Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 58 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: VẼ KỸ THUẬT
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo
và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



LỜI GIỚI THIỆU
Vẽ kỹ thuật là một trong những kỹ năng cơ bản cần thiết đối với người thiết
kế trang phục, đặc biệt là công việc thiết kế rập.
Vẽ kỹ thuật ngành may là tài liệu cung cấp cho người học nghề Thiết kế thời
trang những kiến thức cơ bản về đường nét, tỷ lệ, quy cách bản vẽ,…Từ đó,
người học vẽ được mặt cắt các đường may cơ bản, bản vẽ mô tả sản phẩm may
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho cơng tác giảng


dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên, HSSV Trường Cao đẳng Nghề Đồng
Tháp.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác tại Công ty Cổ phần may
Hữu Nghị - Xí nghiệp May 6 đã giúp đỡ chúng tơi hồn thành giáo trình này.
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Biên soạn
KS Đàm Thị Thanh Dân

1


MỤC LỤC


TRANG

Lời giới thiệu

1

Mục lục

2

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học

6

Mục tiêu của mơn học


6

Chương 1: Những nguyên tắc trình bày bản vẽ kỹ thuật

7

Giới thiệu

7

Mục tiêu

7

1. Vật liệu vẽ

7

1.1 Giấy vẽ

7

1.2. Bút chì

7

1.3. Vật liệu khác

8


2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng

8

2.1. Ván vẽ

8

2.2. Thước tê (T)

8

2.3. Êke

9

2.4. Hộp Compa

9

2.4.1. Bút kẻ mực (ít dùng)

9

2.4.2. Compa quay vịng trịn

10

2.4.3. Compa quay vịng bé


10

2.4.4. Compa đo

10
2


2.5. Thước cong

11

3. Khổ giấy

12

3.1. Các loại khổ giấy

12

3.2. Kích thước và ký hiệu

12

4. Khung vẽ

13

5. Khung tên


14

6. Tỷ lệ

14

6.1. Khái niệm

14

6.2. Các loại tỷ lệ

15

6.3. Các loại tỷ lệ thường dùng trong bản vẽ thiết kế trang phục

15

7. Đường nét

15

7.1. Nét liền đậm

15

7.2. Nét liền mảnh

16


7.3. Nét lượn sóng

16

7.4. Nét đứt (đậm, mảnh)

16

7.4. Nét đứt (đậm, mảnh)

16

7.5. Gạch chấm mảnh

16

8. Chữ viết

17

8.1. Khổ chữ

17

8.2. Kiểu chữ

17

* Phụ lục chương


19

Chương 2: Vẽ hình học
Giới thiệu

21
21
3


Mục tiêu

21

1. Dựng đường thẳng song song

21

2. Dựng đường thẳng vng góc

22

3. Chia đều một đoạn thẳng

24

3.1. Chia đơi một đoạn thẳng

24


3.2. Chia đều một đoạn thẳng thành n phần bằng nhau

25

4. Chia đều đường tròn

25

4.1.Chia đường tròn ra 3 hay 6 phần bằng nhau

25

4.2. Chia đường tròn làm 4 và 8 phần

26

4.3. Chia đường tròn ra 5 phần

27

2.5. Vẽ nối tiếp

28

Chương 3: Bản vẽ sản phẩm ngành may

30

Giới thiệu


30

Mục tiêu

30

1. Ký hiệu, mặt cắt một số đường may cơ bản

30

1.1. Các đường may can

30

1.1.1. Can rẽ

30

1.1.2. Can rẽ diễu đè hai đường

32

1.1.3. Can kê mí

33

1.2. Các đường may lộn

34


1.2.1. Đường may lộn xỏa (may lộn một đường chỉ)

