Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Giá trị cạnh tranh đối với người tiêu dùng, phân tích cụ thể lĩnh vực nước uống cocacola với pepsi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.37 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC LUẬT
---0-0---

ĐỀ BÀI : GIÁ TRỊ CẠNH TRANH ĐỐI VỚI NGƯỜI
TIÊU DÙNG, PHÂN TÍCH CỤ THỂ MỘT LĨNH VỰC
HÀNG HOÁ
Giảng viên hướng dẫn

:

Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Mã sinh viên

:

TS. Trần Anh Tú
K65 Luật kinh doanh A


Hà Nội - 2022


I.



MỞ ĐẦU
Cùng với sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử phát

triển của xã hội lồi người, con người ln đi tìm động lực phát triển trong các
hình thái kinh tế xã hội. Đã có thời kỳ, thị trường, cạnh tranh và lợi nhuận được
coi như là mặt trái gắn liền với chủ nghĩa tư bản và bị gạt ra khỏi công cuộc xây
dựng thể chế kinh tế thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Lúc đó, các Nhà nước xã
hội chủ nghĩa coi việc nắm giữ sức mạnh kinh tế kết hợp với yếu tố kế hoạch tập
trung như là những động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, thực
hiện công bằng, dân chủ và văn minh.
Với đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam thực sự thực thi
những nguyên lý của cơ chế thị trường chưa từng được biết đến trong nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung. Chúng ta đã dần quen với việc vận dụng một động lực
mới của sự phát triển là cạnh tranh. Cạnh tranh đã đem lại cho thị trường và cho
đời sống xã hội một diện mạo mới, linh hoạt, đa dạng, phong phú và ngày càng
phát triển, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mà trước đây người
ta chỉ tìm thấy trong sách vở, như phá sản, kinh doanh gian dối, cạnh tranh
không lành mạnh.

II.

NỘI DUNG

Chương 1 : Khái quát về cạnh tranh đối với người tiêu dùng
1.1 Khái niệm cạnh tranh :
Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh, cạnh
tranh được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của
hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ
thể thứ ba”.



Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh của Anh
xuất bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch
giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng
một loại khách hàng về phía mình.”
Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội, khái niệm về cạnh tranh
lại được hiểu dưới những góc độ khác nhau. Dưới thời kỳ Chủ nghĩa tư bản
(CNTB) phát triển vượt bậc C. Mác đã quan niệm: “Cạnh tranh chủ nghĩa tư
bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi
nhuận siêu ngạch”. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế
quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã dần đi vào qũy
đạo của sự ổn định và xu hướng chính là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh
tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước
khiến cho khái niệm cạnh tranh mất hẳn tính giai cấp, tính chính trị nhưng về
bản chất thì vẫn khơng thay đổi: Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự
ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm đạt được những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và kinh
doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Như vậy dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhưng suy cho cùng,
chúng đều giống nhau ở các mặt sau :
Mục đích: “Lơi kéo khách hàng”, tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế
của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ
xã hội.
Phương pháp thực hiện: Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc
cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh
tranh thích hợp hay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự
liên tục trong cả quá trình.



1.2 Giá trị của cạnh tranh
a.

Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm, họ được
cung phụng bởi các bên tham gia cạnh tranh. Nhu cầu của họ được đáp ứng một
cách tốt nhất mà thị trường có thể cung ứng, bởi họ là người có quyền bỏ phiếu
bằng đồng tiền để quyết định ai được tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc chơi. Nói
khác đi, cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng có được cái mà họ muốn. Một
nguyên lý của thị trường là ở đâu có nhu cầu, có thể kiếm được lợi nhuận thì ở
đó có mặt các nhà kinh doanh, người tiêu dùng khơng cịn phải sống trong tình
trạng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm như thời kỳ bao cấp, mà ngược lại, nhà
kinh doanh ln tìm đến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt
nhất.
Với sự ganh đua của môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp ln tìm
mọi cách hạ giá thành sản phẩm nhằm lơi kéo khách hàng về với mình. Sự tương
tác giữa nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
trong điều kiện cạnh tranh đã làm cho giá cả hàng hoá và dịch vụ đạt được mức
rẻ nhất có thể; các doanh nghiệp có thể thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
trong khả năng chi tiêu của họ.
b.

Cạnh tranh có vai trị điều phối các hoạt động kinh doanh trên

thị trường
Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu
nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả

năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ những
khả năng lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột đối thủ cạnh tranh và bóc lột
khách hàng.
c.

Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế

một cách hiệu quả nhất


Những nỗ lực giảm chi phí để từ đó giảm giá thành của hàng hoá, dịch vụ
đã buộc các doanh nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinh doanh tiết
kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà họ có được.
Mọi sự lãng phí hoặc tính tốn sai lầm trong sử dụng ngun vật liệu đều có thể
dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Nhìn ở tổng thể của nền kinh tế, cạnh
tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phí trong kinh doanh, giúp cho mọi nguồn
nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng tối ưu.
d.

Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ

khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh
Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng
áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị
trường, mong giành phần thắng về mình. Cứ như thế, cuộc chạy đua giữa các
doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật
trong đời sống kinh tế và xã hội. Trên thực tế, sự thay đổi và phát triển liên tục
của các thế hệ máy vi tính và sự phát triển của hệ thống viễn thông quốc tế hiện
đại cho thấy rõ vai trò của cạnh tranh trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ

thuật.
e.

Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới

liên tục trong đời sống kinh tế - xã hội
Sự sáng tạo không mệt mỏi của con người trong cuộc cạnh tranh nhằm
đáp ứng những nhu cầu luôn thay đổi qua nhiều thế hệ liên tiếp là cơ sở thúc đẩy
sự phát triển liên tục và đổi mới không ngừng. Sự đổi mới trong đời sống kinh tế
được thể hiện thông qua những thay đổi trong cơ cấu thị trường, hình thành
những ngành nghề mới đáp ứng những nhu cầu của đời sống hiện đại, sự phát
triển liên tục của khoa học kỹ thuật, là sự tiến bộ trong nhận thức của tư duy con
người về các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội.


Chương 2 : Giá trị của cạnh tranh với lĩnh vực hàng hóa cơng nghiệp
giải khát Coca
Cola và Pepsi

2.1 Lịch sử ra đời của hai ngành công nghiệp giải khát :
Coca-Cola ra đời năm 1886. Pepsi ra đời năm 1892. Ngay từ ban đầu.
CocaCola đã ký hợp đồng với công ty quảng cáo riêng để xây dựng hình ảnh cho
mình, năm 1909, CocaCola được đánh giá là “nhãn hiệu được quảng cáo tốt nhất
ở Mỹ”, trong khi đó Pepsi vẫn ở sau với những thất bại liên tiếp. Trong lịch sử
hoạt động, Pepsi đã từng bị phá sản.
Coca-Cola đã nhận ra một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên
thành cơng của mình chính là việc xây dựng hình ảnh, định hình sản phẩm, do
đó cơng ty tiếp tục trau chuốt và đánh bóng tên tuổi của mình, và tuyên bố việc
uống Coca-Cola là yếu tố chính tạo nên cảm giác Mỹ.



Sau lần phá sản thứ hai, Pepsi thử nghiệm loại đóng chai với giá 1 Nickel
(5 xu).
Doanh thu Pepsi tăng gấp đôi rồi gấp ba, trở thành đối thủ cạnh tranh
xứng tầm của CocaCola. Tiếp đó, Pepsi quảng bá sản phẩm của mình như sự lựa
chọn của những tâm hồn trẻ. Khi giới thiệu loạt sản phẩm mới, Pepsi đã đánh bại
Coca-Cola. Cả hai công ty trở nên lớn mạnh và mở rộng ra khắp toàn cầu, Pepsi
và Coca-Cola đã bỏ ra rất nhiều tiền vào việc mời những người nổi tiếng quảng
cáo cho thương hiệu của mình, và giới trẻ vẫn là khách hàng mục tiêu mà hai
công ty hướng đến trong suốt hoạt động kinh doanh của mình.
2.2 Ảnh hưởng của cạnh tranh lên giá cả, chất lượng, mẫu mã, kiểu
dáng, chất lượng dịch vụ của ngành công nghiệp :
Pepsi luôn theo dõi Coca-Cola và vận dụng “trăm phương nghìn kế” để
cạnh tranh. Như năm 1975, Pepsi tiến hành cuộc thi nếm thử sản phẩm, khiến
tên tuổi của Pepsi tăng nổi như cồn, làm cho thị phần cũng mở rộng rất nhiều.
Lúc đó, nhiều người cho rằng Coca-Cola có vị ngon hơn Pepsi hoặc những loại
nước giải khát khác. Để mọi người có nhận thức sự thật khơng hẳn là như vậy,
Pepsi đã tung ra một chiến lược với hy vong có thể đánh bại CocaCola có tên gọi
“Hãy để vị giác của bạn quyết định!” (“Let your tastes decide!”). Với kế hoạch
này, Pepsi thiết lập những trạm nếm thử tại các siêu thị và các cửa hàng trên tồn
nước Mỹ. Một cách kín đáo, rót Coca-Cola và Pepsi vào hai ly khác nhau, sau
đó mời gọi khách hàng hãy uống thử hai ly nước này và cho biết loại nào ngon
hơn. Kết quả đã làm ngạc nhiên rất nhiều người: hơn một nửa số người uống thử
đã chọn Pepsi, mặc dù nhiều trong số này là những khách hàng trung thành đã
uống Coca cả đời. a. Giá cả :
Coca-Cola là công ty thống trị thị trường nước giải khát trước khi Pepsi có
mặt nên giá của sản phẩm Coca-Cola được quyết định dựa trên các khoản chi
phí để làm ra sản phẩm và một khoản lợi nhuận. Nhưng sau khi các đối thủ cạnh
tranh khác xâm lăng vào thị trường này chẳng hạn như Pepsi, Coca-Cola bắt đầu
áp dụng các chiến lược về giá dựa trên nền tảng của sự cạnh tranh. Ngày nay,



