Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.26 KB, 44 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC
TỐT BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thể dục
3. Tác giả:
Họ và tên:

Trần Nữ Thuỳ Nhung

Nam (Nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 14-09-1988
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học An Phụ
Điện thoại: 0985.131.845
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học An Phụ
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học An Phụ
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ,
tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học
tập của mình.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học: 2021-2022
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN

Trần Nữ Thuỳ Nhung

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

1




TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục thể chất nói chung và mơn học thể dục trong nhà trường nói
riêng giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện
pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh
những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện
thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Đặc điểm về nhận thức của lứa tuổi học sinh Tiểu học mang tính có chủ
định của các quá trình nhận thức phát triển mạnh như: Tri giác, chú ý, trí nhớ, tư
duy, tưởng tượng. Một đặc điểm rất cơ bản trong nhận thức của trẻ là tính trực
quan, hình tượng. Vì vậy, trong mơn Thể dục khơng nên theo khuynh hướng thể
dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán,
dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà cần phải kích thích, tác động đến hoạt động
tồn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham
thích, luyện tập tốt hơn. Trong thực tế giảng dạy môn Thể dục ta thấy sức khỏe
ban đầu của học sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng giờ dạy. Trong một lớp học, có em có sức khỏe tốt, có em sức khỏe yếu,
có em khuyết tật bẩm sinh. Vì vậy phải làm thế nào để tất cả các đối tượng học
sinh trong lớp đều được tham gia vào hoạt động học tập, để khơng cịn trường
hợp học sinh phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà buồn tủi. Đó là câu hỏi đặt ra
khiến bản thân tôi băn khoăn, trăn trở.
Để trả lời câu hỏi trên tôi đã suy nghĩ, tìm tịi và quyết định chọn, nghiên
cứu viết sáng kiến:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT BÀI THỂ DỤC
PHÁT TRIỂN CHUNG”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Để áp dụng được sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy mơn Thể
dục địi hỏi người giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình mơn Thể dục

trong trường Tiểu học nói chung và chương trình của từng khối lớp nói riêng.
Bên cạnh đó người giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng học
2


sinh mình trực tiếp giảng dạy. Giáo viên cần có lịng u nghề mến trẻ, nhiệt
tình trong cơng việc.
Sáng kiến được tôi nghiên cứu và áp dụng lần đầu vào năm học: 2021 –
2022 đối với học sinh khối 5 trong trường Tiểu học.
3. Nội dung sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đưa ra được những giải pháp cụ thể
nhằm giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực của học sinh trong giờ thể
dục.Tính mới của sáng kiến thể hiện ở chỗ các giải pháp đưa ra đều bám sát vào
đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng học sinh lớp học. Từ đó tạo được sự hứng thú
cho học sinh trong quá trình tập luyện. Tính sáng tạo của sáng kiến được đề cập
đến khi lồng ghép kết hợp giữa nội dung kiến thức và trị chơi đan xen linh hoạt
trong q trình giảng dạy. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi với tất cả các đối
tượng học sinh ở khắp các vùng miền.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Qua thời gian áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến bước đầu đã
đem lại những hiệu quả thiết thực. Giờ học Thể dục học sinh học tập tích cực,
hứng thú, khơng khí lớp học sơi nổi. Khơng cịn tình trạng học sinh uể oải trong
giờ Thể dục. Kĩ năng vận động của học sinh ngày càng nhanh nhẹn và linh hoạt
hơn.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
+ Đối với ngành, nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên môn Thể dục
được tham gia dự giờ đồng nghiệp ở các trường bạn và được tham gia các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ về môn Thể dục. Cung cấp đầy đủ, kịp thời trang thiết bị
đồ dùng dạy học cho môn Thể dục.
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần tuyên truyền tới phụ huynh và học

sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của môn Thể dục trong trường Tiểu học.

3


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Thể dục thể thao ra đời cùng với xã hội loài người và tồn tại mãi mãi về
sau với ý nghĩa là một trong những điều kiện tất yếu của nền sản xuất xã hội và
nhu cầu cuộc sống bản thân con người. Trong lĩnh vực về phương pháp đào tạo
con người C. Mác có nói: “Giáo dục trong tương lai sẽ thống nhất trong lao
động sản xuất với giảng dạy và thể dục, sự thống nhất đó khơng chỉ là phương
pháp nâng cao lao động sản xuất xã hội mà còn là phương pháp độc nhất để đào
tạo những con người phát triển tồn diện”. Vì vậy thể dục thể thao có vị trí đặc
biệt quan trọng đối với cuộc sống con người. Con người khơng có thể dục thể
thao mau già cỗi, đặc biệt là khơng có biện pháp hữu hiệu để giải toả những nỗi
nhọc nhằn, sự mệt mỏi sau những lúc lao động mệt nhọc.
Ngày 27/3/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh dân có cường thì
nước mới thịnh và Người đã ra lời kêu gọi tập luyện thể dục thể thao để phát
triển con người một cách toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Người nói:
“Mỗi một người dân khoẻ mạnh thì làm cho cả nước khoẻ mạnh, mỗi một người
dân yếu ớt thì làm cho cả nước yếu ớt và bản thân tôi ngày nào cũng tập luyện
thể dục thể thao”
Giáo dục thể chất nói chung và mơn học thể dục trong nhà trường nói
riêng, thể chất giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là
một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn
luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Môn Thể dục cùng với các môn học khác trong nhà trường góp phần quan
trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành con người phát triển tồn

diện về đức, trí, văn, thể, mĩ. Mặt khác, giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên
là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại
và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng Xã
Hội Chủ Nghĩa, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Mơn Thể dục cịn mang lại cho thế hệ
trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục
4