34

1.2.2. May lộn kín (lộn 2 đường)

34

1.2.3. May lộn viền

36
4


1.3. Các đường may can cuốn

36

1.3.1. May can cuốn một đường

36

1.3.2. May cuốn đè một đường chỉ (can cuốn trái)

37

1.3.3. Can cuốn phải

38


1.4. Các đường may viền

40

1.4.1. Viền gấp xỏa

40

1.4.2. Viền gấp mép (viền cuốn kín )

41

1.4.3. Viền bọc mép (viền bọc kín)

44

1.4.4. Viền cuốn mép (viền vẽ)

46

1.5. Các kiểu xếp pli và chiết pen

47

1.5.1. Các kiểu xếp li

47

1.5.2. Chiết (pince)


48

2. Bản vẽ sản phẩm ngành may

49

2.1. Thực hành vẽ mô tả Áo sơ mi nam

51

2.2. Thực hành vẽ mô tả Áo đầm

51

2.3. Thực hành vẽ mô tả Áo Veston nữ

52

2.4. Thực hành vẽ mô tả Áo Jacket

52

Tài liệu tham khảo

54

5


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC


Tên mơn học: Vẽ kỹ thuật
Mã mơn học: MH09
Vị trí, tính chất, ý nghĩa:
- Vị trí: M«n Vẽ kỹ thuật là môn học lý thuyết cơ sở trong ch-ơng trình các môn
học, mô đun đào tạo bắt bc nghỊ May vµ thiÕt kÕ thêi trang.
- Tính chất: Môn Vẽ kỹ thuật là môn học lý thuyết kết hợp với làm bài tập thực
hành Vẽ kỹ thuật.
Mc tiờu ca mụn hc/mụ un:
- V kin thc:
+ Trình bày bản vẽ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, sử dụng đúng đ-ờng nét vẽ
trong bản vẽ kỹ thuật ngành may.
+ Nhận biết đ-ợc các đ-ờng may cơ bản thông qua bản vẽ mặt cắt của
đ-ờng may.
- V k nng: Vẽ hoàn chỉnh hình dáng sản phẩm và vẽ biểu diễn kết cấu
(mặt cắt) một số đ-ờng liên kết và cụm chi tiết cơ bản của áo sơ mi, quần âu, áo
Jacket.
- V năng lực tự chủ và trách nhiệm: RÌn lun tÝnh cẩn thận, tỉ mỉ, chính
xác khi thực hiện bản vẽ kü thuËt.
Nội dung của môn học/mô đun:

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG NGUYÊN TẮC TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
Mã chương: MH09-01
Giới thiệu:
Chương này hướng dẫn cho người học những loại vật liệu, dụng cụ, những
nguyên tắc về cách trình bày bản vẽ trong vẽ kỹ thuật nói chung và vẽ kỹ thuật

chun ngành may nói riêng.
Mơc tiªu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những nguyên tắc về đường nét, chữ viết và cách ghi kích
thước trong bản vẽ kỹ thuật;
- Kỹ năng:
+ Nhận biết được các loại vật liệu, dụng cụ vẽ kỹ thuật;
+ Phân loại được khổ giấy, tỷ lệ dùng trong vẽ kỹ thuật,
+ Vẽ được khung vẽ, khung tên đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Vẽ các nét vẽ cơ bản đúng qui cách;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Xác định được nguyên nhân và phương pháp khắc phục các sai hỏng khi trình
bày một bản vẽ kỹ thuật.
1. Vật liệu vẽ
Vật liệu để vẽ gồm có: giấy vẽ, bút chì đen, mực đen và một số vật liệu khác.
1.1 Giấy vẽ
Giấy để lặp các bản vẽ kỹ thuật là loại giấy Croky mặt phải nhẵn, mặt trái
ráp. Khi vẽ chì hay vẽ mực đều dùng mặt phải.
Ngồi ra cịn có giấy kẻ ly dùng để vẽ phác và giấy bóng mờ dùng để can
các bản vẽ.
Trong ngành may, khi thiết kế rập người ta hay sử dụng giấy Croky (loại
dày) khổ A0. Khi thực hiện các bản vẽ thuộc Bộ tài liệu kỹ thuật, người ta sử
dụng giấy khổ A4.
1.2. Bút chì
Bút chì đen dùng để vẽ có hai loại:
7