các khoản chi phí cho quảng cáo sản phẩm đã lớn hơn so với chi phí để sản xuất
chính sản phẩm đó.
Pepsi khi mới bước vào thị trường nước giải khát phải quyết định giá
thành sản phẩm trên nền tảng của sự cạnh tranh do vào thị trường khi Coca-Cola
đang thống trị. Họ rất giỏi trong việc điều chỉnh giá thành sản phẩm của mình
xuống thấp để tạo nên sự cạnh tranh với đối thủ. Đã từng có thời điểm Pepsi hạ
giá thành sản phẩm của mình xuống dưới một nửa so với giá trị thực của nó,
nhưng cơng ty cũng đã phải chịu những khoản thua lỗ không hề nhỏ khi thực
hiện chiến lược này. Mặc dù giá sản phẩm thấp giúp Pepsi thu hút thêm nhiều
khách hàng nhưng điều đó khơng giúp họ bù được khoản chi phí sản xuất sản
phẩm và gây ra lỗ. Bây giờ khi đã là một công ty lớn mạnh trong thị trường nước
giải khát, Pepsi đã giải quyết được những khoản lỗ đó và đang trên đà tăng
trưởng mạnh nhưng vẫn giữ mức giá bán thấp hơn đối thủ Coca-Cola để tạo sự
cạnh tranh.
b. Mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng dịch vụ :
Mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola lại có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạo
và thích hợp khi xuất hiện trên quảng cáo, hay trên áo thun, khăn bãi biển, mũ,
… tạo nên một chiến dịch tiếp thị hoàn hảo cho Coca-Cola. Coca-Cola đã vinh
hạnh nhận được giải Platinum Pentaward 2009 cho mẫu thiết kế hè 2009, đây là
giải thưởng cao quý cho những nhà thiết kế bao bì và kiểu dáng sản phẩm bắt
mắt, đep và độc đáo. Với kiểu dáng này Coca-Cola đã khẳng định được vị trí
đứng đầu cho những thiết kế bao bì kiểu dáng về đồ uống.
Coca-Cola thường xuyên đổi mới bao bì với hình ảnh bắt mắt nhằm đem
đến cho khách hàng sự mới lạ, độc đáo trong sản phẩm của mình. Gần đây,
Coca-Cola đã tung ra loạt sản phẩm có hình ảnh Happiness Factory đối với các
loại chai thủy tinh, chai nhựa và lon với giá không đổi. Trong dịp Tết, Coca-Cola
sử dụng hình tượng chim én trong nhiều loại sản phẩm bao gồm các thùng 24
lon Coca-Cola, Sprite, Fanta (lần đầu tiên cơng ty có bao bì tết cho Sprite và



Fanta); cặp hai chai Coca-Cola PET loại 1,25l và bộ 6 lon CocaCola 330ml bởi
vì chim én là biểu tượng báo hiệu mùa xuân về.
Pepsi là cái tên dễ nhớ. Thứ hai là về màu sắc: màu xanh là màu đầy sức
sống,thể hiện niềm tin tưởng vào chiến thắng trước mọi khó khăn. Nửa đỏ phần
trên logo thể hiện lịng khát khao mãnh liệt vào chiến thắng. Sự kết hợp giưa hai
màu, tạo sức thu hút thị giác lớn. Sự đối lập giữa hai màu được làm dịu bởi màu
trắng ở giữa. Hình trong tronglogo của Pepsi tượng trưng cho thị phần của Pepsi
sẽ xâm chiếm trên toàn trái đất. Kiểu chữ cách tân trẻ trung năng động. Qua thời
gian, thiết kế logo của Pepsi có thay đổi một chút nhằm làm mới hình ảnh của
thương hiệu, đỡ nhàm chán, biến đổi một chút cũng để hiện đại cùng thời gian.

Chương 3 : So sánh giá trị của cạnh tranh lĩnh vực hàng hóa cơng
nghiệp giải khát
Coca-Cola và Pepsi
Cả 2 cơng ty đều nổi tiếng về những chiêu trị quảng cáo của mình. Sự
cạnh tranh bắt nguồn từ trị chơi “Blind taste test” huyền thoại của Pepsi khi mà
nhiều khách hàng chọn Pepsi ngon hơn Coke. Trò chơi nay được đưa lên truyền
hình Mỹ và ngay lập tức nhận được một làn sóng quan tâm đến từ người tiêu
dùng, những người lâu nay vẫn nghĩ CocaCola là ông vua trong ngành đồ uống
giải khát. Cho đến tận bây giờ người ta vẫn nhắc đến sự việc này như một trong
những chiêu trò marketing đáng nhớ nhất trong lịch sử.
Các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên TV đều được cả 2 cơng ty áp dụng.
Bên cạnh đó là mời rất nhiều người nổi tiếng làm đại sứ để quảng bá cho sản
phẩm của mình. Những người nổi tiếng này khơng chỉ phải đóng quảng cáo mà
cịn chỉ được sử dụng sản phẩm mà mình đang quảng cáo, khơng được sử dụng
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.



Dù có nhiều nỗ lực, đến nay Pepsi vẫn bị xếp sau Coca-Cola trên thị
trường nước giải khát toàn cầu. Ở thị trường toàn cầu, Coca-Cola chiếm thế
thượng phong so với Pepsi nhờ chiến lược tiếp thị và quảng cáo của họ.

III.

KẾT THÚC

Với ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cạnh tranh
luôn là đối tượng được pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm. Sau vài thế
kỷ thăng trầm của của kinh tế thị trường và với sự chấm dứt của cơ chế kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, con người ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về bản
chất và ý nghĩa của cạnh tranh đối với sự phát triển chung của đời sống kinh tế.
Do đó, đã có nhiều nỗ lực xây dựng và tìm kiếm những cơ chế thích hợp để duy
trì và bảo vệ cho cạnh tranh được diễn ra theo đúng chức năng của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.

Giáo trình Luật cạnh tranh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
2.

Wikipedia Coca-Cola: />
3.