như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào
tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "Phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".
Thể dục thể thao càng quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là đối
với học sinh, đây là một trong những nội dung quan trọng của nhà trường nhằm
đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể
lực, hình thể, nâng cao sức khoẻ phát triển các thành tích thể dục thể thao đồng
thời góp phần tích cực vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của
học sinh. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy nhưng cũng lại là chủ thể của
hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo tự tổ chức.
Hoạt động dạy học có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt
động học tập một cách tích cực, chủ động tự giác với một động cơ sâu sắc. Bằng
hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành nhân cách của mình khơng ai có
thể làm thay đổi được. Thực tế hiện nay giờ học Thể dục trong nhà trường học
sinh tiểu học cịn xem nhẹ, cho đây là một mơn phụ, các em ít quan tâm, sự đầu
tư của mơn học này chưa nhiều, việc rèn luyện cịn mang tính chất phong trào.
Hơn nữa đây là bộ môn khá phức tạp, các em vừa phải học lý thuyết lẫn thực
hành. Trong quá trình thực hành sẽ tác động trực tiếp đến thể chất của các em
nhất là các em nữ dễ bị mau mệt. Vì vậy vấn đề khơi dậy tính tích cực của học
sinh trong giờ học Thể dục ở trường Tiểu học là một việc làm cấp bách và cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả một giờ học Thể dục nội

khố nói riêng và giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học nói chung.
Đối với học sinh Tiểu học, các em cịn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy
đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường
hơ hấp cịn hẹp, hệ tuần hồn hoạt động cịn kém (do tim cịn nhỏ). Sự tập trung
chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển
hơn song cịn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Bên cạnh
đó thì sức khỏe ban đầu của học sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng giờ dạy. Thực tế, trong một lớp học, có em có sức
5


khỏe tốt, có em sức khỏe yếu, có em khuyết tật bẩm sinh. Do đó làm thế nào để
dạy mơn Thể dục trong trường Tiểu học thực sự thu hút được học sinh tập trung
chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một
vấn đề địi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi quyết định chọn và nghiên cứu viết sáng kiến:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT BÀI THỂ DỤC
PHÁT TRIỂN CHUNG”.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
- Chương trình thể dục lớp 5 được thực hiện theo phân phối chương trình
và chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể là:
+ Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 70
tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết.
- Từ xưa đến nay, con người đã coi tập luyện thể dục thể thao là biện pháp
tích cực hiệu quả đối với việc tăng cường sức khỏe và giúp con người ý thức
hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ
đẹp của một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho
chúng ta bước vào cuộc sống mới và tương lai mới phía trước.
- Là Giáo viên dạy Tiểu học qua nhiều năm tôi được phân công dạy chuyên
môn Thể dục, tôi nhận thấy vai trị trách nhiệm của một người giáo viên khơng

những truyền đạt kiến thức cho học sinh là đủ mà còn phải rèn luyện thể lực,
nâng cao thể chất, trí tuệ thể dục thể thao cho các em. Đó là điều mà tơi ln băn
khoăn, suy nghĩ để tìm ra hình thức và phương pháp truyền thụ cho các em học
tốt mơn Thể dục.
- Sức khoẻ và trí tuệ là hai thứ quý giá nhất và là tài sản vô giá của mỗi con
người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mơn thể dục trong nhà trường cùng một số
môn học và hoạt động khác làm nhiệm vụ giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ có nếp
sống lành mạnh, có sức khoẻ để học tập hiện tại và xây dựng bảo vệ Tổ quốc
sau này, Đảng và nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Trong đó, giáo dục mơn Thể dục
ở trường Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ bản
cần thiết nhất nhằm rèn luyện tư thế cơ bản đúng, làm giàu vốn kĩ năng vận
6


động góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ phát triển các tố chất thể dục, giúp
các em sinh hoạt, học tập có hiệu quả, giúp các em làm quen với một số nề nếp,
nội quy học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi,
tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức khác. Bước đầu biết
vận dụng những kĩ năng được học vào trong hoạt động ở trường và ở gia đình.
Thực hiện được những điều đó là góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ làm
cho cuộc sống thường ngày của các em trong học tập, sinh hoạt có hiệu quả hơn.
Do vậy, dạy tốt mơn học Thể dục chính là một hình thức giáo dục tồn diện, góp
phần nâng cao chất lượng học tập các môn học và hoạt động giáo dục ở trường
Tiểu học nói chung.
- Lứa tuổi học sinh Tiểu học bắt đầu từ 6- 12 tuổi ở giai đoạn này các em
được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản và những kĩ năng phổ thông đồng
thời được giáo dục kĩ năng sống, hồn thiện nhân cách con người. Q trình học
tập ở trường Tiểu học các em phải trải qua những thời kì phát triển quan trọng
về tâm - sinh lý xã hội. Công tác giáo dục, thể chất học đường có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt ở trong giai đoạn phát triển này thể hiện các mặt sau:

+ Ở lứa tuổi học sinh lớp 5, các em đã hoàn thiện hơn so với ở lứa tuổi
học sinh lớp 1,2,3,4 tốc độ phát triển cũng tăng lên rõ rệt các em đã biết hành
động theo sự hướng dẫn của giáo viên ở mức độ cao hơn.
+ Điều đó giáo viên phải gương mẫu thường xuyên chú ý giáo dục tư
tưởng cho học sinh để có thể giáo dục cho các em một cách chủ động, có kế
hoạch và có kết quả cao hơn.
+ Trong giảng dạy: Khi luyện tập hoặc cho các em vui chơi trị chơi thì có
ảnh hưởng đến các lớp đang học. Vì vậy, giáo viên dạy cũng không được tốt
lắm, học sinh cảm thấy chưa say mê tích cực trong tập luyện. Học sinh khơng
chỉ học những bài thể dục tay khơng, trị chơi vận động mà các em còn rèn luyện
thêm các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo… thông qua các nội dung học như:
bật nhảy, chạy, ném bóng…
+ Ngồi việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo
viên cịn phải ln giáo dục cho học sinh trong trường từng tiết học như: tính
7


dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn… cho nên
phân mơn thể dục ở bậc Tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng không thể
thiếu trong giáo dục con người theo hướng toàn diện.
+ Xây dựng cơ sở cho sự phát triển thể chất tồn diện, hồn thiện hình thức
và tư thế của con người, củng cố sức khoẻ và hình thành hệ thống các kĩ năng, kĩ
xảo vận động. Những yếu tố đó góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách con
người mới. Quá trình phát triển mạnh mẽ của lứa tuổi học sinh khơng thể thiếu
tác dụng tích cực của giáo dục thể chất và thể thao ở trường học. Góp phần trang
bị cho học sinh những năng lực nhất định về trí tuệ, tư duy và thể chất, cùng
những phẩm chất đạo đức nhằm giúp các em hoàn thành chương trình học vấn
phổ thơng và giáo dục thể chất trong nhà trường.
+ Học sinh ở lứa tuổi này tự giác, tích cực vận động sẽ góp phần giải
quyết các nhiệm vụ giáo dục chung (Đạo đức, nhận thức, thẩm mĩ và lao

