hút được
khách du lịch nội địa.
Đại dịch COVID – 19 được coi là phép thử đòi hỏi du lịch Việt Nam phải định vị thị trường mục tiêu
và cấu trúc lại thị trường theo hướng không để bất cứ thị trường nào giữ vai trò chi phối. Đây cũng là dịp
để cho các doanh nghiệp du lịch thử thách, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với những biến động
lớn khác của thiên nhiên và xã hội có thể xảy ra trong tương lai, góp phần phát triển bền vững du lịch.
3. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng du lịch trong trạng thái bình thường mới
3.1. Giải pháp cho các cơ sở kinh doanh du lịch
Nguồn nhân lực ngành Du lịch vốn đã yếu và thiếu, nay lại đối mặt với nguy cơ khủng hoảng trầm
trọng, bởi sau khi buộc phải tìm nghề khác để mưu sinh và đã ổn định công việc mới. Nguy cơ thiếu hụt
nhân sự có chất lượng khi các doanh nghiệp du lịch hoạt động trở lại sau dịch bệnh là rất cao. Chính vì
vậy, các cơ sở kinh doanh du lịch cần tập trung nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ
cho số nhân viên hiện có, tối đa hóa năng lực của nhân viên thành những con người đa năng trong hoạt
động phục vụ du lịch tại doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm chuyển giao để thích ứng với trạng thái
bình thường mới sau đại dịch COVID – 19.
Để có chất lượng dịch vụ tốt, phải có một đội ngũ nhân viên tự tin, chuyên nghiệp, từ kinh nghiệm

làm việc đến tinh thần, thái độ làm việc. Vì vậy, chương trình đào tạo tại chỗ tại doanh nghiệp cần tập
trung đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ, gắn nhu cầu với thực tế ở từng bộ phận. Cùng việc nâng cao nghiệp
vụ du lịch, ngoại ngữ cũng là định hướng mà nhiều đơn vị hướng tới. Bên cạnh đó, khuyến khích nhân
viên học hỏi, tìm hiểu, phát triển các kỹ năng phục vụ trong nhiều khu vực khác nhau, truyền đạt, trao đổi
kinh nghiệm giữa các nhân viên.
246


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

Bản thân các đơn vị doanh nghiệp du lịch cũng cần nỗ lực cơ cấu lại nguồn nhân lực, đào tạo tinh
nhuệ về chất lượng. Khi du lịch dần hồi phục sẽ bố trí cơng việc cho các nhân viên của mình ngay có thể.
Bởi vì duy trì, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới là hết sức cần thiết.
3.2. Giải pháp cải tiến chất lượng đào tạo thích ứng với việc áp dụng những biện pháp thay đổi mới
Một là Phát triển nguồn nhân lực với khả năng ứng dụng những tiến bộ công nghệ để thực hiện việc
du lịch thông minh:
Để làm chủ được những cơng nghệ mới thì đội ngũ nhân sự hiện nay cần phải nắm vững các kiến
thức và kỹ năng liên quan đến ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh du lịch. Các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch cần phải đảm bảo có được một đội ngũ quản lý có trình độ chun mơn cao để
có thể rèn luyện những kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình. Cập nhật thường xuyên các kiến thức
mới về du lịch thông minh và công nghệ số, nghiệp vụ thương mại điện tử.
Tăng cường tổ chức nhiều hoạt động liên kết, phối hợp giữa các đơn vị là cơ quản quản lý nhà nước
với các hiệp hội nghề nghiệp như: Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO), Hiệp hội Du
lịch ASEAN (FATA), Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC),… tổ chức các diễn đàn, hội thảo,
đối thoại giữa doanh nghiệp, chuyên gia; tổ chức các hoạt động thường kỳ như Hội chợ Du lịch Quốc tế
(ITE), Diễn đàn Du lịch ASEAN,… nhằm chia sẽ những kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ và
hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, việc hợp tác liên ngành giữa ngành du lịch – nhà hàng – khách
sạn và ngành công nghệ thông tin, truyền thơng cũng đóng vai trị quan trọng nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.

Đặc biệt đội ngũ nhân sự quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lực lượng lao động
lành nghề cần được tạo cơ hội tu nghiệp, tham quan học tập kinh nghiệm thực tế mơ hình tiên tiến trên thế
giới, cần tham khảo một số mơ hình tiến bộ áp dụng cơng nghệ 4.0 vào hoạt động kinh doanh và đào tạo
nhân lực trong khu vực và thế giới như các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ,…
Hai là Ứng dụng công nghệ và nguồn lực lao động có kỹ năng trong phục vụ du khách: Ứng dụng
nền tảng tri thức số và tài nguyên mở để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phục vụ khách du lịch cho
người lao động. Sử dụng các xu hướng mới của ứng dụng, công nghệ vào hoạt động vận hành, phục vụ
khách (những xu hướng đã đề cập ở trên).
Ba là Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo: Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo,
bên cạnh việc cập nhật chương trình đào tạo để cung cấp cho sinh viên, học viên có những kiến thức phù
hợp với bối cảnh phát triển của xã hội và yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì cịn phải tiếp cận
vối các doanh nghiệp để nắm rõ các yêu cầu trong tuyển dụng. Áp dụng hình thức đào tạo học kỳ doanh
nghiệp: doanh nghiệp và cơ sở đào tạo phối hợp để thực hiện đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Người học
vừa có thể học nghề ở doanh nghiệp và đồng thời học ở trường. Bên cạnh đó, khuyến khích mỗi cá nhân
người học phải có ý thức tự trau dồi năng lực ngoại ngữ, tin học và tích cực rèn luyện để có kỹ năng phù
hợp với yêu cầu của xã hội thời đại 4.0. Các cơ sở giáo dục đào tạo cần lồng ghép thêm nhiều kỹ năng về
tin học, truyền thông đa phương tiện để người học có được những kỹ năng thiết yếu trong thời đại mới.
Bốn là Ứng dụng hình thức học tập trực tuyến (E-learning) trong hoạt động đào tạo là xu hướng để
phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay:
Bằng hình thức học tập trực tuyến (E-learning) có thể giải quyết được bài tốn về thời gian, chi phí
và nhân sự đào tạo. Các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cần có chiến lược và kế hoạch để triển khai áp
dụng đào tạo trực tuyến, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, cơ sổ vật chất, tài liệu học tập phù hợp với phương thức
đào tạo mới tuy nhiên vẫn song hành hình thức đào tạo truyền thống và hình thức trực tuyến. Để thực sự
chuẩn bị tốt cho công tác đào tạo trực tuyến (E-Learning) thì các cơ sở đào tạo cần phải:
247


