Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép nhân, phép chia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.34 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................2
1. Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................2
2. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................2
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:...................................................................................3
B. NỘI DUNG................................................................................................................ 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................4
1. Tri giác:...............................................................................................................4
2. Chú ý:..................................................................................................................4
3. Trí nhớ:................................................................................................................4
4. Tư duy:................................................................................................................. 4
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:.............................................................................................5
1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học mơn tốn ở Tiểu học.......................5
2. u cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là:......................5
3. Giới thiệu một số phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy
học Toán ở Tiểu học:......................................................................................................5
III: THỰC TRẠNG TRONG DẠY HỌC PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA CÁC SỐ TỰ
NHIÊN Ở LỚP 3.........................................................................................................5
1. Thực hiện định hướng trong việc dạy bài mới và dạy thực hành luyện tập:....6
2. Một số lưu ý về phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt các nội dung về
phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3..................................................................7
3. Tăng cương phát huy những ưu điểm và kịp thời khắc phục những khó khăn,
sai lầm học sinh thường gặp khi học phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3........9
V. HIỆU QUẢ:..........................................................................................................12
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................14
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:..................................................14
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:.....................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................16



0


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trọng tâm và hạt nhân của chương trình tốn ở Tiểu học là nội dung Số
học. Trong đó phép nhân, phép chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan
trọng trong nội dung số học. Bởi vì, nhiệm vụ trọng yếu của mơn tốn Tiểu
học là hình thành cho học sinh kỹ năng tính tốn – một kỹ năng rất cần thiết
trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm
hiểu, nghiên cứu để có biện pháp dạy tốt cho học sinh bộ mơn này.
- Hiện nay chương trình sách giáo khoa mới ở Tiểu học đang được đưa vào
sử dụng trong tồn quốc. Sách giáo khoa Tốn ở Tiểu học có rất nhiều đổi mới
về cấu trúc nội dung, cách thể hiện nội dung nhằm đổi mới phương pháp dạy
học. Rất nhiều giáo viên tiểu học vẫn chưa cập nhật vấn đề này, dẫn đến việc
dạy học Toán ở Tiểu học nói chung, việc dạy nội dung phép nhân phép chia
các số tự nhiên nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới
phương pháp dạy học ở Tiểu học.
- Để dạy tốt nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên: trước hết giáo
viên cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy có khơng ít giáo viên Tiểu học khơng nắm vững bản chất
Tốn học của phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Như chúng ta đã biết:
Có kiến thức tốn học cơ bản của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về kiến
thức đối với giáo viên. Cụ thể, giáo viên Tiểu học phải: Hiểu đúng đắn các
khái niệm, định nghĩa Tốn học; có khả năng chứng minh các quy tắc, cơng
thức, tính chất Tốn học được dạy ở Tiểu học dự trên Tóan học hiện đại; có khả
năng giải bài tập tốn ở Tiểu học tốt ( thể hiện ở khả năng phân tích tìm tịi lời
giải, khả năng trình bày bài một cách logic, chặt chẽ và khai thác bài toán sau
khi giải)…

- Vì vậy giáo viên cần nắm được cấu trúc nội dung của phép nhân, phép chia
các số tự nhiên trong chương trình Tốn tiểu học, nội dung và cách thể hiện nội
dung các phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Bên cạnh đó giáo viên nắm được
1


