Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tìm hiểu và phân tích vai trò, nhiệm vụ, chức năng của tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.05 KB, 7 trang )

Tìm hiểu và phân tích vai trị, nhiệm vụ, chức năng của TCĐDNSDLĐ tại Việt Nam
1.

-

-


-


-

-

-

Tìm hiểu về TCĐDNSDLĐ Việt Nam
Khái niệm:
Theo Bộ luật Lao động 2012 của Việt Nam, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao
động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Theo Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019: “Tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một
đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các
hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh
nghiệp”.
Cơ sở hình thành của TCĐDNSDLĐ
Tổ chức đại diện người lao động được hình thành dựa trên cơ sở sự tự nguyện của


những người lao động trong cùng một đơn vị sử dụng lao động, sự tự nguyện này
được hiểu là sự tự do ý chí của người lao động khi tham gia, thành lập hoặc gia nhập
tổ chức đại diện người lao động. Hoạt động của tổ chức đại diện người lao động phải
nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đây là chức năng chủ yếu của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tổ chức đại
diện người lao động thực hiện chức năng bảo vệ người lao động thông qua con đường
chủ yếu là thương lượng tập thể, bên cạnh đó có thể sử dụng các hình thức nếu được
pháp luật cho phép hoặc thừa nhận.
Sự hình thành TCĐDNSDLĐ
Song song với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức bên NLĐ là tổ chức bên
NSDLĐ. Tổ chức bên NSDLĐ, có thể dưới những tên gọi khác nhau như “tổ chức sử
dụng lao động”, “hiệp hội NSDLĐ” hoặc “liên minh giới chủ”...
Nhưng đều được hiểu là tổ chức được hình thành từ quá trình liên kết của các doanh
nghiệp, bao gồm cả các nhà sản xuất hay hệ thống bán hàng hoặc bất cứ ai có sử dụng
lao động. Tổ chức của NSDLĐ được thành lập với mục đích tìm kiếm sự thống nhất ý
chí của những NSDLĐ, đại diện cho họ trong quan hệ với các đối tác khác như tổ
chức của bên NLĐ hoặc với nhà nước để bảo vệ và tối ưu hóa lợi ích của bên sử dụng
lao động.
Việc ra đời của tổ chức đại diện cho NSDLĐ được thúc đẩy bởi nhiều nguyên nhân.
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc NSDLĐ buộc phải thành lập tổ
chức đại diện cho mình ở nhiều quốc gia là sức ép phải đàm phán do chính các cuộc


đấu hanh của NLĐ tạo ra. Chính sự xuất hiện của cơng đồn và những nỗ lực của họ
trong việc thiết lập các thỏa thuận có tính tập thể trong một lĩnh vực hoặc trong ngành
công nghiệp rộng lớn cuối cùng đã dẫn đến hành động liên kết, hợp tác của giới sử
dụng lao động để cùng “đối phó” với một đối thủ chung - cơng đồn, là đại diện bên
lao động. Đây được xem như hệ quả tất yếu ở thời điểm các tổ chức cơng đồn sinh
sơi nảy nở và tạo ra được sức mạnh trong đàm phán về mức lương cũng như các điều
kiện lao động thông qua việc sử dụng các hành động tập thể có tính tấn cơng. NSDLĐ

