Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BIỆN PHÁP LỚP HỌC TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................................................2
II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ.....................................................................................................4
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.............................................................................................................15

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà thơ, nhà biên kịch người Ireland Wiliam Butler Yeats từng nói “Giáo
dục khơng phải là việc đổ đầy một bình nước mà là thắp sáng một ngọn lửa”. Thật
vậy! câu nói đã thể hiện được vai trò của người giáo viên trong việc tạo nên thế hệ
trẻ tương lai của đất nước. Người thầy không chỉ là người truyền tri thức mà phải là
người thắp lửa, khai sáng, khơi dậy ở mỗi học sinh ngọn lửa của tri thức, sáng tạo
và đam mê. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với giáo viên trong công tác chủ
nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình
giáo dục học sinh, được xem như là người cha người mẹ thứ hai trong cộng đồng
trường học. Họ đóng vai trị quyết định thành cơng đến sự hình thành nhân cách
học sinh kể từ khi học sinh bắt đầu đặt chân đến trường học, thông qua nhân cách
của giáo viên chủ nhiệm mà học sinh có thể xem đó là tấm gương để soi rọi mình
1


mỗi khi làm một việc gì sai trái. Căn cứ Điều 16 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác
đào tạo và quản lý học sinh. GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng nhà trường
quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban
giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình
phụ trách. Để thực hiện được tốt vai trị của mình người giáo viên chủ nhiệm phải
phát huy tốt được năng lực quản lý lớp học, đồng hành cùng học sinh phát huy hết
năng lực và phẩm chất của mình trong bất kì tình hồn cảnh nào. Vai trị quản lý


lớp học trong công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề khơng mới nhưng địi hỏi giáo
viên chủ nhiệm phải chủ động, linh hoạt với tình hình mới để đáp ứng nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo.
Gần ba năm nay dịch bệnh Covid 19 đã và đang diễn ra hết sức phức tạp.
Mọi hoạt động giáo dục và rèn luyện không thực hiện được trực tiếp, tập trung như
trước mà thay vào đó là sinh hoạt, tiếp thu kiến thức, rèn luyện phẩm chất theo hình
thức học trực tuyến. Từ tình hình thực tế người giáo viên cũng phải thay đổi hình
thức quản lý học sinh sao cho vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa tạo tâm thế học
tập tốt cho học sinh. Xuất phát từ cơ sở lý luận về vai trò của GVCN trong lớp học,
xuất phát từ tình hình xã hội tơi vơ cùng băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để thực
hiện tốt được vai trò của GVCN trong tình hình mới điều đó nên tơi đã lựa chọn
biện pháp: “Nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý lớp
học trực tuyến” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
cơng tác chủ nhiệm lớp cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học
sinh trong bối cảnh tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên học sinh phải
chuyển sang hình thức học trực tuyến như hiện nay.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách
2


học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững
mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ
nhiệm. Đồng thời cũng là sự khẳng định công sức và tâm huyết của các thầy cơ đã
có “trái ngọt”. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài để làm được điều đó
cần sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn nữa của các thầy cô trong công tác quản lý
lớp học.
Năm 2021 -2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6/1. Những ngày đầu
năm học nhận lớp với học sinh tôi nhận thấy như sau:

* Thuận lợi: Học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tu dưỡng. Điều này thể
hiện qua việc các em chăm chỉ học tập, chủ động trong các hoạt động của trường và
lớp. Ban cán sự lớp bước đầu phát huy được vai trị của mình, có năng lực quản lý
đơn đốc các bạn thực hiện nội quy học tập tốt. Nhiều em có năng lực, phẩm chất
tốt.
Đội ngũ giáo viên bộ mơn nhiệt tình, u nghề, làm chủ được công nghệ
trong dạy học trực tuyến và thường xuyên liên lạc với GVCN khi gặp sự cố liên
quan đến lớp.
Phụ huynh và ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập và rèn
luyện của các con. Có sự phối hợp chặt chẽ với GVCN để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ kịp thời từ phía nhà trường.
* Khó khăn:
Một số em cịn thụ động, chưa chăm học cịn phải để thầy cơ nhắc nhở về ý
thức học tập và rèn luyện.
Do chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin nên các thao tác trên
máy tính, hoặc điện thoại thơng minh cịn gặp nhiều lúng túng.
Trong quá trình học các em thường bị lỗi phần mềm, hệ thống mạng hoặc
thiết bị học chưa được đảm bảo ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi muốn
khắc phục những khó khăn để đổi mới cách quản lý lớp học trực tuyến khi các em
3


