Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

bài giảng y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 120 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC VIỆT NAM
KHOA YHCT
--------------

TẬP BÀI GIẢNG


TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC VIỆT NAM
KHOA YHCT
--------------


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

LỜI NÓI ĐẦU
Y học cổ truyền Việt Nam là một nền y học lâm sàng, được hình thành và phát triển
qua nhiều thời đại, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong
cộng đồng. Cha ông chúng ta cũng đã để lại nhiều di sản quý báu trong mọi lĩnh vực từ
lý luận cơ bản, thu trồng và bảo quản dược liệu, chẩn đoán điều trị bằng các biện pháp
dùng thuốc và không dùng thuốc. Ngày nay, thực hiện phương châm của Đảng về việc
kết hợp hai nền y học đã tạo ra một bước phát triển mới nhằm phát huy thế mạnh của y
học cổ truyền, góp phần xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, dân tộc và đại chúng. Do
vậy, kế thừa và phát huy các kiến thức về y học cổ truyền dân tộc là nhiệm vụ của những
người làm công tác y tế trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách “Y HỌC CỔ TRUYỀN – Giáo trình nội bộ đào tạo hệ Điều dưỡng” được
biên soạn dựa trên chương trình chi tiết đào tạo Điều dưỡng của Trường Đại học Duy
Tân. Mục tiêu của cuốn giáo trình này nhằm giúp cho sinh viên Điều dưỡng tiếp thu
được những kiến thức cơ bản của Y học cổ truyền và áp dụng vào chăm sóc các bệnh
thơng thường có hiệu quả bằng các phương pháp dùng thuốc Đơng dược và khơng dùng
thuốc (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt). Giáo trình nội bộ Y học cổ truyền trình bày các


nội dung sau:
Phần mở đầu: Sơ lược lịch sử nền Y học cổ truyền Việt Nam – Chủ trương kết hợp Y
học cổ truyền và Y học hiện đại
Phần 1: Lý luận Y học cổ truyền.
Phần 2: Châm cứu.
Phần 3: Thuốc Y học cổ truyền và một số vị thuốc thường dùng.
Phần 4: Điều trị một số bệnh thường gặp.
Giáo trình gồm có 4 chương và 13 bài. Mỗi bài giảng đều nêu rõ mục tiêu, nội dung
chính và phần tự lượng giá, là tài liệu sử dụng giảng dạy và học tập trong nhà trường,
dành cho sinh viên ngành Điều dưỡng, Trường Đại học Duy Tân.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong q trình biên soạn, song khơng thể tránh khỏi thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của qúy thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp
để cuốn giáo trình này được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018

1


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY
GIỜ
THỨ

NỘI DUNG

01

PHẦN

MỞ ĐẦU

02 - 07

CHƯƠNG 1

TRANG

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NỀN Y HỌC CỔ
TRUYỀN VIỆT NAM - CHỦ TRƯƠNG KẾT
HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI VỚI Y HỌC CỔ
TRUYỀN

6 - 14

LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN

14 - 50

1. Học thuyết Âm – Dương
2. Học thuyết Ngũ hành
3. Học thuyết Tạng tượng
4. Tứ chẩn
5. Bát cương – Bát pháp
08 - 14

CHƯƠNG 2

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG
DÙNG THUỐC


51 - 81

1. Đại cương châm cứu – Hệ kinh lạc
2. Các huyệt thường dùng trong điều trị bệnh
15 - 20

CHƯƠNG 3

THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ MỘT SỐ
VỊ THUỐC THƯỜNG DÙNG

82 - 101

1. Đại cương về thuốc cổ truyền
2. Các vị thuốc thường dùng trong điều trị
21 - 28

CHƯƠNG 4

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

102 - 117

1. Liệt dây thần kinh VII
2. Đau thần kinh tọa
3. Đau vai gáy

2



Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
YDHHĐ:
YDHCT:
YHCT :
YHHĐ:

Y dược học hiện đại
Y dược học cổ truyền
Y học cổ truyền
Y học hiện đại

3


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY

1
2

PHẦN MỞ ĐẦU:
BÀI 1 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CHỦ TRƯƠNG KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN...........6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN.................................................15
BÀI 2 - HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG...................................................................15
BÀI 3 - HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH....................................................................21
BÀI 4 - HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG...............................................................27
BÀI 5 - TỨ CHẨN.................................................................................................36
BÀI 6 - BÁT CƯƠNG - BÁT PHÁP......................................................................42
CHƯƠNG 2: CHÂM CỨU..................................................................................51
BÀI 7 – ĐẠI CƯƠNG CHÂM CỨU – HỆ KINH LẠC.........................................51
BÀI 8 – CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH..................65
CHƯƠNG 3: THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
VÀ MỘT SỐ VỊ THUỐC THƯỜNG DÙNG......................................................82
BÀI 9 - ĐẠI CƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN.......................................................82
BÀI 10 – CÁC VỊ THUỐC THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ......................91
CHƯƠNG 4 ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP.............................102
BÀI 11 - LIỆT DÂY THẦN KINH VII................................................................102
BÀI 12 - ĐAU THẦN KINH TỌA.......................................................................107
BÀI 13 - ĐAU VAI GÁY......................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................118

4


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

PHẦN MỞ ĐẦU:
BÀI 1 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CHỦ TRƯƠNG KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được sơ lược quá trình lịch sử của nền Y học cổ truyền Việt Nam.
2. Nêu được ý nghĩa trong việc kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