 Loại cứng ký hiệu là H
 Loại mềm ký hiệu là B

Với mỗi chữ ấy có kèm theo chữ số chỉ độ cứng và độ mềm khác nhau ứng
với hệ số của các chữ số càng lớn thì độ cứng hoặc độ nềm càng tăng. Ví dụ:
 Bút chì cứng có ký hiệu là: H, 2H, 3H... (độ cứng tăng).
 Bút chì mềm có ký hiệu là: B, 2B, 3B...(độ mềm tăng).
 Bút chì có độ mềm cứng trung bình (vừa) có ký hiệu là HB.
Trong kỹ thuật người ta thường dùng loại bút chì cứng có ký hiệu là H, 2H,
3H để vẽ nét mảnh và dùng chì B, 2B để vẽ nét đậm hoặc viết chữ.
Bút chì được vót nhọn hay được vót theo hình lưỡi đục.
Ngồi loại chì cây ta cịn có thể sử dụng bút chì min và loại bút cỡ 0,5mm,
0,7mm, 0,9mm...
1.3. Vật liệu khác
Vật liệu khác gồm có: tẩy dùng để tẩy chì hay tẩy mực, có thể dùng lưỡi dao
sắc để cạo vết bẩn trên bản vẽ; giấy ráp dùng để mài nhọn bút chì; đinh mũ hoặc
băng dính dùng để ghim giấy lên bản vẽ.
2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng
Dụng cụ vẽ gồm có: Ván vẽ, thước tê (T), Êke, hộp compa, thước cong...
2.1. Ván vẽ
Ván vẽ làm bằng gỗ mềm, phẳng nhẵn, hai bên của ván có nẹp gỗ cứng để
ván không bị vênh và để trượt thước tê. Kích thước của ván vẽ được lấy theo
bản vẽ.
2.2. Thước tê (T)
Gồm có thân ngang mỏng và đầu tê. Đầu tê cố định hay xoay được trên
thanh ngang, mép trượt của đầu tê thẳng góc với mép trượt trên thanh ngang.
Khi vạch các đường ngang, mép trượt của đầu tê trượt theo mép biên trái của
ván vẽ. Có thể điều chỉnh góc của đầu tê với thanh ngang bằng cách vặn đai ốc
đầu tê về đường nghiên song bất kỳ.

8



Hình 1.1: Thước T
2.3. Êke
Êke có hình tam giác vng làm bằng nhựa hay gỗ mềm. Êke có nhiều cỡ to
nhỏ khác nhau. Người ta dùng một bộ êke cỡ trung bình có hai chiếc, một chiếc
có góc 450 cịn chiếc kia có góc 900.

Hình 1.2: Ê ke
Êke phối hợp với thước tê dùng để vạch các đường thẳng đứng, các đường
xiên góc 600, 300...
Có thể vạch các đường xiên góc song song tuỳ ý bằng cách trượt êke này
theo cạnh êke kia. Kiểm tra góc vng của êke bằng cách lật êke.
Trong ngành may, ê ke được dùng để dựng khung thiết kế các chi tiết, kẻ
khổ sơ đồ,…
2.4. Hộp Compa
Hộp compa thường dùng có các dụng cụ sau: compa quay trịn, compa đo,
bút kẻ mực, đầu chì, đầu mực,...
2.4.1. Bút kẻ mực (ít dùng)
Bút kẻ mực là loại bút chuyên dùng để tô mực các đường thẳng hay đường
cong của bản vẽ. Ta có thể điều chỉnh đường dầy của nét vẽ bằng cách vặn ốc điều
chỉnh ở đầu bút.
9


Khi dùng bút cần chú ý:
- Không nhúng trực tiếp đầu bút kẻ mực vào bình mực để lấy mực mà nên
dùng bút sắt để lấy mực, rồi cho mực vào giữa hai mép của bút kẻ mực. Nên
luôn luôn giữ độ cao của mực ở trong bút vào khoảng 6 – 8 mm.
- Khi vạch các nét cần giữ hai mép của đầu bút kẻ mực chạm vào mặt giấy,
cán bút hơi nghiêng theo hướng đi của ngòi bút.
- Sau khi dùng xong phải lau sạch bút bằng giấy mềm. Khi cắm bút vào hộp,

hai mép của đầu bút cần mở cách xa nhau.
2.4.2. Compa quay vòng tròn
Com pa loại thường dùng để quay các vịng trịn có đường kính lớn hơn
12mm. Khi quay những vịng trịn có đường kính lớn hơn 150mm thì lắp thêm
cần nối. Khi quay vịng trịn cần chú ý:
- Đầu kim và đầu chì (hay đầu mực) giữ cho thẳng góc với mặt giấy.
- Khi quay nhiều vòng tròn đồng tâm nên dùng đầu kim ngắn có ngấn để
kim khơng bị ấn sâu vào gỗ làm cho lỗ kim to ra, nét vẽ mất chính xác.
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay trái cầm đầu núm compa, quay compa một
cách đều đặn và một cách liên tục theo một chiều.
2.4.3. Compa quay vòng bé
Loại compa này dùng để quay các vịng trịn có đường kính từ 0,6 đến 12
mm. Khi quay ta dùng ngón tay cái, trỏ và giữa, ngón tay trỏ ấn nhẹ trục mang
đầu kim và giữ cho kim thẳng góc với mặt giấy, ngón tay cái và ngón tay giữa
giữ quay đều cần mang đầu chì hay đầu mực.
2.4.4. Compa đo
Compa đo dùng để lấy độ dài đoạn thẳng. Khi vẽ ta so hai đầu kim
của compa đo đúng với hai mút của đoạn thẳng cần lấy hoặc hai vạch của
thước kẻ ly rồi đưa đoạn đó lên giấy vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim
xuống mặt giấy.