trong hồn cảnh này buộc phải đồn kết lại, cố gắng tạo ra sức mạnh cần thiết để cùng
nhau kiềm chế mức lương cũng như các điều kiện lao động mà phía cơng đồn đưa ra.
Điều này khơng chỉ giúp họ tránh được chi phí lao động bị đẩy lên quá cao, mà giúp
hạn chế bớt sức hấp dẫn của cơng đồn, kiềm chế sự bùng nổ của phong trào công
nhân theo hướng bất lợi cho NSDLĐ.
- Sự hình thành tổ chức đại diện NSDLĐ cũng có thể được thúc đẩy bởi một số nguyên
nhân khác, ví dụ: để hợp tác, xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm có được những
lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp đào
tạo, tư vấn, bảo trợ, tăng cường năng lực quản trị nguồn nhân lực cho đơn vị thành
viên... (Tổ chức đại diện cho NSDLĐ có thể xúc tiến và đẩy mạnh các (Ịuá hình
thương mại, tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực thực hiện các vấn đề mà doanh
nghiệp thành viên quan tâm; cũng có thể cung cấp đào tạo, phổ biến kinh nghiệm
nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho doanh nghiệp thành viên và những NLĐ làm
thuê cho họ. Nhiều tổ chức đại diện cho NSDLĐ tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi ý
kiến hoặc tập huấn để nâng cao năng lực hoạt động của mình.)
- Đối với trường hợp này, chức năng thương lượng với tổ chức đại diện của NLĐ có thể
xuất hiện sau. Đôi khi, lý do dẫn đến sự ra đời của tổ chức đại diện NSDLĐ có thể chỉ
là để có chủ thể đại diện cho bên sử dụng lao động tham gia vào q trình xây dựng
chính sách, pháp luật của nhà nước...
- Các tổ chức của NSDLĐ có thể là liên minh của những NSDLĐ cùng hoạt động trong
một lĩnh vực ngành nghề hoặc liên minh của NSDLĐ thuộc những lĩnh vực ngành
nghề khác nhau những tổ chức theo địa giới như vùng, khu vực hoặc quốc gia. Vai trị
cũng như địa vị của tổ chức NSDLĐ khơng giống nhau giữa các quốc gia.

Đặc điểm của TCĐDNSDLĐ
Tổ chức đại diện cho NSDLĐ có đặc điểm:
- Thứ nhất, được thành lập (được bầu, được lựa chọn) tự do bởi các chủ sử dụng lao
động hoặc đại diện của họ. Tổ chức đại diện cho NSDLĐ nói tiếng nói chung của
những NSDLĐ tham gia tổ chức của mình, cố gắng thiết lập quan hệ tốt với các thành
viên để tạo ra một liên minh vững chắc, có điều kiện thực hiện lợi ích và ý tưởng của

các thành viên tốt hơn.


-


-

-

-

Thứ hai, được thành viên trao quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích
của NSDLĐ. Quyền trao cho tổ chức này có thể là quyền tuyệt đối đối với một số vấn
đề nào đó. Tuy nhiên, với những vấn đề doanh nghiệp thành viên muốn có quyền tự
quyết, họ có thể khơng được trao quyền tuyệt đối. Với những vấn đề như vậy, tổ chức
đại diện NSDLĐ có thể giải quyết theo các phương án hoặc những nguyên tắc đã
được thành viên thống nhất. Trong trường hợp gặp những vướng mắc, họ có thể tổ
chức lấy ý kiến trực tiếp của thành viên trước khi quyết định. Những quyền như vậy
sẽ được quy định trong điều lệ (hoặc quy chế hoạt động...) của tổ chức, có thể được
điều chỉnh khi có ý kiến chung do thành viên đưa ra và đã được biểu quyết tán thành.
Cơ cấu tổ chức
Theo các quy định hiện hành, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hiện nay gồm:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam (VCA)
Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam là “tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện
cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở
Việt Nam”. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam là tổ chức độc lập, phi
chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính. Hội viên của
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam gồm có 4 loại:

i.
“Hội viên chính thức: là các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh,
người sử dụng lao động, các hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động
hợp pháp ở Việt Nam;
ii.
Hội viên liên kết: là các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký và
hoạt động hợp pháp ở nước ngồi có quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc
có văn phịng đại diện của họ tại Việt Nam;
iii.
Hội viên thông tấn: là những chun gia và tổ chức chun mơn ở trong và
ngồi nước có khả năng giúp thực hiện các nhiệm vụ của Phịng;
iv.
Hội viên danh dự: là những cá nhân có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện
mục đích của Phịng”
Đến nay, số lượng hội viên chính thức của Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam là trên 5600 doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Trong tương lai, số lượng
hội viên chính thức sẽ cịn phát triển mạnh vì càng ngày hoạt động sản xuất, kinh
doanh và các loại hình dịch vụ mới càng phát triển.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam “là tổ chức kinh tế – xã hội có tư cách pháp nhân,
được thành lập ở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… là thành viên
chính thức của Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) và Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thế giới (WASME)…”. Về cơ cấu tổ chức, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có:


i.
ii.

