Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

giai sgk khoa hoc tu nhien 6 bai 43 ket noi tri thuc trong luc luc hap dan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.92 KB, 8 trang )

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn
Mở đầu trang 154 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc
sống: Theo truyền thuyết, vào một ngày đẹp trời năm 1666, khi Niu-tơn đang ngồi
suy nghĩ dưới bóng mát của một cây táo trong vườn, thì thấy một quả táo chín rơi.
Theo em, hiện tượng này đã làm ơng sinh ý tưởng gì về lực?

Lời giải:
Khi thấy quả táo rơi, ông đã đưa ra câu hỏi: Tại sao quả táo luôn rơi xuống mặt đất
khi rụng khỏi cành cây, thay vì rơi ngang hoặc bay ngược lên. Khi đó, ơng đã nảy
sinh ý tưởng về một lực hút của Trái đất với vạn vật.
Câu hỏi 1 trang 154 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc
sống: Tìm thêm ví dụ về lực hút của Trái Đất.
Lời giải:
Ví dụ về lực hút Trái Đất:
- Thả viên phấn từ trên cao rơi xuống đất nhờ lực hút của Trái đất.


- Cuốn sách nằm yên trên bàn do lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách cân
bằng với lực nâng của bàn.

- Ném một quả bóng lên cao, ta thấy quả bóng lại rơi xuống đất do có lực hút Trái
Đất tác dụng lên quả bóng.

Câu hỏi 2 trang 154 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc
sống: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?
- Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.


- Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.
- Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
Lời giải:


- Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước: chính là lực nâng của nước tác dụng
lên chiếc thuyển.

- Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào: chính là lực hút của Trái
Đất tác dụng lên chiếc thuyển.

- Lực đẩy thuyền đi theo dịng nước: chính là lực đẩy của nước tác dụng lên chiếc
thuyển.


Câu hỏi 3 trang 154 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc
sống: Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của
Trái Đất? Vì sao?

Lời giải:
Lực vẽ trong hình c có thể là lực hút của Trái Đất. Vì lực hút của Trái Đất có phương
thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Hoạt động 1 trang 155 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với
cuộc sống: Hãy dự đoán trọng lượng của một vật quanh em, rồi dùng lực kế kiểm
tra.
Lời giải:
Tùy dự đốn ở mỗi học sinh.
Ví dụ:
- Trọng lượng quyển vở ghi của em là 2 N.


=> Sau khi dự đoán, em dùng lực kế để kiểm tra và thu được kết quả là: 1,8 N.
Câu hỏi 4 trang 155 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc
sống: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào phù hợp với khối lượng, với lực
hút của Trái Đất, trọng lượng?

a. Có đơn vị đo là niuton.
b. Có đơn vị đo là kilogam.
c. Có phương và chiều.
d. Đo bằng lực kế.
e. Đo bằng cân.
g. Khơng có phương và chiều.
Lời giải:
- Nội dung phù hợp với khối lượng là: b, e, g.
- Nội dung phù hợp với lực hút của Trái Đất là: a, c, d.
- Nội dung phù hợp với trọng lượng là: a, d, g.
Câu hỏi 5 trang 155 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc
sống: Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất khơng? Nếu có thì lực này gọi
là gì?
Lời giải:
- Trái đất hút quả táo thì quả táo cũng hút Trái Đất.
- Lực này gọi là lực hấp dẫn.


Câu hỏi 6 trang 156 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc
sống: Trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50 kg. Tại sao
họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng?

Lời giải:
Họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng vì trọng lượng trên Mặt Trăng của
các nhà du hành vũ trụ (lực hút của Mặt Trăng lên người đó) chỉ bằng khoảng 1/6
trọng lượng của người đó trên Trái Đất.

Em có thể 1 trang 156 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với
cuộc sống: Dùng khái niệm lực hấp dẫn, trọng lượng, khối lượng để giải thích một
số hiện tượng có liên quan thường gặp trong đời sống.

Lời giải:


Ném một quả bóng lên cao, ta thấy quả bóng lại rơi xuống mà không phải bay thẳng
lên trời:

Thả viên phấn rơi thẳng từ trên cao xuống đất:

Em có biết 1 trang 156 Bài 43 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với
cuộc sống: - Liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật:
Hãy dùng lực kế đo trọng lượng của các quả cân khối lượng 100 g, 200 g, 500 g và
ghi kết quả vào vở theo mẫu bảng sau:


Từ kết quả đo trên hãy phát biểu mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
Lời giải:
Em hoàn thành bảng như sau:
Lần đo

Khối lượng (m)

Trọng lượng (P)

1

100 g

0,98 N

2


200 g

1,96 N

3

500 g

4,9 N

Từ kết quả đo trên, ta thấy trọng lượng P (đơn vị N) gần bằng 10 lần khối lượng m
(đơn vị kg).



×