Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

(9đ vấn đáp) CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI VẤN ĐÁP TƯ PHÁP QUỐC TẾ (ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.4 KB, 43 trang )

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ HK 2 NĂM
HỌC 2020-2021
Bộ môn tư pháp quốc tế - Luật so sánh
1. Trình bày đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Cho ví dụ minh hoạ.
Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình, lao động,
thương mại… (hay còn gọi là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng) có yếu tố nước
ngồi và các vấn đề về TTDS có YTNN.
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:

Quan hệ dân sự: theo điều 1 BLDS 2015. Là những quan hệ dân sự, lao động,
hôn nhân gia đình, thương mại,…(hay cịn gọi là những mối quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng, mqh có tính chất dân sự ) có yếu tố nước ngồi. Do đó, những mqh về hành chính,
hình sự thì sẽ k phải là đối tượng điều chỉnh của TPQT

Yếu tố nước ngoài: khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 dựa trên 3 tiêu chí bao gồm chủ
thể, sự kiện pháp lý và khách thể. MỖI CĂN CỨ MỘT VÍ DỤ

Dấu hiệu về chủ thể: cá nhân, pháp nhân nước ngoài (Người VN định cư ở
nước ngồi khơng cịn là dấu hiệu của YTNN vì từ sau ngày 1.7.2019 sẽ kết thúc
việc đăng ký giữ quốc tịch VN. Những người đó sẽ có địa vị pháp lý rõ ràng (có
2 quốc tịch hoặc 1 quốc tịch hoặc khơng có quốc tịch nào))
 Quốc gia – chủ thể đặc biệt – khi tham gia vào các giao dịch dân sự
VD: Cty B (pháp) qua VN mua lúa gạo với ông A (VN)

Dấu hiệu về sự kiện pháp lý: được xét đến khi các bên tham gia đều là công
dân, pháp nhân VN bao gồm căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở
nước ngoài.
VD: 2 CD VN ký hợp đồng mua bán tại Hà Lan.

Dấu hiệu về khách thể: được xét đến khi các bên tham gia đều là công dân,
pháp nhân VN mà đối tượng quan hệ DS đó ở nước ngồi.


VD: 2 CD VN ký hợp đồng mua bán với nhau về căn nhà ở Mỹ.
Quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi:
là xác định thẩm quyền thuộc Toà án Việt Nam, PLAD, ủy thác tư pháp, việc cơng nhận
và cho thi hành.
Có thể hỏi Ý nghĩa của việc xđ YTNN? Thẩm quyền của TAQG, Luật AD, pb nó là
ĐTĐC của TPQT vs các ngành luật khác


Ý nghĩa của YTNN: giúp phân biệt với các ngành luật khác, xác định pháp luật phù , bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cơ sở xác định thẩm quyền của TA, là cơ sở để
công nhận và cho thi hành.




2. Phân tích phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Xác định thẩm quyền của TAQG đối với vụ việc DS có yếu tố nước ngoài .
Xã định PLAD: Giải quyết Xung đột Pháp luật – hay còn gọi là chọn luật để giải

quyết các quan hệ mang tính chất DS có YTNN: Hiện tượng xung đột pháp luật là hiện
tượng mà pháp luật hai hay nhiều quốc gia có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh 1
QHDSCYTNN cụ thể. Do đó mình phải xác định xem hệ thống pháp luật của nước nào
đc áp dụng. Luật của tôi hay luật của anh?

Công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự có yếu tố nước ngồi: một
phán quyết được đưa ra thì nó chỉ áp dụng cho lãnh thổ của QG đó. Do đó cần phải có thủ
tục cơng nhận và cho thi hành. Tn thủ theo PL nước mình.
3. Phân tích các phương pháp điều chỉnh của TPQT.
- PP thực chất (pp điều chỉnh trực tiếp):
Là phương pháp áp dụng những quy phạm thực chất nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan

hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT mà không phải thông qua một hệ thống pháp
luật trung gian nào.
Quy phạm thực chất là loại quy phạm mà nội dung của nó trực tiếp giải quyết vấn đề
hoặc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, hoặc về biện pháp chế tài mà
không cần phải thông qua hệ thống PL trung gian nào.
Ví dụ: Điều 665(1) BLDS 2015 Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp
dụng.
Cách thức xây dựng: do các QG thoả thuận xây dựng (QPTC thống nhất), do Qg đơn
phương ban hành, do các QG thừa nhận thông qua TQQT
Ưu điểm: hiệu quả cao và trực tiếp điều chỉnh được các quan hệ của TPQT.
Hạn chế: Các quy phạm thực chất (đăc biệt là QPTC Thống Nhất) hiện không nhiều ←
việc xây dựng khó khăn→ khơng đáp ứng được u cầu thực tiễn của việc điều chỉnh các
QHDS có YTNN (ví dụ như không thể xây dựng QPTC đối với quan hệ thừa kế có
YTNN, HNGĐ có YTNN,…)


- PP xung đột (pp điều chỉnh gián tiếp): là phương pháp áp dụng quy phạm xung đột để
lựa chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của
TPQT.
QPXĐ là QP không trực tiếp giải quyết các quan hệ PL cụ thể mà chỉ quy định nguyên
tắc chọn luật của nước này hay nước kia để giải quyết QHDS có YTNN.
Ví dụ: Điều 681 (2) BLDS 2015 Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của
nước nơi di chúc được lập.
Ưu điểm: Số lượng QPXĐ (kể cả QPXĐ thống nhất) phong phú → việc xây dựng các
quy phạm xung đột dễ dàng hơn.
Hạn chế: Không trực tiếp giải quyết vấn đề, việc vận dụng quy phạm XĐ khơng đơn
giản, có thể dẫn chiếu đến luật nước ngoài. (→mất nhiều thời gian hơn, và yêu cầu cao
đối với người làm công tác ADPL.

Cách thức xây dựng: do các QG thoả thuận xây dựng (ĐUQT), Qg đơn phương ban
hành, DO QG thừa nhận thông qua TQQT.
NHẬN XÉT
- Phương pháp đặc thù: phương pháp XĐ (vì nó áp dụng các QPXĐ là những quy định
đặc thù trong TPQT còn PP TC ko đặc thù vì nó cũng giống như các quy định PL thơng
thường khác)
- Bổ sung hỗ trợ cho nhau:
 Hai phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế
 Hạn chế được khắc phục
CÂU HỎI THÊM: CHO VÍ DỤ VỀ VIỆC SD PP XĐ VÀ TC? Bốc quy định trong
BLDS, Đ 673 (QPXĐ) là PPXĐ, QPTC: incorterm, CƯ viên.