học tập theo hình thức online. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của lớp, tôi đã hình thành nên biện pháp: “Nâng cao vai trị GVCN trong
công tác quản lý lớp học trực tuyến”
II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
Để phát huy được vai trò quản lý lớp chủ nhiệm của mình qua hình thức trực
tuyến khơng phải là vấn đề thực hiện trong sớm chiều mà là qua tiến trình nhất định
để cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng thích nghi với hình thức sinh hoạt mới.

Nâng cao vai trò quản lý lớp học trực tuyến đạt hiệu quả yêu cầu người giáo viên
chủ nhiệm cần kết hợp đa dạng nhiều giải pháp, nắm rõ ưu nhược điểm của từng
giải pháp để phát huy thực sự có hiệu quả.
Sau đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình làm
cơng tác chủ nhiệm lớp học trực tuyến của mình.
1. Biện pháp 1: Nắm bắt tình hình tham gia lớp học trực tuyến của học sinh
lớp chủ nhiệm
Ngay sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo học sinh học trực tuyến tôi đã triển
khai nội dung này tới các bậc phụ huynh trong lớp qua zalo nhóm lớp. Tơi hướng
dẫn phụ huynh trang bị phương tiện cho con em tham gia học trực tuyến: máy tính,
cam, mic hoặc điên thoại thông minh. Để tham gia học trực truyến không cần
phương tiện quá hiện đại, chi phí đắt tiền mà vẫn có thể tham gia học tập. Động
viên riêng những gia đình có hồn cảnh kinh tế hạn hẹp hơn cố gắng trang bị
phương tiện cho con em học tập vì hình thức học tập này sẽ diễn ra trong khoảng
thời gian khá dài nếu như tình hình dịch bệnh vẫn cịn diễn biến phức tạp. Trường
hợp gia đình chưa kịp trang bị phương tiện học tập cho con có thể gợi ý sang học
cùng nhà bạn gần nhất.
Để nắm bắt cụ thể, chính xác tình hình chuẩn bị phương tiện học tập cho các
con tham gia học tập trực tuyến tơi tạo cuộc khảo sát trên zalo nhóm lớp.
- Câu hỏi: Học sinh có những thiết bị nào khi tham gia học tập trực tuyến?
Phương án 1: Máy tính có đủ cam, mic để tương tác trong lúc học.
4


Phương án 2: Điện thoại thông minh
Phương án 3: Máy tính khơng có đủ cam, mic để tương tác trong lúc học.
Phương án 4: Khơng có thiết bị tham gia học tập trực tuyến.
Phương án 5: Chưa có kết mạng Wifi hoặc 4G để học trực tuyến
- Kết quả: Ban đầu phương án 3, 4 và 5 chiếm một số lượng nhất định trên
tổng sĩ số học sinh trong lớp. Song chỉ một khoảng thời gian ngắn các phương án

1,2 tăng dần và phương án 3,4,5 khơng cịn nữa. Ngun nhân là phụ huynh ý thức
được việc trang bị thiết bị học tập cho con là một yếu tố nâng cao hiệu quả học tập.
Mặt khác phần đông trong lớp các bậc phụ huynh lựa chọn phương án 1,2 nên các
bậc phụ huynh khác cũng vì thế mà cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các con học
tập.
Cụ thể: Sĩ số lớp 40 học sinh
STT
1
2
3

Loại thiết bị sử dụng
Học sinh sử dụng máy tính có đủ cam, mic để tương
tác trong lúc học.
Học sinh sử dụng điện thoại thông minh
Học sinh sử dụng máy tính khơng có đủ cam, mic để
tương tác trong lúc học.

Số lượng
học sinh
20
17
2

4

Học sinh không có thiết bị tham gia học tập trực tuyến.

