Giải pháp hay tăng hiệu quả giờ thực
hành Tin học
GD&TĐ - Là mơn học có những đặc thù riêng, liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, đặc
trưng quan trọng của mơn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành.
Do vậy, để dạy học Tin học có hiệu quả, giáo viên một mặt trang bị cho học sinh kiến
thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy, mặt khác phải chú trọng rèn luyện kỹ
năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt
và tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập và đời sống.
Tuy nhiên, từ thực tế dạy học, cô Nguyễn Thị Tiền – Giáo viên Trường THPT Tháp Mười
(Đồng Tháp) - nhận thấy, nhiều học sinh tỏ ra ngại thực hành, thao tác cơ bản trên
máy còn chưa chuẩn; đa số thực hành trên máy chỉ tập trung vào học sinh khá và
giỏi, số còn lại chỉ quan sát nên khi giáo viên hỏi không thực hiện được công việc
theo yêu cầu.
Để có thể khắc phục được hạn chế trên, nỗ lực của giáo viên là vô cùng quan trọng,
từ việc chuẩn bị cho giờ thực hành, thiết kế giáo án phù hợp, đến tổ chức giờ dạy
một cách linh hoạt, sáng tạo…
Những nội dung phải chuẩn bị trước giờ thực hành Tin học
Chuẩn bị tốt cho tiết thực hành, theo cơ Nguyễn Thị Tiền, giáo viên có rất nhiều việc
cần làm, ví dụ: Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho từng tiết; khảo sát, kiểm tra trang
thiết bị dạy học cho môn học; đề xuất với tổ chun mơn, nhà trường để có kế hoạch
sửa chữa, mua sắm bổ sung trang thiết bị của phòng thực hành.
“Trước giờ thực hành, giáo viên cần đến trước để kiểm tra phòng máy, các thiết bị
cần thiết, đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an tồn với học sinh.
Khơng chỉ thế, kỹ năng tổ chức, bảo quản, bảo dưỡng để các thiết bị máy tính ít hư
hỏng, tiết kiệm thời gian và ít tốn chi phí cho nhà trường cũng vơ cùng quan trọng
với giáo viên Tin học…” – Cô Nguyễn Thị Tiền cho hay.
Thiết kế giáo án phù hợp
Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh là nội dung quan
trọng thứ hai cần lưu ý, bởi việc này sẽ giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến
thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình một tiết dạy thực hành.
Để thiết kế được một bài dạy phù hợp với nhiều đối tựợng học sinh, cô Nguyễn Thị
Tiền chia sẻ giáo viên tối thiểu cần làm được những công việc sau:
Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng; tìm ra được
những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và những kiến thức kỹ năng dành
cho học sinh khá giỏi; tham khảo thêm tài liệu để mở rộng, đi sâu hơn vào bài giảng,
giúp giáo viên nắm tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết.
Giáo viên cũng cần nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương, của
bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy
và học; đồng thời, hồn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt
động cụ thể.
Điều hành tổ chức giờ dạy
Điều quan trọng trong tiết thực hành là giáo viên phải tổ chức và điều khiển các đối
tượng học sinh trên lớp. Nhấn mạnh điều này, cô Nguyễn Thị Tiền lưu ý, trong điều
kiện cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo 1 máy/1 học sinh, giáo viên nên chia
nhóm thực hành.
Với việc chia nhóm, học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học trở thành q trình
học hỏi lẫn nhau chứ khơng chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên.
Tuy nhiên, để thực hành theo nhóm hiệu quả, buộc giáo viên phải lựa chọn nội dung
đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Vì vậy, giáo viên cần xác định đúng mức nội dung thực hành, phải vừa sức với học
sinh, thuộc nội dung học sinh đã được nghiên cứu (liên hệ với bài giảng), dễ tổ chức
thực hiện trong điều kiện trang bị máy tính hiện có của nhà trường.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác
mẫu bằng máy chiếu cho học sinh quan sát. Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành,
gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động; đồng thời quan sát, theo dõi và bổ
trợ học sinh khi cần.