4. Điều kiện áp dụng các loại nguồn của TPQT trong việc điều chỉnh các quan
hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi.
Điều ước quốc tế: khơng phải tất cả điều ước quốc tế đều là nguồn của TPQT. Các ĐƯQT
đc xem là nguồn ví dụ như: các hiệp định kí kết giữa VN và các nước, CƯ Viên 1961 và
1980,…Những điều ước quốc tế là nguồn của TPQT khi nó chứa đựng những quy phạm
pháp luật điều chỉnh cho các mqh thuộc đối tượng ĐC của TPQT.
Cơ sở pháp lý để áp dụng ĐƯQT điều chỉnh các mqh thuộc TPQT quy định tại điều 664
khoản 1 và 665 khoản 1. ĐƯQT có giá trị cao hơn pháp luật quốc gia theo điều 665
khoản 2. Có 2 TH áp dụng điều ước QT
Khi các bên thoả thuận chọn ĐƯQT: phải đáp ứng điều kiện chọn luật (khoản 2
điều 664). Việc lựa chọn phải được quy định bởi ĐƯQT mà VN là TV hoặc trong
pháp luật QG
 Khi các bên khơng có thoả thuận thì áp dụng ĐƯQT mà VN là thành viên (điều
664 khoản 1 và 665 khoản 1).



Pháp luật quốc gia: đây là nguồn chủ yếu của TP
 Khi các bên thoả thuận chọn HTPL của 1 QG: Điều 664 khoản 2. Việc chọn luật
này cũng có điều kiện: khơng rơi vào TH k đc áp dụng PLNN Điều 670.
 Khi QPXĐ dẫn chiếu đến: VD như Điều 677 và khoản 1 Đ678
Tập quán QT: là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp
dụng liên tục và sự thừa nhận rộng rãi của các quốc gia. TQQT chỉ ràng buộc các QG khi
các QG thừa nhận nó (ghi nhận áp dụng TQ trong PL nước mình). CSPL để áp dụng
TQQT quy định tại điều 666 BLDS 2015. Trường hợp đc áp dụng là khi các bên có thoả
thuận chọn TQQT (đáp ứng ĐK chọn luật): Hậu quả của việc áp dụng TQQT không trái
với các nguyên tắc cơ bản của PLVN và pháp luật quy định cho việc lựa chọn TPQT. Khi
hậu quả trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN thì sẽ áp dụng PLVN.
CÂU HỎI: thứ tự ưu tiên AD các loại nguồn? / Trong các loại nguồn thì lúc nào cũng ưu
tiên AD ĐƯQT là đúng hay sai? AD PLQG là đúng hay sai?
Thứ tự ưu tiên AD các loại nguồn là ĐƯQT rồi tới PLQG rồi tới TQQT (CSPL: k2 Đ
665; Đ 666) (Tập quán quốc tế được QG thừa nhận trong PL nước mình, nếu hậu quả trái
với các nguyên tắc của PLQG thì PLQG sẽ đc áp dụng như v thì trong TH này thì PLQG
đc ưu tiên hơn r)


Trong các loại nguồn thì lúc nào cũng ưu tiên AD ĐƯQT là đúng hay sai? AD PLQG là
đúng hay sai?
Sai vì ĐUQT đc ưu tiên áp dụng trong TH VN là thành viên (k1 Đ 665), nếu thuộc TH
VN chưa là thành viên thì phải: Thoả thuận+ Điều kiện chọn luật. Nếu việc lựa chọn
ĐƯQT cho quan hệ PLDS có YTNN đó khơng đc quy định trong ĐƯQT mà VN là TV
hoặc PLVN thì kh đc áp dụng.
Ưu tiên áp dụng PLQG là sai (khoản 2 Điều 665)
5. Trình bày nội dung cơ bản về quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp
quốc tế.
(1) Cơ sở pháp lý: Ngun tắc tơn trọng chủ quyền QG và bình đẳng chủ quyền giữa
các QG. Do đó, tư cách PL của QG khác với các chủ thể khác và QG có quyền

miễn trừ.
(2) Quốc gia có 4 quyền miễn trừ: quyền miễn trừ xét xử, quyền miễn trừ đối với các
biện pháp đảm bảo cho vụ kiện, quyền miễn trừ về thi hành , quyền miễn trừ về tài
sản
 Quyền miễn trừ XX của QG:
 Nếu khơng có sự đồng ý của QG thì khơng một TA nước ngồi nào (kể cả TA của


chính QG đó) có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà QG là bị đơn dân sự.
QG có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp DS với cá nhân hoặc



PNNN.
Bị đơn là cá nhân hoặc PNNN chỉ được phép phản kiện khi được QG nguyên đơn
đồng ý.
 Quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện:

Trong T.H nếu QG đồng ý để tòa án NN thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà QG là
một bên tham gia thì TANN đó được quyền xx nhưng khơng một TA của QG nào có
quyền chiếm giữ, tịch thu tài sản của QG để đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện. TA chỉ được AD
các biện pháp này nếu được QG đồng ý.
 Quyền miễn trừ về thi hành án:
QG đồng ý cho một TA giải quyết một tranh chấp mà QG là một bên tham gia và nếu QG
là bên thua kiện thì bản án của TANN đó cũng phải được QG tự nguyện thi hành. Tịa án
khơng thể thi hành các biện pháp cưỡng chế QG thi hành bản án đó.
 Quyền miễn trừ về tài sản:


Tài sản của QG là bất khả xâm phạm dù tài sản đó đang ở đâu hoặc trong tình trạng nào.

Nếu khơng có sự đồng ý của QG thì khơng ai có quyền thi hành bất cứ biện pháp cưỡng
chế nào như chiếm giữ, tịch thu, bán đấu giá… đối với tài sản của QG.
CÂU HỎI:
TS một QG lại có quyền miễn trừ trong khi QH này là QH có YTNN?
Vì dựa vào ngun tắc tơn trọng chủ quyền QG và bình đẳng chủ quyền giữa các QG.
Cho nên tư cách PL của QG cũng khác với các chủ thể khác của TPQT. Được hưởng các
quyền miễn trừ.
Hiện nay quan điểm của các nước trên thế giới về quyền miễn trừ có giống nhau hay ko?
Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền miễn trừ của quốc gia là tuyệt đối, nghĩa là quốc gia
phải được hưởng quyền này trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham
gia và trong bất kỳ trường hợp nào.
Thuyết quyền miễn trừ tương đối: quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế
sẽ được hưởng quyền miễn trừ về tài phán và quyền miễn trừ về tài sản trong tất cả các
lĩnh vực quan hệ dân sự. Tuy nhiên, có những trường hợp quốc gia sẽ không được hưởng
quyền này mà phải tham gia với tư cách một chủ thể dân sự như các chủ thể thơng
thường khác.
Hiện nay theo QĐ của PLVN có đề cập đến quyền miễn trừ của QG?
Điều 97 đến điều 100
Hiện nay VN Có Luât QĐ hẳn là quyền miễn trừ của QG hay ko? Không việc đề cập
quyền miễn trừ này thường được đề cập trong các ĐƯQT với những QG nào được coi là
đối tác tiềm năng và phát triển kinh tế TM mà thôi.
* QH giữa các quyền miễn trừ tư pháp
- Gắn bó chặt chẽ nhưng độc lập với nhau
- Việc từ bỏ quyền miễn trừ phải thể hiện rõ trong PLQG, ĐƯQT mà QG là thành
viên hay hợp đồng mà QG kí kết.
Quốc gia có thể từ bỏ quyền miễn trừ theo ĐƯQT hoặc tự từ bỏ hoặc từ bỏ theo thỏa
thuận.


6. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, phạm vi phát sinh của hiện tượng xung

đột pháp luật.
- Khái niệm: Là hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp
dụng nhằm điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi cụ thể.
- Nguyên nhân:
 Thứ nhất, xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ XH do tư pháp QT điều
chỉnh là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi;
 Thứ hai, có sự khác nhau trong các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh quan
hệ dân sự.
- Phạm vi:
Trong các ngành luật: Trong các ngành luật cơng: Hình sự, hành chính, tố tụng, thuế thì
các Nhà nước ko thừa nhận khả năng AD PLNN nên ko có hiện tượng XĐPL. Cho nên
XĐPL là một hiện tượng đặc thù của TPQT chỉ được thừa nhận trong việc điều chỉnh các
QHDS có YTNN.
Trong các quan hệ của TPQT:
 chỉ được thừa nhận trong việc điều chỉnh ở các QHDS có YTNN vì bản chất là
quan hệ luật tư
 về quan hệ TTDS có YTNN là quan hệ luật công cho nên buộc phải áp dụng theo
PLQG và ko có hiện tượng XĐPL.
Trong HTPL của một QG:
 Nếu là Nhà nước đơn nhất như VN là ko có.
 Nếu là Nhà nước liên bang như Hoa Kỳ là có thể có sự XĐPL giữa các bang vs
nhau, giữa các bang vs liên bang, giữa LB vs nước ngoài.
Câu hỏi: Khi mà HT XĐPL phát sinh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có nhiệm vụ gì? Giải
quyết XĐPL – nhiệm vụ của cơ quan có TQ phải chọn ra HT pháp luật áp dụng. (choice
of law)
7. Trình bày phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật.
- Phương pháp thực chất: (pp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất) Vậy nếu
các QG bằng các ĐƯQT đã xây dựng quy phạm thực chất thống nhất, thừa nhận quy
phạm thực chất thống nhất trong TQQT hoặc xây dựng QPTC trong PLQG để điều
chỉnh QHDS có YTNN thì cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ ngay vào ND của

QPTC đó để giải quyết và hiện tượng xung đột pháp luật đó đã được giải quyết ln.


Ưu điểm: hiệu quả, nhanh chóng và cụ thể. Nhưng hạn chế trong việc xây dựng
QHTC thống nhất rất khó.
- Phương pháp xung đột: (pp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột): Phải xác
định được 1 hệ thống pháp luật thích hợp trong số các hệ thống pháp luật có liên quan
để giải quyết một QHDS có YTNN phát sinh trên thực tế, cơ quan có thẩm quyền sẽ
xác định luật dựa vào quy phạm xung đột.
Ưu điểm: tính khách quan và tính linh hoạt cao, có thể áp dụng cho mọi QHDS có
YTNN Nhưng hạn chế là gây nhiều khó khăn phức tạp, khi dẫn chiếu đến pháp luật
NN thì cơ quan có thẩm quyền phải đối mặt với nhiều vấn đề như là xác định nội
dung pháp luật nước ngồi, giải thích PL nước ngồi, vấn đề bảo lưu trật tự công,…
những vấn đề này đều ảnh hưởng đến việc giải quyết xung đột PL.
(Q: (1) Tại sao PP thực chất là một PP giải quyết XĐPL? (2) Cũng như PPXĐ)
(1): XĐPL là hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng có thể được
áp dụng nhằm điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi cụ thể. Vậy
nếu các QG bằng các ĐƯQT đã xây dựng các QPTC thống nhất hoặc thừa nhận
AP các QPTCTN trong các TQQT hoặc là xây dựng QPTC trong PL của chính QG
mình để điều chỉnh QHDS có YTNN. Khi QHDS có YTNN phát sinh thì Cquan
có TQ sẽ căn cứ ngay vào các QĐTC này để giải quyết XĐPL.
(2): 1 nhiệm vụ quan trọng khi XĐPL xảy ra đó là xác định được 1 hệ thống PL
thích hợp trong số các HTPL có liên quan để giải quyết 1 QHDS có YTNN phát
sinh trên thực tế. Việc này sẽ phải dựa trên QPXĐ trong HTPL thì mới có thể XĐ
được hệ thống PL áp dụng.
Câu hỏi: (xây dựng và áp dụng XĐPL) PP XĐPL là pp trực tiếp hay gián tiếp giải
quyết XĐPL?
Nhiệm vụ cơ bản nhất trong việc giải quyết XĐPL đó là xđ được một hệ thống pháp luật
trong HTPL có liên quan để giải quyết. Dựa vào QPXĐ nếu QPXĐ đó giúp xác định
được ngay hệ thống pháp luật thì CQ có thẩm quyền sẽ áp dụng ln QPXĐ đó xác định

hệ thống PL được áp dụng. Thì chúng ta đã giải quyết xong hiện tượng XĐPL. Cho nên
đây là pp trực tiếp giải quyết XĐPL.
PPXĐ có giải quyết gián tiếp HT XĐPL KO? Sai PPXĐ VÀ PPTC đều giải quyết trực
tiếp HTXĐPL


8. Trình bày về hệ thuộc luật nhân thân.
- Khái niệm: áp dụng pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch hoặc có nơi
cư trú.
- Phạm vi áp dụng:
 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân;
 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân, bao gồm việc tuyên bố một cá nhân
bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực, hành vi dân sự;
 Xác định một người mất tích hoặc chết.
 Các quan hệ về HN&GĐ (điều kiện kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và
tài sản giữa vợ chồng…)
 Thừa kế.
Hình thức của luật nhân thân:
 Luật quốc tịch (Lex patriae) là luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch.
 Luật nơi cư trú (Lex domicilii) là luật của nước mà cá nhân có nơi cư trú.
Ngoại lệ: xác định pháp luật áp dụng dv người khơng quốc tịch hoặc có từ 2 quốc tịch trở
lên.
CSPL trong PLVN:
- Điều 672, 673, 674, 675, 680(1), 681 BLDS 2015
- Điều 126, 127, 129 Luật HN&GĐ VN
9. Trình bày về hệ thuộc luật nơi có tài sản.
ND: PL của nước nơi có TS sẽ được AD
Phạm vi áp dụng:
 Quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản.
 Thực hiện quyền thừa kế đối với tài sản là BĐS.