các thành viên chính thức là liên minh hợp tác xã cấp tỉnh (gồm 64 đơn vị
thuộc 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
các thành viên liên kết là các tổ hợp tác, các tổ chức kinh tế, xã hội, các hội,

hiệp hội ngành nghề, các cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo, các tổ chức
kinh tế khác trong và ngồi nước

2.

Vai trị, nhiệm vụ, chức năng
2.1 Vai trò
-

Cũng tương tự các tổ chức đại diện bên lao động, các tổ chức đại diện của NSDLĐ
có vai trị quan trọng trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích cho bên sử dụng
lao động, xây dựng và thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh. Là người đại diện
tham gia các hoạt động đối thoại xã hội hai bên, ba bên, các tổ chức đại diện bên
sử dụng lao động đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa và giải quyết các
xung đột trong quan hệ lao động, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định sản xuất,
kinh doanh trong các ngành, nghề và doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ cũng có vai
trị quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản
xuất, kinh doanh.

-

Trong lĩnh vực lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động thể hiện vai trò
quan trọng qua những nội dung chủ yếu sau:
 Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là đại diện cho một bên của quan hệ
lao động. Tư cách đại diện đó tạo ra cho chính bản thân các tổ chức đại diện
người sử dụng lao động những quyền năng to lớn nhằm thống nhất quan điểm
đối với vấn đề sử dụng lao động.
 Là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong lao động và trong quá trình sản
xuất xã hội cũng như quá trình hợp tác quốc tế về lao động. Tổ chức đại diện
người sử dụng lao động là “cầu nối” giữa người lao động và người sử dụng lao

động trong các quan hệ cụ thể và trong cơ chế hai bên, cơ chế ba bên nhằm
hướng tới việc tăng cường đối thoại xã hội và cùng quyết định các vấn đề của
lao động.
 Là chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi cần thiết và hợp pháp
để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình và bảo vệ
tính nghiêm minh của pháp luật lao động.
 Vai trò bảo vệ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được thể hiện trong
các quy định của luật lao động được thể hiện ở hai phương diện cơ bản: Một
là: thực hiện các hoạt động bảo vệ thông qua việc tham gia hoạch định chính


sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của
các thành viên là người sử dụng lao động. Đây chính là biện pháp “bảo vệ từ
xa”, hay còn gọi là biện pháp “phòng bị” có tính chiến lược và lâu dài. Hai là:
thực hiện các hoạt động bảo vệ trực tiếp, trực diện. Các hoạt động này chủ yếu
được tiến hành khi có yêu cầu hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động
cho là cần thiết hoặc theo quy tắc nội bộ, theo các quy định của pháp luật, đó là
chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của nó. Ví dụ như việc bảo vệ người sử
dụng lao động thành viên trong một vụ tranh chấp lao động.
 Vai trò liên kết: sự liên kết của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được
thực hiện ở cả hai phương diện cơ bản: Một là, thực hiện sự liên kết bên trong.
Sự liên kết này được tiến hành và duy trì, phát triển giữa các thành viên sử
dụng lao động. Kiểu liên kết này tạo nên nội lực và bản sắc riêng của tổ chức
đại diện người sử dụng lao động. Hai là: sự liên kết bên ngồi. Đó là việc tổ
chức đại diện người sử dụng lao động liên kết với các chủ thể khác, đặc biệt là
các đối tác xã hội gần gũi trong lĩnh vực lao động như Chính phủ và Cơng
đồn – tổ chức đại diện của người lao động. Sự liên kết bên ngoài tạo cho tổ
chức đại diện của người sử dụng lao động những cơ hội tiếp cận các nguồn lực
cũng như cơ hội giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài liên quan đến sự tồn
tại và phát triển của toàn bộ tổ chức cũng như của thành viên của nó.