1


5

Học sinh khơng có mạng Wifi và 4G để học trực tuyến

0

Riêng đối với 1 học sinh do gia đình hồn cảnh khó khăn nên khơng có thiết
bị để học. Vì vậy, tôi đã liên hệ lên nhà trường và được hỗ một thiết bị máy tính
bảng từ chương trình “Máy tính bảng cho em” do công ty cổ phần đô thị FPT Đà
Nẵng tài trợ.
Như vậy là 100% học sinh trong lớp có đủ phương tiện tham gia học tập trực
5


tuyến.
Sau khi thực hiện phần khảo sát về thiết bị và phương tiện học tập tôi tiếp tục
khảo sát về việc chuẩn bị dụng cụ học tập. Đặc biệt, năm nay là năm đầu tiên thực
hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều bộ sách giáo khoa và vở bài
tập khác nhau cho các mơn. Vì vậy, tơi đưa ra danh sách các loại sách giáo khoa
của các môn học khác nhau theo quy định của Sở giáo dục Đà Nẵng trong năm học
2021 – 2022.
DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6
STT

MƠN HỌC

BỘ SÁCH

1


Tốn

Kết nối tri thức và Cuộc sống

2

Khoa học tự nhiên

Kết nối tri thức và Cuộc sống

3

Lịch sử và Địa lý

Kết nối tri thức và Cuộc sống

4

Tin học

Kết nối tri thức và Cuộc sống

5

Giáo dục công dân

Kết nối tri thức và Cuộc sống

6


Âm nhạc

Kết nối tri thức và Cuộc sống

7

Giáo dục thể chất

Cánh diều

8

Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp

Chân trời sáng tạo

9

Ngữ văn

Chân trời sáng tạo

10

Mĩ thuật

Chân trời sáng tạo

11


Công nghệ

Chân trời sáng tạo

12

Tiếng anh

i-Learn Smart World

Tôi giới hạn về thời gian để phụ huynh chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ
học tập của học sinh trong 4 ngày. Sau bốn ngày tôi khảo sát ngay trên nhóm Zalo
việc chuẩn bị của học sinh như sau:
- Câu hỏi: Học sinh đã có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập chưa?
Phương án 1: Đã có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
Phương án 2: Chưa đầy đủ.
6


- Kết quả: 100% Phụ huynh tham gia khảo sát và chọn phương án 1, khơng
có trường hợp nào chọn phương án 2.
2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh, phụ huynh cài đặt sử dụng phần mềm
trực tuyến
Khi có kế hoạch học trực tuyến nhà trường đã sử dụng phần mềm Microsof
Team để dạy học. Sau đó tơi đã hướng dẫn học sinh, phụ huynh cài đặt và cách
đăng nhập vào phần mềm qua các bước sau:
Bước 1: Thông qua nhóm Zalo của phụ huynh lớp tơi gửi các video hướng
dẫn cài đặt và đăng nhập phần mềm Team trên điện thoại, máy tính bàn, ipad… Phụ
huynh sẽ đăng nhập bằng tài khoản mà nhà trường cấp trước đó.
Bước 2: Sau khoảng 1 ngày tôi làm một khảo sát ngay trên nhóm Zalo để

thống kê tình hình cài đặt và đăng nhập vào phần mềm Team bằng các câu hỏi sau:
Phương án 1: Tôi đã cài đặt và đăng nhập thành công
Phương án 2: Tôi chưa cài đặt được và cần hỗ trợ
Đối với những phụ huynh chưa cài đặt và cần hỗ trợ chiếm số lượng ít,
khoảng từ 5 đến 7 phụ huynh. Vì vậy, tơi liên lạc từng phụ huynh và hướng dẫn cụ
thể. Sau khoảng ba ngày thì 100% phụ huynh đã cài đặt và đăng nhập thành công.
Bước 3: Tổ chức gặp mặt học sinh trực tiếp trên phần mềm Team để hướng
dẫn sử dụng và giải đáp thắc mắc cho các em. Đầu tiên tôi sẽ hướng dẫn các em
cách bật tắt mic, cam thơng qua việc chia sẽ màn hình của tơi. Sau đó cho các em
chia sẻ màn hình phần thực hành của mình để các bạn cịn lại cùng học hỏi các thao
tác. Đồng thời tôi cũng chỉ ra những lỗi thường gặp trong q trình sử dụng. Ví dụ
như khơng thấy phần chia sẻ màn hình của giáo viên trong khi giáo viên đã chia sẻ
màn hình thì phương án tốt nhất là thoát ra khỏi phần mềm và vào lại. Nếu như bị
lỗi âm thanh thì có thể do chất lượng mạng bị yếu cách khắc phục là đến gần nơi có
mạng mạnh hơn, hoặc do thiết bị hư thì liên hệ phụ huynh sửa hoặc mua thiết bị
mới…
3. Biện pháp 3: Xây dựng và ban hành nội quy học trực tuyến
7