Wikipedia Pepsi: />

Mở đầu

Cạnh tranh là một thực tế của hoạt động kinh doanh. Các doanh
nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh dưới dạng giá cả, chất lượng, thiết kế, bán
hàng, địa điểm và hầu hết mọi quy trình kinh doanh. Nhiều người phàn
nàn hoặc học hỏi từ các cạnh tranh trong kinh doanh. Nhưng hầu hết họ
thường không thực sự biết về ý nghĩa, bản chất và tầm quan trọng của nó.
Bài viết phân tích kỹ hơn về sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong kinh
doanh ở một lĩnh vực cụ thể ví dụ như nước giải khát của Coca Cola và
Pepsico. Qua đó hiểu rõ hơn về cạnh tranh và giá trị cạnh tranh đối với
người tiêu dùng.
1. Khái niệm cạnh tranh và giá trị cạnh tranh đối với người tiêu
dùng
1.1. Khái niệm cạnh tranh
-

Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh là những nỗ lực (sự ganh đua)

của hai hay nhiều người
(hoặc nhóm người) nhằm đạt được một mục tiêu xác định (duy
nhất);
-

Cạnh tranh trong kinh doanh: Được hiểu là hành vi của các

doanh nghiệp (Thương nhân) kinh doanh cùng loại hàng hóa (dịch vụ)
hoặc các hàng hóa (dịch vụ) có thể thay thế cho nhau (về mục đích sử
dụng, giá cả, đặc tính) nhằm mua, bán, cung ứng được nhiều hàng hóa
(dịch vụ) nhất trên cùng một thị trường liên quan; - Cơ sở (nền tảng) pháp
lí của Cạnh tranh:



Sở hữu tư nhân;



Quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh.

1.2. Giá trị cạnh tranh đối với người tiêu dùng


Đối với người tiêu dùng, hàng hố sẽ có chất lượng ngày càng tốt
hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu
cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng,
cạnh tranh có các vai trị sau:
-

Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa

chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
-

Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được

nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ
kèm theo được quan tâm nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người
tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
-

Các nhà kinh doanh không ngừng cạnh tranh với nhau và


không ngừng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, hàng hóa tốt hơn, phù
hợp hơn với người tiêu dùng. Bởi chung quy lại, hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp đều hướng đến cùng một đối tượng là người tiêu
dùng. Chính vì vây, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh cạnh tranh lẫn
nhau thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ điều đó.
Bên cạnh những lợi ích, khơng thể phủ nhận rằng cạnh tranh vẫn
còn tồn tại những mảng bất cập gây bất lợi đối với người tiêu dùng, phổ
biến nhất là cạnh tranh khơng lành mạnh: Tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”
làm gia tăng các thủ đoạn làm hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo,
trốn thuế, hối lộ, ăn cắp bản quyền, tung tin thất thiệt nhằm phá hoại uy
tín của đối thủ, vi phạm pháp luật...; Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận, lợi
ích cá nhân bất chấp gây ảnh hưởng đến môi trường, cạn kiệt tài nguyên,
gia tăng sự phân hóa giàu nghèo; gây bất ổn định về kinh tế… Chính vì
vậy, điều đặt ra là cần phải có những biện pháp triệt để nhằm giữ gìn bản
chất tốt đẹp của cạnh tranh là bình đẳng và minh bạch. Khách hàng bị
nhầm lẫn: Cạnh tranh đã làm cho khách hàng hoang mang vì rất nhiều sản
phẩm tương tự trên thị trường. Khi phải chọn một sản phẩm và đưa ra


quyết định về một sản phẩm. Khách hàng thường đưa ra quyết định sai
lầm trong sự bối rối.
2. Phân tích cạnh tranh trong lĩnh vực nước giải khát có ga của 2
công ty lớn Coca Cola và Pepsi
2.1. Chất lượng sản phẩm:
Coca Cola: Chất lượng của tất cả các dòng sản phẩm của công ty
Coca Cola được sản xuất ở Việt Nam đều được kiểm nghiệm một cách
chặt chẽ về chất lượng, và được bảo đảm về sự tiêu chuẩn hố chất lượng
trên tồn cầu. Chính điều này đã tạo được một tâm lý tin tưởng trong
người tiêu dùng Việt Nam rằng họ đang được tiêu dùng sản phẩm có chất
lượng quốc tế.

PepsiCo: Sản phẩm tiện dụng, bật nắp là có thể thưởng thức ngay,
giải khát tốt, giúp tiêu hóa tốt, chống đói, chống lại cảm giác thịt mỡ thừa
trong miệng... mà lại không gây nghiện như rượu bia.
Nền tảng thành cơng của Pepsi chính là sự cam kết lâu dài của hãng
để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Tất cả các sản phẩm Pepsi-Cola
của PepsiCo đều được đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu
dùng.
2.2. Nhãn hiệu: Nhãn hiệu của Coca Cola được định vị trong lòng
người tiêu dùng Việt Nam là một loại nước giải khát có nhãn hiệu hàng
đầu trong ngành nước giải khát thế giới. Phần lớn các chiến lược
Marketing của Coca Cola ở Việt Nam nói riêng và trên tồn thế giới nói
chung đều nhắm vào việc quảng bá nhãn hiệu và Coca Cola đã rất thành
công trong việc xây dựng một hình ảnh sâu sắc trong lịng người tiêu
dùng thế giới cũng như người tiêu dùng Việt Nam.
PepsiCo: Đầu tiên Pepsi là cái tên dễ nhớ. Thứ hai là về màu sắc:
màu xanh là màu đầy sức sống, thể hiện niềm tin tưởng vào chiến thắng
trước mọi khó khăn. Nửa đỏ phần trên logo thể hiện lòng khát khao mãnh


liệt vào chiến thắng. Sự kết hợp giữa hai màu, tạo sức thu hút thị giác lớn.
Sự đối lập giữa hai màu được làm dịu bởi màu trắng ở giữa. Hình trong
trong logo của Pepsi tượngtrưng cho thị phần của Pepsi sẽ xâm chiếm trên
toàn trái đất. Kiểu chữ cách tân trẻ trung năng động.
Qua thời gian, thiết kế logo của Pepsi có thay đổi một chút nhằm
làm mới hình ảnh của thương hiệu, đỡ nhàm chán, biến đổi một chút cũng
để hiện đại cùng thời gian.
2.3. Bao bì: Vỏ chai Coca Cola từ lâu đã là một niềm tự hào của
cơng ty Coca Cola, nó khơng đơn thuần chỉ là một cái chai dùng để đựng
nước, mà chứa đựng trong nó là cả một nền văn hố có giá trị lâu đời của
công ty Coca Cola.Với vỏ chai Coca Cola, công ty nước giải khát Coca

