ĐỀ CƯƠNG MÔN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
1. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
1.1. Mục tiêu nhận thức
* Về kiến thức
Nắm được nội dung cơ bản của môn Lý thuyết Tài chính tiền tệ – môn lý luận cơ
sở.
Cụ thể :
§ Trình bày được bản chất, chức năng và vai trò của tài chính.
§ Trình bày được khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của ngân sách nhà
nước.
§ Trình bày được khái niệm, vai trò và nội dung của tài chính doanh nghiệp.
§ Trình bày được chức năng, vai trò và cơ cấu của thị trường tài chính.
§ Trình bày được nội dung hoạt động của tài chính quốc tế.
§ Trình bày được lý thuyết tiền tệ và hệ thống tiền tệ
§ Trình bày được khái niệm lạm phát và các biện pháp kiểm soát lạm phát.
§ Trình bày được nội dung tín dụng và lãi suất tín dụng.
§ Trình bày được nội dung ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng
§ Trình bày được nội dung ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia
§ Trình bày được nội dung hệ thống thanh toán qua ngân hàng.
* Về kỹ năng
§ Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào phân tích sự vận hành của
thị trường tài chính .
§ Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu các môn
nghiệp vụ tài chính ngân hàng và một số môn kinh tế khác.
§ Hình thành và phát triển (một bước) năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng
hợp, hệ thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh,
phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề tài chính tiền tệ.
§ Phát triển kỹ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng.
* Về thái độ
§ Có ý thức đúng đắn trong việc đánh giá tầm quan trọng của thị trường tài chính
trong sự phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
§ Có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn cho nghề nghiệp về sau ngay từ
khi còn là sinh viên.
1.2. Các mục tiêu khác
§ Có kỹ năng và hành vi tích cực khi cộng tác, làm việc nhóm;
§ Có kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;
2. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn Lý thuyết Tài chính tiền tệ được chia thành 11 chương :
(theo giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, NXB
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2009)
o Chương I. Bản chất, chức năng và vai trò của tài chính. Chương này bàn về
sự phát triển của tài chính và vai trò quan trọng của tài chính trong đó sự vận
hành thị trường tài chính trôi chảy là yếu tố then chốt trong việc tạo ra tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế.
o Chương II.Tài chính công. Chương này phân tích các vấn đề thu- chi của ngân
sách nhà nước cũng như các biện pháp cân đối ngân sách nhà nước
o Chương III. Tài chính doanh nghiệp. Chương này phân tích cấu trúc tài chính
của doanh nghiệp, thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp
o Chương IV. Thị trường tài chính. Chương này tìm hiểu về chức năng của thị
trường tài chính, cấu trúc của thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ, thị
trường hối đoái và thị trường chứng khoán
o Chương V. Tài chính quốc tế. Chương này cung cấp những kiến thức cơ bản
về tài chính quốc tế, sự di chuyển các luồng vốn quốc tế cũng như sự quan hệ
chặt chẽ và tương tác đến cán cân thanh toán quốc tế
o Chương VI. Tiền tệ và hệ thống tiền tệ. Chương này giới thiệu những kiến
thức tổng quan về phạm trù tiền tệ, tìm hiểu một trong những vấn đề lớn của
chính sách vĩ mô là điều tiết quan hệ cung cầu tiền tệ cho phù hợp với từng giai
đoạn nhất định của nền kinh tế.
o Chương VII. Lạm phát và biện pháp kiểm soát lạm phát. Chương này nghiên
cứu làm rõ lạm phát là gì; nguyên nhân gây ra lạm phát; lạm phát có tác động
thế nào đến nền kinh tế và chính phủ làm gì để kiểm soát lạm phát
o Chương VIII. Tín dụng và lãi suất. Chương này làm rõ vai trò quan trọng của
tín dụng trong nền kinh tế trong đó lãi suất tín dụng là một phạm trù kinh tế tổng
hợp và là công cụ điều tiết vĩ mô hàng đầu của nhà nước
o Chương IX. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Chương này xem xét những vấn đề cơ bản của ngân hàng thương mại về bản
chất, chức năng vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội; quá
trình huy động vốn tạo lập nên các danh mục tài sản nợ ngân hàng; việc sử
dụng nguồn vốn huy động được cho các hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi
nhuận cao nhất nếu có thể.