Nhằm tạo ra một lớp học trực tuyến có kỷ luật tôi đã xây dựng và ban hành
nội quy học tập trực tuyến. Để tạo sự sinh động và tâm thế ngay trong buổi học đầu
tiên tôi đã phổ biến nội quy học tập bằng hình thức cho học sinh xem video về nội
quy lớp học. Trong đó có phổ biến rõ thời gian tham gia lớp học trực tuyến, yêu cầu
về trang phục, tư thế và bật/tắt cam, mic khi có yêu cầu...
Để bắt đầu một buổi học hứng khởi và tràn đầy năng lượng, tôi yêu cầu các
em vào lớp trước 20 phút, bật cam lên và bật nhạc tập thể dục sôi động cho các em
tập theo. Những buổi đầu tôi cùng các em sẽ sinh hoạt thể dục đầu giờ chung, khi
các em đã dần ổn định rồi tôi trao quyền cho lớp trưởng và lớp phó kiểm sốt phần
này. Tơi nhận được những sự hứng thú của các em, tránh được tình trạng lờ đờ, uể

oải khi các em phải bắt đầu buổi học trực tuyến.

Nội quy lớp học trực tuyến

4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh học học tập hiệu quả
- Chọn không gian học tập với truy cập internet ổn định:
Đối với học trực tuyến nguồn internet ổn định là một trong những yếu tố
quyết định hiệu quả trong suốt quá trình học. Vì vậy tơi hướng dẫn các em lựa chọn
vị trí học tập có nguồn internet ổn định. Trường hợp sử dụng laptop có thể cắm trực
tiếp dây mạng vào máy tính. Ngồi ra cần chọn một nơi học tập yên tĩnh, không
8


gian thống mát để khơng bị chi phối, phân tán tư tưởng.
- Tạo kế hoạch học tập cụ thể rõ ràng:
Điều quan trọng để giúp việc học trực tuyến trở nên hiệu quả hơn cần lập kế
hoạch học tập càng chi tiết càng tốt. Tôi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch rõ ràng
và chi tiết.
Ví dụ: Giờ làm bài tập môn học? Giờ tự học? Giờ nghiên cứu trước kiến
thức?...
Khi có kế hoạch rõ ràng học sinh sẽ thực hiện để hồn thành được nhiệm vụ
học tập của mình.
- Hướng dẫn học sinh có thói quen ghi chép lại bài học, thu âm bài giảng:
Việc học trực tuyến với tốc độ giảng bài hoặc chất lượng bài giảng của giáo
viên sẽ khiến bạn hạn chế trong việc tiếp thu. Vì thế, mỗi học sinh trong lớp nên
chuẩn bị một quyển sổ nhỏ ghi chú lại lời giảng của giáo viên hoặc tiến hành thu
âm bài giảng để khi có thời gian sẽ nghe lại.
Đặc thù của việc học trực tuyến là lượng kiến thức sẽ lướt qua nhanh, chính
vì vậy việc thu âm hay ghi chép lại sẽ thực sự hữu ích giúp các em khơng bỏ sót
kiến thức và có thể dễ dàng xem lại khi cần.

- Động viên học sinh tương tác tích cực: Học trực tuyến vốn dĩ rất thụ động
vì giáo viên và học sinh khơng tương tác trực tiếp được với nhau. Vì thế việc học
trực tuyến sẽ sinh động hơn nếu học sinh chăm chỉ tương tác. Đôi khi là những câu
hỏi, câu chuyện liên quan đến bài học đều tạo khơng khí lớp học sôi nổi hào hứng.

