Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ đọc HIỂU và VIẾT đoạn văn ôn vào 10 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.58 KB, 7 trang )

ĐỀ ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN ÔN VÀO 10
ĐỀ 1
Câu 1 : Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(3) Con nhện hồng ươm tơ
(1)“Tôi vẫn hay đi về
Giăng kín lời ru muộn
Nơi con đường năm ấy
À ơi con cà cuống
Qua những bờ lau sậy
Mang tuổi thơ đâu rồi?
Trắng xóa những niềm riêng.
(2) Mênh mơng thuở hồn nhiên
Con chuồn chuồn bụng đỏ
Cánh diều nghiêng nghiêng gió
Chở nặng miền ước mơ.

1.
2.
3.
4.

(4) Tiếng hát thuở nằm nôi
Lớn theo từng mùa gặt
Vẫn còn nghe trong vắt
Như những hòn bi xanh./.”

(Trích “Đi về” – Phạm Hải Bằng – Thơ Tình Du Mục – 2011)
Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh gợi những kỷ niệm tuổi thơ của tác giả.
Hai câu thơ “Cánh diều nghiêng nghiêng gió/ Chở nặng miền ước mơ”
gợi cho anh/chị suy nghĩ gì ?


Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được
nhà thơ Phạm Hải Bằng sử dụng đoạn thơ (3) và (4).

Câu 2 : Trong tác phẩm văn học kinh điển “Nhà giả kim”, nhà văn Paulo
Coelho đã có một nhận định sâu sắc:
“Hãy tự nhủ với trái tim mình rằng nỗi sợ đau khổ cịn tồi tệ hơn cả đau
khổ. Nhưng khơng có trái tim nào lại đau khổ khi lên đường tìm kiếm ước mơ
của nó.”
(Trích “Nhà giả kim”- Paulo Coelho1988)
Trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm của Paulo Coelho.
ĐỀ 2
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và
vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể khơng hát hay nhưng bạn là
người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn
có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi
thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng
ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai
hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu
hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
2 Chỉ ra thành phần biệt lập và gọi tên thành phần ấy trong câu: Chắc chắn, mỗi
một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn,
3. Nêu tên một biện pháp tu từ có trong đoạn văn.


4 .Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của bản thân.
ĐỀ 3

Câu 1 .Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi,
bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách
tơn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng
kho tàng kiến thức là vơ tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người
chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giơng tố trong đời.
(Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, | biên dịch: Huế
Phượng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68)
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
2. Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được
sử dụng trong đoạn trích.
3. Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em đồng ý
hoặc khơng đồng ý với ý kiến đó.
4: Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích ?
Câu 2. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình
bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.
ĐỀ 4
Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy
đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tơi ghét
người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay
về, sà vào lịng mẹ khóc nức nở. Cậu bé khơng sao hiểu được từ trong rừng lại
có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét
thật to: Tơi yêu người". Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:
“Tơi u người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là
định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai
gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu
con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".

(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002)
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật
trong cuộc sống của chúng ta.”
3. Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc
4. Xác định phép liên kết câu trong câu sau: Người mẹ cầm tay con, đưa cậu
trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người".
Câu 2 Viết đoạn văn (khoảng 10 dịng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cho
và nhận trong cuộc sống.
ĐỀ 5
Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Sách kể chuyện hay... sách ca hát


.....(1) Nhiều lần tơi khóc khi đọc sách, sách kể chuyện hay biết bao về con
người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công
việc làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đánh địn,
tơi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tơi sẽ giúp mọi người, hết lòng phục vụ
họ.
(3) Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống
đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát
vọng đạt tới cải thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lịng tơi càng tràn đầy
tinh thần lành mạnh và hăng hái (5). Tôi trở nên điểm tĩnh hơn, tin ở mình
hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong
cuộc sống.
(6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con
thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về
sự thèm khát về cuộc sống ấy...
(M.Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT, Nxb Giáo dục, 1998)
1) Nêu phương thức biểu đạt chính ?