 Hợp đồng có đối tượng là BĐS.
 Định danh tài sản (phân loại tài sản là động sản hay bất động sản).
Ngoại lệ:
 Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia ở nước ngoài. (TẠI SAO? Vì QG có
quyền miễn trừ: tài phán, tài sản, thực hiện các biện pháp bảo đảm cho vụ kiện,
các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cho nên các tranh chấp về TS của QG ở
nước ngoài sẽ được giải quyết thông qua con đường ngoại giao)
 Tài sản của pháp nhân trong trường hợp tổ chức lại hoạt động hay chấm dứt
hoạt động ở nước ngồi. (tại sao? Vì TH này phải AD luật QT của pháp nhân)
 Tài sản là máy bay, tàu thủy. (TS? Vì thơng thường PL các nc quy định PLAD
ở đây chính là PL của nc mà các phương tiện vận tải này mang QT, đối với


máy bay thì là luật của nước nơi ĐK tàu bay, đối với tàu thủy là pl của nước
mà tàu biển treo cờ QT)
 Tài sản đang trên đường vận chuyển. (TT chọn, or pl của nc mà ĐS chuyển đi
hoặc đến trong TH có quá cảnh tại 1 nước t3 hoặc trên vùng biển vùng trời QT)
 Tài sản trên tàu biển. (đối với tàu thủy là pl của nước mà tàu biển treo cờ QT đ
3 BLHH VN)
 Quyền sở hữu trí tuệ. (vì là TS vơ hình nên sẽ AD PL của nước nơi đối tượng
SHTT đc bảo hộ)
Hệ thuộc Luật nơi có TS trong TPQT VN:
Đ 677 678 679 k2 Đ 683 BLDS 2015, Đ 127 BLHNGĐ
khoản 1 Điều 678 BLDS 2015: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở
hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
khoản 2 Điều 680 BLDS 2015:
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có bất động sản đó.”
Khoản 4 Điều 683 BLDS 2015 quy định:

“Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc
chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản
hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi
có bất động sản.”
10. Trình bày về hệ thuộc luật lựa chọn.
ND: Luật do các bên tham gia QHDS có YTNN lựa chọn áp dụng cho QH giữa họ.
Phạm vi áp dụng: tùy quan điểm của mỗi QG
ĐK chọn luật:
 Phải có sự thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng, tự do ý chí giữa các
bên.
 Chỉ được chọn luật mà ĐUQT (VN là thành viên) hoặc PLVN có quy định cho
phép chọn luật (K2 Đ 664).
 Hậu quả của việc chọn luật để điều chỉnh không được trái với các nguyên tắc
cơ bản của PLVN.
 Luật được lựa chọn phải là luật thực chất, có chức năng điều chỉnh k4 đ 668.
 Không nhằm lẫn tránh pháp luật.


Hệ thuộc Luật lựa chọn trong TPQT VN:
Đ 678(2), Đ 683, Đ687, 666, 670 BLDS 2015. Đ 5 BLTM 2005, đ 4 BLHH 2015, đ 4
Luật đầu tư 2015
11. Trình bày hệ thuộc Luật Quốc tịch của pháp nhân.
ND: Pháp luật của nước mà pháp nhân mang QT sẽ được AD
Phạm vi áp dụng:
 Tư cách pháp nhân,
 phạm vi năng lực hưởng quyền và nghĩa vụ,
 điều kiện thành lập, tổ chức lại hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của pháp
nhân,
 giải quyết vấn đề tài sản của pháp nhân trong các trường hợp tổ chức lại hoạt
động hay chấm dứt hoạt động của pháp nhân.

Hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân trong TPQT VN:
Điều 676 BLDS 2015:
 năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân;
 tên gọi của pháp nhân;
 đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
 việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân;
 quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân;
 trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của
pháp nhân.
(VD: công ty HD theo PLVN là Pháp nhân nhưng theo PL của nước khác thì ko phải vì
thế khi GD thì sẽ theo PL mà ct có QT nên Cty Hdanh vẫn có tư cách PN)
Các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân:
Mỗi quốc gia sẽ có nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân riêng của mình và các nước
khác có nghĩa vụ phải thừa nhận năng lực chủ thể của pháp nhân đã được xác lập theo
pháp luật mà pháp nhân mang quốc tịch.
3 nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân được các nước áp dụng:
 Nguyên tắc nơi đăng ký điều lệ hoạt động của pháp nhân.
 Nguyên tắc nơi có trụ sở hoặc nơi có trung tâm quản lý.
 Nguyên tắc nơi hoạt động thực tế của pháp nhân.
Trong những trường hợp đặc biệt, căn cứ vào quốc tịch của người thực sự làm chủ hoặc
lãnh đạo của pháp nhân đó.


Việt Nam có 2 cách xác định quốc tịch pháp nhân được quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật
DN 2014 với nội dung là dựa trên việc thành lập theo pháp luật Việt Nam và đặt trụ sở tại
Việt Nam; cịn tại khoản 1 Điều 676 BLDS 2015 thì quy định dựa trên pháp luật nước nơi
pháp nhân thành lập và đăng ký điều lệ.
12. Trình bày hệ thuộc Luật Tồ án.
Hệ thuộc luật tịa án quy định pháp luật nơi có TA có thẩm quyền giải quyết VVDS có
YTNN sẽ được áp dụng.

Các QHTTDS có YTNN:
 Thẩm quyền của TAQG đối với vụ việc DS có YTNN
 Xác định PLAD để nhằm XĐ năng lực, hành vi TTDS CỦA ĐƯƠNG SỰ là NNN,
xđ năng lực PLTTDS của tổ chức NN bao gồm tổ chức QT
 Uỷ thác tư pháp QT
 Công nhận và cho thi hành BA, QĐ DS của TA NN
 Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng Tài NN
Phạm vi:
 PLTT: luật TA luôn luôn được áp dụng (khi giải quyết các VVDS dù có YTNN hay
khơng thì Tịa án ln ln áp dụng pháp luật tố tụng của chính nước mình theo
ngun tắc Luật Tịa án)
 PLND: luật TA khơng đương nhiên được áp dụng mà tùy vào từng trường hợp cụ
thể (có thể là PLVN hoặc PL nước ngồi hoặc ĐUQT...). TA áp dụng pháp luật của
chính nước mình để giải quyết nhưng khơng phải theo ngun tắc luật Tịa án mà
áp dụng theo nguyên tắc luật lựa chọn.
 Choice of law: TA luôn luôn áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật của nước
mình hoặc quy phạm xung đột trong ĐUQT mà QG là thành viên.
13. Trình bày về quy phạm xung đột và đưa ra các đặc điểm để nhận dạng quy
phạm xung đột.
CHO VÍ DỤ
Khái niệm: Là quy phạm pháp luật xác định hệ thống pháp luật có thể được áp dụng
nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
Đặc điểm:
- QPXĐ khơng quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ mà
QPXĐ chỉ quy định nguyên tắc để xác định PLAD nhằm điều chỉnh QHDS có YTNN cụ


thể. Nên điều chỉnh bằng QPXĐ ln có sự kết hợp giữa QPXĐ và HTPL mà QPXĐ dẫn
chiếu đến.
- Chức năng cơ bản của QPXĐ là chức năng dẫn chiếu đến việc áp dụng một HTPL nào