9


Hình ảnh học sinh học trực tuyến trên phần mềm Microsof Team

5. Biện pháp 5: Thường xuyên phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên
bộ môn và phụ huynh học sinh.
Trong q trình học trực tuyến sẽ khơng thể tránh khỏi những trục trặc do
phần mềm hoặc sự lơ là của học sinh làm cho các em bị vắng các tiết học. Chính vì
thế đây là một trong những biện pháp rất quan trọng. Đối với giáo viên bộ mơn
trước khi vào thời gian học chính thức tơi sẽ trao đổi qua về tình hình lớp và tâm
sự, chia sẽ những khó khăn thường gặp trong q trình dạy. Chính vì vậy trong suốt
thời gian dạy tơi thường nắm rõ được tình hình học tập của học sinh. Đối với những
học sinh nào trong quá trình giáo viên bộ môn dạy trả lời câu hỏi mà không trả lời
lại thì tơi liên hệ phụ huynh xem học sinh đó có bị lỗi mạng hoặc thiết bị âm thanh
khơng và sẽ tìm hướng khắc phục. Cịn đối với những học sinh ít tương tác đầu tiên
tơi sẽ động viên khích lệ và hướng dẫn các em tự học hiệu quả hơn.
Càng về những tuần học phía sau các em đã thể hiện được sự tiến bộ và
nhận được đánh giá cao từ giáo viên bộ môn qua các tin nhắn trao đổi tình hình học
với GVCN hoặc thơng qua sổ đầu bài điện tử.

10


Sổ đầu bài điện tử lớp 6/1 – Tuần 11

6. Biện pháp 6: Đổi mới hình thức sinh hoạt lớp
Để làm giảm bớt sự nhàm chán, căng thẳng cho học sinh tôi tổ chức giờ sinh
hoạt lớp với nhiều nội dung khác nhau: Sinh hoạt chủ điểm, xem video rút ra bài
học, hoạt động trải nghiệm...
6.1 Thực hiện chủ điểm
+ Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi (Lập thành tích chào mừng ngày
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hướng về mẹ, người phụ nữ tôi yêu)
Cách thức tiến hành:
Hoạt động 1: Chơi trị chơi: Nghe bài hát đốn nội dung (nhạc 30s)
? Hãy nghe một đoạn nhạc và đoán tên chủ đề sinh hoạt?
Hoạt động 2: Cho cả lớp xem video về “Đơi bàn tay đẹp nhất”
Video có nói về đơi bàn tay của mẹ. Đơi bàn tay vất vả sớm khuya, đôi bàn
tay nuôi con trưởng thành.
Hoạt động 3: Viết thơng điệp gửi người phụ nữ mình yêu thương.
Kết quả: Các em cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của mẹ. Từ đó cố gắng
học tập và rèn luyện bản thân.
6.2 Lắng nghe câu chuyện
11


Thay vì để cán sự bộ mơn tự kể chuyện tơi hướng dẫn các em cho cả lớp xem
phim có liên quan đến nội dung sinh hoạt trong tuần.
Ví dụ, khi chiếu phim Câu chuyện “Chiếc bình nứt”, người dẫn chương trình
có thể đặt câu hỏi: Sự khiếm khuyết có giá trị khơng? Hình ảnh chiếc bình nứt
tượng trưng cho ai trong cuộc sống? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết
của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Ai sẽ đóng vai trị
"người gánh nước" trong cuộc sống của bạn? Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề
liên quan đến khiếm khuyết của bản thân?
Các học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi
trên, giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu

rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống.
Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta đều có những
khuyết điểm riêng biệt. Ai cũng đều là "Chiếc bình nứt" cả. Nhưng chính các vết
nứt và khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chung của chúng ta
trở nên biết yêu thương người khác và biết khiêm tốn. Chúng ta phải chấp nhận cá
tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ.
Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên khơng phải
"nói nhiều", "giáo huấn nhiều". Nên lựa chọn sử dụng những bộ phim ngắn gần gũi
liên quan với những kỹ năng sống mà giáo viên đang lựa chọn giáo dục cho học
sinh. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống
như "râu ông nọ cắm cằm bà kia".
6.3 Nêu gương người tốt, việc tốt
Trong q trình cơng tác, tôi nhận thấy việc nêu gương người tốt, việc tốt,
những tấm gương hiếu học, … trước lớp có tác dụng rất tích cực trong vấn đề giáo
dục đạo đức học sinh và giúp các em xây dựng mơ ước, hoài bão cho tương lai.
Mỗi câu chuyện là một tấm gương, một bài học, một lời khuyên để học sinh soi rọi
mình vào, từ đó các em âm thầm thay đổi cách nghĩ, quan niệm sống, hành vi ứng
xử và thái độ học tập.
12