động...) đồng thời cũng là phương tiện có hiệu quả trong việc phịng chống các
hiện tượng tiêu cực thâm nhập học đường, mặt khác, tất cả những vấn đề nêu
trên đều như một thể thống nhất, hữu cơ và có tác dụng quyết định đối với sự
phát triển của học sinh mà điều này khơng có được nếu như khơng có một q
trình giáo dục nghiêm túc và cơng phu.
+ Sự phát triển mạnh mẽ về hình thái, chức năng cơ thể, phẩm chất cá
nhân tuổi trẻ học đường được phụ thuộc vào điều kiện sống, tính chất hoạt động
của con người, trong đó sử dụng hiệu quả các phương tiện giáo dục thể chất
nhiều cơng trình khoa học đã chứng minh, sự thiếu hụt vận động là hậu quả chủ
yếu dẫn đến suy giảm sức khoẻ, sức đề kháng và sự phát triển khơng bình
thường của cơ thể học sinh. Vì vậy giáo dục thể chất có ý nghĩa quan trọng trong
giai đoạn tuổi học đường của con người, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về thể
chất, sức khoẻ, trí tuệ và kĩ năng lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Ngoài việc học môn Thể dục trong trường Tiểu học, phải làm đúng vai
trò nâng cao sức khỏe, trang bị kĩ thuật cho học sinh bằng các bài tập thể dục thể
thao, cần phải lựa chọn cho phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học, nên dùng
nhiều biện pháp với những nội dung sinh động hấp dẫn như trò chơi, thi đấu,
8


trình diễn... đối với các em mỗi động tác hay hoạt động cần phải nêu rõ mục tiêu
và được luyện tập thường xuyên, liên tục. Quá trình tập luyện cần ln khuyến
khích, động viên các em tích cực rèn luyện, tránh sự đơn điệu sắp xếp thời gian
nghỉ hợp lý điều chỉnh được sự hưng phấn của học sinh.
- Đặc điểm của môn Thể dục là tập luyện, thực hành động tác của học sinh.
Thông qua tập luyện, thực hành các bài tập động tác kĩ thuật tác động lên cơ thể
các em những lượng vận động nhằm phát triển sức khỏe, thể lực học sinh. Vì
vậy, giáo viên cần chú ý đến lượng vận động trong quá trình dạy học, nếu ít q
sẽ có tác dụng rất hạn chế nhưng nhiều quá sẽ có hại đến sức khỏe của học sinh.
- Để đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục giáo viên nên chú ý

những điểm sau:
+ Dành nhiều thời gian cho các em được tập luyện, hoạt động, vui chơi,
phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tập luyện; kết hợp với nội
dung học tập với trị chơi ở mức hợp lí; áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu
và điều tiết lượng vận động vừa sức cho học sinh.
+ Phối hợp các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như trực quan,
tập bắt chước, đồng loạt, đặc điểm cá biệt, sửa sai, tập luyện liên hoàn, phối hợp,
ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm để tập luyện và tổ chức tập luyện theo hình thức
phân nhóm - quay vịng.
+ Q trình giảng dạy, nếu có giải thích cần ngắn gọn và liên hệ với những
điều học sinh đã biết. Giáo viên cần chủ động linh hoạt các phương pháp trong
từng giờ giảng dạy cho phù hợp với từng hoàn cảnh và tổ chức tập luyên đảm bảo
nội dung, yêu cầu của bài học. Khi học sinh luyện tập cần yêu cầu học sinh tích
cực, mạnh dạn, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các hoạt động và tự giác trong
tập luyện. Đảm bảo an tồn, đề phịng chấn thương cho học sinh trong học tập và
rèn luyện, hướng dẫn cho học sinh biết tự bảo hiểm cho mình và cho bạn.
+ Phối hợp chặt chẽ với cán sự môn học, tổ chức học sinh tập luyện sao
cho giờ học tự nhiên, nhẹ nhàng và sinh động. Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài
dạy như soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, luyện tập trước các động tác, bài
tập kĩ thuật thể thao để làm mẫu cho học sinh.
9


+ Tổ chức tập luyện chính khóa kết hợp với hoạt động ngoại khóa của học
sinh, giáo viên cần hướng dẫn các em tự tổ chức rèn luyện, vui chơi ngoài giờ.
Sử dụng tốt và tối đa dụng cụ thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy học và tập luyện để
nâng cao chất lượng giờ học.
+ Mỗi giờ học giáo viên cần chú ý đến rèn luyện sức khỏe, thể lực cho
học sinh; tập trung cho học sinh luyện tập và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể phù hợp với lứa tuổi. Hướng dẫn các em tự quản và cùng tham gia vào