10


Compa đo

Compa vẽ
Hình 1.3: Com pa

2.5. Thước cong

Thước cong dùng để vẽ các đường cong có bán kính cong thay đổi như các
đường parabol, hypebol...

Hình 1.4: Thước cong
Khi vẽ đường cong trước hết phải xác định một số điểm thuộc đường cong
rồi nối chúng lại bằng tay, sau đó chọn trên thước cong một cung sao cho cung
đó đi qua một số điểm (khơng ít hơn 3 điểm) của đường cong phải vẽ. Khi tô
đậm, không nên vạch qua tất cả các điểm đó, mà nên chừa ra một đoạn nhỏ của
cung để làm đoạn chuyển tiếp cho lần vẽ sau, có như vậy đường cong vẽ ra mới
khơng có chỗ gãy.

11


Thước cong là một dụng cụ không thể thiếu của người thiết kế rập. Thước
cong giúp chúng ta vẽ các vị trí như vịng cổ, vịng nách, cửa quần,…được chính
xác và đảm bảo tính thẩm mỹ của rập.
3. Khổ giấy
Tiêu chuẩn Việt Nam 2.74 quy định khổ giấy của các bản vẽ và những tài
liệu kỹ thuật khác của tất cả các ngành công nghiệp và sử dụng.
Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngồi của bản vẽ.
3.1. Các loại khổ giấy
Khổ giấy bao gồm: khổ chính và các khổ phụ.
Khổ giấy chính là khổ giấy có kích thước 1189mm x 841mm, với diện tích
bằng 1m2 và các khổ khác được chia ra từ khổ giấy này.
Khổ giấy phụ là khổ giấy được dùng khi phải vẽ các bản vẽ xây dựng kích
thước bằng bội số khổ 11.
3.2. Kích thước và ký hiệu
Ký hiệu và kích thước của các khổ giấy theo bảng sau:
Ký hiệu khổ giấy

44
24
22
12
11
Kích thước các cạch khổ
1189x841 594x841 594x420 297x420 297x210
giấy tính bằng mm
Ký hiệu tương ứng các
khổ giấy sử dụng theo
A0
A1
A2
A3
A4
TCVN 193-66

Hình 1.5: Kích thước các loại khổ giấy
12


Ngồi những khổ giấy chính cịn cho phép dùng khổ giấy phụ, các khổ giấy
này được quy định theo TCVN 2.74.
Sai lệch cho phép đối với kích thước cạnh khổ giấy là 50mm.
* Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy
Ký hiệu của mỗi khổ chính gồm 2 chữ số, trong đó chữ số thứ nhất là
thương của kích thước một cạnh của khổ giấy (tính bằng mm) chia cho 297, chữ
số thứ 2 là thương của kích thước cạnh cịn lại của khổ giấy chia cho 210.
Tích của 2 chữ số ký hiệu là một số lượng khổ 11 chứa trong khổ giấy đó.
Ví dụ: Khổ 24 gồm có: 2 x 4 = 8 lần khổ 11.

4. Khung vẽ
Mỗi bản vẽ đều phải có khung vẽ và khung tên riêng.
Nội dung và kích thước của chúng được quy định trong tiêu chuẩn (hệ thống
quản lý vẽ) TCVN 222.5.
Trong bản vẽ kỹ thuật, khung vẽ được thể hiện như sau:
 Khung bản vẽ được vẽ bằng nét cơ bản (nét liền đậm).
 Khung vẽ cách mép các khổ giấy 5mm.
 Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách
mép trái của khổ giấy một khoảng 25mm.
 Có 2 loại khung vẽ, gồm khung vẽ ngang và khung vẽ dọc.