Một trong những câu chuyện mà các em sưu tầm mang để kể cho các bạn
nghe có thể tìm thấy trên chuyên mục “ Việc tử tế ” đó là:
Câu chuyện 1: Yêu đất nước từ những điều giản dị:
Câu chuyện này giúp các em cảm nhận được tình yêu nước không phải là
những điều quá xa xôi mà rất bình thường gần gũi. Từ đó các em có sự liên hệ bản
thân trong công tác học tập và rèn luyện.
Câu chuyện 2: Hình ảnh các chiến binh áo trắng đang ngày đêm giành giật sự sống
cho mọi người. Câu chuyện giúp cho các em ý thức vai trò của các bác sĩ đang hết
mình trong lao động. Từ đó hiểu được giá trị của sự bình n mà có ý thức tự bảo

vệ mình và cộng đồng.

Những chiến binh áo trắng luôn sẵn sàng để cứu chữa bệnh nhân mắc Covid -19
6.4 Hoạt động trải nghiệm
Trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp hành động tự ý thức bảo vệ bản
thân và cộng đồng là điều vô cùng cần thiết. Ở hoạt động trải nghiệm này tôi đã
hướng dẫn học sinh cách tự test nhanh sart covid-2 tại nhà.
Cách thức tiến hành:
+ GV hướng dẫn lớp trưởng mở video hướng dẫn test nhanh:

13


Lớp trưởng mở video hướng dẫn quy trình tự test tại nhà
Bước 1: Thu thập mẫu
Bước 2: Xử lý mẫu
Bước 3: Quy trình xét nghiệm và phiên giải kết quả
Đọc kết quả tại thời điểm 15 phút, không sử dụng kết quả sau 20 phút.
Cách đọc kết quả:
Mẫu sẽ có kết quả dương tính khi xuất hiện 2 vạch ở cả vị trí C và T trên
khay thừ.
Mẫu sẽ có kết quả âm tính khi chỉ xuất hiện 1 vạch ở vị trí C trên khay thử.
Trong trường hợp khơng xuất hiện vạch nào hoặc chỉ xuất hiện 1 vạch tại vị
trí T trên khay thử là kết quả khơng hợp lệ, cần thực hiện lại xét nghiệm.

14


Kết quả âm tính


Kết quả dương tính

Cần chú ý đến thao tác lấy mẫu vì bước này vơ cùng quan trọng, quyết định
đến tính chính xác của việc thực hiện xét nghiệm.
Đồng thời cần chú ý các biện pháp vệ sinh, xử lý các rác thải liên quan để
đảm bảo an tồn sinh học.
6.5 Khích lệ, động viên
Sau mỗi tuần học để khích lệ tinh thần học tập của các em như tương tác tích
cực, chuẩn bị nhiệm vụ học tập chu đáo....Tơi đã đưa ra các tiêu chí khen ngợi phù
hợp như: thành viên học tập trực tuyến tích cực, đạt giải phong trào thi đua tháng...
Các em hăng hái tương tác trong các giờ học, chăm chỉ nộp bài tập cô
giao...với tinh thần tự giác, hứng khởi.

Tuyên dương học sinh tiêu biểu tháng
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả
Năm học 2020 - 2021 được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6/5, tôi đã
cố gắng phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp để quản lý và giáo dục học sinh
lớp chủ nhiệm đầy đủ, khoa học. Song thời gian dịch bệnh kéo dài các em học tập
và sinh hoạt trên hình thức học trực tuyến. Thời gian đầu do chưa thật sự linh hoạt
15


trong cách thực hiện nên kết quả cuối năm chưa đạt theo những gì mà tơi mong
muốn. Tỉ lệ học sinh hứng thú với hình thức sinh hoạt trực tuyến chưa cao, nhiều
em học cịn đối phó, tỉ lệ học sinh trang bị cơ sở, vật chất cho học trực tuyến còn
chưa đầy đủ. Tâm lý phụ huynh lo lắng chất lượng học tập và giáo dục. Nên dẫn
đến kết quả chất lượng hai mặt hạnh kiểm và học lực chưa cao, cụ thể như sau:
Kết
quả

