Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu hỏi Lịch sử đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.08 KB, 5 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I. ĐỀ BÀI
Bằng kiến thức đã học về học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, anh, chị hãy trả
lời các yêu cầu sau:
1. Sự thất bại của những phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Nhiệm vụ đó đã
được
Nguyễn Ái Quốc giải quyết như thế nào?
2. Việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa như thế nào đối với cách
mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay?

Bài làm
1.
Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai
thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp, xã
hội Việt Nam từ chế độ phong kiến trở thành chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Xã hội
Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hóa. Các phong trào yêu nước chống
thực dân Pháp dấy lên mạnh mẽ ở khắp nơi như: phong trào Cần Vương (1885-1886),
phong trào Đông Du (1906-1908), phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), phòng trào
Duy Tân (1905-1908). Các phong trào trên đều theo khuynh hướng phong kiến và dân
chủ tư sản, bên cạnh đó cịn có các phong trào đại diện cho giai cấp tiểu tư sản, tư sản và
điền chủ ở Việt Nam,... tuy nhiên cuối cùng tất cả đều đi đến thất bại. Điều đó đã chứng
tỏ các phong trào giải phóng dân tộc lúc bấy giờ là khơng đáp ứng được yêu cầu khách
quan do lịch sử đặt ra.
Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn để giải quyết triệt để
những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chưa có một tổ chức vững mạnh để tập hợp,
giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp
để đánh đổ kẻ thù. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về
đường lối cứu nước. Từ đó, nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc
này là: tìm ra con đường đi đúng đắn để giải phóng dân tộc. Trước những thất bại của các


phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
Nguyễn Ái Quốc tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của thế hệ đi trước, nhưng Người
không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối, mà quyết tâm ra đi tìm con
đường cứu nước mới. Tư tưởng yêu nước của Người thể hiện tầm vóc vượt trước quan
điểm cứu nước đương thời là tự ra đi tìm đường cứu nước, khơng dựa dẫm vào nước nào,
khơng nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình.
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ
Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Với khát vọng


cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi
nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra
chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của
công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã
tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như Cách mạng Mỹ (1776) và
Cách mạng Pháp (1789). Người nhận thấy: Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ,
nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kỳ
thực trong thì nó tước đoạt cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Vậy là hai mục tiêu
Nguyễn Tất Thành đang ấp ủ là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân
mình thì kinh nghiệm cách mạng Mỹ và Pháp không đáp ứng được. Bởi lẽ đó, Người
khơng đi theo con đường cách mạng tư sản, con đường cách mạng tư sản không thể mang
lại độc lập và hạnh phúc thật sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam
nói riêng.
Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến sự kiện Cách mạng Tháng
Mười Nga thành công (cuối năm 1917). Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ
chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành cơng, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do, bình đẳng giả dối
như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”. Cách mạng Tháng Mười Nga
khơng chỉ là cuộc cách mạng vơ sản, mà cịn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Đã nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước

mắt họ thười đại các mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
Tháng 6 năm 1919, dưới tên Nguyễn Ái Quốc, Người cùng nhóm hoạt động đã ký
tên gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Véc-xây. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc
được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người
đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Về sau, Người viết:
“Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như
đang nói trước quần chúng đơng đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Tại Đại hội Đảng Xã hội
Pháp (tháng 12 năm 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế
Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người
Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Đó là một sự
kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý
luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan
trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Sau khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng Tháng
Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin đến
những thanh niên Việt Nam yêu nước, rồi tập hợp họ trong một tổ chức lấy tên Hội Việt


Nam cách mạng thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng), từ đó những thanh niên yêu
nước đã được giác ngộ ấy tiếp tục về Tổ quốc để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và
con đường cách mạng vô sản về nước làm chuyển biến các phong trào đấu tranh trong
nước từ chỗ tự phát đến tự giác; gây dựng nên các tổ chức cách mạng: Đông Dương
Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (cuối năm
1929). Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh trong nước dẫn đến yêu cầu
cần có sự thống nhất về lãnh đạo, cần có sự ra đời của một chính đảng để thống nhất lãnh
đạo phong trào cách mạng trong nước. Năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt

Nam trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản đảng ở ba miền của đất nước đã đáp ứng
yêu cầu của lịch sử đặt ra. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành cơng phải có đảng
cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa
học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên những bước
ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử
và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong đầu thế kỷ XX.
2.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng
đã tập hợp được đông đảo mọi giai cấp, mọi tầng lớp đứng lên làm cách mạng. Sau 15
năm chuẩn bị, trước thời cơ cách mạng ngàn năm có một, Đảng đã lãnh đạo tồn dân
đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Cách mạng Tháng Tám 1945 là
bước nhảy vọt lịch sử vĩ đại, đánh dấu sự thay đổi cực kỳ to lớn trong tiến trình lịch sử
của dân tộc Việt Nam, đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân
tộc Việt Nam; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Thắng lợi
đó đã đập tan sự thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ quân chủ
chuyên chế mấy nghìn năm. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở
thành nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự ra đời của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945 đã đánh dấu bước ngoặt lớn của
cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh với lựa chọn con đường cách mạng vơ sản có ý nghĩa vô cùng to lớn
đối với cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, giúp dân tộc ta được giải phóng khỏi xiềng
xích nơ lệ, khỏi các tầng áp bức. Đưa phong trào giải phóng dân tộc lên một tầng cao
mới, mở ra một con đường, một chân lý mới cho phong trào giải phóng dân tộc của các
nước. Đường lối giải phóng dân tộc bằng cách mạng vơ sản như là ngọn đuốc soi đường
mà Lênin đã vạch ra để giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Việc vận dụng
sáng tạo đường lối của Lênin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một
quyết định đúng đắn đưa Việt Nam từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, khẳng định
được vai trị và tầm quan trọng của giai cấp cơng nhân.
Và từ sự lựa chọn ban đầu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân

dân ta làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Và đến đại thắng mùa


xuân 1975 - một kỷ nguyên lịch sử mới của dân tộc đã được mở ra, kỷ nguyên đất nước
độc lập thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Những thắng lợi trên đã khẳng định: con
đường cách mạng vơ sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn cho dân tộc ta dưới ánh
sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, đã đưa
nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đến mục tiêu của tự do, của độc lập và hạnh phúc.
Sau năm 1975, đất nước bước vào công cuộc mới tiến hành xây dựng đất nước
theo con đường chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh". Kiên định con đường lý tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chèo
lái đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức xây dựng đất nước ngày càng phát
triển hội nhập, sâu rộng với quốc tế, đời sống con người đổi thay, diện mạo đất nước ngày
càng đổi mới. Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử ngày hơm nay là minh chứng cụ thể nhất của con đường lý tưởng cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
chính là những việc làm thiết thực nhất để dân tộc Việt Nam tiếp tục vững tin con đường
cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.
Trên con đường đã chọn, dù nhiều lần gặp phải khơng ít khó khăn thử thách bởi lẽ
nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn chưa hẳn sáng tỏ, bởi sự đan xen
giữa những cái cũ và cái mới trong thời kỳ quá độ còn khiến người ta nghi ngờ (choáng
ngợp trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản cùng với những mặt trái còn
tồn tại trong thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội). Với những gì đất nước đã đạt được kể
từ sự lựa chọn ban đầu ấy cho đến nay, dù vượt qua bao khó khăn sóng gió thì chúng ta
lại càng tin tưởng hơn về con đường đã lựa chọn. Trên cơ sở đó, tìm ra các phương pháp,
con đường tiếp cận mới để tiếp tục tiến lên, hiện thực hóa một cách sáng tạo lý tưởng của
con đường cách mạng vơ sản trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế.



Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb
Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, 2019
2. Trần Công Huyền. 2021. Chuyến đi lịch sử. Tạp chí Xây dựng Đảng.
, truy cập ngày 3/11/2021
3. ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền - ThS Hoàng Trung. 2021. Sự lựa chọn con
đường cách mạng vô sản của dân tộc là sự đúng đắn. Tạp chí Điện tử Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. , truy cập ngày
3/11/2021



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×