Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

15 cau trac nghiem tap hop cac so nguyen ket noi tri thuc co dap an toan 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.65 KB, 10 trang )

Bài tập trắc nghiệm Tập hợp các số nguyên có đáp án - Toán lớp 6
Kết nối tri thức
I. Nhận biết
Câu 1. Cách đọc số - 12 304 nào sau đây là đúng.
A. âm mười hai nghìn ba trăm linh tư.
B. Trừ mười hai nghìn ba trăm linh tư.
C. Mười hai nghìn ba trăm linh tư.
D. Âm mười hai ba trăm không bốn.
Hiển thị đáp án
Lời giải Cách đọc số - 12 304 là: âm mười hai nghìn ba trăm linh tư.
Đáp án: A
Câu 2. Tập hợp số nguyên được kí hiệu là:
A. N;
B. N*;
C. Z;
D. Q.
Hiển thị đáp án
Lời giải Tập hợp số nguyên được kí hiệu là: Z.
Đáp án: C
Câu 3. Hình vẽ nào sau đây điểm N biểu diễn đúng điểm – 6 trên trục
số?


A.

B.

C.

D.


Hiển thị đáp án
Lời giải
Hình vẽ điểm N biểu diễn cho điểm – 6 trên trục số là:


Đáp án: B
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. – 54 < - 34;
B. – 3 179 < - 3 279;
C. 87 < 97.
D. 1 197 > 1 179.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Vì 54 > 34 nên – 54 < - 34. Do đó A đúng.
Vì 3 179 < 3 279 nên – 3 179 > - 3 279. Do đó B sai.
Trên trục số 87 nằm bên trái 97 nên 87 < 97. Do đó C đúng.
Trên trục số 1 179 nằm bên trái 1 197 nên 1 179 < 1 197. Do đó D đúng.
Đáp án: B
Câu 5. Số nguyên âm có hai chữ số nhỏ nhất là:
A. - 99;
B. - 10;
C. – 11;
D. – 98.
Hiển thị đáp án
Lời giải Số nguyên dương có hai chữ số lớn nhất là 99 thì số ngun âm
có hai chữ số nhỏ nhất là -99.
Đáp án: A


Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng.

A. Số 0 vừa là số nguyên dương, vừa là số nguyên âm.
B. Số 1 là số nguyên dương.
C. Số - 3 đọc là trừ ba.
B. Số - 25 là số nguyên dương.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Số 0 không phải số nguyên dương cũng không phải số nguyên âm nên A
sai.
Số 1 là số nguyên dương nên B đúng.
Số - 3 đọc là âm ba nên C sai.
Số -25 là số nguyên âm nên D sai.
Đáp án: B
Câu 7. Ông M đang nợ ngân hàng 200 triệu đồng. Số nguyên nào sau đây
biểu diễn số tiền ơng M đang có?
A. – 200;
B. 200;
C. 200 000 000;
D. – 200 000 000.
Hiển thị đáp án
Lời giải Ông M đang nợ ngân hàng 200 000 000 đồng nên số nguyên
biểu diễn số tiền ông đang có là – 200 000 000 (đồng).


Đáp án: D
Câu 8. Cho bảng nhiệt độ của các thành phố lớn của nước ta:
Thành phố
Nhiệt độ

Hà Nội


Huế

Phan Thiết

Hồ Chí Minh

340C

330C

310C

320C

Hỏi nhiệt độ của tỉnh thành nào thấp nhất?
A. Hà Nội;
B. Huế;
C. Phan Thiết;
D. Hồ Chí Minh.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Hà Nội là: 34 (độ C).
Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Huế là: 33 (độ C).
Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Phan Thiết là: 31 (độ C).
Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Hồ Chí Minh là: 32 (độ C).
Dựa vào trục số, ta có: 31 < 32 < 33 < 34.
Vậy Phan Thiết là thành phố có nhiệt độ thấp nhất.
Đáp án: C
Câu 9. Hai nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?



A. Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.
B. Nhiệt kế a chỉ - 20 độ C, nhiệt kế b chỉ - 10 độ C.
C. Nhiệt kế a chỉ - 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.
D Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ - 10 độ C.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Dựa vào quan sát hình vẽ, ta thấy:
Hình a, nhiệt kế có mức thủy ngân dưới mức 0 độ C nên nhiệt kế chỉ - 20
độ C.
Hình b, nhiệt kế có mức thủy ngân trên mức 0 độ C nên nhiệt kế chỉ 10
độ C.
Đáp án: C
Câu 10. Cho hình vẽ sau và cho biết điểm M biểu diễn cho số nguyên
nào?


A. -7;
B. - 2;
C. 1;
D. 4.
Hiển thị đáp án
Lời giải Quan sát trục số: Điểm M nằm ở bên trái điểm 0 trên trục số và
cách 0 hai đơn vị nên điểm M biểu diễn cho số nguyên -2.
Đáp án: B
II. Thông hiểu
Câu 1. Hãy sắp xếp số sau theo thứ tự tăng dần: -3; +4; 7; -7; 0; -1.
A. – 7; - 3 ; - 1; 0 ; + 4 ; 7.
B. 7; +4; 0; -1; -3; -7.
C.7; -7; +4; -3; -1; 0.

D. 0; -1; -3; +4; - 7; 7.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Ta chia làm 3 nhóm:
+) Nhóm 1 gồm các số nguyên âm: -3; -7; -1.
+) Nhóm 2 gồm các số nguyên: 0; +4; 7.


Xét nhóm 1:
Ta có số đối của -3 là 3;
Số đối của – 7 là 7;
Số đối của -1 là 1;
Vì 1 < 3 < 7 nên - 7 < - 3 < - 1.
Xét nhóm 2: ta có 0 < 4 < 7.
Mà các số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0 nên ta có: - 7 < - 3 < - 1 < 0 < 4 <
7.
Các số được sắp theo thứ tự tăng dần là: – 7; - 3 ; - 1; 0 ; + 4 ; 7.
Đáp án: A
Câu 2. Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp: P = {x ∈ ℕ | -2 ≤ x < 4}.
A. P = { -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.
B. P = {-1; 0; 1; 2; 3; 4}.
C. P = {-1; 0; 1; 2; 3}.
D. P = {-2; -1; 0; 1; 2; 3}.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Các số tự nhiên thỏa mãn lớn hơn hoặc bằng – 2 nhỏ hơn 4 là: -2; -1; 0;
1; 2; 3.
Vậy P = {-2; -1; 0; 1; 2; 3}.
Đáp án: D



Câu 3. Cho tập hợp K = {0; 1; 2; 4; 5; 7; 9}. Tập hợp H là tập hợp gồm các
số đối của phần tử của tập hợp K.
A. K = {0; -1; -2; -4; -5; -7; -9}.
B. K = {- 0; -1; -2; -4; -5; -7; -9}.
C. K = {-1; -2; -4; -5; -7; -9}.
D. K = { -1; -2; -4; -5; -7; -9; 0; 1; 2; 4; 5; 7; 9}.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Số đối của 0 là 0;
Số đối của 1 là -1;
Số đối của 2 là – 2;
Số đối của 4 là -4;
Số đối của 5 là -5;
Số đối của 7 là -7;
Số đối của 9 là -9.
Vậy tập hợp K = {0; -1; -2; -4; -5; -7; -9}.
Đáp án: A
Câu 4. Cho tập hợp J = {x ∈ ℤ | -13 < x < -12}. Phát biểu nào dưới đây là
đúng.
A. Tập hợp J có 1 phần tử.
B. Tập hợp J có 2 phần tử.
C. Tập hợp J có 3 phần tử.


D. Tập hợp J có 0 phần tử.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Không tồn tại số nguyên nào lớn hơn -13 và nhỏ hơn -12.
Vậy J có 0 phần tử.

Đáp án: D
Câu 5. Tìm các số nguyên x thỏa mãn – 12 < x < 13. Có bao nhiêu số
nguyên như vậy?
A. 23;
B. 24;
C. 25;
D. 26.
Hiển thị đáp án
Lời giải
Các số nguyên thỏa mãn – 12 < x < 13 là: -11; -10; -9; -8; -7; -6; -5; -4; 3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12.
Tất cả có 24 số thỏa mãn.
Đáp án: B



×