quá trình đánh giá.
3. Thực trạng của vấn đề
- Thực trạng hiện nay giờ Thể dục các em còn xem nhẹ, học sinh học tập
một cách thụ động, giáo viên hướng dẫn thao tác nào, kĩ thuật động tác nào các
em tiếp thu một cách đơn điệu, khơng có tinh thần sáng tạo đơi lúc cịn tỏ ra uể
oải vì cho rằng khối lượng vận động khơng phù hợp với sức khoẻ của các em.
- Tính chủ động, tích cực học tập tiết thực hành chưa phát huy, do các em
chưa có ý thức tự giác trong học tập, đội ngũ cán sự chưa có phương pháp tổ
chức hướng dẫn lớp tập luyện có nề nếp. Đứng trước tình hình đó là giáo viên
bộ mơn Thể dục tôi rất trăn trở làm thế nào để giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể
dục phát triển chung.
- Trong q trình lên lớp, tơi đã thực nghiệm có lồng ghép nhiều nội dung
vào một tiết học. Nhằm tăng khối lượng và cường độ vận động cho học sinh.
Giờ học Thể dục phải là một giờ hoạt động tích cực của thầy trị với mục đích là
nâng cao sức khoẻ cho học sinh, gây hứng thú trong tập luyện nhằm nâng cao
hiệu quả tiết dạy.
Vấn đề đặt ra hiện nay là: Làm thế nào để dạy môn Thể dục đạt được kết
quả tốt? Học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng, đầy đủ, chính xác? Đó là nhiệm
vụ đặt ra cho mỗi giáo viên khi lên lớp.
Để một tiết dạy Thể dục đạt được kết quả tốt, người giáo viên phải dành một
thời gian thích đáng cho khâu thiết kế bài dạy như: xem kĩ mục tiêu cần đạt của
bài dạy, tài liệu tham khảo thêm, mà từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp và
hình thức lên lớp một cách phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của từng lớp học,
10


chuẩn bị đồ dùng dạy học, sân bãi, nơi tập luyện. Nếu là dạy động tác mới thì
giáo viên phải tập luyện trước một cách nhuần nhuyễn đúng kĩ thuật động tác.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sáng kiến có những thuận lợi và khó khăn
nhất định như sau:

* Thuận lợi:
Bộ môn Thể dục ở Tiểu học được Bộ Giáo Dục & ĐT nghiên cứu chọn
lọc để từng tiết dạy phù hợp với trình độ học sinh từng khối lớp “Hướng dẫn
điều chỉnh nội dung dạy học môn Thể dục”, “Tài liệu Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dục ở Tiểu học”. Qua tài liệu chuẩn kiến thức
giúp cho Giáo viên nắm được mục tiêu tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt
được sau tiết học.
Ban Giám Hiệu tạo điều kiện tốt cho giáo viên tham gia dự giờ bạn đồng
nghiệp ở trường bạn, cũng như tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ môn Thể dục.
Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy môn Thể dục.
Giáo viên chủ nhiệm lớp hỗ trợ trong việc nhắc nhở các em tập luyện
thêm ở nhà, có đầy đủ dụng cụ khi học Thể dục (dây nhảy, cờ, cầu....).
Thư viện thiết bị cung cấp đầy đủ dụng cụ dạy học.
* Khó khăn:
Sân học Thể dục ở trường khơng có bóng mát, lầy lội ở mùa mưa, từ đó
việc học và tập luyện các em cịn gặp rất nhiều khó khăn, khi học thể dục thì làm
ảnh hưởng đến các lớp học.
Phân môn Thể dục ở chuẩn kiến thức không phân ra từng bài cụ thể, mà chỉ nêu
ra nội dung cần đạt trong 2 tiết học, từ đó rất khó cho giáo viên trong việc phân
ra từng tiết trong soạn giảng.
Một số gia đình học sinh cịn khó khăn phải mưu sinh kiếm sống, nên chưa quan
tâm đến việc mua đồ đồng phục thể dục cho con em của mình.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Tổ chức tốt các hoạt động học
Mục tiêu đổi mới của môn học là tăng cường hoạt động học tập của học
sinh nên tổ chức dạy học theo hướng sáng tạo chính là trọng tâm của việc đổi
11


mới. Vì vậy để đưa học sinh trở thành chủ thể nhận thức, chủ động tìm tịi chủ

động tích cực chiếm lĩnh tri thức mới, giáo viên cần khéo léo tổ chức các hoạt
động dẫn dắt học sinh để giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới theo hướng tích
cực hơn. Người giáo viên cần xác định đúng tầm quan trọng của môn học, ý
nghĩa của môn học để đảm bảo yêu cầu.
+ Dạy đủ thời gian, đúng quy trình.
+ Dạy theo hướng đổi mới.
Khi tổ chức dạy học giáo viên cần chú ý đến nghệ thuật thu hút học sinh,
cần tạo ra động cơ thúc đẩy các em tập luyện như: khen ngợi, tuyên dương...
Mặt khác, kĩ thuật giao việc cho các tổ nhóm hoạt động phải khéo léo, khối
lượng tập luyện đưa ra mà phải đảm bảo tính vừa sức, làm sao để mỗi đối tượng
học sinh đều có thể thực hiện được kĩ thuật động tác một cách cơ bản và hứng
thú. Học sinh phải hứng thú, ý thức tập luyện và tự giác tập luyện tích cực.
4.2. Lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với bài học
- Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng
một phương pháp dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp dạy. Do đó người
giáo viên phải có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học sao cho phù
hợp với bài dạy, với nội dung của từng bài. Bên cạnh đó giáo viên cần phải căn
cứ vào tình hình cụ thể của từng lớp để thay đổi hình thức học tập, tạo hứng thú
cho học sinh, nhằm giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới bằng con đường
nhanh nhất. Do đó giáo viên cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương
pháp dạy học theo hướng đổi mới.
- Để giải quyết được những vấn đề nêu trên. Tôi đã lựa chọn một số
phương pháp để nâng cao hiệu quả của mơn học và góp phần giúp các em say
mê môn học này:
+ Phương pháp trực quan: (giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mơ hình...)
+ Phương pháp làm động tác mẫu (Thị phạm)
+ Phương pháp tập luyện và chia nhóm: (là các phương tiện để đạt mục
đích hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động).
12