phương pháp dạy học các nội dung này theo hướng đổi mới về phương pháp dạy
học Toán. Điều này giúp cho việc dạy học phép nhân , phép chia các số tự nhiên
đạt chất lượng cao hơn.
* Vì những lý do trên, đồng thời để nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp
vụ sư phạm cho bản thân mình, tơi đã chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh
học tốt phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo sách giáo khoa Tốn lớp
3”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo sách
giáo khoa Toán lớp 3.
2. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tìm hiểu phương pháp dạy học mơn tốn và nắm vững nội dung, chuẩn
kiến thức sách giáo khoa Toán lớp 3.
- Hiểu về nội dung cách thể hiện nội dung phép nhân, phép chia các nội
dung này theo hướng đổi mới về phương pháp dạy học Toán.
b. Phương pháp quan sát:
- Quan sát sự chú ý, tích cực học tập, khả năng ghi nhớ và giải đúng bài tập
theo từng tiết dạy phép nhân, phép chia số tự nhiên theo từng đối tượng
học sinh ở lớp.
c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tổng kết kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu và vận dụng phương
pháp dạy Toán về nhân chia theo sách giáo khoa Toán 3, đánh giá và khái

quát, kinh nghiệm qua trao đổi cùng đồng nghiệp trên nhiều đối tương học
sinh ở những lớp khác nhau.
d. Thực nghiệm giáo dục:
- Thực nghiệm điều tra: Tìm hiểu về những lỗi học sinh hay mắc phải
trong quá trình học phép nhân, phép chia số tự nhiên theo sách giáo khoa
Toán 3.
2


- Thực nghiệm tìm tịi: Tìm hiểu những vần đề dẫn đến việc học sinh
hay gặp khó khăn và những sai lầm mắc phải khi học phép nhân, chia…để
định hướng có biện pháp giúp các em học tốt hơn.
- Thực nghiệm giảng dạy: Nghiên cứu ứng dụng những biện pháp giúp
học sinh học tốt phép nhân, phép chia vào trong giảng dạy ở khối lớp 3
Trường Tiểu học An Thạnh 1 và xác định hiệu quả ứng dụng của hoạt động
dạy học toán theo đề tài.
- Thực nghiệm kiểm tra: Kiểm tra qua hoạt động học tập của học sinh,
qua các lần kiểm tra ở các tiết học và các lần kiểm tra định kì và sự nâng
lên về hiệu quả của việc sử dụng biện pháp giúp học sinh học tốt phép
nhân, phép chia…
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
- Giúp học sinh khối lớp 3 của trường Tiểu học An Thạnh 1 học tốt hơn
về phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo sách giáo khoa Toán lớp 3
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
- Chọn đề tài.
- Lập đề cương nghiên cứu.
- Đọc, thu nhập tài liệu.
- Thâm nhập thực tế, ứng dụng thực hành.
- Hoàn thành sáng kiến.


3


B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Để giúp giáo viên Tiểu học hiểu rõ hơn cơ sở của việc lựa chọn và sắp
xếp các nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên, đồng thời giúp giáo
viên biết được định hướng của việc lựa chọn và tận dụng các phương pháp
dạy học đối với các nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên tơi xin
trình bày tóm tắt các vấn đề sau:
* Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học:
1. Tri giác:
- Tri giác mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và tri giác mang tính
khơng chủ định.
- Khi tri giác, sự phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở học sinh
lớp đầu còn yếu.
- Ở đầu cấp, tri giác của trẻ thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn
của trẻ.
- Tính xúc giác thể hiện rõ khi tri giác: những gì trực quan, rực rỡ, sinh
động thường dễ gây được ấn tượng tích cực cho trẻ và được trẻ tri giác tốt
hơn.
2. Chú ý:
Chú ý có chủ định cịn yếu, chú ý khơng chủ định phát triển. Những gì
mang tính mới mẻ, rực rỡ, bất ngờ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của
học sinh.
3. Trí nhớ:
- Trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ -logic.
4



- Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế
- Học sinh khơng xác định được mục đích ghi nhớ, khơng biết tổ chức
việc ghi nhớ có ý nghĩa.
- Những thơng tin mà học sinh được tiếp xúc từ nhiều giác quan sẽ giúp
các em ghi nhớ nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
4. Tư duy:
- Tư duy cụ thể mang tính chất hình thức, dựa vào đặc điểm của đồ dùng
trực quan.
- Học sinh thường dự vào những đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng
để khái quát hoá.
- Hoạt động phân tích – tổng hợp cịn sơ đẳng, chủ yếu được tiến hành
khi tri giác trực tiếp các đối tượng trực quan.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học mơn tốn ở Tiểu học
“Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh.”
2. Yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là:
“Dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Thông qua hoạt động học tập này, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ
động trong học tập, tự trải nghiệm khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm
lĩnh kiến thức”.
3. Giới thiệu một số phương pháp dạy học thường được sử dụng
trong dạy học Toán ở Tiểu học:
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, đặc điểm các kiến
thức Toán học và phương pháp nhận thức Toán học, các phương pháp dạy
học thường được sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học gồm: phương pháp
trực quan, phương pháp thực hành – luyện tập, phương pháp gợi mở – vấn đáp,

5


phương pháp giảng giải – minh hoạ.
Bên cạnh đó, để thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Toán ở Tiểu học, hiện nay người ta chú trọng sử dụng các phương pháp dạy
học theo phương hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
(các phương pháp này gọi chung bằng thuật ngừ “phương pháp tích cực”.)
III: THỰC TRẠNG TRONG DẠY HỌC PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA
CÁC SỐ TỰ NHIÊN Ở LỚP 3
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép nhân, phép chia cho học sinh
lớp 3 ở trường Tiểu học tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Nội dung rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhẩm phép nhân, chia trong
bảng là rất quan trọng vì nó khơng chỉ giúp củng cố kiến thức mới mà cịn rất
thuận lợi cho q trình dạy nhân, chia ngồi bảng. Thiếu kỹ năng nhân nhẩm
tốt thì học sinh sẽ rất khó khăn trong việc học phép chia đặc biệt là chia ngồi
bảng (chia viết). Chính vì vậy họ cho rằng: nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của
việc dạy phép nhân, chia ở lớp 3 là giúp học sinh có kỹ năng thực hiện tốt nhân,
chia trong bảng. Phép nhân, phép chia là dạng phép tính mới, khó đối với học
sinh cho nên phải coi trọng cơng tác hình thành khái niệm phép tính, cách thực
hiện phép tính.
1. Thuận lợi:
Ở lứa tuổi học sinh lớp ba, các em rất ham tìm tịi học hỏi.
Nội dung chương trình dạy phép nhân, phép chia số tự nhiên theo sách giáo
khoa nói chung rất phong phú, vừa sức và phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em.
Học sinh đã nắm vững kiến thức, biết cách lập và thuộc bảng nhân, chia. Có
kĩ năng vận dụng làm tính, giải tốn có lời văn. Đây là cơ sở giúp các em học tốt
phép nhân chia các số tự nhiên lớp ba.
Các em í thức được tầm quan trọng của việc học phép nhân, phép chia các số
tự nhiên

2. Khó khăn:
Phép nhân, chia nhất là nhân, chia số tự nhiên có nhớ ở các lần chia rất khó
và dễ mắc sai lầm với học sinh lớp 3 khi các em mới bắt đầu làm quen với nhân
6


chia ngồi bảng và có nhớ. Vì vậy việc học ở phân mơn này có những hạn chế
nhất định.
Trong việc rèn kĩ năng nhân, chia cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên
cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên
hiệu quả dạy học đơi khi chưa cao. Có lúc nói sng nên học sinh không hiểu,
không nắm bắt được thông tin và kĩ năng vận dụng thực hành giải toán.
Một số học sinh chưa í thức học thuộc bảng nhân, bảng nên hiệu quả vận
dụng để thực hiện phép nhân, chia chưa đạt hiệu quả.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực hiện định hướng trong việc dạy bài mới và dạy thực hành
luyện tập:
Trong dạy bài mới: Giúp học sinh:
- Tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học.
- Tự chiếm lĩnh tri thức mới.
- Hướng dẫn học sinh cách thức phát hiện, chiếm lĩnh tri thức.
- Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Thực hành cách diễn đạt thông tin bằng lời nói, bằng kí hiệu.
Trong dạy bài thực hành luyện tập: Giáo viên cần tổ chức và động viên mọi
học sinh tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập.
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học và quy trình vân dụng các kiến
thức đó trong các dạng bài tập khác nhau.
- Giúp học sinh thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Chấp nhận
thực tế: có những học sinh làm ít hơn hay nhiều hơn số lượng bài tập đưa ra.

- Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
- Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập
- Tập cho học sinh thói quen khơng thoả mãn với bài làm của mình, với các
cách giải mã đã có.
Tóm lại, cần thơng qua các hoạt động thực hành, luyện tập làm cho các em
thấy học không chỉ để biết, để thuộc mà còn để làm, để vận dụng.
7


2. Một số lưu ý về phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt các nội
dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3
Qua việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học các nội dung về phép
nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, tôi thấy: Để giúp học sinh học tốt
các nội dung này, giáo viên cần lưu ý những điều sau:
2.1. Về việc dạy giai đoạn chuẩn bị:
Trước khi học phép tính mới (phép nhân, phép chia) học sinh đều có giai
đoạn chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa
kiến thức đã học và kiến thức sẽ học. Vì vậy, khi dạy học các bài học trong giai
đoạn này, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh để làm cơ sở vững
chắc cho các em học những kiến thức mới tiếp theo. Cụ thể là:
- Học sinh được học bài “Tổng của nhiều số” trước khi học bài “Phép
nhân”. ở đây học sinh được tính tổng các số hạng bằng nhau. Giáo viên phải
lưu ý để nhận ra các tổng này đều có các số hạng bằng nhau để giúp học sinh
học bài phép nhân, tính kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân (nhất là
các bảng nhân đầu tiên).
- Học sinh được học bài “Phép nhân” và các bài về Bảng nhân trước
khi học bài “Phép chia” và các bài về Bảng chia. Giáo viên lưu ý học sinh phải
thuộc bảng nhân để làm cơ sở học các bảng chia, vì các bảng chia đều được
xây dựng từ các bảng nhân tương ứng.
- Việc nhân chia trong bảng thành thạo cũng là cơ sở để học sinh học tốt

nhân, chia ngoài bảng.
2.2. Về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập
bảng nhân, bảng chia:
Kỹ thuật chung của nhân, chia trong bảng là: Học sinh thao tác trên các
tấm bìa có các chấm trịn. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan ở đây là rất quan
trọng. Tuy nhiên mức độ trực quan không giống nhau ở mỗi giai đoạn:
- Ở lớp 3 (học kỳ I): học sinh tiếp tục học các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8,
9. Lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập (các miếng bìa
với số chấm trịn như nhau), đã quen và thành thạo với cách xây dựng phép
8


nhân từ những miếng bìa đó. Hơn nữa, lên lớp 3 trình độ nhận thức của học
sinh phát triển hơn trước (khi học lớp 2) nên khi hướng dẫn học sinh lập các
bảng nhân hoặc bảng chia, giáo viên vẫn yêu cầu học sinh sử dụng các đồ dùng
học tập nhưng ở một mức độ nhất định, phải tăng dần mức độ khái quát để
kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh. Chẳng hạn:
- Giáo viên khơng cùng học sinh lập các phép tính như ở lớp 2 mà chỉ
nêu lệnh để học sinh thao tác trên tấm bìa với các chấm trịn để lập 3, 4 phép
tính trong bảng, các phép tính cịn lại học sinh phải tự lập dựa vào phép đếm
thêm hoặc dựa vào các bảng nhân đã học.VD: Khi hướng dẫn học sinh tự lập
Bảng nhân 6, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6
chấm trịn để lập các phép tính:
6x1=6
6 x 2 = 12
6 x 3 = 18
Sau đó cho học sinh nhận xét để từ 6 x 2 = 12 suy ra được 6 x 3 = 18.
Cụ thể là: Với 3 tấm bìa
Học sinh nêu: “6 được lấy 3 lần, ta có 6 x 3”
Mặt khác cũng từ 3 tấm bìa này ta thấy 6 x 3 chính là 6 x 2 + 6