đó.
- Cơ cấu của QPXĐ:
 Phần phạm vi: chỉ ra QHXH mà QP điều chỉnh
 Phần hệ thuộc: chỉ ra HỆ THỐNG PL cần áp dụng nhằm điều chỉnh QHXH đc nêu
trong phần phạm vi (phần quy định quy tắc xđ HTPL AD)
- Nguồn của QPXĐ: là ở ĐƯQT và PLQG chứ khơng có trong TQQT bởi vì cho đến hiện
nay khơng tồn tại TQQT về chọn luật AD.
Có thể hỏi về QP XĐ 1 bên or mệnh lệnh và cho ví dụ?
QPXĐ 1 chiều (1 bên) (ít quy đinh) Là QPXĐ quy định ADPL do chính nước ban hành ra
QPXĐ đó nên ko có khả năng ADPL nước ngồi. VD: K2 Đ 664 BLDS 2015
Ưu điểm: giải quyết nhanh các QHDS có YTNN.
Hạn chế: mất tính khách quan / khơng bao qt hết được QHDS có YTNN cần được điều
chỉnh.
QPXĐ mệnh lệnh là QPXĐ mà NT xác định PL mang tính mệnh lệnh, các cơ quan ADPL
cũng như các bên ko có quyền làm khác đi. Ví dụ k1 đ 664
Nhận định
1. QPXĐ một bên ln là QPXĐ mệnh lệnh. Đúng, vì QPXĐ 1 bên luôn luôn quy định
phải áp dụng quy định của nước ban hành ra quy phạm đó khơng dẫn chiếu đến pháp luật
nc ngồi do đó nó là QPXĐ mệnh lệnh.
2. QPXĐ mệnh lệnh luôn là QPXĐ một bên. SAI, Nhưng QPXĐ mệnh lệnh có thể là
QPXĐ 1 bên hoặc 2 bên. Ví dụ k1 đ 664 bản chất là QPXĐ 2 bên nhưng bản chất là
mệnh lệnh vì không cho phép làm khác đi.
Nguồn chứa đựng QPXĐ (ĐƯQT, PLQG)? QPTC (cả 3) tại sao QPXĐ ko có TQQT?
Bở vì bản chất của TQQT là các quy tắc xử xự được hình thành trong một khoảng thời
gian dài, được sử dụng liên tục trong thực tiễn nên nó khơng thể nào có một cái quy phạm
quy định nguyên tắc chọn luật AD
Có thể thiếu 1 trong 2 thành phần ko? (như là thiếu phần chế tài trong các QHDS bth)?
là khơng vì chức năng của QPXĐ là chức năng dẫn chiếu, nó sẽ dẫn chiếu đến việc AD
một HTPL nào đó nên trong cơ cấu cấu của QPXĐ ko thể thiếu 1 trong 2 bộ phận cấu
thành.



Trong một QPXĐ có thể có nhiều phần hệ thuộc đc hk?
KHƠNG, trong cơ cấu của QPXĐ thì chỉ có 1 phạm vi và 1 hệ thuộc. Phần hệ thuộc đó
có thể dẫn chiếu đến nhiều HTPL khác nhau có thể AD.
14. Trình bày vấn đề bảo lưu trật tự công cộng.
- Khái niệm: Bảo lưu trật tự công cộng là trường hợp cơ quan có thẩm quyền của một
nước có quyền từ chối áp dụng pháp luật nước ngồi đáng lẽ được áp dụng nếu xét thấy
việc áp dụng pháp luật nước ngồi đó trái với trật tự cơng cộng của nước mình.
- Trong tư pháp quốc tế, vấn đề bảo lưu trật tự công được sử dụng trong trường hợp:
 “khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn
chiếu đến pháp luật nước ngồi nhưng khơng áp dụng hệ thống pháp luật nước
ngồi đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ được áp dụng) hoặc
 không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, do phán quyết đó làm
phát sinh một tình thế trái với các ngun tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của
mình hoặc
 nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính
chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm
bảo vệ trật tự cơng quốc gia”.
Trật tự cơng cộng trong TPQTVN được hiểu dưới góc độ là các nguyên tắc cơ bản của
PLVN. Trật tự cơng cộng có thể được hiểu là tổng thể các nguyên tắc thành văn hoặc bất
thành văn trong một trật tự pháp lý, là các nguyên tắc mang tính nền tảng mà các chủ thể
khơng thể vi phạm hoặc có thỏa thuận khác, các quy phạm này có tính chất loại trừ cả HT
pháp luật nước ngoài.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, khái niệm “trật tự cơng cộng” rất ít được
sử dụng, mà thay vào đó thiên về sử dụng thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam”.
Phạm vi áp dụng bảo lưu trật tự công cộng: không thể coi pháp luật nước ngồi có quy
định khác với pháp luật Việt Nam là đương nhiên không áp dụng để bảo lưu trật tự công
cộng của quốc gia mà cần xác định chỉ khi nào thì pháp luật nước ngồi hay tập qn

quốc tế… trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì khơng áp dụng.
Hệ quả của việc bảo lưu trật tự công cộng: hiệu lực của các quy phạm xung đột bị triệt
tiêu (mất hiệu lực) bởi vì khi áp dụng các quy phạm xung đột trong một tình huống cụ thể
nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu chọn áp dụng PLNN và PLNN có nội dung trái trật tự


công cộng hay các nguyên tắc nền tảng cơ bản của pháp luật của tòa án đang giải quyết
vụ việc thì pháp luật nước ngồi sẽ khơng được áp dụng. Như vậy quy phạm xung đột
dẫn chiếu đến hệ thông pháp luật trong trường hợp này sẽ khơng có hiệu lực vì đã lựa
chọn một hệ thống pháp luật khơng được áp dụng trên thực tế.
Từ chối ADPL nc ngoài mà sử dụng PLVN.
Cũng có thể hỏi về: PL VN có cơng nhận dẫn chiếu ngược or dc đến PL of nước T3 hay
không? Đ 668