+ Phương pháp sử dụng lời nói: (giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm
thoại).
+ Phương pháp trò chơi: (cần theo số lần lẻ để phân thắng bại).
+ Phương pháp thi đấu: (cần tổ chức tập luyện có hồn cảnh giống như khi
thi đấu thật).
+ Phương pháp tập luyện để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác.
4.2.1. Phương pháp trực quan
Trong giảng dạy TDTT (cũng như trong GDTC), trực quan được hiểu theo
nghĩa rộng, tức là để xây dựng hình ảnh (biểu tượng) về động tác một cách chính
xác, chúng ta phải dựa vào tất cả các cơ quan cảm thụ. Do vậy phải sử dụng một
tổ hợp hoàn chỉnh các phương pháp trực quan để người tập cảm thụ trực tiếp
động tác hoặc các mặt riêng lẻ, các đặc tính, các điều kiện thực hiện động tác.
- Các phương pháp trực quan được chia ra 2 loại:
+ Phương pháp trực quan trực tiếp: Là sự cảm thụ trực tiếp của người tập
với động tác thông qua làm mẫu của GV hoặc sự "cảm giác qua" của người tập.
Làm mẫu là quá trình thực hiện động tác hoặc một phần động tác của GV. Làm
mẫu có thể được thực hiện theo 2 cách.
* Biểu diễn tự nhiên (mang tính nghệ thuật).
* Biểu diễn sư phạm (vì mục đích giảng dạy động tác).
* Phương pháp "cảm giác qua" nhằm mục đích tạo cảm giác vận động với
động tác, được thực hiện trong những điều kiện đặc biệt (có sử dụng
máy móc, phương tiện hiện đại) hoặc bằng việc thực hiện động tác có sự giúp
sức của người khác.
+ Phương pháp trực quan gián tiếp: Là sự cảm thụ của các giác quan
thơng qua các tín hiệu, hình ảnh gián tiếp của động tác.
* Sử dụng các giáo cụ trực quan: Tranh ảnh, sơ đồ… nhằm mục đích tái hiện
các giai đoạn (các pha) riêng lẻ của động tác hoặc các đặc tính của động tác.
* Sử dụng mơ hình và sa bàn, ví dụ: Trình diễn các chi tiết kỹ thuật
BTTC bằng mơ hình cơ thể người…

13


* Sử dụng phim ảnh, phim video: Thông qua chiếu phim tài liệu học
tập chun mơn hoặc băng ghi hình thực hiện kỹ thuật bài tập…
* Trình diễn cảm giác lựa chọn: Phản ánh các thông số riêng lẻ về các đặc
tính động tác bằng máy gõ nhịp, máy ghi âm, thiết bị đèn điện…
* Phương pháp định hướng: Dùng vật định hướng giúp HS nhận thức
phương hướng, biên độ, quỹ đạo chuyển động…
- Đối với phương pháp này trong quá trình dạy học nhất là tiết dạy những
nội dung mới, để kích thích sự chú ý của học sinh tôi đã sử dụng một số tranh
ảnh, dụng cụ Thể dục.
Ví dụ : Dạy động tác Vươn thở của bài Thể dục phát triển chung (Lớp 5)

Khi dạy động tác mới cần tiến hành theo các bước sau:
+ Giáo viên treo tranh động tác vươn thở.
+ Giáo viên nêu tên động tác.
+ Giáo viên chọn vị trí làm mẫu sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ.
+ Làm mẫu hoàn chỉnh động tác 1-2 lần theo kiểu soi gương (đứng
ngược chiều với phía học sinh thực hiện động tác và cùng chiều với các em thực
hiện động tác).
+ Cho học sinh xem tranh động tác vươn thở, học sinh tự nêu cách thực
hiện từng nhịp của động tác, giáo viên chỉ vào tranh giải thích kĩ lại nội dung
của động tác.
+ Giáo viên làm mẫu chậm vừa làm mẫu vừa giải thích từng nhịp của
động tác, học sinh bắt chước tập theo.
14


+ Sau một số lần tập, giáo viên cho 4-5 học sinh lên thực hiện lại động tác.

+ Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
+ Chia tổ tập luyện (3-4 phút).
+ Các tổ báo cáo kết quả tập luyện dưới hình thức thi đua trình diễn
động tác.
+ Giáo viên cho học sinh các tổ tự nhận xét đánh giá, Giáo viên nhận
xét đánh giá.
4.2.2. Phương pháp làm động tác mẫu (thị phạm):
Những yêu cầu khi làm động tác mẫu:
- Làm động tác mẫu phải chính xác và hồn chỉnh.
- Khi làm mẫu, GV phải thể hiện đúng giúp HS nắm được những yếu lĩnh
cơ bản của động tác HS mới có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới,
phức tạp GV thường phải làm mẫu hai đến ba lần. Làm mẫu lần thứ nhất, làm cả
động tác hồn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp của động tác, giúp cho HS có
khái niệm sơ bộ đối với tồn bộ động tác đó và gây hứng thú học tập cho HS.
Khi làm động tác mẫu lần thứ hai, cố gắng thực hiện chậm. Đối với
những chỗ quan trọng, GV có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú
ý của HS.
Làm mẫu lần thứ ba như lần thứ nhất, làm với tốc độ bình thường
nhưng động tác phải hoàn chỉnh, chuẩn xác.
- Làm mẫu phải kết hợp với giảng giải, nhắc HS quan sát những khâu
chủ yếu. Khi giảng giải phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ
yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của HS thực
hiện tốt bài tập.
- Khi hướng dẫn HS các bài tập Thể dục tay không, Thể dục đồng diễn,
Thể dục nhịp điệu v.v... nên sử dụng hình thức làm mẫu "soi gương", nghĩa là
GV đứng đối diện với HS, mặt và hướng động tác của GV là mặt và hướng động
tác của HS.
Ví dụ: Muốn hướng dẫn HS thực hiện động tác "Chân". GV cần chú ý đến tính
tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.
15



+ Nhịp 1: Nâng đùi trái lên cao (vng góc với thân người), đồng thời hai
tay đưa sang ngang rồi gập khuỷu tay, các ngón tay đặt trên mỏm vai.
+ Nhịp 2: Đưa chân trái ra sau, kiễng gót chân, hai tay dang ngang, bàn tay
ngửa, căng ngực.
+ Nhịp 3: Đá chân trái ra trước đồng thời hai tay đưa ra trước, bàn tay sấp,
mắt nhìn thẳng.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân.