Vậy 6 x 3 = 6 x 2 + 6 = 18
Bằng cách như vậy, học sinh có thể khơng dùng tấm bìa mà vẫn tự tìm
được kết quả của phép tính:
6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 24
6 x 5 = 6 x 4 + 6 … Hoặc dựa trên bảng nhân đã học:
6 x 4 = 4 x 6 = 24
6x5=5x6…
Như vậy, giáo viên cần lưu ý sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, đúng mức
để không chỉ giúp học sinh nắm được kiến thức mà còn phát triển tư duy.
2.3. Về phương pháp nhân, chia ngoài bảng:
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là làm mẫu trên các ví dụ cụ thể. Từ đó
phương pháp hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Đối với những trường
9


hợp cần lưu ý như: phép chia có chữ số 0 ở thương, ước lượng thương chưa
hết, nhớ khi nhân chưa đúng … giáo viên thường đưa ra các bài tập dưới dạng
Test để lưu ý học sinh cách làm đúng.
3. Tăng cương phát huy những ưu điểm và kịp thời khắc phục những
khó khăn, sai lầm học sinh thường gặp khi học phép nhân, phép chia các số
tự nhiên ở lớp 3.
3.1. Ưu điểm:
a) Do các bài học và bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở
lớp 3 được trình bày một cách khoa học, chính xác; cấu trúc các bài tương đối
giống nhau nên nếu nghỉ học, nhờ vào việc đọc bài và làm bài tập, học sinh có
thể tự rèn luyện kỹ năng tính cho mình.
b) Hết lớp 3 học sinh đã có những kiến, kỹ năng cơ bản nhất về phép
nhân, phép chia; tự mình có thể đặt tính và tính (nhân, chia) số có đến 5 với số
có 1 chữ số.
c) Học sinh biết vận dụng kỹ năng nhân, chia vào làm tốn: tìm thành phần

chưa biết, tìm giá trị biểu thức, giải tốn có văn…
d) Học sinh có kỹ năng tính nhanh, tính nhẩm các số trịn chục với số có
một chữ số.
3.2. Khó khăn, sai lầm:
* Học phép nhân:
Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số
khó khăn, sai lầm sau:
a) Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ 2, 3 … liên
tiếp, học sinh thường chỉ nhớ lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần tiếp
theo.
VD:

1719
x
4
4876
10


b) Trong phép nhân có nhớ nhiều hơn 1 (nhớ 2, nhớ 3 …) học sinh
thường chỉ nhớ 1.
VD:

2913
x
4
9652

=> Khắc phục: Đối với 2 lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh
bằng cách: yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) như

phép tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính.
c) Lúc đầu khi mới học nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số,
học sinh còn hay sai trong cách ghi kết quả.
26

VD:
x

3
618

=> Khắc phục: Ở đây, ta cần giải thích cho học sinh rằng: Nếu làm
như vậy thì tích có tới 62 chục, nhưng thực ra chỉ có 7 chục mà thơi. Vì:
- Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 6 đơn vị được 18 đơn vị, tức là 1 chục và
8 đơn vị, viết 8 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại (- ghi bên lề phép tính) để
thêm vào kết quả lượt nhân thứ hai – nhân hàng chục.
- Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 2 chục được 6 chục, thêm một chục đã
nhớ là 7 chục, viết 7 ở cột chục.
Giáo viên cũng có thể một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của phép tính
bằng cách: Phân tích từ số 26 = 2 chục + 6 đơn vị và hướng dẫn học sinh nhân
89 2

bình thường theo hàng ngang rồi cộng các kết quả lại.
431

8

* Học phép chia
09


a) Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có dư nên dẫn đến
6

tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiện chia số dư đó cho số chia. Cuối
3
2
1