Cola đã tạo được trong lịng người tiêu dùng một hình ảnh tồn cầu. Tất
cả các người biết đến công ty Coca Cola đều biết đến vỏ chai Coca Cola,
so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Pepsi cola, Coca Cola đã tỏ ra vượt
trội hơn hẳn trong lĩnh vực bao bì sản phẩm.
PepsiCo: Sản phẩm Pepsi bao gồm chai thủy tinh, chai nhựa, lon
với các dung tích khác nhau. 2.4. Giá cả: Nước giải khát là một mặt hàng
có độ co dãn về giá lớn, Việt Nam lại là nước có thu nhập thấp nên người
tiêu dùng rất nhạy cảm về giá. Bỏ qua việc định giá của công ty Coca
Cola là để dẫn liên doanh đến thua lỗ ta có thể thấy chiến lược định giá
của công ty Coca Cola tại thị trường Việt Nam là chiến lược định giá
chiến lược chứ khơng phải là định giá theo chi phí sản xuất.
Về giá cả và chất lượng sản phẩm, “khẩu vị” của Pepsi hợp với
người Việt hơn là Cocacola. Chẳng hạn, chai to hơn (có cảm giác bề ngồi
như vậy), nước uống cũng ngọt đậm đà hơn. Ðiều này phù hợp với tâm lý
tiêu dùng của người bản địa. Còn ở các thị trường khác (như các nước
Âu-Mỹ) thì vị lạt của Coca-cola hợp khẩu vị hơn, vì trong những xã hội
phát triển, người ta đã quá ngán những gì quá béo, quá ngọt... Bên cạnh
đó, Pepsi cũng nhanh hơn Coca-Cola ở khâu tạo nước giải khát hay những


sản phẩm mới phù hợp hơn với sở thích tiêu dùng. Gần đây người Mỹ lo
ngại bị béo phì đã giảm việc uống nước ngọt có ga khiến doanh thu từ
bánh snack góp đến 39% tổng doanh thu của Pepsi.
Khơn ngoan với chiến lược đánh vào uy tín đối thủ. 2.5. Hình thức
quảng cáo:
2.5.1. Bằng các phương tiện truyền thơng, Coca Cola Việt Nam đã
thực hiện quảng cáo dưới 3 hình thức chính :
-

Quảng cáo bằng những mẫu quảng cáo trên báo chí hoặc


những thước phim quảng cáo trên truyền hình.
-

Mục tiêu của những mẩu quảng cáo trên có thể nói là để thu

hút nhóm khách hàng trung niên, những người đã có gia đình. Ngồi ra,
để thu hút nhóm khách hàng khác là giới trẻ
thì Coca đã thực hiện quảng cáo thơng qua việc sử dụng hình ảnh
các ngơi sao nổi tiếng với những mẩu quảng cáo có phần sôi động hơn bởi
xu hướng của giới trẻ là luôn thích làm mọi điều ngay cả việc uống Coca
cho giống với thần tượng của mình. Tiêu biểu nhất cho hình thức quảng
cáo này là việc Coca mời ca sĩ Phương Thanh làm đại diện cho sản phẩm
của mình.
-

Hình thức quảng cáo cuối cùng bằng phương tiện truyền

thông là việc Coca cola tài trợ cho các chương trình truyền hình trên tivi
như các gameshow, các chương trình ca nhạc, đặc biệt là các chương trình
trực tiếp. Khi đó, hình ảnh Coca ln xuất hiện trong tâm trí người tiêu
dùng nhờ tính liên tục trong kế hoạch truyền thông quảng cáo của công ty.
PepsiCo cũng không kém cạnh. Hàng năm, PepsiCo chi ra những
số tiền khổng lồ cho các quảng cáo lớn với những ngôi sao nổi tiếng (hiện
nay ở Việt Nam, PepsiCo sử dụng hình ảnh ca sĩ Mỹ Tâm, Đơng Nhi,
Issac để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng). Ngoài


ra, PepsiCo cịn rất khơn khéo khi liên minh, hợp tác với các thương hiệu
đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria,… để tiếp cận gần hơn với khách hàng.