15. Phân tích thẩm quyền riêng biệt của Tồ án Việt Nam đối với các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là việc quốc gia sở tại tun bố chỉ có Tịa án nước họ mới
có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án nhất định. Thơng thường đó là những vụ án
liên quan đến an ninh trật tự, lợi ích xã hội, lợi ích nhân thân của cơng dân. Các vụ án
thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 470
BLTTDS 2015.
Thay vì phân tích thì có thể cho VD
 Điểm a khoản 1 Điều 470: vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản
là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam vì liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc
gia.
điểm a k1 ví dụ công dân VN tranh chấp QSH căn hộ ở VN đối với cơng
dân Mỹ thì trong trường hợp này có dấu hiệu là quyền đối với tài sản là
BĐS trên lãnh thổ VN nên thuộc thẩm quyền riêng biệt của TAVN




Điểm b khoản 1 Điều 470: vụ án ly hôn giữa cơng dân Việt Nam với cơng dân

nước ngồi hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài ở Việt Nam để bảo vệ quyền lợi cho cơng dân Việt Nam vì ly hôn liên
quan mật thiết đến nhân thân; thuận lợi cho Tòa án Việt Nam giải quyết; vợ chồng
sinh sống, làm ăn lâu dài tại Việt Nam; Tòa án Việt Nam có quan hệ mật thiết nhất.
 Điểm c khoản 1 Điều 470: vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án
Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án
Việt Nam (tơn trọng sự tự do ý chí của các bên).
 Điểm a khoản 2 Điều 470: các yêu cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ
pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
 Điểm b khoản 2 Điều 470: yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh
thổ Việt Nam.
 Điểm c khoản 2 Điều 470: tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tun bố đó có liên quan đến việc
xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;


 Điểm d khoản 2 Điều 470: tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có
liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
 Điểm đ khoản 2 Điều 470: công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ,
công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh
thổ Việt Nam.
 Thẩm quyền riêng biệt có ý nghĩa:
 Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và Luật nước ngồi

khơng quy định cơ chế từ chối nếu thuộc TQ riêng biệt của nước khác mà các bên
đương sự khởi kiện ở Tịa án nước ngồi thì bản án/quyết định của Tịa án nước
ngồi khơng được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
 Tôn trọng chủ quyền quốc gia (nước ngồi) (vì chỉ quy định TQRB đối với một số
quan hệ nhất định như là về chủ quyền, gắn bó mật thiết với VN)
16. Phân tích thẩm quyền chung của Tồ án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngồi.
Một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi được xác định là thuộc thẩm quyền chung
của Tòa án của một quốc gia nào đó khi vụ việc đó có bất kỳ một “yếu tố liên quan”
hay có “mối liên hệ mật thiết” đến quốc gia đó.
Đặc điểm của thẩm quyền chung đó là: một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc
thẩm quyền chung của Tịa án Việt Nam thì cũng có thể thuộc thẩm quyền của Tịa án
nước ngồi có liên quan.
Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi được quy định tại Điều 469 BLTTDS 2015:
 Điểm a khoản 1 Điều 469: chưa có văn bản nào giải thích cụ thể cư trú lâu dài là
ntn, tùy vào thực tế là căn cứ tính thuế là 6 tháng thì nếu cư trú từ 6 tháng trở lên
là cư trú lâu dài. Bị đơn trong TH này có thể là cơng dân VN, hoặc người nước
ngoài.
 Điểm b khoản 1 Điều 469: bị đơn là cơ quan tổ chức có chi nhánh văn phịng đại
diện tại VN mà không phải là chi nhánh văn phòng đại diện.


 Điểm c khoản 1 Điều 469: pháp luật không đưa ra ấn định về giá trị tài sản tuy
nhiên, nếu tài sản có giá trị q thấp thì cũng không đảm bảo cho việc cho thi hành
án tại Việt Nam.
 Điểm d k1 Đ 469: đây là một ngoại lệ quy định trực tiếp ở lĩnh vực ly hôn:
TH1 ngun đơn hoặc bị đơn là cơng dân VN thì trong TH này họ có thể khơng cư
trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại VN, ko có TS trên lãnh thổ VN kể cả khi liên quan
đến việc chia TS thì TAVN vẫn có TQ

TH2 người nước ngồi nhưng phải có sự gắn bó với VN.
 Điểm đ khoản 1 Điều 469: mặc dù Tịa án VN có thẩm quyền nhưng khơng phải
vụ việc nào cũng có thể giải quyết được.
 Điểm e khoản 1 Điều 469: Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư
trú tại Việt Nam.
TAVN có thẩm quyền thụ lý giải quyết khi các VVDS đó đáp ứng những yêu cầu sau
đây:
 Phải là VVDS (tranh chấp và yêu cầu DS)
 Phải là những VV có YTNN.
 Có các quy tắc nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của BĐ, nơi có TS của BĐ hoặc là
liên quan đến các SKPL làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QH xảy ra trên lãnh thổ
VN hoặc là liên quan đến TS ở VN.
Xác định TQ của TA nhằm 3 tiêu chí sau:
 Khả năng triệu tập các bên ĐS đến TA.
 Khả năng thu thập xác minh các tình tiết của vụ việc nhằm đảm bảo giải quyết vụ
việc thấu tình đạt lý.
 Khả năng thi hành BA, QĐ của TA.
Vì sao PLDS của các nước đều ghi nhận hình thức thẩm quyền chung và thẩm
quyền riêng biệt đối với các VVDS có YTNN?


Cẩn phải có sự phối hợp của TQRB và TQC để đảm bảo tính linh hoạt nhưng sẽ
khơng linh hoạt đến mức là có những vụ việc mà chỉ có thể được coi là hiệu quả nhất
khi mà TA của nc sở tại thụ lý và giải quyết mà thơi.
Vì sao các qđ tại cIII – không là căn cứ pháp lý duy nhất cho việc xác định TQ
của TAVN đối với VVDS có YTNN mà cịn có những qđ đặc thù tại Chương 38?
Bởi vì trong chương 3 cũng có phần là xđ thẩm quyển của TA, và trong chương 38 tại
điều 469 470 cũng liên quan đến xđ TQ của TA, chỉ khác là trong chương 38 có thêm