11


cùng, tìm được thương lớn hơn số chia.
VD:

Nguyên nhân của lỗi sai này là:
- Do học sinh chưa nắm được quy tắc “số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số
chia”
- Học sinh không thuộc bảng nhân, bảng chia, kỹ năng trừ nhẩm để tìm số
dư cịn chưa tốt.
=> Để khắc phục sai lầm này:
- Khi dạy học sinh cách ước lượng thương trong phép chia, cần lưu ý cho
học sinh quy tắc trong phép chia có dư: “số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”
- Khi dạy về nhân, chia trong bảng, giáo viên cần yêu cầu học sinh phải học
thật thuộc các bảng nhân, bảng chia trước khi dạy chia viết.
- Dạy cho học sinh làm tính chia phải được tiến hành từ dễ đến khó, theo
từng bước một.
b) Một sai lầm nữa thường thấy ở học sinh khi học chia viết là: Các em
thường quên chữ số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương.
=> Nguyên nhân và cách khắc phục:
Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết “có bao nhiêu lần

chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương”. Giáo viên cũng cần lưu ý học
sinh: Chỉ duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở
số bị chia để chia, còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy
một chữ số để chia thì phải viết được một chữ số ở thương.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng lưu ý học sinh nên viết đủ phép trừ ở các lượt
chia như sau
12


VD: Hướng dẫn học sinh cách nhân khi thực hiện phép chia có dư trong mỗi
lượt chia như sau:

816 2
016 24
0

VD: 43: 5 =?
Cách 1: Đếm ngược từ 43 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia)
trong bảng nhân 5 (chia 5): 43; 42; 41; 40.
40: 5 = 8
Vậy 43: 5 = 8 (dư 3)
Cách 2: Tìm số lớn nhất (khơng vượt q 43) trong các tích (số bị chia)
của bảng nhân (chia 5) ta được 40; 40: 5 = 8. Vậy 43: 5 = 8 (dư 3).
Nhìn chung, khi học nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở
lớp 3, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức có kỹ năng nhân, chia.
Những sai lầm trên đây chỉ xảy ra với số ít học sinh ở giai đoạn đầu học về nội
dung này. Giáo viên cần lưu ý để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.
V. HIỆU QUẢ:
Sau khi đề tài được áp dụng thực hiện cho học sinh khối lớp 3 ở Trưởng
Tiểu học An Thạnh 1.Qua quan sát kết quả học tập của học sinh các tiết học

cũng như qua các lần kiểm tra định kì trong năm học vừa qua. Học sinh có phát
huy những ưu hiệu quả thiết thực hơn so với các năm học trước, những khó
khăn, sai lầm trong khi thực hiện giải tốn nhân, chia ở lớp 3 hầu như rất ít. Mục
tiêu về nội dung dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên Tốn lớp 3 đươc đảm
bảo hồn thiện và đạt kết quả cao. Hơn 95% học sinh sau khi khảo sát đều đạt
yêu cầu như:
- Học thuộc các bảng tính nhân 6, 7, 8, 9; bảng chia 6, 7, 8, 9.
- Học sinh biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường
hợp đơn giản, thường gặp về nhân, chia.
- Biết thực hiện phép nhân số có 2, 3, 4, 5 chữ số có 1 chữ số; phép chia số
có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư).
13


- Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính (hoặc khơng
có dấu ngoặc).
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép tính.
* Thơng qua việc dạy học phép nhân, phép chia ở lớp 3 giúp học sinh các
em còn phát triển một số kĩ năng như:
- Phát triển khả năng tư duy: so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu
tượng hố, khái qt hố.
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng thơng tin.
- Tập phát hiện, tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Chăm chỉ, cẩn thận, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.