3. Trình bày được các biện pháp thực hiện kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, có truyền thống dựng nước, giữ
nước, phát triển văn hóa cũng như có nhiều kinh nghiệm phịng và chữa bệnh với một
nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời đại.
1.1. Thời kỳ dựng nước (thời kỳ Hùng Vương - 2900 năm Trước Công Nguyên)
Ở thời kỳ này y học tuy mới chỉ ở mức độ truyền miệng nhưng đã biết dùng thức ăn
trị bệnh như ăn trầu cho ấm cơ thể, dùng gừng, riềng làm thức ăn gia vị và chữa bệnh,
nhuộm răng để bảo vệ răng...
1.2. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ nhất (Năm 111 trước Công nguyên)
Gần 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, ông cha ta vẫn tiếp tục phát huy nền
y học dân tộc qua các phương pháp chữa bệnh với các vị thuốc có trong nước, đồng thời
tiếp thu nền y học Trung Quốc giao lưu sang nước ta, các vị thuốc đã được đưa sang
Trung Quốc như Trầm hương, Tê giác... và một số thầy thuốc Trung Quốc đã sang Việt
Nam trị bệnh như : Đổng Phụng, Lâm Thắng...
1.3. Thời kỳ độc lập giữa các triều đại Ngơ, Đình, Lê, Lý, Trần, Hồ (năm 939-1406)
- Thời Nhà Lý (1010-1224)
Đã có Tổ chức Ty Thái Y chuyên chăm lo bảo vệ sức khỏe cho vua quan trong triều,
có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp lo việc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ
chức trồng thuốc mà di tích cịn lại như xã Đại n – Hà Nội.
Thời kỳ này phương pháp trị bệnh bằng tâm lý cũng đã phát triển như trường hợp
Lương y Nguyễn Chí Thành dùng tâm lý trị liệu trị cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh.
- Thời Nhà Trần (1225-1399)
Ty Lương Y được đổi thành Viện Thái Y từ năm 1362.
Đã bắt đầu có những sự quan tâm tới việc chữa trị cho nhân dân, đặc biệt phát thuốc
cho nhân dân ở các vùng có dịch bệnh.
Tổ chức trồng và thu hái thuốc dùng cho quân đội và nhân dân.
Cũng chính trong thời kỳ này, các danh y của nền y học cổ truyền Việt Nam cũng
xuất hiện với những tác phẩm y học đã được xuất bản, trong đó nổi bật:


5


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

+ Tuệ Tĩnh - tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh với tác phẩm “Nam Dược Thần Hiệu” (11
quyển, gồm 580 vị thuốc có trong nước, 3873 bài thuốc, chữa 182 chứng bệnh trong
10 khoa lâm sàng), quyển “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” (tóm tắt cơng dụng của
630 vị thuốc và gồm một số phần về lý luận, chẩn đốn, mạch học của y học cổ
truyền).

Hình 1.1 Tuệ Tĩnh
+ Chu Văn An với tác phẩm Y Học Yếu Giản Tập Chú Di Biên.
- Thời Nhà Hồ (1400-1406)
Danh y thời này là Nguyễn Đại Năng với tác phẩm Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca .
1.4. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ II (1407-1427)
Nhà Minh xâm lược cướp hết các sách vở, thuốc và đem các danh y Việt Nam về
nước ... do đó y học ở thời kỳ này đã không phát triển được.
1.5. Thời kỳ độc lập dưới các triều đại Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn (1428-1876)
- Thời Nhà Hậu Lê 1428-1788)
Có nhiều chủ trương tiến bộ trong việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
+ Bộ Luật Hồng Đức có đặt quy chế về nghề y : trừng phạt thầy thuốc kém đạo đức,
ban hành các quy chế pháp y khám án mạng tử thi...
Cấm phá thai, phổ biến phương pháp vệ sinh phịng dịch, luyện tập giữ gìn sức
khỏe... Tác phẩm có Bảo Sinh Diên Thọ Tốt Yếu của Đào Cơng Chính.
+ Về tổ chức y tế: Ở triều đình có Thái Y Viện, ở các tỉnh có Tế Sinh Đường lo
chữa bệnh cho nhân dân nhất là công tác chống dịch.
Mở các khóa thi tuyển lương y, tổ chức khoa giảng dạy ở Thái y viện, đặt các học
chức ở phủ, huyện để dạy nghề thuốc. Soạn các tác phẩm : Y Học Nhập Môn Diễn

Ca, Nhân Thân Phú...
+ Thời gian này có nhiều danh y đã xuất hiện với nhiều cống hiến cho nền y học
nước nhà, trong đó nổi bật là: Nguyễn Trực với tác phẩm Bảo Anh Lương Phương,
Lê Hữu Trác với tác phẩm Hải Thượng Y Tơng Tâm Lĩnh 28 tập 66 quyễn, Hồng
Đơn Hịa với tác phẩm Hoạt Nhân Toát Yếu bàn về tổ chức y tế quân đội.
6


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

Lê Hữu Trác tức Hải thượng lãn ông (1720 – 1791) quê ở xã Văn Xá, huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông là người đã tổng hợp thành tựu của nền y học phương
Đông đến thế kỉ thứ 18 và áp dụng sáng tạo vào điều kiện thiên nhiên và bệnh tật ở
nước ta. Tổng kết hoàn chỉnh từ lý luận đến các phương pháp chữa bệnh thành bộ
sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập, chia thành 66 quyển, nội dung
bao gồm các vấn đề thuốc, y đức, vệ sinh phòng bệnh, lý luận cơ sở, chẩn đoán học,
mạch học, dược học, các nghiệm phương và bệnh án… Về thuốc Ơng tìm thêm hơn
300 vị thuốc mới, tổng hợp thêm 2.854 bài thuốc kinh nghiệm. Sự nghiệp của Hải
Thượng Lãn Ông rất to lớn, đã làm rạng rỡ cho nền y học dân tộc ta. Ngày mất của
ông ( 15 tháng giêng âm lịch ) được coi là ngày kỉ niệm y học cổ truyền nước ta.
Hình 1.2. Hải Thượng Lãn Ơng - Danh y nổi tiếng của y học cổ truyền Việt Nam