2.5.2. Xây dựng mối quan hệ với công chúng : Coca Cola đã có rất
nhiều hoạt động xây dựng mối quan hệ với công chúng như sau :
-

Vào dịp tết Nguyên Đán Nhâm Ngọ 2002, công ty Coca Cola

đã tài trợ cho làng nghề bánh chưng ước Lễ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà
Tây thực hiện chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới. Sự kiện này đã được
ghi vào kỉ lục Guiness Thế giới tơn vinh giá trị văn hóa lâu đời của dân
tộc Việt Nam.
-

Coca Cola đã mở mạng Intranet và website chương trình học

tậpCoca Cola nhằm giúp học sinh và thanh thiếu niên có cơ hội tiếp cận
và bổ sung kiến thức với loại hình học tập tiên tiến thơng qua mạng
Internet. Ngồi việc cung cấp các thơng tin, trang web trực tuyến cịn có
hệ thống email và một diễn đàn đểtrao đổi, trị chuyện trên mạng.
-

Ngồi ra, cơng ty Coca Cola cịn hưởng ứng và nhiệt tình

tham gia vào phong trào xây dựng những căn nhà tình thương, trao quà và
giúp đỡ những con người neo đơn như phong trào Về Nguồn do Ban
thanh niên tổng cục cảnh sát khởi xướng tại xã Vĩnh Bình Bắc, một xã
vùng sâu thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trên bán đảo Cà Mau.
-

Mục tiêu : nhằm thiết lập hình ảnh và tạo ra sự nhận thức của


cơng chúng về sự có mặt của cơng ty Coca Cola. Khi khách hàng có
những ấn tượng tốt về cơng ty thì chắc chắn sẽ có sự ưu tiên khi lựa chọn
với các sản phẩm cùng loại. 2.6. Những chương trình khuyến mãi của
cơng ty :
Khuyến mãi là một hình thức khuyếch trương danh tiếng của cơng
ty. Tại thị trường
Việt Nam, công ty Coca-Cola đã rất chú trọng xây dựng những
chương trình khuyến mãi qui mơ lớn, nhanh chóng thu hút sự quan tâm


của người tiêu dùng ngay từ thời kì đầu khi mới thâm nhập vào thị trường
Việt Nam, bất chấp số tiền chi cho quảng cáo và khuyến mãi lớn hơn gấp
nhiều lần so với lợi nhuận thu được vào thời gian đó. Có rất nhiều hình
thức khuyến mãi mà cơng ty Coca Cola đã áp dụng như : - Giải thưởng
được in trực tiếp dưới nắp chai, khoen lon.
-

Những đại lý bán được số lượng lớn sẽ được tặng tủ lạnh để

sản phẩm trưng bày, dù che, bàn ghế in logo Coca-Cola...
2.7. Chất lượng dịch vụ: Cả 2 công ty lớn đều chú trọng vào chất
lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tuy nhiên Coca-cola muốn thắng
Pepsi tại thị trường Việt Nam thì họ phải thiết lập được mạng lưới phân
phối như Pepsi (điều này khó, vì Pepsi dựa trên những đại lý có sẵn, họ
chỉ “đổ” sản phẩm xuống với chính sách “chăm sóc khác hàng” tốt, chứ
khơng tốn tiền đầu tư trang thiết bị).
Hễ hãng này ra một loại hương vị mới thì hãng kia chẳng bao lâu
cũng cho ra lị một dịng sản phẩm có hương vị tương tự. Trong khi Coca
luôn nhấn mạnh đến thức uống, thì Pepsi nhấn mạnh lên người dùng thức
uống.

=> Trong khi đó, chiến lược cạnh tranh của Pepsi “đánh” vào tâm
lý u thích bóng trịn và tâm lý tự hào dân tộc của người Việt, Pepsi tổ
chức “ngày hội bóng đá” thơng qua show quảng cáo trên truyền hình,với
hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam được u thích nhất thời bấy giờ, biểu
diễn “tâng bóng” cùng với các danh thủ hàng đầu thế giới. Và đồng thời
tung ra khẩu hiệu: “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam
vươn ra đấu trường quốc tế”. Lập tức doanh số bán ra của Pepsi “tăng
vọt” (nhất là trong các giải cầu của Ðơng Nam Á, hoặc Châu Á có đội
tuyển quốc gia Việt Nam tham dự) đồng thời tình cảm của dân chúng đối
với Pepsi cũng được “gia cố” và gia tăng. Trên mặt trận “cầm cự” hai
“siêu cường” vẫn tung ra những chiêu như Pepsi tung ra đợt quảng cáo
“uống Pepsi trúng xe Honda” thì Coca-cola tung ra chiêu uống Coca trúng


vé đi du lịch nước ngoài (nhưng trên trận địa “thông thường” này cục diện
“chiến trường” cũng không hề thay đổi). Ngày ngày, Coca-cola vẫn bền bỉ
trong chiến dịch “xâm lấn” thị phần của mình. Họ sử dụng những người
bán lẻ, đẩy dạo những chiếc xe 3 bánh nhỏ đi bán dạo trên hè phố, đồng
thời đi sâu vào tận “hang cùng ngõ hẹp” của Thành phố (nơi có thể những
“vòi bạch tuộc” của hệ thống phân phối của Pepsi cịn “bỏ sót”). Với tình
hình cạnh tranh trên, người Thành phố có dịp chứng kiến hai hình ảnh trái
ngược nhau. Trong khi những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương
hiệu Pepsi ung dung chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê thì
người ta lại thấy những chiếc xe 3 bánh “nhỏ xíu” của Coca-cola được
đẩy đi bán dạo trên hè phố và trong các con hẻm... Ðây có lẽ cũng là một
chiêu thức “độc đáo” trong việc chiếm thị phần của Coca, vì đẩy xe bán
dạo là một trong những hình ảnh “thân quen” trong cuộc sống đơ thị của
người Việt... Hai hình ảnh trái ngược trên nói lên sự cạnh tranh bền bỉ, dai
dẳng, kiên nhẫn và cũng vô cùng khốc liệt của hai “đế quốc nước ngọt”
trong trận chiến “thư hùng” về kinh tế. Và ai biết đâu một ngày nào đó