14


C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CƠNG TÁC:

Qua nghiên cứu đề tài này tơi thấy: Nếu giáo viên Tiểu học nắm vững bản
chất toán học của các mạch kiến thức nói chung, của Số học nói riêng; nắm
được sự thể hiện các nội dung kiến thức đó trong sách giáo khoa thì chắc
chắn việc dạy học sẽ tốt hơn. Vì vậy có hiểu đúng, chính xác kiến thức thì giáo
viên mới truyền thụ cho học sinh kiến thức đúng được.
Bằng việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong sách giáo khoa,
giáo viên sẽ thấy được mối liên hệ giữa các bài học. Từ đó chú ý huy động
kiến thức học sinh đã có để học bài mới, đồng thời trang bị cho học sinh những
lượng kiến thức cần thiết để làm cơ sở học các bài tiếp theo.
Việc nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh, các phương pháp dạy học
phép nhân, phép chia các số tự nhiên; định hướng đổi mới phương pháp dạy
học sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học đúng, hiệu
quả và phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Đề tài mang tính thực tiễn trong dạy học, việc tìm hiểu nội dung, phương
pháp dạy học tốn nói chung, nội dung phương pháp dạy học phép nhân, phép
chia số tự nhiên nói riêng là rất cần thiết.
- Đề tài được áp dụng vào giảng dạy phép nhân, phép chia các số tự nhiên
theo sách giáo khoa cho học sinh khối lớp 3 Trường Tiểu học An Thạnh 1 trong
năm học 2011- 2012 đạt hiệu quả.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Sau khi nghiên cứu đề tài về biện pháp dạy tốt phép nhân và phép chia số tự
nhiên theo sách giáo khoa Toán lớp 3 trao đổi họp tổ khối và đem vào áp dụng
giảng dạy trong năm học vừa qua bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm
như sau:
+ Các giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy học nội
dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên; nắm được chương trình, định
hướng chung về phương pháp dạy học các nội dung này. Vì vậy:
15



+ Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan (nhất là trong giai đoạn đầu),
giảng giải – minh hoạ, gợi mở – vấn đáp khi hình thành khái niệm phép tính;
khi thành lập các bảng tính; hướng dẫn học sinh làm bài tập để định hướng
cho học sinh làm bài.
+ Giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp Thực hành luyện tập
trong quá trình rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia các số tự
nhiên cho học sinh. Điều này rất thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh: giáo
viên khơng phải giảng nhiều, cịn học sinh có điều kiện tự rèn luyện kỹ năng
cho mình.
+ Giáo viên bám sát và theo dõi từng bước thực hiện tính của học sinh, có
biện pháp sửa sai kịp thời.
+ Giáo viên có những điều chỉnh, phân tích kỹ, mở ra các hướng mới
đối với bài tập rèn luyện kỹ năng tính đưa ra trong sách giáo khoa (chẳng hạn
dạy qua các trị chơi). Trong q trình giảng dạy biết lựa chọn bài tập hợp lý
tuỳ theo đối tượng học sinh.

Xét duyệt của Hội đồng trường

An Thạnh, ngày 29 tháng 3

năm 2012
Xếp loại:…….

Người viết

CTHĐ

16



17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán lớp 3- Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt,
Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương
Thụy. NXB Giáo dục NXB GD. H.2011.
2. Sách giáo viên Tốn 3 - Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đỗ
Trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy.
NXB Giáo dục, H.,2004
3. Vở Bài tập Tốn 3- Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đỗ
Trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy.
NXB Giáo dục, H.,2005
4. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
NXB Giáo duc, H., 2009
5. Phương pháp dạy học mơn Tốn ở Tiểu học- Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình
hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung. Nxb Giáo duc, H., 2001.
6. Giáo trình Tâm lí học Tiểu học- PGS.TS Bùi Văn Huệ- NXB Giáo dục,
H.,2001
7. Ôn tập- Kiểm tra đánh giá Toán 3 ( Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)- Đỗ
Trung Hiệu, Vũ Văn Dương, Hoàng Lê Mai. NXB Giáo dục Việt Nam.

18



×