o Chương X. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia. Chương này
đề cập đến bản chất, chức năng của ngân hàng trung ương; chính sách tiền tệ
và các công cụ để ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ
o Chương XI. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Chương này đề cập vai trò
quan trọng của việc sử dụng các công cụ thanh toán qua ngân hàng đối với nền
kinh
3. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Chương I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH
I. Bản chất của tài chính
1. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính
2. Bản chất của tài chính
II. Chức năng của tài chính
1. Chức năng tập trung và phân phối nguồn lực tài chính
2. Chức năng giám đốc (kiểm tra, giám sát)
III. Vai trò của tài chính
1. Là công cụ phân phối hữu hiệu trong nền kinh tế-xã hội
2. Là công cụ điều tiết hoạt động kinh tế-xã hội
IV. Cấu trúc của hệ thống tài chính
1. Ngân sách nhà nước
2. Tài chính doanh nghiệp
3. Tài chính trung gian
4. Tài chính dân cư
V. Chính sách tài chính quốc gia
1. Khái niệm về chính sách tài chính quốc gia.
2. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia
3. Những quan điểm cơ bản trong chính sách tài chính quốc gia
4. Nội dung của chính sách tài chính quốc gia
Chương II. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (TÀI CHÍNH CÔNG)
I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Vai trò
II. Nội dung của ngân sách nhà nước
A. Thu của ngân sách nhà nước
1. Khái niệm về thu ngân sách nhà nước
2. Các nguồn thu của ngân sách nhà nước
2.1. Thuế
2.2. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
2.3. Thu lệ phí hoặc phí
2.4. Vay nợ của chính phủ
B. Chi của ngân sách nhà nước
1. Khái niệm về chi ngân sách nhà nước
2. Nội dung kinh tế của chi ngân sách nhà nước
2.1. Chi thường xuyên
2.2. Chi đầu tư phát triển
2.3. Chi trả nợ của chính phủ
C. Bội chi ngân sách nhà nước và giải pháp xử lý
1. Bội chi ngân sách nhà nước
2. Biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước
III. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước ở
Việt Nam
1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
2. Phân cấp ngân sách
IV. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước
1. Hình thành ngân sách nhà nước
2. Chấp hành ngân sách nhà nước
3. Quyết toán ngân sách nhà nước
Chương III. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. Tài chính doanh nghiệp và vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế
1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
II. Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1. Khái niệm về vốn kinh doanh
2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh
2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
2.2. Nguồn vốn tín dụng
2.3. Nguồn vốn chiếm dụng
2.4. Nguồn vốn liên doanh liên kết
3. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
3.1. Vốn cố định
3.2. Vốn lưu động
3.3. Vốn đầu tư
III. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
2. Giá thành sản phẩm
IV. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp
2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
Chương IV. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
I. Chức năng của thị trường tài chính
1. Khái niệm thị trường tài chính
2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
3. Chức năng của thị trường tài chính
II. Phân loại thị trường tài chính
1. Phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn
2. Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường
3. Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn
III. Vai trò của thị trường tài chính
1. Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế
2. Góp phần nâng cao hoạt động cho nền kinh tế
3. Đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế
IV. Thị trường tiền tệ
1. Chức năng của thị trường tiền tệ
1.1. Khái niệm về thị trường tiền tệ
1.2. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
1.3. Công cụ của thị trường tiền tệ
1.4. Chức năng của thị trường tiền tệ
2. Cơ cấu của thị trường tiền tệ
2.1. Thị trường tiền gửi
2.2. Thị trường tín dụng
2.3. Thị trường liên ngân hàng
2.4. Thi trường mở
V. Thị trường hối đoái
1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường hối đoái
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm
1.3. Vai trò
2. Thành viên tham gia thị trường hối đoái
3. Các nghiệp vụ giao dịch hối đoái
3.1. Giao dịch giao ngay
3.2. Giao dịch kỳ hạn
3.3. Giao dịch hoán đổi
3.4. Giao dịch quyền chọn
3.5. Giao dịch tương lai
VI. Thị trường chứng khoán
1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường chứng khoán
1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán
1.2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán
2. Chức năng của thị trường chứng khoán
2.1. Huy động và tập trung vốn cho nền kinh tế
2.2. Tạo lập mối trường đầu tư hấp dẫn
2.3. Hàn thử biểu của nền kinh tế
3. Vai trò của thị trường chứng khoán
4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
4.1. Chủ thể phát hành
4.2. Nhà đầu tư
4.3. Công ty chứng khoán
4.4. Ủy ban chứng khoán nhà nước
4.5. Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán
4.6. Trung tâm lưu ký chứng khoán
5. Phân loại thị trường chứng khoán
5.1. Phân loại thị trường chứng khoán theo hàng hóa giao dịch
5.2. Phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất giao dịch
