Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề thi luật kinh tế|Các loại chủ thể kinh doanh|

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.76 KB, 8 trang )

Câu 1: Những khẳng định sau đây Đúng hay Sai? Giải thích tại sao?
1. Mọi cổ đơng trong cơng ty cổ phần đều có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác.
2. Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật
của Doanh nghiệp tư nhân
Câu 2: Bằng những kiến thức pháp lý đã học, Anh (chị) hãy làm rõ:
1. Các loại chủ thể kinh doanh. Cho ví dụ
2. So sánh giữa Cơng ty TNHH 1 thành viên và Doanh nghiệp tư nhân
3. Tại sao nói cơng ty TNHH vừa có tính đối nhân lại vừa có tính đối
vốn
Câu 1:
Khẳng định thứ nhất: “Mọi cổ đơng trong cơng ty cổ phần đều
có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác” là
sai. Lý do vì:
Khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 quy định:
“Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông
sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và
chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập
nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.”
“Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ cơng ty có quy định
hạn chế chuyển nhượng cổ phần.”
Khẳng định thứ hai: “Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân là người
đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân” là sai. Lý do vì:
Khoản 2 điều 190 luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chủ
doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư



nhân.” Vì vậy, dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thuê giám đốc nhưng
chính chủ doanh nghiệp vẫn phải là người đại diện theo pháp luật.
Câu 2:
1. Căn cứ vào vị trí, vai trị và mức độ tham gia vào các quan hệ
luật kinh tế thì có các chủ thể sau:
 Hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh do một cá nhân là cơng dân Việt Nam, hoặc do
một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Đối với hộ kinh
doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết
định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh do
một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh
doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết
định. Ví dụ: Kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Gia Đình Lan chuyên nhập
các sản phẩm từ gỗ như sập, tủ chè để bày bán tại cửa hàng gia đình
mình.
 Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (Cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên)
Điều 74 luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không
được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty
cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát
hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Điều 46 luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến

50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm


vi số vốn đã góp. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành
công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan. Ví dụ: Cơng ty TNHH Thương mại
và Du lịch Đông Doanh được thành lập bởi Đông và Doanh, cả hai
đều không phải là công chức, cán bộ làm trong nhà nước, không
thuộc các trường hợp quy định cấm thành lập và quản lý công ty.
 Công ty cổ phần.
Điều 111 luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Vốn điều lệ
trong công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là 3.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp. Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và
các loại chứng khốn khác của cơng ty. Ví dụ: cơng ty cổ phần y
dược phẩm vimedimex
 Hợp tác xã.
Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và được
điều hành bởi một nhóm các cá nhân vì lợi ích chung của họ. Hợp tác
xã được Liên minh quốc tế hợp tác xã định nghĩa là “một hiệp hội tự
trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung
của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thơng qua các doanh
nghiệp đồng sở hữu và kiểm sốt dân chủ”. Ví dụ: Hợp tác xã tại
thơn Đường, xóm Mê Linh, huyện Mê Linh
 Doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 88 và điều 90 luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Doanh
nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức cơng ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; và Doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Hình thức tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới theo một


trong hai mơ hình: Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
Ban kiểm soát; Hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Ban kiểm sốt. Ví dụ: Công ty CP Giống cây trồng Trung ương
Vinaseed
 Doanh nghiệp nước ngoài.
Luật Thương mại 2005 quy định: “Thương nhân nước ngoài là
thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngồi cơng nhận”.
Điều 6, Luật Thương mại 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
 Doanh nghiệp tư nhân.
Điều 188 luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Doanh nghiệp
tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh
nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là
chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong cơng ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân

nước uống tinh khiết Sài Gịn Sapuwa
 Cơng ty hợp danh.
Điều 177 luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: Phải có ít nhất
02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung . Ngoài các thành viên hợp danh, cơng ty
có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá
nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa
vụ của cơng ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã
cam kết góp.Cơng ty hợp danh khơng được phát hành bất kỳ loại


chứng khốn nào. Ví dụ: ABC là cơng ty hợp danh do A,B và C thành
lập trong đó A, B đồng chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty, C là thành viên góp vốn.
 Tổ hợp tác.
Theo Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Tổ hợp tác
được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Hợp đồng hợp tác là sự
thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài
sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và
cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn
bản. Ví dụ: Tổ hợp tác nuôi cá tại Lâm Đồng
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp
tư nhân:
 Điểm tương đồng:
+ Đều thuộc sở hữu của 1 tổ chức hoặc cá nhân.
+ Không được phát hành cổ phiếu.
+ Sự tồn tại và phát triển của công ty phụ thuộc vào năng lực và tài
chính của chủ sở hữu cơng ty.
+ Nếu chủ sở hữu khơng muốn quản lý thì có thể th người quản lý