Khổ ngang

Khổ dọc
13


5. Khung tên
Mỗi bản vẽ kỹ thuật đều phải có khung tên riêng, được vẽ bằng nét liền đậm.
Khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và được đặt ở góc
phải phía dưới bản vẽ. Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản
vẽ. Nhiều bản vẽ có thể vẽ chung trên một tờ giấy, song mỗi bản vẽ phải có khung
bản vẽ và khung tên riêng. Khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ
trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó.
Nội dung khung tên của bản vẽ dùng trong nhà trường như sau:

Hình 1.6: Kích thước của khung tên
Ý nghĩa từng nội dung
(1): Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết.
(2): Vật liệu của chi tiết.

(3): Tỷ lệ.
(4): Ký hiệu của bản vẽ.
(5): Họ và tên người vẽ.
(6): Ngày vẽ.
(7): Chữ ký người kiểm tra.
(8): Ngày kiểm tra.
(9): Tên trường, tên khoa, lớp.
6. Tỷ lệ
6.1.Khái niệm
Tỷ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật
tương ứng đo được trên vật thể.
14


Tùy theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta chọn tỷ lệ cho bản vẽ cho
phù hợp.
Khi ghi kích thước trên hình vẽ khơng ghi kích thước theo tỷ lệ mà ghi kích
thước thật của vật thể hay sản phẩm.
6.2. Các loại tỷ lệ
Tiêu chuẩn tài liệu thiết kế TCVN 3 - 74 quy định các tỷ lệ sau:
Tỷ lệ thu nhỏ

1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:15; 1:20; 1:25; 1:40; 1:50; 1:75; 1:100

Tỷ lệ nguyên

1:1

Tỷ lệ phóng to 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; 20:1; 40:1; 50:1; 100:1
6.3. Các loại tỷ lệ thường dùng trong bản vẽ thiết kế trang phục

Trong bản vẽ y phục ta thường dùng tỷ lệ: 1:1; 1:2; 1:5; 2:1; 4:1; 5:1
7. Đường nét
Trên các bản vẽ kỹ thuật, hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi các
đường có tính chất khác nhau như đường bao thấy, đường cao khuất, đường
trục, đường gióng...
Để biểu diễn vật thể, hình dáng của sản phẩm trên bản vẽ thiết kế y phục ta
có thể dùng các loại nét có hình dạng và kích thước khác nhau cụ thể.
Cách vẽ các đường nét theo quy định như sau:
 Tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp hoặc tùy theo khuôn khổ bản vẽ mà
chọn bề rộng của nét cơ bản b = 0,6mm – 1,5mm.
 Bề rộng của các nét khác trong cùng bản vẽ đựơc xác định theo bề rộng
của nét cơ bản đó.
 Nét kẻ khung bản vẽ, khung tên, bảng kê và các bảng khác là nét có bề
rộng bằng b/3 ÷ b.
 Bề rộng của các loại mép cần thống nhất đối với tất cả các hình biểu diễn
trong cùng một bản vẽ có cùng một tỷ lệ. Chiều dài của từng đoạn gạch và
khoảng cách giữa chúng trong các nét đứt, nét chấm gạch phụ thuộc vào độ lớn
của hình biểu diễn và cần vẽ thống nhất trong cùng bản vẽ.
7.1. Nét liền đậm
Là nét cơ bản, có bề rộng nét bằng b, được dùng để biểu diễn đường bao thấy,
cạnh thấy.
15


7.2. Nét liền mảnh
Nét liền mảnh là nét có bề rộng bằng b/2, dùng để biểu diễn đường kích
thước, đường gióng, đường gạch mặt cắt.
7.3. Nét lượn sóng
Có bề rộng nét bằng b/2, dùng biểu diễn mặt cắt lìa. Trong ngành may, nét
lượn sóng dùng để diễn tả độ rũ của vải.

7.4. Nét đứt (đậm, mảnh)
Bề rộng nét đứt đậm là b, nét đứt mảnh là b/2, dùng để biểu diễn đường bao
khuất. trong ngành may, nét đứt được dùng để biểu diễn đường may.
7.5. Gạch chấm mảnh
Có bề rộng nét là b/2, dùng để biểu diễn đường trục, đường tâm.
Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm
của hai đoạn gạch của nét chấm gạch; các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau
bằng các gạch.