- Khi làm mẫu, GV phải chọn vị trí đứng thích hợp để trình bày bài tập
sao cho tất cả HS đều nhìn thấy các chi tiết của động tác.
Ví dụ: Tập bài TD tay khơng, GV cần đứng ở nơi cao, cự li phù hợp; tập động
tác “Toàn thân” thì GV nên đứng nghiêng; tập động tác tay để sau lưng, sau gáy
thì đứng trước và cùng phía với HS v.v... khi HS đã nắm được phần chính của
bài tập thì GV yêu cầu HS quan sát mẫu động tác của bạn mình và tự nhận xét,
phát hiện cái sai của bạn. Nếu vì dụng cụ tập luyện khơng phù hợp thì GV có thể
cho HS làm mẫu thay mình.

16


Để giúp HS khắc sâu hình ảnh về động tác, củng cố những thao tác kỹ thuật khó
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các bài tập thì cần sử dụng các mốc
định hướng thị giác (vạch vẽ, đồ vật...).
4.2.3. Phương pháp tập luyện và chia nhóm
VD 1: Khi hướng dẫn động tác "vươn thở" giáo viên cho lớp quan sát tranh,
phân tích kỹ thuật động tác nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em, rèn
luyện thường xuyên, phát triển tốt sức khỏe, tập kết hợp hít sâu thở ra và chú ý

tập trung theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- GV làm mẫu động tác hướng dẫn thật kỹ “hô nhịp chậm kéo dài kết hợp
hít sâu thở ra” nếu khơng hướng dẫn kỹ thì các em tập khơng hít sâu thở ra,
không đúng nhịp và biên độ động tác không đạt hiệu quả cao cho các em.
- Nên cho 2 em học sinh tập thử 2 lần 8 nhịp, lớp nhận xét tuyên dương.
- GV hô nhịp chậm kéo dài cho lớp tập, quan sát sửa sai cho học sinh.
- Cán sự lớp hô nhịp, lớp tập, giáo viên giúp đỡ sửa sai cho các em.
- GV chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp
đỡ học sinh sửa sai.
- Tổ chức thi đua tổ với nhau, giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
- Một số lỗi học sinh thường sai: Các em thường tập trước nhịp, đưa tay dang
ngang lên cao chưa thẳng, chưa ngẩng đầu và hít vào. Vì vậy giáo viên cần cho học
sinh xác định rõ hướng đưa tay lên cao, nhớ rõ ngẩng đầu và hít sâu thật kỹ.
- Khi hơ nhịp, phân tích động tác hướng dẫn bài tập các em chưa hiểu
(hiểu chậm), giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách:
làm mẫu nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên dương. tổ
chức thi đua tổ với nhau nhằm phát huy tính tích cực của các em.
VD 2: Khi dạy động tác toàn thân giáo viên cần lưu ý:

17


- Hướng dẫn học sinh học"động tác toàn thân" giáo viên nêu rõ tác dụng
của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập, động tác này có tác
động đến tồn thân, sự phối hợp nhịp nhàng, hướng dẫn thật kỹ như nhịp 1 bước
chân trái sang ngang một bước rộng hơn vai, đồng thời gập thân sâu, bàn tay
phải chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ thẳng lên cao, mặt hướng sang
trái. Nhịp 2 nâng thân thành đứng thẳng, hai tay chống hông (ngón cái ở phía
sau) căng ngực, mắt nhìn phía trước. Nhịp 3 gập thân căng ngực, ngẩng đầu.

Nhịp 4 về tư thế cơ bản. nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi bên. Trong khi
tập luyện học sinh thường tập không hết biên độ động tác như ở nhịp 1 tay phải
các em chưa chạm được mũi chân trái, chân không thẳng, tay trái giơ chưa thẳng
lên cao. Từ đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng động tác (giáo viên phải
thường xuyên giúp đỡ các em sửa sai, giải thích thêm) để các em tập khơng cịn
mắt phải khuyết điểm.
- Giáo viên cho học sinh tập thử hai em, nêu rõ tác dụng động tác, biến độ
động tác và giáo viên cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh tiến hành tập chính thức, giáo viên đi quan sát giúp đỡ sửa sai.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải
hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biên độ động tác cũng như phương
pháp tổ chức. Nếu giáo viên khơng làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em
dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì
hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí
thức của các em.
4.2.4. Phương pháp sử dụng lời nói
18


- Phương pháp sử dụng lời nói người giáo viên cần chú ý đến nhịp hô của
từng động tác, mỗi động tác của bài thể dục phát triển chung có nhịp hô nhanh
chậm khác nhau.
- Khi hướng dẫn động tác "vươn thở" giáo viên cho lớp quan sát tranh,
phân tích kỹ thuật động tác nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em, rèn
luyện thường xuyên, phát triển tốt sức khỏe, tập kết hợp hít sâu thở ra và chú ý
tập trung theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ GV làm mẫu động tác hướng dẫn thật kỹ “hơ nhịp chậm kéo dài kết hợp
hít sâu thở ra” nếu khơng hướng dẫn kỹ thì các em tập khơng hít sâu thở ra,
khơng đúng nhịp và biên độ động tác không đạt hiệu quả cao cho các em.
+ Nên cho 2 em học sinh tập thử 2 lần 8 nhịp, lớp nhận xét tuyên dương.

+ GV hô nhịp chậm kéo dài cho lớp tập, quan sát sửa sai cho học sinh.
+ Cán sự lớp hô nhịp, lớp tập, giáo viên giúp đỡ sửa sai cho các em.
+ GV chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp
đỡ học sinh sửa sai.
+ Tổ chức thi đua tổ với nhau, giáo viên nhận xét tuyên dương.
+ Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
- Cũng như động tác “vươn thở” động tác “điều hịa” người Giáo viên
hơ nhịp chậm kéo dài kết hợp thả lỏng lắc cổ tay.
- Đối với động tác “Nhảy” GV hô nhịp nhanh hơn so với các động tác
khác khi HS tập tốt và ghi nhớ kỹ thuật động tác.
+ Một số lỗi học sinh thường sai: Khi tập bài thể dục phát triển chung các
em thường tập trước nhịp, sau nhịp. Vì vậy giáo viên nhắc nhở cho học sinh cần
phải tập chung nghe nhịp hô của GV hoặc cán sự điều khiển.
+ Khi hơ nhịp, phân tích động tác hướng dẫn bài tập các em chưa hiểu
(hiểu chậm), giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách:
làm mẫu nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên dương. Tổ
chức thi đua tổ với nhau nhằm phát huy tính tích cực của các em.
4.2.5. Phương pháp trò chơi
- Trong giáo dục thể chất ở những tình huống, điều kiện
19


nhất định, trị chơi có ý nghĩa khơng kém phần quan trọng so
với các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ lượng vận
động. Trò chơi phát sinh, phát triển cùng với sự phát sinh, phát
triển của xã hội lồi người. Nó đã và đang làm thoả mãn các
nhu cầu khác nhau của con người đó là:
+ Làm con người nhận thức và tiếp xúc với thế giới khách
quan.
+ Phát triển về thể chất và tinh thần cho con người.

+ Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí…
- Song, một trong những chức năng chủ yếu nhất của trò
chơi là chức năng sư phạm. Trò chơi là một trong những phương
tiện, phương pháp cơ bản, hữu hiệu của giáo dục nói chung và
giáo dục thể chất nói riêng.
- Trong giáo dục thể chất, trò chơi phản ánh chủ yếu đặc
điểm mang tính chất phương pháp của nó.
- Theo các đặc điểm tổ chức hoạt động trò chơi cho người
tập và các dấu hiệu quan trọng khác về mặt sư phạm, trò chơi
có thể áp dụng cho bất cứ bài tập thể chất nào.

* Phương pháp trò chơi trong giáo dục thể chất có những đặc
điểm

sau:
- Tổ chức hoạt động trị chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh

hoặc là những quy ước nhất định để đạt mục đích nào đó, trong
điều kiện và tình huống ln thay đổi và thay đổi đột ngột.
- Tính đa dạng của các cách thức đạt mục đích và hoạt động
trị chơi là hoạt động tổng hợp dựa trên cơ sở các hoạt động vận
động:

Đi,

chạy,

nhảy,

nhào


lộn...

- Trị chơi là hoạt động độc lập, rộng rãi, có yêu cầu cao về
sự nhanh trí, sáng tạo vận động, khéo léo của người chơi.

20


- Xây dựng mối quan hệ căng thẳng giữa cá nhân với cá
nhân, giữa nhóm người này với nhóm người khác, tạo cảm xúc
mạnh mẽ, qua đó thể hiện rõ cá tính của người chơi.
- Khả năng định mức và điều chỉnh lượng vận động bị hạn
chế.
- Phương pháp trò chơi, đối với học sinh các lớp đầu cấp
tiểu học nên tập bắt chước các động tác linh hoạt của con người
và động vật như: Bay giống chim, nhảy như thỏ, chạy như ngựa
phi, các động tác bổ củi, chèo thuyền… Các động tác bắt chước
như vậy sẽ làm tăng hứng thú và tình cảm yêu thiên nhiên và
con người cho các em.
- Tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học cần chú ý đến tính
nhịp điệu khi làm động tác để thu hút sự chú ý cao của các em.
Những động tác bắt chước trong trò chơi phải gần gũi với đặc
điểm ngây thơ của trẻ và cần ln nhắc nhở các em chú ý đến
những nét chính của động tác trò chơi yêu cầu.
- Đặc biệt, để tránh vui chơi quá sức và để đảm bảo an
toàn trong khi chơi cho học sinh, giáo viên cần quan tâm đúng
mức tới lượng vận động phù hợp đặc điểm lứa tuổi các em và
yêu cầu cao về chấp hành quy định của trò chơi.
- Trong tiết dạy Thể dục không nhất thiết phải tuân theo những quy định

khuôn khổ mà phải ln ln thay đổi vào một tình tiết mới, để gây hứng thú
cho học sinh bằng việc thông qua các trị chơi. Vì đặc điểm của học sinh Tiểu
học là “Vừa học, vừa chơi” nếu như trong tiết học chỉ có nội dung học mà khơng
có nội dung chơi thì sẽ gây sự nhàm chán, đơi khi làm cho các em thêm căng
thẳng. Thơng qua các trị chơi tuy thời gian rất ngắn nhưng nó sẽ làm cho tinh
thần các em thêm phấn chấn và ham thích học tập.

21


VD: Khi HS học mới động tác “Thăng Bằng” GV thường cho HS tập chân trước
xong mới kết hợp dạy động tác. Động tác này là động tác khó khi HS tập nhiều
lần mà không giữ thăng bằng chân tốt sẽ gây ra sự chán lản trong tập luyện.

Vì vậy, người GV phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, giúp HS
có thêm hưng phấn tập luyện các động tác khó. Khi dạy động tác này GV có thể
xen lẫn trò chơi “Thăng bằng” của Thể dục lớp 4 đã được học và chơi. Mục đích
của trị chơi nhằm rèn luyện tính khéo léo, khả năng giữ thăng bằng, phát triển
sức mạnh của chân.

- Nhược điểm cơ bản của phương pháp trò chơi là do khả năng định mức
và điều chỉnh lượng vận động bị hạn chế, cho nên có thể gây ra những ảnh
22


hưởng khơng tốt trong q trình GDTC cho người tập. Ví du: Tập luyện quá sức,
phá vỡ kỹ năng, kỹ xảo vận động, làm xuất hiện những yếu tố tâm lý khơng lành
mạnh: hiếu thắng, hám danh… Vì vậy, GV cần quan tâm đúng mức tới lượng
vận động phù hợp, đặc điểm lứa tuổi các em và yêu cầu cao về chấp hành quy
định của trò chơi.