- Thời Tây Sơn (1788-1802)
Tổ chức được Cục Nam Dược nghiên cứu thuốc trị bệnh cho quân đội và nhân dân.
Tác phẩm : Liệu Dịch Phương Pháp Toàn Tập và Hộ Nhi Phương Pháp của
Nguyễn Gia Phan, La Khê Phương Dược và Kim Ngọc Quyển của Nguyễn Quang
Tuấn.
- Thời Nhà Nguyễn (1802-1883)
Về tổ chức y tế, triều đình có Thái y viện, ở các tỉnh có Ty Lương y, có mở trường

dạy thuốc ở Huế (1850).
Tác phẩm: Nam Dược Tập Nghiệm Quốc Âm của Nguyễn Quang Lương, Nam Thiên
Đức Bảo Toàn của Lê Đức Huệ...
1.6. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta (1884-1945)
Do thời kỳ này Tây y du nhập vào Việt Nam, chế độ Pháp thuốc đã giải tán các tổ
chức y tế thời nhà Nguyễn, loại y học cổ truyền Việt Nam ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ,
đưa nền y tế thực dân vào. thầy thuốc y học cổ truyền Việt Nam chỉ còn hoạt động nhỏ lẻ
trong dân gian.
1.7. Thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945-1976)
Nhận thấy y học cổ truyền Việt Nam có tính tích cực trong việc điều trị bệnh tật, nên
đã cho phục hồi nền YHCT. Chính phủ có chủ trương kết hợp y học cổ truyền Việt Nam
và y học hiện đại để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt hơn.
7


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

Ngày 10 - 12 - 1957 Hội Đông Y Việt Nam đã được thành lập và kể từ sau năm 1975
đến nay đã nhiều lần đổi tên: Hội Y Học Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc, Hội Y
Học Cổ Truyền, nay lấy lại tên cũ là Hội Đông y Việt Nam. Năm 1995 do hợp tác quốc
tế Việt Nam thành viên của Hiệp Hội Châm Cứu Thế Giới nên Hội Đông y tách ra thêm
Hội Châm Cứu Việt Nam và phổ biến các phương pháp trị bệnh không dùng thuốc.
1.7. Thời kỳ thống nhất nước nhà (1976 đến nay)
- Đa số các phường xã đều có các phịng, tổ chẩn trị Y Học Cổ Truyền Việt Nam.
- Hệ thống hóa các Lương Y vào các đồn thể Hội Đơng y, Hội Châm Cứu.
- Thành lập các bộ môn giảng dạy YHCT tại các truờng trung học và đại học.
- Đã có 1 học viện YHCT và 2 Viện YHCT ở miền Nam và Bắc.
- Dịch thuật, biên soạn nhiều loại sách Kinh Điển, sách chuyên đề, chuyên sâu phục
vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

- Nền y học cổ truyền Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử và nhiều thăm trầm
và đã được văn bản hoá từ năm 1010 (thời nhà Lý). Tới thế kỷ thứ 13, nhà bác học
Chu Văn An đã nêu đường lối chữa bệnh chứ không dùng mê tín dị đoan. Thế kỷ 14,
đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây, con thuốc Việt Nam để chữa bệnh (580 vị thuốc
trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh). Thế kỷ 18 đại danh y Lê
Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn tập sách thuốc "Y TÔNG
TÂM LỈNH" gồm 28 bộ có 66 tập sách nói về y đức, vệ sinh phòng bệnh, y lý cơ
bản, dược lý, bệnh lý, các đơn thuốc có cơng hiệu, bệnh án, một số trường hợp bệnh...
- Trong nền Văn Minh Ðại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập tuyển sách y học cổ
truyền dân tộc được viết bằng tiếng Hán và tiếng Nôm.
- Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên soạn trên 200 tập sách có giá
trị về Đơng y bằng tiếng Quốc ngữ.
- Nền y học dân gian của 54 dân tộc trong cộng đồng Việt Nam gắn liền với sự sinh
sống từng vùng địa dư sinh thái và xã hội. Từng dân tộc trong quá trình tồn sinh và
phát triển đều tích luỹ được những kinh nghiệm về sử dụng cây con thuốc có ở từng
địa phương.
- Y học cổ truyền Việt Nam với hệ thống lý luận chặt chẽ, với các phương pháp
phịng và chữa bệnh có hiệu quả, đã phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn và bảo vệ sức
khoẻ cho nhân dân từ xưa tới nay.
- Trong nhiều năm qua Ðảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo
ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và
phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ nhằm xây dựng nền y dược học
Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta dù bận trăm cơng nghìn việc
nhưng Người vẫn quan tâm chỉ đạo việc "kết hợp thuốc đông y với tây y". Nhà nước
đã cho thành lập Hội Ðông y, Viện Ðơng y, Viện Châm cứu. Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ
thừa kế, nghiên cứu, phát triển dược liệu, đào tạo cán bộ YDHCT, khám chữa bệnh ...
8



Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

- Hơn năm mươi năm qua, kiên trì thực hiện đường lối của Ðảng, ngành y tế đã đạt
được một số thành tựu quan trọng:
+ Ðã đưa YHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có hệ thống tổ
chức từ trung ương đến các địa phương. Cả nước có 5 Viện nghiên cứu; 46 bệnh
viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh viện YHHÐ cấp
quận, huyện; 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên
10.000 cơ sở YDHCT tư nhân.
+ Ðã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ gồm
35 tiến sĩ; 100 thạc sĩ; 100 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 500 bác sĩ chuyên khoa cấp 1;
2000 bác sĩ y học cổ truyền; 5000 cán bộ trung học YDHCT.
+ Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y trên
mọi miền đất nước. Nhiều địa phương như Lạng Sơn, Thanh Hố, Sóc Trăng, Thái
Ngun,... đã sưu tầm và lưu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm của
đồng bào các dân tộc ít người; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp,
từng bước phát huy được tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
+ Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục thuốc thiết
yếu. Ðã điều tra khảo sát có 3850 lồi thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 309
họ, trong đó đại đa số là cây mọc tư nhiên. Về động vật, có 406 lồi thuộc 22 lớp, 6
ngành được sử dụng làm thuốc. Về khoáng vật, thống kê được 70 loại khống vật
có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc.
+ Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và số
lượng. Hiện nay, cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc
YHCT (Nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ phần). Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên
2000 chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất lưu hành trên thị trường. Thuốc YHCT
đã đa dạng về chủng loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh

của nhân dân. Thuốc YHCT Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước như
Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia,...
+ Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT cịn ít, nhưng số lượng bệnh nhân đến khám và
điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và
điều trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cịn nhiều khó khăn. YHCT
đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và cơng bằng xã hội trong chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân.
+ Cơng tác xã hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh. Ngành y tế đã phối hợp với
Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây
thuốc sẵn có ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để tự phịng và chữa một số
bệnh thơng thường, khơng những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà cịn góp phần thực hiện chương trình xố đói
giảm nghèo và cải thiện môi trường.
9