5.3. Phân loại thị trường chứng khoán theo hình thức tổ chức và phuơng thức
hoạt động
6. Chứng khoán
7. Giao dịch chứng khoán
8. Giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung
9. Giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC
10. Giao dịch trên thị trường tự do
Chương V. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
I. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế
1. Cơ sở hình thành quan hệ tài chính quốc tế
2. Tỷ giá hối đoái
2.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái
2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
2.3. Phân loại tỷ giá
2.4. Vai trò của tỷ giá hối đoái
3. Cán cân thanh toán
3.1. Khái niệm
3.2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế
3.3. Phân loại cán cân thanh toán quốc tế
3.4. Vai trò của tỷ giá hối đoái
II. Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế
1. Tín dụng quốc tế
2. Đầu tư quốc tế
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)
3. Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
III. Các tổ chức tài chính quốc tế
1. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
2. Ngân hàng thế giới (WB)
3. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
4. Chương trình phát triển của liên hợp quốc
Chương VI. TIỀN TỆ VÀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ
A. TIỀN TỆ
I. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
1. Nguồn gốc của tiền tệ
2. Bản chất của tiền tệ
3. Hình thức của tiền tệ
II. Chức năng của tiền tệ
1. Thước đo giá trị
2. Phương tiện lưu thông
3. Phương tiện cất trữ
4. Phương tiện thanh toán
5. Tiền tệ thế giới
III. Quy luật lưu thông tiền tệ
1. Tính chất của quy luật
2. Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ
3. Ý nghĩa của quy luật lưu thông tiền tệ
IV. Vai trò của tiền tệ
V. Cung và cầu tiền tệ
1. Cung tiền tệ
2. Cầu tiền tệ
VI. Tóm lược một số học thuyết tiền tệ
1. Học thuyết tiền tệ cổ điển
2. Phương án lý thuyết tiền tệ của Irving Fisher (1867-1947)
3. Học thuyết tiền tệ của trường phái Cambrige
4. Học thuyết tiền tệ của John Maynard Keynes
5. Học thuyết tiền tệ của Milton Friedman
6. Học thuyết tiền tệ kim loại hiện đại và duy danh hiện đại
B. HỆ THỐNG TIỀN TỆ
I. Những vấn đề chung về hệ thống tiền tệ
1. Một số khái niệm
2. Các nhân tố của hệ thống tiền tệ
II. Hệ thống tiền đúc bằng kim loại
1. Chế độ đơn bản vị
2. Chế độ song bản vị
3. Chế độ bản vị vàng
III. Hệ thống tiền giấy
1. Nguyên nhân ra đời, bản chất và hình thức
2. Hệ thống tiền giấy bất khả hoán
IV. Hệ thống tiền tệ ở Việt Nam
1. Lịch sử lưu thông tiền tệ
2. Hệ thống tổ chức lưu thông tiền tệ ở Việt Nam
Chương VII. LẠM PHÁT VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
I. Lạm phát
1. Khái niệm về lạm phát
2. Các loại lạm phát
3. Đánh giá lạm phát
4. Hậu quả của lạm phát
II. Biện pháp kiềm chế lạm phát
1. Kiềm chế lạm phát bằng phương pháp cổ điển
2. Kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay
3. Những phương thức chống lạm phát ở các nước phát triển
Chương VIII. TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT
I. Chức năng và vai trò của tín dụng
1. Quá trình ra đời và bản chất của tín dụng
2. Chức năng của tín dụng
3. Vai trò của tín dụng
II. Các hình thức tín dụng
1. Tín dụng thương mại
2. Tín dụng ngân hàng
3. Tín dụng nhà nước
III. Lãi suất tín dụng
1. Khái niệm
2. Các loại lãi suất
3. Vai trò của lãi suất
Chương IX. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI
NGÂN HÀNG
I. Bản chất và chức năng của ngân hàng thương mại
1. Bản chất của ngân hàng thương mại
2. Chức năng của ngân hàng thương mại
II. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
1. Nghiệp vụ nguồn vốn
2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư
3. Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
III. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1. Công ty tài chính
2. Công ty cho thuê tài chính
3. Quỹ tín dụng nhân dân
4. Các tổ chức tín dụng khác
Chương X. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC
GIA
I. Ngân hàng trung ương
1. Khái niệm
2. Bản chất của ngân hàng trung ương
3. Ngân hàng trung ương ở Việt Nam
4. Chức năng của ngân hàng trung ương
5. Mô hình tổ chức ngân hàng trung ương
II. Chính sách tiền tệ quốc gia
1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
2. Nội dung của chính sách tiền tệ quốc gia
3. Các công cụ của chính sách tiền tệ
Chương XI. HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
I. Những vấn đề chung về hệ thống thanh toán qua ngân hàng
1. Các hình thức chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế
2. Đặc điểm và tác dụng của thanh toán qua ngân hàng
3. Những quy định chung trong thanh toán qua ngân hàng
II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng
1. Thanh toán nội địa
2. Thanh toán quốc tế
5. HỌC LIỆU
a. Tài liệu chính
- Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, NXB Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
b. Tài liệu tham khảo
- Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ -
Nguyễn Văn Ngọc (Đại học Kinh tế Quốc dân), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
năm 2009
- Nhập môn tài chính tiền tệ - PGS.TS Sử Đình Thành –TS Vũ Thị Minh Hằng
(Đại học Kinh tế TP.HCM), NXB Lao Động năm 2008
- Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính - Lê Văn Tư , NXB Thống Kê năm 2001
- Các tài liệu khác theo sự hướng dẫn của giáo viên