4.2.6. Phương pháp thi đấu:
Cũng như trò chơi, thi đấu thuộc về các hiện tượng xã hội được phát triển
rộng rãi nhằm tổ chức và kích thích hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống (trong đó có TDTT).
Thi đấu cũng là một phương tiện và phương pháp cơ bản, hữu hiệu của
GDTC.
Phương pháp thi đấu có tác dụng tốt trong việc giải quyết các nhiệm vụ
của GDTC, đó là:
- Củng cố, hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động và năng lực sử dụng
hợp lý chúng trong các điều kiện, tình huống khác nhau.
- Giáo dục các tố chất thể lực và tâm lý- ý chí.
- Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng các khả năng chức phận của cơ thể.
- Giáo dục các phẩm chất đạo đức: Tính mục đích, tính sáng kiến, tính tự chủ,
lịng dũng cảm, tinh thần tập thể, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật…
Thi đấu trong GDTC cũng là một trong những phương pháp tập luyện có hiệu quả,
bởi vì: thi đấu sẽ làm tăng thêm sự hứng thú và khả năng vận động của các em.
Đặc điểm cơ bản của thi đấu là sự so sánh lực lượng trong các điều kiện ganh
đua về thứ bậc, giành vị trí vơ địch hoặc để đạt thành tích cao nhất tuỳ thuộc vào
mục đích của cuộc thi, vì vậy mà:
- Những người tham gia thi đấu có cảm xúc và sinh lý đặc biệt, nó làm
tăng tác động của lượng vận động và thúc đẩy các khả năng chức phận của cơ
thể biểu hiện ở mức độ cao nhất.
- Do sự ganh đua về thành tích cho nên trong những cuộc thi đấu cá nhân
thì biểu hiện rõ cá tính của mỗi người; trong những cuộc thi đấu đồng đội thì
biểu hiện rõ tính tập thể, tình đồng chí - đồng đội, tính tổ chức kỷ luật...
23


- Đối với quá trình giảng dạy động tác thi đấu cho phép củng cố, hoàn
thiện các kỹ năngkỹ xảo vận động và năng lực sử dụng hợp lý chúng trong các

điều kiện và tình huống khác nhau, phát triển các tố chất thể lực, thúc đẩy sự
phát triển nhanh chóng các khả năng chức phận của cơ thể...
- Phương pháp thi đấu thường được sử dụng với những động tác, bài tập hay
môn thể thao mà HS đã nắm vững động tác, bài tập, như: Thi ai nhảy xa nhất, ai
chạy nhanh nhất, ai ném giỏi nhất, thi ném trúng đích, thi dành cờ, thi kéo co...
Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý những điểm sau:
- Khối lượng vận động thích hợp.
- Hình thức phong phú, khơng phức tạp, khơng địi hỏi nhiều dụng cụ,
khơng tốn thời gian điều động đội ngũ.
- Tổ chức hợp lý, đảm bảo an toàn cho HS.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp thi đấu là do khả năng định mức và
điều chỉnh lượng vận động bị hạn chế, cho nên có thể gây tập luyện quá sức, phá
vỡ kỹ năng, kỹ xảo vận động, làm xuất hiện những yếu tố tâm lý khơng lành
mạnh: Hiếu thắng, hám danh…Vì vậy, phương pháp thi đấu chỉ giữ được vai trị
của mình trong GDTC khi có sự hướng dẫn sư phạm đúng đắn với trình độ
chun mơn cao của các nhà sư phạm.
4.2.7. Phương pháp tập luyện để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác.
- Để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác (hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận
động), cần tập luyện lặp lại nhiều lần. Phương pháp tập luyện để củng cố, hồn thiện
kỹ thuật động tác có thể là: lặp lại ổn định, lặp lại thay đổi, trò chơi hay thi đấu.
+ Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định là phương pháp tập luyện mà các động
tác lặp lại khơng có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc bề ngồi của động tác và các
thơng số cơ bản của lượng vận động.
Phương pháp này chỉ được vận dụng trong phạm vi từng buổi tập hoặc
một số buổi tập nhất định. Khi năng lực vận động đã phát triển thì phải tăng
lượng vận động lên ở một mức độ tương ứng.
Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật động tác sớm được hình thành,
tạo khả năng tập luyện đúng động tác hơn.
24



+ Phương pháp tập luyện lặp lại thay đổi (tập luyện biến đổi).
Đặc điểm quan trọng nhất của phương pháp tập luyện này là sự thay đổi
có chủ đích các nhân tố gây tác động trong quá trình tập luyện, cụ thể là:
* Thay đổi các thông số riêng lẻ của lượng vận động.
* Thay đổi cách thức thực hiện động tác, cách thức nghỉ ngơi và các điều
kiện bên ngoài thực hiện lượng vận động.
Khi tập luyện theo phương pháp này, do việc không ngừng đề ra cho cơ
thể những yêu cầu mới, bất thường và cao hơn để kích thích sự phát triển các
khả năng chức phận và sự thích nghi cao cho cơ thể. Khi thực hiện động tác biểu
hiện ở tính cơ động cao của kỹ năng- kỹ xảo vận động và mở rộng phạm vi điều
chỉnh hoạt động, tạo khả năng phối hợp vận động một cách tinh vi để hoàn thiện
kỹ năng- kỹ xảo vận động ở mức độ cao hơn. Đây là phương pháp tập luyện
được sử dụng phổ biến khi giảng dạy các động tác phức tạp mà phân chia ra
được các giai đoạn (các phần) để tập luyện, sau đó từng bước hợp nhất chúng lại
thành một động tác hoàn chỉnh.
4.2.8. Tiến trình giờ học thể dục
- Lên lớp là hình thức cơ bản nhất của công tác giảng dạy TD trong nhà
trường. Thông qua lên lớp để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDTC cho HS, GV
muốn giờ lên lớp đạt chất lượng cao, trước tiên phải soạn bài đầy đủ, phải biết
cách tổ chức giảng dạy và biết cách vận dụng khéo léo các nguyên tắc và
phương pháp giảng dạy. Căn cứ vào nhiệm vụ giảng dạy chính trong các giờ
học, giờ TD (bài TD) có thể chia thành bốn loại sau:
+ Bài mới (bài mở đầu).
+ Bài ôn tập.
+ Bài tổng hợp.
+ Bài kiểm tra.
4.2.8.1. Bài mới:
Bài mới là loại bài mà nội dung chủ yếu của giờ học là truyền thụ kiến
thức mới, giới thiệu kỹ thuật động tác. Khi thực hiện giờ học này cần chú ý một

số điểm sau:
25


×