dân chúng Việt Nam sẽ chứng kiến cuộc “lật đổ” đầy ngoạn mục của
Coca-cola trong việc tranh giành thị phần với Pepsi tại Việt Nam.
3. Grab và đối thủ cạnh tranh
Về Price (Giá cả)
Grab đã đưa ra chiến lược cắt giảm tối thiểu mọi loại chi phí cho
khách hàng để có giá hợp lý nhất có thể. Hơn nữa, Grab giúp khách hàng
biết chính xác giá phải trả. Có thể nói, chính chiến lược giá cả đánh vào
tâm lý khách hàng là một chiến lược đúng đắn khiến Grab có phần phổ
biến hơn ở thị trường Việt Nam so với mọi dịch vụ gọi xe khác.
Khi phải đối mặt với đối thủ nặng ký là Uber, những người điều
hành công ty Grab đã đưa ra một quyết định vô cùng đúng đắn trong
chiến lược marketing của Grab đó là cắt giảm tối thiểu mọi loại chi phí
cho khách hàng để có giá hợp lý nhất có thể. Hơn nữa, Grab giúp khách


hàng biết chính xác giá phải trả, cịn Uber có mức giá chỉ mang tính ước
lượng. Có thể nói, chính chiến lược giá cả đánh vào tâm lý khách hàng là
một chiến lược đúng đắn khiến Grab có phần phổ biến hơn ở thị trường
Việt Nam so với
Uber.
Bên cạnh đó, Grab là thương hiệu tích cực liên tục thực hiện các
chương trình khuyến mãi, phát hành mã giảm giá để thúc đẩy hành vi sử
dụng của khách hàng. Grab từng cho biết, sau khi đi vào khảo sát thực tế,
họ thấy mọi người chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để di chuyển nhanh
chóng, hiệu quả và đặc biệt là giá cả phải chăng. Vì thế, chiến lược giá
của Grab chính là một “vũ khí lợi hại” thúc đẩy thương hiệu dễ dàng tiếp
cận và gần gũi với khách hàng hơn.
3.1. GOJEK
Đối thủ lớn nhất của Grab ở thị trường khu vực là Go-Jek tham
chiến ở thị trường ứng dụng gọi xe Việt thông qua đối tác nội Go-Viet.

Với sự hậu thuẫn tài chính và cơng nghệ của Go-Jek, Go-Viet tỏ rõ tham
vọng muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đồng thời, ứng dụng này
được xem là một đối thủ xứng tầm nhất với Grab.
Ứng dụng này ra mắt rầm rộ hồi tháng 8 và cùng Grab tạo nên một
cuộc chiến khốc liệt ở thị trường gọi xe khi liên tục chạy đua đốt tiền
khuyến mại cho khách hàng, thưởng chuyến để thu hút tài xế với hàng
loạt chuyến đi đồng giá. Và Go-Viet đã thu hút một lượng lớn tài xế cũng
như khách hàng của đối thủ.
Vận chuyển
Grab, với nguồn gốc là một nhà tổng hợp taxi, đã đặt mục tiêu viết
lại luật chơi mới trong lĩnh vực vận chuyển hành khách ngay từ đầu, và
hiện đang hoạt động tại 8 thị trường Đông Nam Á.Các dịch vụ cơ bản có
sẵn ở tất cả các thị trường là GrabTaxi và GrabCar, trong khi GrabBike


chỉ có thể được tìm thấy ở các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Việt
Nam và Campuchia.
Gojek đơn giản hơn. Ở nước sở tại, Gojek chỉ cung cấp các dịch vụ
cơ bản như xe máy
GoRide, GoCar và Go BlueBird, dịch vụ hợp tác với nhà điều hành
taxi lớn nhất Indonesia.Tại Singapore, cơng ty chỉ cung cấp GoCar, vì luật
pháp của đất nước không cho phép xe ôm hoạt động.Tại Việt Nam và Thái
Lan, Gojek chỉ cung cấp xe ôm công nghệ.
Giao đồ ăn
Giao hàng thực phẩm là một phần quan trọng của Gojek ngay từ
đầu. Grab đã làm theo ý tưởng này và sau đó mua lại Uber, trong đó có
UberEats. GrabFood hiện có sẵn ở tất cả các thị trường của Grab ngoại trừ
ở Myanmar và Campuchia. Indonesia và Việt Nam là 2 thị trường lớn nhất
của GrabFood.
Trong khi nền tảng này đang cạnh tranh chặt chẽ với GoFood của

Gojek tại Indonesia, GrabFood đã có sự tăng trưởng nhanh chóng tại Việt
Nam.
SHOPEE FOOD
Cơng ty cổ phần Foody được thành lập năm 2012 bởi Minh Đặng
với ý tưởng khởi nghiệp lĩnh vực website đề xuất đồ ăn và nhà hàng.Năm
2015, sau khi gọi vốn thành công từ Garena (sau này được đổi tên thành
tập đoàn Sea Group năm 2017) và Tiger Global Management, Foody phát
triển ý tưởng và ra đời ứng dụng dịch vụ theo nhu cầu có tên là
DeliveryNow - sau đổi tên thành Now.
Trong suốt 3 năm cho đến năm 2018, Now vẫn chưa tiếp cận được
với đa dạng người dùng như các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là Grab. Grab
gia nhập năm 2018 nhưng đã tạo ra những thay đổi đáng kể cho thị trường
giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. GrabFood phát triển mạng lưới hoạt