2) Dựa vào văn bản, em hãy chỉ ra 02 tác dụng của việc đọc sách.
3) Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong 02 câu sau:
(3) Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống
đa dạng và phong phú như thế nào, con người tảo bạo như thế nào trong khát
vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lịng tơi càng tràn đầy
tinh thần lành mạnh và hăng hái.
4) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Tôi trở nên
điểm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến
vơ số chuyện bực bội trong cuộc sống.
5) Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà
khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” khơng? Vì sao?
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
em về lợi ích của việc đọc sách.
Đề 6
Câu 1 :Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt.
Khác với bản thân cái cười. Cái cười cần và phải có đối tượng rõ ràng.
Khơng có người ta bảo mình “có vấn đề rồi”.
Mỉm cười đến từ xa xơi, xa xơi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm
cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hồ vui cuộc
đời. Như tia nắng xuân mềm mại, mỏng manh, rụt rè, vô tư lự hé chào khu
vườn cuối đông.
[...]Thật là vui khi nhìn thấy cái mỉm cười ở trong cái cười của ai đó, của
những người bạn của mình.
Chúc mỗi bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười.
(Theo Hồng Hồng Minh, Lịng người mênh mang NXB Văn hóa thông tin ,
2014)


1. Nêu phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

2. Chỉ ra phép liên kết giữa hai câu văn sau: "xa xơi đến mức có vẻ như
mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay
vui đón vũ trụ, hồ vui cuộc đời".
3. Theo tác giả, tại sao "mỉm cười" khác với "cái cười"?
4. . Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Mỉm cười là
trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời.
Như tia nắng xuân mềm mại, mỏng manh, rụt rè, vô tư lự hé chào khu vườn
cuối đông.
5."Chúc bạn bè ra mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười". Câu nói trên cho
em lời khun gì về thái độ sống?
Câu 2. Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của nụ
cười trong cuộc sống.
ĐỀ 7
Câu 1 Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…
[…] Tháng 3 – 2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một
người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người nhận được thận quê ở Hà Nam, đã bị
suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.
[…]Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn
mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình đi xe máy một mình từ Bắc Ninh ra
bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy,
và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của
việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên
Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã
qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi,
bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì …”
Và nhờ cái “ bình thường” của mẹ con chị Thảo, giờ đây có thêm hai gia
đình được hạnh phúc vì người thân của họ khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia
đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẩu thuật đã qua
đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết

định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn về một phần
thân thể của mình.
Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai mẹ con kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trị
chuyện, chúng tơi thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng
quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tơi
khơng thể nào định danh được!
(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi Trẻ ngày 31/5/2018)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích, chuyển trực tiếp sang
gián tiếp.
3. Nỗi đau đớn của ca đại phẩu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là
hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng
cho đi mà không băn khoăn về một phần thân thể của mình.
Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.


4. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai mẹ con kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò
chuyện, chúng tôi thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng
quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tơi
khơng thể nào định danh được!
a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.
b. Theo em thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh
được là gì?
Câu 2. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200
chữ bàn về tâm niệm của Trịnh Công Sơn: “ Sống trong đời sống cần có một
tấm lịng ”.
ĐỀ 8
Câu 1. Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong xã hội có mn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là
sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương

thân”. Ngày nay, chúng ta khơng khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ
những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đơng,
những tơ cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm
cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong
trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đơng đảo người tham gia. Thậm chí có
những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền
thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và
không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân
đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần
trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu
hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ
cùng nhau, người góp cơng sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa
hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là
giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và
bệnh tật.
Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận
được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước
mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính
những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thơi
thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười
và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mãi, đó
chính là tình người! (Theo Khắc Trường)
1. Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì
2. Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng
đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh
Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả
những người từng có q khứ lỗi lầm...”
3. Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?
4. Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương

ái của dân tộc.


Câu 2 : Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả
trong phần đọc hiểu: “cho đi... là còn mãi".
ĐỀ 9
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hố nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh khơng đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm.
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn
Duy,)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.
2. Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên.
3. Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm"
4. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân
tộc Việt Nam?
Câu 2: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan
trong cuộc sống
Đề 10

Câu 1 : Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu
hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì khơng? Cả phịng vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thấy kết luận:
- Có người thường chủ tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhất của người khác mà
quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá về một sự việc
hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy
nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều
có ích cho đời,
(Trích Q tặng cuộc sống - Dẫn theo
)


1: - Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)
- Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)
- Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức ở phần in đậm. (1,0 điểm)
2: Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó,
hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.
3: Trong lời khuyên của thầy giáo hình ảnh "vết đen" tượng trưng cho điều gì ?
4: Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác
mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con
người như thế nào ?
5: Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì?
Câu 2: Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo "Khi phải đánh giá về một
sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen
mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó
những điều có ích cho đời."



×