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022


Thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến theo hướng mở, phù hợp cho nhiều đối tượng,
tham khảo các chương trình đào tạo của các nước phát triển về đào tạo nhân lực du lịch;
Đổi mới và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch
bằng cách đưa lồng ghép chương trình đào tạo trực tuyến vào trong chương trình truyền thống;
Cần có chính sách thu hút đội ngũ chun gia từ doanh nghiệp và những cơ sở đạo tạo tiên tiến để
xây dựng bài giảng về các học phần đào tạo trực tuyến. Các cơ sở đào tạo cần có nhiều giải pháp phối
hợp, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ đào tạo trực tuyến và doanh nghiệp
có nhu cầu về nhân lực ứng dụng cơng nghệ trong vận hành;
Đối với đội ngũ giảng viên phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và công tác nghiên cứu. Cụ thể, xây dựng và thường xuyên cập nhật kho
học liệu số dùng chung, gồm bài giảng, giáo trình, để thi điện tử, học liệu số, các phần mêm mô phỏng và
các học liệu khác cần thiết. Ngồi ra cần có sự liên kết, chia sẽ học liệu với các cơ sở đào tạo khác nhằm
nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy cho đồng bộ. Triển khai hình thức học tập trực tuyến
(E-learning). Triển khai giảng dạy các phần mầm quản lý doanh nghiệp du lịch, khách sạn, lữ hành vào
trong quá trình đào tạo học sinh, sinh viên.
4. Kết luận
Đại dịch COVID – 19 là một trong những biến động mang tính “thảm họa” của tự nhiên, tác động
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở các nước. Trong đó, du lịch là một trong những ngành kinh
tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong quá trình phát triển xã hội, con người phải tìm cách thích nghi để
chung sống an toàn với những biến đổi của tự nhiên và xã hội. Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có sứ
mệnh đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với những sự biến động bất thường đó để phát
triển đất nước. Để góp phần phát triển ngành Du lịch - Khách sạn trong trạng thái bình thường mới, cơng
tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần được quan tâm đặc biệt để phấn đấu đến 2030, du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo cần thực hiện linh hoạt các
giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực du
lịch chất lượng và có khả năng thích ứng cao.
Tài liệu tham khảo
[1]
[2]
[3]

[4]
[5]
[6]
[7]
[8]

Th.S. Lê Minh Anh (2020), “ Ảnh hưởng của dịch COVID – 19 tới ngành Du lịch Việt Nam”, Tạp
Chí Cơng Thương.
Minh Anh – Lưu Hương (2020), “ Phát triển thị trường du lịch sau COVID – 19: Biến thách thức
thành cơ hội”, Báo Chỉnh Phủ.
Bài báo “Thế giới đang thiết lập trạng thái bình thường mới thế nào” (22/7/2020).
Bộ Văn hóa , Thể thao & Du lịch, tổ chức Họp báo thường kỳ Quý III năm 2020
Định hướng hoạt động nhằm thích ứng với trạng thái bình thường mới trong và sau đại dịch
Covid-19 (2020), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN.
Huy Thắng (2020), Người lao động dễ thở hơn dù chưa hết khó khăn, Báo Chính phủ.
Phạm Thị Thanh Bình (2020) “ Giải pháp kinh cầu du lịch Việt Nam hậu Covid-19”, Tạp chí Kinh
tế Trung Ương.
Nguyễn Phương, Ngọc Lý (2020), Vượt qua ảnh hưởng dịch COVID – 19, Du lịch Việt Nam nắm
bắt xu hướng, sẵn sàng bứt phá, Tạp Chí Thông tin Đối ngoại.
248


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

[9] Lê Thanh Thủy (2020), Trạng thái bình thường mới trong Y tế.
[10] Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (2020), “Đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và
các khuyến nghị chính sách”.
[11] Tổng cục Thống kê (2020), Thơng cáo báo chí tỉnh hình kinh tế - xã hội q III và tháng 9 năm 2020
Abstract:

IMPACT OF COVID-19 EPIDEMIC ON TOURISM AND HUMAN
RESOURCE TRAINING ADAPTING TO THE NEW NORMAL STATUS
In recent years, tourism has made an increasingly important contribution to Vietnam's socio-economic
development. Tourism is also one of the industries hardest hit by the COVID-19 pandemic, seriously
affecting efforts to become a spearhead economic sector by 2030 according to Resolution 08 - NQ/TW of
the Ministry of Politics. In order to contribute to the adaptation and recovery of the tourism industry after
the epidemic, the training and retraining of tourism human resources is very important. The article
outlines the impact of the COVID-19 pandemic on Vietnam's tourism industry, then proposes solutions
mainly on training and fostering tourism human resources to adapt to the new normal.
Keyword: COVID -19; New normal; Tourism.

249



×