“Bản thân tôi thường chỉ rõ những kỹ năng, thao tác cơ bản nhất cần phải đạt được
cho học sinh; phát hiện những nhóm thực hành khơng có hiệu quả để uốn nắn điều
chỉnh; chỉ trợ giúp, tránh đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của
học sinh. Giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện một thao tác giúp các em
rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành” – Cô Nguyễn Thị Tiền chia sẻ.
Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành
Với những bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, theo kinh nghiệm của cô
Nguyễn Thị Tiền, giáo viên có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ
đến khó, cho học sinh thực hành theo những yêu cầu đã nêu.
Giáo viên phải đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định nào
đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc đẩy sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
của học sinh; học sinh khá giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách để có thể hồn
thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất.
Tìm sự hỗ trợ từ học sinh khá - giỏi
Giải pháp này được cô Nguyễn Thị Tiền thực hiện khá hiệu quả trong quá trình dạy
học. Theo đó, vào đầu giờ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh có khả năng học tập tốt
thật kỹ để nhóm đối tượng hỗ trợ nắm chắc kiến thức; sau đó chính các học sinh này
sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và hướng dẫn các bạn cùng nhóm
thực hiện các bài tập do giáo viên giao.
Tuy nhiên, cô Nguyễn Thị Tiền lưu ý, việc hướng dẫn cho học sinh trước khi thực hiện
hỗ trợ bằng cách giải thích mục đích, lý do và những phương pháp học tập hợp tác là
rất quan trọng.
Trong đó, nhấn mạnh sự hợp tác cùng tiến bộ hơn là ganh đua ghen ghét, nhắc nhở
học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Giáo viên cũng
nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau
hiệu quả.
“Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh, phù hợp
với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”.
Những học sinh học tốt hơn có vai trị hỗ trợ sẽ giải thích khi cần thiết, đặt câu hỏi và
đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp giúp học sinh nhận hỗ trợ sẽ dễ hiểu hơn.
Việc này giúp các em thoải mái trao đổi, khơng sợ sai; đồng thời có cơ hội để thảo
luận, tăng kỹ năng phối hợp, hợp tác” – Cô Nguyễn Thị Tiền nhận xét.
Sử dụng phần mềm dạy học và mạng máy tính
Đặc thù của mơn Tin học là sẽ thực hành trên một phần mềm ứng dụng cụ thể. Tuy
nhiên, sẽ có phần mềm với nhiều phiên bản khác nhau. Do đó, theo từng thời gian cụ
thể, giáo viên cần cài đặt phần mềm phù hợp để thuận lợi cho q trình dạy học thực
hành.
Lưu ý của cơ Nguyễn Thị Tiền, giáo viên phải có kỹ năng sử dụng nhuần nhuyễn theo
yêu cầu bộ môn, cài đặt phần mềm học tập liên quan tiết thực hành.
Ví dụ, lớp 10 sẽ học hệ điều hành Windows XP, Microsoft Office Word 2003, các phần
mềm hỗ trợ trình duyệt Web phần mềm Typing Test, USB, CD-ROM, đĩa cài đặt
chương trình,…
Theo hướng dẫn của sách giáo khoa, nên cài đặt đúng phần mềm đó để phù hợp với
kiến thức chung của bộ mơn. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ
bảo hiện nay, chắc chắn sẽ có nhiều phiên bản mới, cả về hệ điều hành lẫn phần
mềm ứng dụng. Nên khi cần thiết, giáo viên cần giới thiệu và hướng dẫn một số học
sinh có điều kiện thích ứng với những nội dung mới na ỳ.
Thêm một vấn đề quan trọng là giáo viên cần đảm bảo mạng lưu thơng tốt để có thể
theo dõi, gom bài thực hành, kiểm tra, đánh giá một cách có hiệu quả; nối mạng nội
bộ để quản lí từng tiết thực hành trên từng máy, sửa chữa kịp thời nếu bị hỏng, lồng
ghép các trò chơi trên mạng liên quan đến tiết học.