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

+ Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa bệnh của Y
Học Cổ Truyền Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện tại,
Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước.
Nhìn lại chặng đường phát triển của nền y học cổ truyền Việt Nam nói chung và nền
YDHCT nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau hơn mười lăm
năm đổi mới, có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân
dân đã đạt được những thành tựu to lớn.
2. VẤN ĐỀ KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN - Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
HÓA Y HỌC CỔ TRUYỀN LÀ XU HƯỚNG CHUNG CỦA THỜI ĐẠI
Y học cổ truyền (Médicine traditionelle) là thuật ngữ đề cập tới những cách bảo vệ và
phục hồi sức khỏe được ra đời, tồn tại trước khi có y học hiện đại và nó được lưu truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó có các phương pháp chữa bệnh bằng cách dùng
thuốc và khơng dùng thuốc.
Mặc dù có sự khác nhau về hình thức nhưng y học cổ truyền là một phần thống nhất
trong hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam…
Với trên 5.000 năm lịch sử, y học cổ truyền Trung Quốc đã có nhiều ảnh hưởng tới
nền y học cổ truyền của nhiều nước khác trong khu vực. Rất nhiều học thuyết về y học
cổ truyền, cũng như các loại thuốc y học cổ truyền được du nhập đến các nước láng
giềng như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… sau đó, tại đây nó được kế thừa và phát
triển thành các cơ sở lý luận, mang đậm màu sắc văn hóa đặc trưng của từng quốc gia.
Năm 1976 nền y học cổ truyền Nhật Bản dưới tên gọi Kampo đã chính thức được kết
hợp trong hệ thống chăm sóc y tế và những đánh giá qua điều tra sử dụng y học cổ truyền
của các thầy thuốc ngày càng tăng, những nghiên cứu đánh giá trong năm 1996 –1997 đã
có gần 80% các thầy thuốc trong khoa nội của Nhật Bản đã kê đơn thuốc y học cổ
truyền.
Vai trò và giá trị sử dụng của thuốc y học cổ truyền và châm cứu, thực tế đang được
thừa nhận rộng rãi khắp thế giới. Với tiềm năng và bề dày kinh nghiệm sử dụng thảo mộc
trong trị liệu của y học cổ truyền, đặc biệt ở các nước phương Đông và trên cơ sở khuyến
cáo của WHO tháng 10/1991 tại Hội nghị Quốc tế về Qui chế bản quyền thuốc tại
Ottawa Canada là “Hãy quan tâm đúng mức đến hệ thống y học cổ truyền của nước
mình, nghiên cứu và đánh giá một cách hệ thống các cây thuốc được các lương y và nhân
dân sử dụng, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, đặc biệt là sử dụng các bài thuốc
y học cổ truyền có căn cứ khoa học, an toàn và hiệu quả”.
3. KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI LÀ MỘT CUỘC CÁCH
MẠNG KHOA HỌC TRONG Y HỌC ĐỂ XÂY DỰNG MỘT NỀN Y HỌC VIỆT
NAM CĨ ĐẦY ĐỦ TÍNH CHẤT KHOA HỌC, DÂN TỘC VÀ ĐẠI CHÚNG
Y học cổ truyền Việt Nam, có lịch sử phát triển hàng ngàn năm cho tới nay, nhân dân
ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và phong phú của các dân tộc sinh sống
10



Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

trên mảnh đất Việt Nam trong việc phịng và chữa bệnh, nó dần dần được đúc kết lại
truyền thụ từ đời này sang đời khác phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Từ nhận thức vấn đề này, với tầm cao tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Hồ chủ tịch
đã đưa vấn đề này từ nhận thức, thành những chủ trương, đường lối mang tính chỉ đạo,
xuyên suốt cho ngành y tế nước ta:
- Năm 1957, Hội Đông y được thành lập với mục đích đồn kết giới lương y và
những người hành nghề Y – Dược cổ truyền, cũng trong thời gian này Vụ Đông Y của
Bộ Y tế và Viện Đông y ở Hà Nội đã được thành lập.
- Năm 1982, Viện châm cứu trung ương được thành lập.
- Năm 1994, Viện Y học cổ truyền quân đội được thành lập.
- Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều có bệnh viện y học cổ truyền.
- Về đào tạo: 8 trường đại học y trong cả nước và 2 trường đại học dược đều có khoa
và bộ mơn y học cổ truyền và dược học cổ truyền. Ngày 19 tháng 5 năm 2005 Chính
phủ đã cho thành lập Viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam. Tất cả các sinh viên y
khoa và dược khoa trong quá trình đào tạo, đều phải học qua một chương trình 1 - 2
tháng về y học cổ truyền và dược học cổ truyền. Ngồi đào tạo mang tính phổ cập về
y học cổ truyền cho các thầy thuốc Việt Nam, còn đào tạo chuyên sâu về y học cổ
truyền ở các bậc đại học: Bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, Dược sĩ chuyên
ngành dược sĩ y học cổ truyền và các bậc sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa
II, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ và Tiến sĩ, đồng thời để tăng cường phổ biến kinh nghiệm
và truyền bá học thuật, hướng dẫn nghiệp vụ cho các thầy thuốc chuyên ngành y học
cổ truyền, hàng loạt những tạp chí chuyên ngành được ra đời như: “Tạp chí Đơng y”,
“Tạp chí châm cứu”, “Tạp chí nghiên cứu Y – Dược học cổ truyền” …
Với những thành tựu đã đạt được, để tiếp tục chiến lược phát triển y học cổ truyền
trong giai đoạn tới, đã khẳng định rõ trong nghị quyết của chính phủ về định hướng chiến
lược cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong thời gian từ 2000 – 2010