Bảng tóm tắt các nét vẽ:
TT

Tên nét vẽ

Cách vẽ

Chiều
rộng nét

Ứng dụng

1

Nét liền đậm

b

Đường bao thấy

2


Nét liền mảnh

b/2

Đường gióng, đường
kích thước, đường
mặt cắt

3

Nét chấm gạch
mảnh

b/2

Đường trục, đường
tâm

4

Nét lượn sóng

b/2

Đường cắt lìa

5

Nét đứt


b/2

Đường bao khuất
16


6

Nét chấm gạch
đậm

b

Đường bao phần tử
trước mặt cắt

7

Nét hai chấm
gạch

b/2

Đường bao phần lân
cận, vị trí giới hạn

8. Chữ viết
Trên bản vẽ kỹ thuật ngồi hình vẽ cịn có những con số kích thước, những
ký hiệu bằng chữ, những ghi chú, những yêu cầu kỹ thuật... Chữ và chữ số ghi

trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng thống nhất, dễ đọc và khơng gây ra nhầm lẫn.
Hình dạng và kích thước của chữ và chữ số viết bằng tay theo quy định
TCVN 6-74.
8.1. Khổ chữ
Khổ chữ là giá trị được xác định bằng chiều cao chữ in hoa tính theo mm.
Thường sử dụng các loại khổ chữ sau: 14; 10; 7; 5; 3,5; 3; 2,5; (khơng dùng kích
thước nhỏ hơn 2,5mm hoặc lớn hơn 14mm) ký hiệu là h.
8.2. Kiểu chữ
Các chữ, chữ số được viết theo TCVN 6- 85 với hai kiểu chữ: Kiểu chữ B
đứng và kiểu chữ B nghiêng. Dưới đây xin giới thiệu kiểu chữ B nghiêng:

* Phương pháp viết kiểu chữ B nghiêng
 Kẻ mờ các dòng để xác định chiều cao của chữ và chữ số.
 Dùng compa để xác định chiều rộng của chữ và chữ số.
 Dùng êke trượt trên nhau để kẻ đường nghiêng 75 độ.
 Dùng bút chì để tơ chữ.
Đối với các chữ có khổ bé như: 5; 3,5 ; 2,5 thì viết bằng tay và ước lượng
các kích thước bằng mắt. Đối với các chữ có khổ lớn thì có thể kẻ bằng thước và
dùng compa để đo kích thước của chữ.
17


Các kích thước quy định

Kí hiệu

Kích thước
so với h

Chiều cao chữ hoa


h

10/10h

Chiều cao chữ thường

c

7/10h

Chiều rộng chữ hoa

G

6/10h

Chiều rộng chữ thường

g

5/10h

Chiều cao đầu chữ thường (k, t, d, f, b,…)

k

3/10h

Chiều cao chân chữ thường (g, p, q, y, …)


k

3/10h

Khoảng cách giữa các chữ

a

2/10h

Khoảng cách giữa các từ

e

6/10h

Chiều rộng nét chữ

d

1/10h

Bảng: ký hiệu và kích thước chữ viết dùng trong vẽ kỹ thuật
Câu hỏi ơn tập
Câu 1: Trình bày các dụng cụ vẽ kỹ thuật và cách sử dụng?
Câu 2: Trình bày ký hiệu và kích thước các loại khổ giấy?
Câu 3: Trình bày ký hiệu và cơng dụng của các loại đường nét?
Câu 4: Thực hành vẽ khung vẽ, khung tên trên giấy khổ dọc, giấy khổ ngang.
Hướng dẫn thực hiện Câu 4:

- Xác định kích thước khung vẽ: cách mép trái 2,5 chun mơn, các cạnh
cịn lại cách mép đều 0,5 chuyên môn.
- Dùng nét mảnh vẽ đường bao khung vẽ theo kích thước đã xác định.
- Xác định vị trí của khung tên: nằm góc dưới bên phải của khung vẽ.
- Xác định kích thước của khung tên: chiều cao 3,2 cm, chiều dài 14cm.
- Xác định 9 nội dung của khung tên.
- Dùng nét mảnh vẽ hoàn chỉnh khung tên.
- Dùng chì 2B thực hiện giai đoạn tơ đậm tồn bộ bản vẽ.
18