2.2 Nhiệm vụ
 Theo cách hiểu chung nhất, tổ chức đại diện người sử dụng lao động lao động là
thiết chế được lập ra với nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Việc xác lập các tổ chức đại
diện người sử dụng lao động đề dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do liên kết.
 Nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động được quy
định trong Bộ luật Lao động, Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004,
Thông tư số 04/2006/TTLT-BLĐTBXH -TLĐLĐ ngày 21/3/2006 hướng dẫn chi
tiết thi hành Điều 3 Nghị định 145/2004/NĐ-CP về việc tham khảo ý kiến Tổng
liên đồn lao động Việt Nam và Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.
 Tổ chức đại diện người sử dụng lao động cũng có các nhiệm vụ chung của các tổ
chức xã hội nghề nghiệp như chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan;
chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo
theo quy định; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà


nước có thẩm quyền; lập và lưu giữ sổ sách, chứng từ, sử dụng kinh phí theo quy
định của pháp luật. Theo Điều 24 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010
 Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có thể được hưởng quyền, nghĩa vụ của
hội có tính chất đặc thù như: được tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách liên
quan; tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công theo
quy định của pháp luật; tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách,
chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc Lĩnh
vực hoạt động của hội...; có thể được cấp, hỗ trợ kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất
và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện
một số hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã
hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án liên quan...Điều 34, Điều 35 Nghị
định số 45/2010/NĐCP ngày 21/4/2010.
 Ngoài ra, từng tổ chức đại diện bên sử dụng lao động cụ thể có nhiệm vụ tham gia

và phối hợp với nhà nước, cơng đồn để thực hiện chính sách, pháp luật lao động
và giải quyết các vấn đề liên quan tới quan hệ lao động; chỉ đạo các hiệp hội
doanh nghiệp, các doanh nghiệp thành viên phối hợp với các bên liên quan tổ chức
thực hiện pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao
động...
2.3 Chức năng
 Chức năng của tổ chức đại diện NSDLĐ trước hết là bảo vệ doanh nghiệp và hình
ảnh của doanh nghiệp, được thể hiện ở những nỗ lực của họ trong các đối thoại
nhằm đạt được những điều kiện hợp lý nhất cho thành viên cũng như NLĐ; xây
dựng và thực hiện các chính sách phát triển lực lượng lao động có năng suất, chất
lượng cao... thông qua việc quan tâm đến NLĐ, chẳng hạn cung cấp đào tạo và
phúc lợi hợp lí... tạo nên tình cảm tốt đẹp và sự gắn bó của NLĐ, qua đó giúp
doanh nghiệp phịng ngừa và giải quyết hiệu quả các tranh chấp, tránh được các
thiệt hại do tranh chấp gây ra, nâng cao uy tín, vị thế và sức hút của doanh
nghiệp…
 Chức năng đại diện cho doanh nghiệp trong quan hệ lao động. Các tổ chức đại
diện cho bên sử dụng lao động là nơi tập hợp ý chí và nguyện vọng của các doanh
nghiệp thành viên khi tham gia thương lượng. Họ cũng đại diện cho thành viên
tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về quan hệ lao động. Khi thực hiện chức


năng này, các tổ chức đại diện cho NSDLĐ sẽ được uỷ quyền quyết định trong
khuôn khổ các vấn đề đã được thống nhất với thành viên.
 Ngoài ra, tổ chức đại diện cho NSDLĐ cịn có chức năng cung cấp dịch vụ và hỗ
trợ các thành viên. Chức năng này biểu hiện khá đa dạng trong đó bao gồm việc
cung cấp dịch vụ về quan hệ lao động và quản trị nguồn nhân lực cho thành viên,
hỗ trợ vốn, công nghệ, giúp kết nối với bạn hàng trong và ngoài nước, cung cấp
các dịch vụ đào tạo, tư vấn...




×