là: “Y học cổ truyền là một di sản văn hóa của dân tộc, cần được bảo về, phát huy và phát
triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng hiện đại hóa y học cổ truyền, kết
hợp y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản sắc của y học cổ truyền Việt Nam”.
4. VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI HÓA Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ GIỮ GÌN BẢN SẮC Y
HỌC CỔ TRUYỀN Ở NƯỚC TA
Y học cổ truyền cần được hiện đại hóa để khơng có nguy cơ trở thành một thứ đồ cổ
trong chiều sâu của thời gian, mà sẽ là một khoa học để phục vụ cho yêu cầu của xã hội
hiện đại. Hiện đại hóa là dùng các kiến thức, công cụ và phương pháp nghiên cứu khoa
học - kỹ thuật hiện đại để hiểu và chứng minh cơ sở khoa học của nguyên lý, lý thuyết và
phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, các bài thuốc, cây thuốc được sử dụng
trong y học cổ truyền.
Hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cần được
xem xét trong mối quan hệ với xu hướng kết hợp những mặt tích cực của hai nền văn
minh Đơng - Tây trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, khi nhân loại bước vào thiên niên
11


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

kỷ thứ ba, để nền văn minh phương Đơng góp phần xứng đáng vào việc phát triển kinh tế
- xã hội toàn cầu, đảm bảo cho nhân loại một cuộc sống và sức khỏe có chất lượng ngày
càng cao…
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA SỰ KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI Y HỌC
HIỆN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở NƯỚC TA
Theo đánh giá của WHO, Việt Nam không chỉ là nước có bề dày truyền thống phát
triển y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay, mà thực sự là nước có tiềm năng y học cổ
truyền và đạt được những thành công ban đầu trong vấn đề kết hợp y học cổ truyền với y
học hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền. Những thành tựu đó đã đóng góp tích cực
trong việc giảm nhẹ gánh nặng chi phí y tế quốc gia, trong nâng cao hiệu quả điều trị một

số bệnh mạn tính, đặc biệt góp vai trị quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Những thành tựu đó có được, bởi từ lâu Đảng và Nhà nước đã thấy rõ những ý nghĩa
khoa học về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền ở
nước ta trên những mặt sau:
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là một cuộc cách mạng khoa học trong y
học, để xây dựng một nền y học Việt Nam, có đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc và đại
chúng.
Nền y học Việt Nam kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại sẽ đoàn kết và thống
nhất được, toàn cán bộ y tế Việt Nam, động viên thừa kế được các kinh nghiệm tốt trong
nhân dân phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Nền y học Việt Nam là sự kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại mang đầy đủ tính
chất tự lực cánh sinh, phát huy nội lực, mang tính chất kinh tế lớn trong việc cần kiệm
xây dựng chủ nghĩa xa hội, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.
6. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC KẾT HỢP Y HỌC CỔ
TRUYỀN VỚI Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Tăng cường nhận thức tư tưởng đi đôi với tổ chức kết hợp y học cổ truyền với y học
hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền từ trung ương tới cơ sở.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chuyên ngành y học cổ truyền, từ
quy mô đào tạo, chất lượng đến tuyển chọn cũng như chất lượng các cơ sở thực hành.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp
y học cổ truyền với y học hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền.
- Giải quyết tốt vấn đề dược liệu và hiện đại hóa trong khâu nghiên cứu bào chế sản
xuất Đông dược.
- Đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng các phương pháp điều trị của y học cổ truyền.
- Tăng cường hợp tác y học cổ truyền với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đó là những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kết hợp y học cổ truyền với y học
hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

12


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

1. Trong thời kỳ dựng nước, phương pháp chữa bệnh được truyền bá chủ yếu bằng:
A. Truyền miệng
B. Viết sách
C. Truyền thanh
D. Truyền miệng và viết sách
2. Kết hợp hai nền y học sẽ có ý nghĩa:
A. Khoa học
B. Khoa học, dân tộc, đại chúng
C. Khoa học, dân tộc, tiến bộ nhất
D. Khoa học, tiến bộ
3. Vào thời kì dựng nước, các phương pháp phịng và chữa bệnh được nhân dân sử
dụng là:
A. Làm nhà, đào giếng
B. Dùng thuốc: Sử quân tử, sắn dây
C. Nhuộm răng, ăn trầu
D. Các câu trên đều đúng
4. Thời nhà Trần (1225 - 1339) có danh y nổi tiếng là:
A. Lê Đức Huệ
B. Nguyễn Quang Lương
C. Tuệ Tĩnh
D. Hải Thượng Lãn Ông
5. Tác phẩm nổi tiếng của Lê Hữu Trác là:
A. Nam dược thần hiệu
B. Bảo Anh lương khương

C. Hải Thượng Y tông tâm lĩnh
D. Châm cứu tiệp hiệu pháp
ĐÁP ÁN
1. A 2. B 3. D 4. C 5. C

13


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN
BÀI 2 - HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được khái niệm cơ bản của học thuyết Âm Dương.
2. Hiểu và phân tích được các quy luật cơ bản trong học thuyết Âm Dương.
3. Trình bày được những ứng dụng của học thuyết Âm dương vào trong y học.
4. Vận dụng được học thuyết Âm Dương vào việc chẩn đoán, điều trị và cuộc sống.
1. ĐỊNH NGHĨA
Học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền có nguồn gốc từ triết học duy vật cổ
đại phương Đơng, nó trình bày quá trình nhận thức và quy luật phát triển của sự vật,
được người xưa vận dụng từ hơn 3000 năm nay trong nhiều lĩnh vực khoa học khác
nhau như: Thiên văn, tốn học, nơng học, kiến trúc, y học cổ truyền…
Trong y học cổ truyền, học thuyết âm dương đã nêu rõ: Tất cả các sự vật, kể cả con
người ln có hai mặt đó là âm và dương, hai mặt luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất với
nhau làm cho sự vật phát triển và biến đổi không ngừng. Người xưa đã vận dụng học
thuyết này để liên hệ giải thích trong y học về giải phẫu, sinh lý, chẩn đốn, điều trị,
phịng bệnh và bào chế thuốc.
- Biểu tượng âm dương được thể hiện bằng một vòng trịn khép kín với đường cong