chữ là xđ thẩm quyền của TAVN đối với VVDS có YTNN và do đó mục đích xuất
hiện của Đ 469 470 là để giới hạn phạm vi thẩm quyền của TAVN đối với các VVDS
có YTNN, khi giải quyết một vụ án thì nên đảm bảo những yêu cầu, hiệu quả nhất
định chứ ko nên ôm hết vào mà thụ lý giải quyết.
Các bên chọn TA nước nào giải quyết vụ việc thì luật nước đó được áp dụng?
Sai, vì khi chọn TA thì chỉ có luật tố tụng của nước đó được áp dụng thơi, cịn luật nội
dung thì phải phụ thuộc vào ĐƯQT mà QG là thành viên hoặc PLQG để xác định
PLAD có thể là PLQG hoặc PL của NN.
Khi các bên chọn PL nước nào thì TA nước đó có thẩm quyền giải quyết?
Khơng, vì cái này là độc lập với nhau. Chọn PL thì phải TMĐK chọn luật cịn chọn
TA thì phải TM tính thuận tiện và uy tín, khả năng thực thi bản án,…
PLQG là nguồn quan trọng trong việc xác định thẩm quyền?
Đúng, vì các HĐ cịn ít (hơn 20 so với hơn 200 quốc gia) mà có cái cịn hk quy định
về thẩm quyền cho nên việc áp dụng PLQG là rất quan trọng.
Vai trò của Chương 3 BLTTDS trong việc xác định thẩm quyền của TAVN đối với
VVDS có YTNN?
Xác định những VVDS có YTNN thuộc tq của TA
Xác định thẩm quyền của TA theo cấp
Xác định thẩm quyền của TA theo lãnh thổ
Ý nghĩa của TQC và TQRB?
Nếu thuộc TQRB thì được XX ở nước ngồi thì sẽ ko được CN và CTH tại VN.
Nếu một việc thuộc TQRB VN thì điều này có nghĩa là Tịa NN ko có TQ?
Sai, vì TANN vẫn có TQ nhưng sẽ ko đc công nhận tại VN. ( CSPL: K4 Đ 439, Đ440)
TQRB chỉ có ý nghĩa đối với BA, QĐ chứ ko có ý nghĩa đối với PQ của Ttài NN vì
khơng có CSPL.


Tại Đ 459 BLTTDS thì khơng có quy định là không công nhận PQ của TTNN mà
thuộc TQRB của TAVN. Cho nên có 2 quan điểm:
 1. TT ko có quyền lực nhà nước so với TA, nhưng BA và QĐ của TANN đã ko

được công nhận tại TAVN rồi thì PQ của TTNN đương nhiên sẽ ko được cơng
nhận và cho thi hành.
 2. PL ko quy định vì cơ chế trọng tài là một cơ chế riêng, không bị ràng buộc
bởi vấn đề về TQRB, cơ chế TT được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của
các bên, các bên TT hợp pháp thì TTNN mới giải quyết thì dù có thuộc TQRB
của TAVN thì nó vẫn có khả năng được xem xét công nhận và cho thi hành.
Khi TAVN có TQ đối với…. thì PLVN đương nhiên được AP? Đung nếu ADPL tố
tụng, còn sai trong PLND
Khi các bên trong Qh chọn PLVN để giải quyết QH của họ thì TAVN đương nhiên có
TQ?
Sai, vì các bên chọn luật Vn là PLND còn việc xác định TAVN có TQ thì phải dựa vào
ĐƯQT và PLQG.
TQTA: xđ TAVN có TQ hay ko thì dựa vào ĐƯQT or Đ469, 470 BLTTDS
Chọn PLND: dựa vào các nguyên tắc chọn luật của TPQT: Đ 664: ĐUQT, PLVN
(được lựa chọn – ADPL lựa chọn) nếu ko có TT thì theo QPXĐ của DDUQT VÀ
PLVN?
17. Phân tích các trường hợp Tịa án phải trả lại đơn kiện, đơn yêu cầu hoặc
đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
- CSPL Đ472 BLTTDS 2015:
Điều 472. Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngồi trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận lựa
chọn Tịa án nước ngồi hoặc đã có Tịa án nước ngồi, Trọng tài hoặc cơ quan khác
có thẩm quyền của nước ngồi giải quyết hoặc đương sự được hưởng quyền miễn
trừ tư pháp
1. Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án
Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy
định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi và đã lựa chọn
Trọng tài hoặc Tịa án nước ngồi giải quyết vụ việc đó.



Trường hợp này, TAVN phải trả lại đơn y/c, khỏi kiện hoặc nếu đã thụ lý thì phải đình chỉ
giải quyết.
Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tịa án nước ngồi bằng
thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tịa án
nước ngồi bị vơ hiệu hoặc khơng thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tịa án nước
ngồi từ chối thụ lý đơn thì Tịa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;
 Tơn trọng TT ban đầu của các bên.
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều
470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án nước ngồi có
liên quan;
 Tơn trọng TQ riêng biệt của TANN bằng cách hạn chế TQ chung của TA
nước mình.
c) Vụ việc khơng thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam quy định tại Điều
470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tịa án nước ngồi thụ lý giải quyết;
 Tránh xảy ra TH cùng 1 v/v DS có YTNN thuộc thẩm quyền chung của
TAVN đã được thụ lý giải quyết bơi CQ có TQ NN lại được TAVN thụ lý
giải quyết lần 2, tránh chồng chéo.
d) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi hoặc phán
quyết của Trọng tài.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngồi, phán quyết của Trọng tài nước
ngồi khơng được Tịa án Việt Nam cơng nhận thì Tịa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền
giải quyết vụ việc đó;
 Giống điểm c, loại trừ việc TANN xét xử v/v DS có YTNN thuộc thẩm
quyền riêng biệt của VN, thì có thể k công nhân, tiến hành xét xử lại, bảo
vệ chủ quyền.
đ) Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
 GQ bằng con đường ngoại giao (Ct thường là QG)
2. Trường hợp trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi

quy định tại khoản 1 Điều này thì tiền tạm ứng án phí, lệ phí được xử lý theo quy định
của Bộ luật này.
18. Phân tích điều kiện để bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi được xem
xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam.


(1) Phải có đơn u cầu cơng nhận và cho thi hành được nộp tại BTP hoặc Tòa án
Việt Nam có thẩm quyền (K1 Đ 432)
(2) Thời hạn nộp đơn phải trong thời hạn 3 năm kể từ ngày BA, QD của TANN
đó có hiệu lực (K1 Đ 432)
(3) Người nộp đơn: là người được thi hành, người có quyền, lợi ích HP liên quan
hoặc người đại diện hợp pháp của họ - có đầy đủ năng lực chủ thể NLPLDS,
NLHVDS
(4) Về đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải đảm bảo các nội dung được
quy định tại Đ 433 BTTLDS và giấy tờ, tài liệu kèm theo theo Đ 434
BLTTDS 2015
Không thuộc TH tại Đ 439
- BA, QĐ DS đó phải có HLPL, bởi bản chất của việc CN và CTH là đối với các
BA, QĐ đã có HLPL thì lúc đó chúng ta mới xem xét và thừa nhận giá trị pháp
luật của nó để làm cơ sở cho việc thi hành.
- Phải là những BA, QĐ DS được tuyên từ những quá trình tố tụng phù hợp với
các quy định, các nguyên tắt tố tụng khác theo PL của nước nơi mà BA, QĐ DS đó
được tun.
- Phải là BA, QĐ DS đang cịn trong thời hiệu thi hành án theo PLTTDS của NN
VÀ của VN.
- Phải là những BA, QĐ DS còn đang duy trì HLPL và cịn có khả năng thi hành
tại VN.
- BA, QĐ DS của NN tuyên không được trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN.
Phải được TA có TQ của VN ra quyết định công nhận và cho thi hành bằng văn
bản