Học

Xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
40/42
2
0

Giỏi
3

Xếp loại học lực
Khá
Tb
Yếu
10
13
0

kỳ I 95.23% 4.77% 0%
11.5% 38.5%
50% 0%
Năm học 2021 -2022, cùng với nhiệm vụ giảng dạy tôi được nhà phân công
chủ nhiệm lớp 6/1 và thời gian học trực tuyến trong năm kéo dài bắt đầu từ 20/9.
Tôi đã tích cực nâng cao vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp. Áp dụng nhiều biện
pháp, hình thức sinh hoạt trên. Sau một học kì vận dụng biện pháp “Nâng cao vai
trị giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác quản lý lớp học trực tuyến”, với việc
hướng dẫn tổ chức một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú các hình thức sinh hoạt

kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh lớp chủ nhiệm, đến cuối
học kì, tôi đã thu được kết quả khả quan. Học sinh năng động hơn, có hứng thú với
hình thức học tập này hơn và cũng được các giáo viên bộ môn đánh giá cao về ý
thức học tập của học sinh trong lớp.
Hầu như các phong trào do Liên đội, nhà trường phát động lớp đều tham gia
tích cực, nhiệt tình, hăng say phát huy hết khả năng của mình và đã đạt giải cao
trong các cuộc thi:
- Đạt giải nhất làm thiệp “tri ân người phụ nữ tôi yêu” trong dịp 20/10.
- Tổng kết thi đua tháng 11,12 xếp vị thứ nhì tồn trường.
- Có 1 học sinh của lớp (cả khối chỉ có 1 HS) đạt “Hoa điểm 10” trong tháng
11 do Liên Đội phát động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Đạt giải nhì cuộc thi làm “Clip Phát thanh măng non”.
Kết quả chất lượng giáo dục hai mặt của trong học kì 1năm học 2021-2022
cũng cao nhất cả khối cụ thể như sau:
16


BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP – KẾT QUẢ RÈN LUYỆN HS KHỐI 6
Học kì 1, Năm học 2021 – 2022

Đối với khối lớp 6 của năm học 2021 – 2022, là năm đầu tiên thực hiện
chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh các em sẽ gặp khó khăn trong
mơi trường học mới thì chương trình học mới hoàn toàn và cách đánh giá cũng thay
đổi rất nhiều so với khối 6 của năm học 2020 – 2021 sẽ phần nào ảnh hưởng đến
chất lượng và kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm hỗ trợ từ
phía nhà trường, sự tận tâm của giáo viên bộ môn, sự nỗ lực phấn đấu từ phía các
em học sinh và đặc biệt nhờ áp dụng biện pháp “Nâng cao vai trò giáo viên chủ
nhiệm trong công tác quản lý lớp học trực tuyến ” trong quá trình chủ nhiệm
của học kì 1 của năm học 2021 - 2022, tơi thấy mình đã khá thành công khi tổ chức
và hướng dẫn được học sinh cùng hoạt động, tạo thuận lợi khi giao nhiệm vụ và

hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển tốt các năng lực chung như:
năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trình bày, năng lực sáng
tạo, xử lí tình huống, năng lực cảm nhận,… Và quả kết quả trên cũng thấy được kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp 6/1 cao hơn so với chất lượng cùng kì
của lớp 6/5 trong năm học 2020 – 2021, và với các lớp còn lại của khối 6 trong năm
học này.
2. Khả năng áp dụng
Trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm, đặc biệt trong thời gian học sinh
học tập và sinh hoạt trực tuyến tôi luôn chú trọng thực hiện tốt, linh hoạt nhiều hình
thức hoạt động cứ mỗi ngày một ít tơi đã rèn luyện dần cho các em có đạo đức
chuẩn mực và một phương pháp học tập tích cực, học tập phải dựa trên tinh thần tự
nguyện, tự giác, học cho mình, cho gia đình và cho xã hội. Bên cạnh đó, để thực
hiện có hiệu quả các buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu
17


đặc điểm của từng học sinh, hiểu rõ điểm ưu và điểm yếu của từng em. Từ đó đưa
ra nội dung sinh hoạt sao cho phù hợp, giúp các em tự cảm thấy lớp học, thầy cô và
bạn bè là điểm tựa mà các em có thể giải bày những khó khăn trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học là một việc làm
khó, là q trình thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh, đồng thời cần chuẩn
bị nhiều thiết bị dạy học phù hợp. Nhưng thay đổi cách tổ chức các hoạt động sinh
hoạt cũng như thay đổi quan điểm của giáo viên chủ nhiệm và học sinh thì có phần
dễ dàng hơn, khơng mất nhiều thời gian chuẩn bị nhưng đã góp phần tích cực trong
việc nâng cao ý thức học tập cho học sinh và rèn luyện đạo đức cho học sinh trên
hình thức sinh hoạt lớp học trực tuyến.
Biện pháp này chẳng những tơi áp dụng cho lớp chủ nhiệm của mình mà cịn
có thể nhân rộng trong phạm vi tồn trường năm học 2021- 2022 và đạt được hiệu
quả, được đồng nghiệp đánh giá cao. Biện pháp có thể áp dụng được với tất cả các