hình chữ S ngược chia hình trịn ra làm hai phần bằng nhau. Ở đây vòng tròn lớn với
ý nghĩa sự thống nhất của một sự vật, hình cong S ngược thể hiện sự chuyển hóa,
biến đổi giữa hai mặt của sự vật.
- Nửa vịng trắng là dương, nửa đen là âm.
Vòng tròn nhỏ trắng trong phần đen là dương trong âm (Thiếu dương), vòng tròn nhỏ
đen trong phần trắng là âm trong dương (Thiếu âm).
- Đuôi nhỏ phần đen tiếp với đầu lớn phần trắng biểu hiện dương trưởng âm tiêu,
đuôi nhỏ phần trắng tiếp với đầu lớn phần đen biểu hiện dương tiêu âm trưởng.
- Phần trắng với phần đen bao giờ cũng bằng nhau biểu hiện âm dương ln cân bằng
(bình hành) trong quá trình biến đổi của sự vật.

14


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

Hình 2.1. Hình ảnh biểu tượng âm - dương
2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2.1 Âm dương đối lập với nhau
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương mà thống nhất
tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ: ngày và đêm, nước và lửa, q trình đồng hóa – dị hóa, ức chế và hưng phấn,
thiện và ác...
Tuy mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt âm dương, nhưng trong dương cịn có
âm và trong âm cịn có dương.
2.2. Âm dương hỗ căn
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải
nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của sự
vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.

Ví dụ: Có đồng hố mới có dị hố, hay ngược lại nếu khơng có dị hố thì q trình
đồng hố khơng tiếp tục được. Có số âm mới có số dương. Hưng phấn và ức chế đều là
quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.
2.3. Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động khơng ngừng sự
chuyển hố lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
Như khí hậu 4 mùa trong năm ln thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh, từ
lạnh sang nóng là q trình “âm tiêu dương trưởng” từ nóng sang lạnh là quá trình
“dương tiêu âm trưởng” do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm và nóng.
Sự vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẽ
chuyển hố sang nhau gọi là “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương; hàn cực sinh
nhiệt, nhiệt cực sinh hàn”.
Như trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương (như sốt cao) có
khi gây ảnh hưởng đến phần âm (như mất nước), hoặc bệnh ở phần âm (mất nước, mất
điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (như chống, truỵ mạch gọi
là thốt dương).
2.4. Âm dương bình hành
15


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

Hai mặt âm dương tuỵ đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lặp lại được thế
thăng bằng, thế quân bình giữa hai mặt.
Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vận
động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
Từ 4 quy luật trên, khi vận dụng trong y học người ta còn thấy một số phạm trù sau:
 Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương:
Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó

có tính chất tương đối. Thí dụ: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương, nhưng lương
(là mát) thuộc âm đối lập với ôn (là ấm) thuộc dương. Trên lâm sàng tuy sốt (là nhiệt)
thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý thuộc lý dùng thuốc hàn, sốt nhẹ thuộc biểu dùng
thuốc mát (lương).
 Trong âm có dương và trong dương có âm:
Âm và dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát
triển. Như sự phân chia thời gian trong một ngày (24 giờ): ban ngày thuộc dương, từ 6
giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của dương. Từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âm của
dương; ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ – 24 giờ là phần âm của âm từ 0 giờ đến 6 giờ là
phần dương của âm.
Trên lâm sàng, khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt, cần chú ý tránh cho ra mồ hôi
nhiều gây mất nước và điện giải, về triệu chứng thấy xuất hiện các chứng hư thực, hàn
nhiệt lẫn lộn. Về cấu trúc của cơ thể, tạng thuộc âm như can, thận có can âm (can huyết),
can dương (can khí), thận âm (thận thuỷ), thận dương (thận hoả) v.v…
 Bản chât và hiện tượng:
Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa
vào bản chất bệnh: như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.
Nhưng có lúc bản chất khơng phù hợp với hiện tượng gọi là sự “thật giả” (chân giả)
trên lâm sàng, khi chẩn đoán phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đúng
nguyên nhân.
Ví dụ:
- Bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây truỵ mạch ngoại biên
làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) phải dùng thuốc mát để chữa bệnh.
- Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần
kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng các thuốc nóng, ấm để chữa nguyên nhân.
Các quy luật âm dương, các phạm trù của nó được biểu hiện bằng một hình trịn có
hai hình cong chia diện tích làm hai phần bằng nhau: một phần là âm, một phần là
dương. Trong phần âm có nhân dương và trong phần dương có nhân âm (xem hình 2.1).
3. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG Y HỌC
Nền tảng tư duy của y học cổ truyền dựa trên Học thuyết Âm dương, mang tính chỉ

đạo xuyên suốt từ lý luận đến ứng dụng thực tiễn trên lâm sàng qua các mặt:
3.1. Về cấu tạo cơ thế và sinh lý
Âm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới…
16


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

Dương: phủ, kinh dương, khí, lưng, ngồi, trên…
- Tạng thuộc âm, do tính chất trong âm có dương nên cịn phân ra phế âm, phế khí;
thận âm, thận dương; can huyết, can khí; tâm huyết, tâm khí. Phủ thuộc dương nhưng
vì trong dương có âm nên có vị âm và vị hoả…
- Vật chất dinh dưõng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương.
3.2. Về quá trình phát sinh và phát triển của bệnh tật
- Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được biểu
hiện bằng thiên thắng hay thiên suy:
+ Thiên thắng: dương thắng gây chứng nhiệt: sốt, mạch nhanh, khát nước, táo,
nước tiểu đỏ; âm thắng gây chứng hàn: người lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm, ỉa
lỏng nước tiểu trong…
+ Thiên suy: dương hư như các trường hợp não suy, hội chứng hưng phấn thần kinh
giảm; âm hư: như mất nước, điện giải, hội chứng ức chế thần kinh giảm.
- Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bênh cịn chuyến hố lẫn nhau
giữa hai mặt âm dương.
+ Bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm (dương thắng tắc âm bệnh). Ví dụ sốt
cao kéo dài sẽ gây mất nước.
+ Bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương (âm thắng tắc dương bệnh). Ví dụ ỉa
lỏng, nơn mửa kéo dài mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần kinh, gây sốt, co
giật thậm chí gây truỵ mạch (thốt dương).
- Sự mất thăng bằng của âm dương gây ra những chứng bệnh ở những vị trí khác