- Ghi thông tin bản vẽ vào khung tên.
- Kiểm tra các thông số.
- Vệ sinh bản vẽ.
* Phụ lục chương: Trình tự hồn thành bản vẽ
Để nâng cao hiệu suất, đảm bảo chất lượng của bản vẽ, ngay từ ban đầu phải
rèn luyện những thao tác vẽ cơ bản, bố trí, tổ chức nội dung cơng việc vẽ thiết
kế một cách hợp lý.
Trước khi vẽ phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ vẽ và những tài liệu
cần thiết.
Khi vẽ thường chia làm hai giai đoạn: giai đoạn vẽ mờ (vẽ phác thảo) và giai đoạn
tô đậm.
1. Giai đoạn vẽ mờ (phác thảo)
Dùng bút chì cứng H hoặc 2H để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ và chính xác. Khơng
được xem bước vẽ mờ như vẽ nháp. Sau khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại bản vẽ rồi
mới tô đậm.
Giai đoạn này cần thực hiện những công việc sau:
 Vẽ khung bản vẽ, khung tên.
 Dự kiến bố cục toàn bộ bản vẽ dựa vào kích thước khn khổ của các hình
chiếu (cần có đủ chỗ để ghi kích thước và các ghi chú khác).

 Vạch các đường tâm, đường trục, đường đối xứng, đường bao và các nét
vẽ khác cho từng hình biểu diễn.
 Kiểm tra lại tồn bộ bản vẽ mờ, tẩy xố những nét khơng cần thiết, sửa
chữa những sai sót rồi mới tiến hành tô đậm.
2. Giai đoạn tô đậm
Dùng bút chì mềm có ký hiệu B hoặc 2B tơ đậm các nét vẽ cơ bản, dùng bút
chì có ký hiệu là hoặc BH tô các nét đứt và viết chữ. Chì dùng để vẽ vịng trịn
nên chọn chì mềm hơn dùng để vạch đường thẳng. Cần giữ cho đầu chì luôn
luôn nhọn bằng cách chuốt hay mài, không nên tô đi tơ lại từng đoạn của một
nét vẽ. Nói chung, nên tơ các nét khó vẽ trước, các nét dễ vẽ sau, tơ các nét đậm
trước, các nét mảnh sau.
Trình tự tô các nét vẽ như sau:
 Vạch các đường trục và đường tâm bằng nét gạch chấm mảnh.
19


 Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự:
 Đường cong lớn đến bé.
 Đường bằng từ trên xuống dưới.
 Đường thẳng từ trái sang phải.
 Đường xiên góc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
 Tô đậm các nét đứt cũng theo thứ tự như trên.
 Tô đậm các nét mảnh theo thứ tự từ đường gióng, đường kích thước,
đường gạch gạch, đường lượn sóng.
 Vẽ các mũi tên, ghi các con số kích thước và viết các ghi chú bằng chữ,
các yêu cầu kỹ thuật...
 Tơ khung vẽ và khung tên.
 Kiểm tra lại tồn bộ bản vẽ và sửa chữa.

20



CHƯƠNG 2: VẼ HÌNH HỌC
Mã chương: MH09-02
Giới thiệu:
Vẽ hình học là một kỹ năng cơ bản khi thực hiện thiết kế rập. Vì vậy, người học
nghề thiết kế thời trang cần phải được trang bị những kiến thức về vẽ hình học.
Trong chương này, người học sẽ được hướng dẫn thực hiện dựng các hình cơ
bản, qua đó hình thành những kỹ năng, làm nền tảng cho các mô đun/môn học
về thiết kế trang phục.
Mơc tiªu:
- Kiến thức: Trình bày được phương pháp dựng hình cơ bản;
- Kỹ năng:
+ Dựng các hình cơ bản đúng kỹ thuật;
+ Biểu diễn kích thước của các hình cơ bản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định được nguyên nhân và phương pháp
khắc phục các sai hỏng khi thực hiện những bản vẽ hình học.
Nội dung chương
1. Dựng đường thẳng song song
* Cách 1: Dựng bằng thước và compa
- Bước 1: Vẽ đường thẳng (d) và một điểm C ở ngoài (d).
- Bước 2: Lấy một điểm B tùy ý trên đường thẳng (d) làm tâm vẽ cung trịn
bán kính BC cắt đường thẳng (d) tại A.
- Bước 3: Vẽ cung trịn tâm C bán kính CB và cung trịn tâm B bán kính CA,
hai cung trịn này cắt nhau tại B.
- Bước 4: Nối 2 điểm CD chính là đường thẳng song song với (d).

Bước 1

Bước 2


Bước 3

Bước 4

Hình 2.1: Các bước dựng 2 đường thẳng song song bằng thước và compa
21


×