động tại 18 thành phố và tận dụng những lợi thế sẵn có trong hệ sinh thái
nhờ tài xế ơ tô và xe ôm của họ hoạt động thêm cả mảng dịch vụ mới này.
Tháng 9/2019, Now được chính thức tích hợp trên ứng dụng
Shopee.. Now bắt đầu hành trình mới dưới sự bảo hộ của đàn anh. Đánh
dấu quá trình cạnh tranh trực tiếp với Grabfood, Go-food. Sang năm
2021,Nowfood đổi tên thành Shopee Food .
Thực tế, Now không mạnh về mảng đặt xe công nghệ, nhưng Sea
đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để biến dịch vụ giao đồ ăn phát triển mà
không phải là tận dụng ưu thế nền tảng sẵn có như Grab. Với nền tảng
thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh và lượng cửa hàng, tài xế
đã kết nối của Now, Sea Group cho đó là bàn đầy riêng có của mình để
cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trong ngành giao đồ ăn trực tuyến ở
Việt Nam và thực tế đã chứng minh điều đó.
Baemin
BaeMin là ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại thị trường Hàn Quốc.

BaeMin ra mắt phiên bản ứng dụng tại thị trường Việt Nam vào 05/2019.
Tương tự như dịch vụ Grab Food, tính năng chính của ứng dụng
BaeMin là đặt đồ ăn trực tuyến bằng ứng dụng trên điện thoại. Bae Min
cũng sẽ liên kết với các đối tác nhà hàng để người bán hàng đăng tải các
sản phẩm, đồ ăn, thức uống lên ứng dụng từ đó khách hàng có thể lựa
chọn món ăn và đặt để được giao hàng đến tận nơi. BaeMin cũng sở hữu
đội ngũ shipper giao đồ ăn riêng chứ không sử dụng các dịch vụ giao hàng
trung gian. Không chỉ tập trung phát triển từng khu vực địa lý, Baemin
cịn tập trung phát triển từng nhóm đối tượng khách hàng bằng việc phân
chia và nhóm các món ăn phù hợp với thói quen ăn uống. Ví dụ, “Tuyển
tập món
Healthy” dành cho người ăn chay, người tập gym... hay bộ sưu tập
“Ngọt” chuyên về các món bánh ngọt, kem…


Grab có lợi thế là gia nhập thị trường sớm và đúng lúc khi các loại
hình dịch vụ bắt đầu phát triển. Baemin thì khơng có được điều đó, mặc
dù gia nhập thị trường muộn nhưng Baemin vẫn có những lợi thế đáng kể:
Họ tập trung 100% vào mảng kinh doanh liên quan tới đồ ăn, không giống
như Grab và Gojek vốn khởi đầu từ mảng gọi xe và sử dụng mạng lưới tài
xế của họ để giao đồ ăn.
Kết luận
Từ chiến thắng của Grab, có thể thấy “trái ngọt” cũng từ công vun
trồng. Sự am hiểu thị trường, chiến lược địa phương hóa cùng marketing
thơng minh giúp Grab nhanh chóng chiếm thế thượng phong trên những
quốc gia mà Grab đặt bước chân đầu tiên.
Nói tới sự thành cơng của Grab food, có thể thấy rằng chính sức
mạnh chiến lược tốt của GrabFood là ưu thế để “đánh bật” các đối thủ, thể
hiện qua các yếu tố: Tốc độ giao hàng nhanh chóng; Món ăn được đóng
gói gọn gàng, sạch sẽ; Món ăn được giao đến với chất lượng đảm bảo;

Món ăn được giao chính xác theo đơn hàng đã đặt; Có nhiều món ăn với
giá cả phải chăng. Theo thống kê, trong các dịch vụ giao thức ăn hiện tại,
GrabFood được đánh giá cao nhất về tốc độ với khoảng 80% khách
hàng đánh giá là dịch vụ giao thức ăn “nhanh nhất Việt Nam”.
Đánh giá Grab khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh thì có thể nói
Grab đã khá thành công khi nắm giữ hơn 70% thị phần gọi xe. Theo các
nghiên cứu đánh giá thì có vẻ như các hãng dịch vụ vận chuyển sẽ còn
phải cố gắng hơn nhiều để kéo gần khoảng cách với Grab. Tại thị trường
VN, khi Uber rời khỏi đã để lại khoảng trống thị trường lớn, Grab đã
nhanh chóng xâm nhập và chiếm lợi thế, đây là điều mà các hãng khác đã
bỏ lỡ.. Khoảng cách của họ với Grab hiện đã khá xa lại ngày càng xa hơn.
Cạnh tranh là món quà mà thượng đế ban cho con người, và con
người sống trong xã hội đang và sẽ phải cạnh tranh để sinh tồn. Trong nền
kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo


thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay
đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền
kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà lồi
người chưa từng có được trong các hình thái kinh tế trước đó. Mỗi doanh
nghiệp đều có những lợi thế cạnh tranh riêng trong lĩnh vực kinh doanh
của mình. Sự ham muốn khơng có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà
kinh doanh sẽ mau chóng trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không
mệt mỏi, làm cho cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển.
Tài liệu tham khảo
1.

Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật cạnh tranh,

Nguyễn Thị Vân Anh – Chủ biên, Nxb Công an Nhân dân;

2.

HKT CONSULTANT(2020), Cuộc chiến siêu cạnh tranh

Coca-Cola vs Pepsi.
3.

Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chi Minh(2022),

Môi trường cạnh tranh của Grab, studocu.



×