nhau của cơ thê tuỳ theo vị trí đó ở phần âm hay dương.
+ Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng, vì phần dương của
cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt.
+ Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần âm
thuộc lý thuộc hàn.
+ Âm hư sinh nội nhiệt: như mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng
khô, táo, nước tiểu đỏ v.v…
+ Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần dương khí ở ngồi bị
giảm sút.
3.3. Về chẩn đốn bệnh tật
- Dựa vào 4 phương pháp khám bệnh: nhìn (vọng), nghe (văn), hỏi (vấn) sờ nắn, xem
mạch (thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các
tạng phủ kinh lạc.
- Dựa vào 8 cương lĩnh để đánh giá vị trí nơng sâu của bệnh, tính chất của bệnh,
trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh tật (biểu lý, hư thực, hàn nhiệt
và âm dương) trong đó âm và dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng
cương: thường bệnh ở biểu, thực, nhiệt thuộc dương; bệnh ở lý, hư, hàn thuộc âm.

17


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

- Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vào bát cương bệnh tật được
quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ,
kinh lạc v.v…
3.4. Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh
- Chữa bệnh là điều hoà lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tuỳ theo tình
trạng hư thực, hàn, nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau: thuốc, châm

cứu, xoa bóp, khí cơng v.v…
- Về thuốc được chia làm hai loại:
+ Thuốc lạnh, mát (hàn, lương) thuộc âm gọi là âm dược, để chữa bệnh nhiệt thuộc
dương như: Thạch cao, Huyền sâm...
+ Thuốc nóng, ấm (nhiệt, ôn) thuộc dương gọi là dương dược, để chữa bệnh hàn
thuộc âm như: Gừng, quế…
- Về châm cứu:
+ Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt qua mồi ngải hay điếu ngải…, dùng cho
bệnh bệnh nhân hàn.
+ Châm dùng kim châm bình thường hay điện châm tác động lên huyệt… dùng cho
bệnh nhân nhiệt hay thể trung bình (khơng thiên hàn hay thiên nhiệt).
+ Bệnh thuộc tạng (thuộc âm) thì dùng các huyệt Du sau lưng (thuộc dương); bệnh
thuộc phủ (thuộc dương) thì dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng (thuộc âm), theo
nguyên tắc: “theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương”.
- Về nguyên tắc điều trị: Thể trạng bệnh nhân hàn lương, phải dùng phương pháp
điều trị ôn nhiệt. Thể trạng bệnh nhân ôn nhiệt phải dùng phương pháp hàn lương.
Nếu hàn nhiệt khơng rõ thì dùng phép bình.
3.5. Về phịng bệnh
Ln giữ cho cơ thể âm dương cân bằng và điều hịa.
Ví dụ:
Trời lạnh phải mặc ấm
Trời nóng mặc quần áo thống mát.
Lao động và nghỉ ngơi theo chế độ sinh hoạt hợp lý.
3.6. Về bào chế thuốc
Có thể dùng phụ liệu thay đổi tính vị và tác dụng của vị thuốc.
Ví dụ: Sinh địa tính vị hàn lương, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, khi qua chế
biến với phụ gia như rượu, gừng, sa nhân thành Thục địa có tính ơn có tác dụng bổ
huyết.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

1. Một quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương là:
A. Âm dương đối lập
B. Âm dương sinh ra
C. Âm dương mất đi
D. Âm dương luôn tồn tại
18


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

2. Theo YHCT, những phần nào sau đây trong cơ thể thuộc về âm:
A. Tạng
B. Phủ
C. Lưng
D. Khí
3. Sự vận động của âm dương có tính giai đoạn, tới một múc nào đó sẽ chuyển hóa
sang nhau gọi là:
A. Dương cực sinh hàn
B. Hàn cực sinh âm
C. Âm cực sinh dương
D. Nhiệt cực sinh dương
4. Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) gây mất nước, rối loạn điện giải, dẫn đến sốt cao
co giật (giả nhiệt), để điều trị cần dùng thuốc có tính:
A. Mát
B. Nóng
C. Lạnh
D. Bình
5. Trong thiên nhiên, khái niệm nào sau đây thuộc về Dương:
A. Đất

B. Nước
C. Trên, ngoài
D. Trong, dưới
ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. C 4. B 5. C

19


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

BÀI 3 - HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được các quan niệm và định nghĩa của học thuyết Ngũ hành.
2. Trình bày được các nội dung quy luật của học thuyết Ngũ hành.
3. Vận dụng được học thuyết Ngũ hành vào việc chẩn đoán, điều trị và cuộc sống.
1. ĐỊNH NGHĨA
Quan điểm của người xưa: Ngũ hành là 5 loại vật chất cấu tạo nên mọi sự vật kể cả
con người, gồm có: Mộc, hỏa, thổ, kim và thủy.
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát,
quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ
hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh
lý, bệnh lý các tạng phủ:
- Để chẩn đoán bệnh tật
- Để tìm tính năng và tác dụng của thuốc
- Để tiến hành công tác bào chế thuốc men
2. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2.1. Ngũ hành là gì?
Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện

tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là
ngũ hành. Ngũ hành cịn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong
thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.
2.2. Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người
Hiện tượng
Vật chất
Màu sắc
Vị
Mùa
Phương
Tạng
Phủ
Ngũ thể
Ngũ quan
Tình chí

Mộc
Gỗ, cây
Xanh
Chua
Xn
Đơng
Can
Đởm
Cân
Mắt
Giận

Ngũ hành
Hoả

Thổ
Kim
Thuỷ
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Hạ
Cuối hạ
Thu
Đơng
Nam
Trung ương
Tây
Bắc
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Tiểu trưởng
Vị
Đại trường Bàng quang

Mạch
Thịt
Da lơng Xương, tuỷ
Lưỡi
Miệng
Mũi
Tai
Mừng
Lo
Buồn
Sợ

Trong điều kiện bình thường (sinh lý):
Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với
nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sinh hành
20


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách
tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).
2.3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành.
2.3.1. Quy luật tương sinh:
Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau
phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ,
thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cứ lặp lại không ngừng.
nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là
“con”.

Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế
kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.
2.3.2. Quy luật tương khắc:
Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc,
kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa
khắc kim, kim khắc mộc. Q trình tương khắc này cũng tuần hồn không ngừng.
Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc
tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc.
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý:
Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh
gọi là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là tương
vũ.
- Ví dụ về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh
gây các hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dày), đi ngoài nhiều lần (ỉa chảy do
TK), khi chữa phải chữa bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng
kiện vận của tỳ).
- Ví dụ về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khắc được
thận thủy sẽ gây: ứ nước (bệnh ỉa chảy kéo dài) gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải
kiện tỳ và lợi niệu (để làm mất phù thũng).
Quy luật tương sinh tương khắc được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tương sinh
Tương khắc

21


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

Hình 3.1. Quy luật hoạt động của Ngũ hành

3. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC
Dựa vào tính chất quy nạp theo ngũ hành và các quy luật hoạt động của ngũ hành mà
có thể ứng dụng trong y học như sau:
3.1. Quan điểm y học cổ truyền về cấu trúc cơ thể con người
Cơ thể con người cũng được cấu tạo bởi 5 hành và cũng có mối quan hệ tương sinh
và tương khắc với nhau:
Hiện tượng
Tạng
Phủ
Ngũ thể
Ngũ quan

Mộc
Can
Đởm
Cân
Mắt

Ngũ hành
Hoả
Thổ
Tâm
Tỳ
Tiểu trưởng
Vị
Mạch
Thịt
Lưỡi
Miệng


Kim
Phế
Đại trường
Da lông
Mũi

Thuỷ
Thận
Bàng quang
Xương, tuỷ
Tai

3.2. Trong quan hệ sinh lý
Các cơ quan trong có thể đều tương ứng với những hành nhất định, có tương sinh
tương khắc với nhau để đảm bảo cơ thể phát sinh phát triển được bình thường, đảm bảo
thống nhất trong cơ thể với mơi trường bên ngồi.
Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ
sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tính chí giúp cho việc học về các hiện tượng sinh
lý các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ.
Ví dụ: can có quan hệ biểu lý với đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt kích thích điều
đạt, khi uất kết gây giận dữ…
3.3. Trong quan hệ bệnh lý
Bệnh sinh ra là do mất cân bằng âm dương, do rối loạn tương sinh và tương khắc.
Bệnh có thể do lục dâm (6 loại khí có khả năng gây bệnh) làm ảnh hưởng tới công năng
của tạng phủ, hoặc truyền bệnh từ biểu vào lý, từ phủ sang tạng.
Mỗi tạng phủ khi bị bệnh đều biểu hiện bệnh lý của tạng phủ đó. Ví dụ: Bệnh ở can
có các triệu chứng của can như: Cáu gắt, tức giận, hoa mắt, đau ngực sườn…
3.4. Chẩn đoán học
- Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở một tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác
nhau sau đây:

+ Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh.
+ Hư tà: do tạng trước nó gây bệnh cho tạng đó, cịn gọi là bệnh từ mẹ truyền sang
con.
+ Thực tà: do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, cịn gọi là bệnh từ con truyền sang
mẹ.
+ Vi tà: do tạng khắc tạng đó khơng khắc được mà gây ra bệnh (tương thừa).
+ Tặc tà: do tạng đó khơng khắc được tạng khác mà gây ra bệnh (tương vũ).
Ví dụ:
22


Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHOA Y

Mất ngủ là một chứng bệnh của tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau và cách chữa
cũng khác nhau:
+ Chính tà: bản thân tạng tâm gây ra mất ngủ (như thiếu máu không nuôi dưỡng
tâm thần). Khi chữa phải bổ huyết an thần.
+ Hư tà: do tạng can gây bệnh cho tâm (như cao huyết áp gây mất ngủ). Khi chữa
phải kiện tỳ an thần.
+ Vi tà: do thận hư không khắc được tâm hoả gây mất ngủ. Khi chữa phải bổ âm an
thần.
+ Tặc tà: do phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết gây mất ngủ, khi chữa phải bổ phế
âm an thần.
- Căn cứ vào các triệu chứng dấu hiệu của ngũ sắc, ngũ thể, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí
để tìm bệnh thuộc tạng phủ có liên quan.
Ví dụ: Bệnh ở can thường khiến người bệnh hay cáu giận, tính ưa mát, ợ chua nhiều,
mắt thường đau, gân cơ thường co rút.
3.4.1. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh
Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.

Ví dụ:
- Trong bệnh phế khí hư, phế lao… trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ thổ sinh phế kim
đây chính là con hư bổ mẹ.
- Trong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh, phải chữa vào tâm (an
thần), vì can mộc sinh tâm hoả đây chính là mẹ thực tả con.
3.4.2. Về châm cứu
- Chọn công thức huyệt theo các huyệt nằm ở đường kinh bị bệnh và liên quan biểu lý
với đường kinh đó.
Ví dụ: Mất ngủ thường chọn kinh tâm và tâm bào là Thần môn và Nội quan. Nếu tìm
được nguyên nhân nằm tại tạng nào, thì thêm huyệt trên đường kinh thuộc tạng phủ
đó, ví dụ: mất ngủ do tỳ thì châm thêm Túc tam lý.
- Chọn công thức huyệt theo ngũ du huyệt: tức là dựa hồn tồn vào ngũ hành mà
định ra cơng thức huyệt.
Tuỳ vào kinh âm, kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một
đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai đường kinh âm và
dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc.
Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như
dòng nước chảy:
Tên huyệt
Huyệt
Huyệt hợp Huyệt kinh
Huyệt du
Huyệt tỉnh
ngũ du
huỳnh
Nơi kinh khí Nơi kinh khí Nơi kinh khí Nơi kinh khí Nơi kinh khí
Ý nghĩa
đi vào
đi qua
dồn lại

chảy xiết
đi ra

23


×