đối tượng học sinh ở tất cả các trường hiện nay đang áp dụng hình thức dạy học
trực tuyến.
D. KẾT LUẬN
Bất kỳ ai làm công tác chủ nhiệm cũng xác định được vai trị của mình và
phát huy một cách hiệu quả đặc biệt là trong thời kì học tập trực tuyến. Song việc
thực hiện đơn điệu, quản lý lớp thiếu đồng bộ khiến học sinh ít tập trung và kém
hiệu quả. Đây là biện pháp nhằm nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong quản
lý lớp học trực tuyến sao cho khoa học và hiệu quả, xây dựng cho các em một môi
trường học tập lành mạnh, có nhận thức đúng đắn về mục tiêu học tập và rèn luyện
đạo đức, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả
đức lẫn tài.
Yêu nghề, yêu trẻ thì người giáo viên chủ nhiệm lớp cần theo dõi bám sát
lớp, chia sẻ, uốn nắn, dìu dắt các em có hướng đi đúng đắn. Tôi hy vọng rằng với
nội dung và cách tổ chức quản lý lớp như tơi đã trình bày, thì q thầy cơ sẽ thực
18


hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp trồng người. Tạo cho tình thầy trị
gần gũi hơn, tình bạn của các em trong sáng và cao đẹp hơn. Từ đó góp phần tạo ra
những con người ưu tú cho xã hội.
Để thực hiện tốt hơn vai trò của người GVCN trong q trình làm cơng tác
chủ nhiệm lớp trực tuyến thì cần có sự đồng hành từ phía nhà trường, giáo viên bộ
mơn và phụ huynh, vì vậy tôi đề xuất một số ý kiến sau:
+ Để lớp chủ nhiệm trực tuyến đạt hiệu quả thì từ phía nhà trường cần quan
tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, có hình thức tun dương, khen thưởng kịp
thời cho những em có thành tích tốt. Giúp các em khẳng định mình trong học tập.
+ Giáo viên bộ mơn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong công
tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh.
+ Phụ huynh học sinh thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm
bắt tình hình học tập và các biểu hiện của các em. Ở nhà luôn giành cho con cái

một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để nhắc nhở, giúp đỡ các em hoàn thành
nhiệm vụ học tập. Ln động viên, khích lệ các em phấn đấu để trở thành con
ngoan trị giỏi. Ngồi ra cha mẹ phải là những người mẫu mực, sống có trách nhiệm
và làm gương cho các em noi theo. Quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em, thực
sự hiểu và biết chia sẽ cùng các em.
+ Ban giám hiệu nhà trường mở các chuyên đề về công tác chủ nhiệm để tất
cả giáo viên trong trường có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ quản lí và giáo
dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt trong thời gian học
tập trực tuyến.
Ngũ Hành Sơn, tháng 01 năm 2022
Người thực hiện

Đậu Thị Mỹ Thêu
19


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đạo đức học - PTS Phạm Khắc Chương & PGS - PTS Hà Nhật Thăng - Nhà
xuất bản Giáo Dục - 1998.
2. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục trung học cơ sở - Sách bồi dưỡng thường
xuyên chu kỳ 1997 - 2000.
3. Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ - V.A.Xukhomlinxki - Nhà xuất bản Giáo Dục 1983.
4. Hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở - Hà Nhật Thăng (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo Dục - 1999.
5. Giáo dục đạo đức lối sống, kĩ năng mềm cho học sinh, sinh viên – Tân Bình
Ái Phương – NXB Hồng Đức – 2020.
6. Tâm lí phát triển của học sinh và những bài học kinh nghiệm từ thực tế Nguyễn Sinh – Lan Phương – NXB Lao Động.
7. Modun 5. Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục –

Cấp THCS (Chương trình bồi dưỡng thường xuyên).

2



×