 Điểm khác biệt:

Cơng ty TNHH 1 thành viên

Doanh nghiệp tư nhân

Khái

Là doanh nghiệp do một tổ Là doanh nghiệp do một

niệm

chức hoặc một cá nhân làm cá nhân làm chủ và tự
chủ sở hữu, chịu trách nhiệm chịu

trách

nhiệm

bằng

về các khoản nợ và nghĩa vụ tồn bộ tài sản của mình
tài sản khác của cơng ty trong về mọi hoạt động của
phạm vi số vốn điều lệ.

doanh nghiệp.
- Mỗi cá nhân chỉ được
quyền

thành


lập

một

DNTN.
- Chủ DNTN không được


đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên công ty
hợp danh.
- DNTN khơng được quyền
góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn
góp trong cơng ty hợp
danh, cơng ty TNHH hoặc
công ty cổ phần.

Vốn

- Công ty TNHH một thành - Chủ DNTN có quyền tăng

góp

viên được quyền thay đổi vốn hoặc giảm vốn đầu tư của
điều lệ.

mình tùy vào hoạt động


- Tài sản của chủ sở hữu và tài kinh

doanh

của

doanh

sản của công ty TNHH một nghiệp.
thành viên tách biệt.

- Không tách biệt tài sản
của chủ DNTN với tài sản
của DNTN.

Trách

Chịu trách nhiệm hữu hạn Chịu trách nhiệm vô hạn.

nhiệm

trong phạm vi vốn góp của
chủ sở hữu với cơng ty TNHH
một thành viên.



Có tư cách pháp nhân kể từ Khơng có tư cách pháp

cách


ngày được cấp Giấy chứng nhân

pháp

nhận đăng ký doanh nghiệp.

nhân
Cơ cấu - Chủ tịch công ty, Giám đốc Chủ sở hữu tự quản lý
tổ

hoặc Tổng giám đốc và Kiểm hoặc thuê người quản lý.

chức

soát viên;
- Hội đồng thành viên, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc và


Kiểm sốt viên.

3. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn vừa có tính đối nhân lại vừa có
tính đối vốn.
Cơng ty đối nhân là những công ty được thành lập dựa trên sự
liên kết chặt chẽ bởi chế độ tin cậy về nhân thân của các thành viên
tham gia, góp vốn chỉ là yếu tố thứ yếu trong đó. Chính sự tin cậy, tín
nhiệm giữa các thành viên là cơ sở hình thành và tồn tại của cơng ty.
Nói cơng ty trách nhiệm hữu hạn có tính đối nhân vì (chủ yếu là công
ty trách nhiệm hai thành viên trở lên) vì:

Cơng ty đối vốn là những cơng ty chỉ quan tâm đến phần vốn
góp mà khơng cần quan tâm đến nhân thân người góp vốn. Do việc
thành lập chỉ quan tâm đến vốn góp nên thành viên cơng ty thường
rất đông, những người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể
tham gia vào cơng ty đối vốn. Nói cơng ty trách nhiệm hữu hạn có
tính đối vốn vì:
Cơng ty TNHH là loại hình trung gian giữa cơng ty đối nhân và
cơng ty đối vốn, nó vừa có tính đối nhân, vừa có tính đối vốn. Các
thành viên quen biết nhau, việc thành lập, quản lý công ty đơn giản
hơn cơng ty cổ phần do đó dễ nhầm lẫn với công ty đối nhân.
Vốn điều lệ của công ty được chia thành từng phần, mỗi thành viên
có thể góp nhiều, ít khác nhau và buộc phải góp đủ khi cơng ty thành
lập, cơng ty bảo tồn vốn ban đầu. Ngun tắc này thể hiện rõ trong
q trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận. Trong điều lệ
của công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Phần vốn góp khơng thể hiện
dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra bên ngồi.
Trong q trình hoạt động không được phép công khai huy động vốn
trong công chúng.
Như vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh
nghiệp vừa mang tính đối vốn, vừa mang tính đối nhân. Vốn góp
khơng phải là cơ sở duy nhất liên kết giữa các thành viên công ty


trách nhiệm hữu hạn mà họ còn bởi mối quan hệ thân quen, vì thành
viên trong Cơng ty thường là những người đã quen biết nhau, tin
tưởng lẫn nhau, cùng nhau góp vốn thành lập cơng ty.




×