19. Trình bày thủ tục cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định của toà án
nước ngồi.
Theo K1 Đ 432 thì Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tịa
án nước ngồi có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp
pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp
Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước có Tịa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tịa án Việt Nam có
thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự đó. (Ngoại lệ K2)


(*) k nhầm lẫn 03 năm này với 05 năm trong Luật thi hành án – do 3 năm này là thời hiệu
để bản án của TANN được trao “khả năng thi hành tại VN”, còn 05 năm đc áp dụng khi
bản án trên đã được xác định có khả năng thi hành.
Các bước như sau:
Đây là công việc của đương sự
B1: Cbi và nộp hồ sơ:
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước
ngồi có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp
pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ
Tư pháp Việt Nam (theo ĐƯQT) hoặc TAND cấp tỉnh có TQ.
- Đơn yêu cầu phải đáp ứng các nội dung tại Đ 433 và giấy tờ, tài liệu gửi kèm
(Đ 434)
- Nếu có đơn chuyển đến BTP thì Bộ TP phải chuyển đến cho TA có thẩm quyền
trong TH 05 ngày làm việc (Đ 435)
Tiếp theo là công việc của TAND cấp tỉnh
B2: Thụ lý hồ sơ:
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận HS TA xem xét thụ lý hồ sơ và thông báo cho ng
gửi đơn y/c, ng phải thi hành or người đại diện, VKS cùng cấp và BTP. (Đ 436)
B3: chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Đ437 thời hạn là 4 tháng (kể từ ngày thụ lý) Bao gồm

các bước giải thích hồ sơ.
 TA yêu cầu giải thích
 Tùy TH có thể ra tạm đình chỉ (Đ 437.4), đình chỉ (Đ 437.5), mở phiên
họp xét đơn y/c
Trong trường hợp ra quyết định tạm đình chỉ or đình chỉ thì đi tới bước 5 Gửi quyết
định của TA
Trong TH TA quyết định mở phiên họp xét đơn YC thì đi tới B4
B4: QĐ Mở phiên họp xét đơn yêu cầu:
- chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp: Đ437.3 trong vòng 15 ngày trước ngày mở phiên họp.
- Thời hạn mở phiên họp là 1 tháng kể từ ngày ra QĐ mở phiên họp Đ437.3
- Ở phiên họp thì khơng xét xử lại mà chỉ xem xét, đối chiếu với quy định chương 35, 35
BLTTDS, quy định có liên quan của PLVN và ĐƯQT (Đ 438)


 Hội đồng có quyền ra quyết định cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc
quyết định không cơng nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngoài Đ
439.
B5: Gửi quyết định của TA:
Đ441: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định CN và CTH/ không công nhận
hoặc 05 ngày kể từ ngày ra QĐ đình chỉ/tạm đình chỉ.
Thì TA phải gửi quyết định này cho các ĐS hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ TP
và VKS cùng cấp.
B6: Xem xét kháng cáo, kháng nghị: (của ĐS hoặc người đại diện hợp pháp của họ
hoặc Bộ TP hoặc VKS cùng cấp hoặc của VKSND cấp cao)
TH1: Nếu KC/KN đó ko hợp pháp hoặc khơng có KC/KN thì QĐ có HLPL
Tiếp theo là công việc của TAND cấp cao
TH2: Nếu KC/KN này hợp pháp thì theo Đ443 phải mở phiên họp xét KC, KN
trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận được HSơ.
TA cấp cao có quyền giữ nguyên, sửa 1 phần or toàn bộ QĐ của TA cấp ST, Tạm đình chỉ
giải quyết kháng cáo, kháng nghị, hủy quyết định của TA cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ

cho TA cấp ST để giải quyết lại theo thủ tục ST, Hủy QĐ của TA cấp ST và đình chỉ xét
đơn YC (Đ 437.5)
Và QĐ đó có HLPL
Câu hỏi thêm: TS BLTTDS 2015 ngoài Bộ tư pháp bổ sung thêm chủ thể tiếp nhận đơn
yêu cầu là UBND cấp tỉnh?
Vì thủ tục nộp đơn là thủ tục mấu chốt, việc quy định nộp lên BTP thì đơi khi gây khó
khăn cho ĐS có nhu cầu về các BA, QĐ phát sinh ở các địa phương thì họ phải nộp lên
BTP rồi BTP chuyển ngược lại cho UBND cấp tỉnh đó giải quyết thì rất mất thời gian và
làm cồng kềnh về mặt thủ tục. Hơn nữa, đôi khi khoảng thời gian kéo dài đó sẽ ảnh
hưởng đến lợi ích của được thi hành án.
20. Trình bày thủ tục khơng cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định của
toà án nước ngồi.
Theo Đ 444 thì Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tịa án
nước ngồi có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp


liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt
Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước có Tịa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tịa án Việt Nam có
thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự đó. (Ngoại lệ K2)
(*) k nhầm lẫn 03 năm này với 05 năm trong Luật thi hành án – do 3 năm này là thời hiệu
để bản án của TANN được trao “khả năng thi hành tại VN”, còn 05 năm đc áp dụng khi
bản án trên đã được xác định có khả năng thi hành.
Các bước như sau:
Đây là công việc của đương sự
B1: Cbi và nộp hồ sơ:
- Đ 444 Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tịa án
nước ngồi có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích
hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến

Bộ Tư pháp Việt Nam (theo ĐƯQT) hoặc TAND cấp tỉnh có TQ (xđ thẩm
quyền theo Đ 435, 37 và 39).
- Đơn yêu cầu phải đáp ứng các nội dung tại Đ 445 và giấy tờ, tài liệu gửi kèm
(Đ 446)
- Nếu có đơn chuyển đến BTP thì Bộ TP phải chuyển đến cho TAND cấp tỉnh có
thẩm quyền trong TH 05 ngày làm việc (Đ 435)
Tiếp theo là công việc của TAND cấp tỉnh
B2: Thụ lý hồ sơ:
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận HS TA xem xét thụ lý hồ sơ và thông báo cho ng
gửi đơn y/c, ng phải thi hành or người đại diện, VKS cùng cấp và BTP. (Đ 436)
B3: chuẩn bị xét đơn yêu cầu:
Đ437 thời hạn là 4 tháng (kể từ ngày thụ lý) Bao gồm các bước giải thích hồ sơ.
 TA u cầu giải thích
 Tùy TH có thể ra tạm đình chỉ (Đ 437.4), đình chỉ (Đ 437.5), mở phiên
họp xét đơn y/c
Trong trường hợp ra quyết định tạm đình chỉ or đình chỉ thì đi tới bước 5
Trong TH TA quyết định mở phiên họp xét đơn YC thì đi tới B4


×