Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đặc trưng của thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam, ý nghĩa thực tiễn và liên hệ vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.87 KB, 6 trang )

Câu 14: Đặc trưng của thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam? Ý nghĩa thực tiễn và liên hệ vận dụng?
Trả lời:
I/. Đặc trưng của thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam: Trang 163
II/. Ý nghĩa thực tiễn và liên hệ vận dụng
- Hiến pháp 2013 đã chế định rõ hơn bước tiến trong nhận thức và thực tiễn về
cấu trúc đa thành phần của quan hệ sở hữu : “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; Các thành phần kinh tế đều là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh
tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; Nhà nước khuyến khích, tạo điều
kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh
doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản
hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và
không bị quốc hữu hóa” (Điều 51). “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà
nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53). “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử
dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất
được pháp luật bảo hộ” (Điều 54). Như vậy, sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
gắn với đa dạng hóa các hình thức sở hữu là một q trình đúng đắn, phù hợp với quy
luật chung của sự phát triển về mối quan hệ giữa tính chất và trình độ của lực lượng
với các hình thức quan hệ sản xuất, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện cụ thể của
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước còn kém phát triển.

1


Trong hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới của nước ta đã thu được những


thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa nước ta thốt ra khỏi tình trạng kém
phát triển, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong những
ngun nhân đưa đến thành cơng, có ngun nhân là đã nhận thức và xử lý đúng đắn
hơn về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và cấu trúc lại quan hệ sản xuất
- quan hệ sở hữu trong điều kiện kinh tế thị trường, phù hợp hơn với điều kiện - trình
độ của nước ta và bối cảnh quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề
cần phải được tổng kết, làm rõ hơn về mặt lý luận để làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi
mới, bổ sung, hồn thiện mơ hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo phương
thức rút ngắn, bảo đảm cho quá trình phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trong số
các vấn đề đặt ra có vấn đề phải tiếp tục làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
của mối quan hệ biện chứng giữa phát triển lực lượng sản xuất và cấu trúc quan hệ sản
xuất - quan hệ sở hữu ở nước ta trong mỗi bước phát triển và trong mối tương quan
với yếu tố thời đại, hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa. Phải làm rõ hơn tính chất, trình
độ và cấu trúc của quan hệ sở hữu, của các loại hình và chế độ sở hữu với quá trình
phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa; làm rõ mối quan hệ quốc hữu hóa, sở hữu
cơng hữu, sở hữu tập thể với bước phát triển trình độ xã hội hố và tính chất xã hội
chủ nghĩa trong quá trình phát triển; làm rõ cơ chế vận động và phát triển của nền kinh
tế nhiều thành phần sẽ hình thành một cách khách quan cấu trúc quan hệ sở hữu như
thế nào? Các loại hình và các chế độ sở hữu sẽ vận động và phát triển trong sự tương
tác với nhau như thế nào?.... Những vấn đề đó chỉ có thể từng bước được làm rõ hơn
trên cơ sở nghiên cứu rất nghiêm túc không chỉ về phương diện lý luận thuần tuý, mà
phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn sinh động của nước ta (từ những hiện thực thành
công và thất bại), và trên cơ sở hiểu và nắm bắt đúng quy luật phát triển khách quan
của nhân loại, kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
- Những cải cách mà Việt Nam đang thực hiện là phù hợp với yêu cầu của đông đảo
người dân và doanh nghiệp. Song thể chế sở hữu phản ánh đặc trưng của thể chế nền
2


kinh tế chuyển đổi. Người dân cũng nhìn thấy hệ thống kinh tế thị trường chưa đầy đủ

đã khiến những mặt tốt của thị trường không được phát huy, trong khi những khiếm
khuyết của thị trường chậm được kiểm soát và khắc phục. Thực tế cho thấy, giải pháp
căn bản không phải là gia tăng can thiệp của Nhà nước mà chính là đẩy mạnh tiến
trình cải cách, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, tránh khỏi tình trạng mắc kẹt giữa
hai hệ thống vận hành kinh tế. Chúng ta hiện đang bước vào một giai đoạn mới mà
trung tâm cần phải cải cách chính là Chính phủ. Bộ máy Chính phủ phải là cơ quan xử
lý “mạng nhện thể chế”. Hơn nữa, quá trình cải cách phải được tiến hành đồng bộ:
Nhà nước, thị trường và xã hội dân sự.
Nếu nền kinh tế của chúng ta hội nhập mà thể chế lại khơng tương thích thì
nguy cơ doanh nghiệp sẽ đứng bên lề những lợi ích từ các hiệp định thương mại. Để
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì khơng cịn cách nào khác là Nhà nước phải nâng
cao thể chế để chuyển sang một nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn. Quản lý nhà nước
phải được cải cách, phát triển “đủ mạnh”, kịp với tốc độ phát triển của quan hệ kinh tế
thị trường, trong đó các cơ chế vận hành và sở hữu phải có sự thay đổi rõ rệt.
Việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay vẫn còn những lực cản,
do vấn đề lợi ích cục bộ. Điều kiện cốt lõi là Nhà nước phải thúc đẩy được thị trường
cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, giảm thiểu cơ chế xin cho…
Để đổi mới thể chế có hiệu quả, bên cạnh sự tham gia của các cơ quan quản lý
nhà nước cịn cần có sự tích cực, chủ động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần
tiếp tục phát hiện và kiến nghị với cơ quan hữu quan những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực thi pháp luật để làm cơ sở xem xét sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung,
nhằm tạo ra một hành lang pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho sự
phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.
3/. Nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế mở, đang phát triển, hội nhập với
kinh tế thế giới có trình độ phát triển cao hơn.

3


Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII về

mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cũng như
mối quan hệ và sự kết hợp giữa Nhà nước với thị trường là cả một q trình tìm tịi,
trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Đến Đại hội XII, mơ hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã được khắc
họa rõ nét và đầy đủ hơn. Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại
phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng sáng 21-1-2016 đã nhấn mạnh: “Thống nhất
nhận thức nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời, bảo đảm định hướng
XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền
kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh
theo pháp luật; thị trường đóng vai trị chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn
lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế
thị trường. Nhà nước đóng vai trị định hướng, xây dựng và hồn thiện thể chế kinh tế,
tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các cơng cụ,
chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trị làm chủ của nhân dân
trong phát triển kinh tế-xã hội…”.
KTTT có tính đa dạng và gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa tại những
quốc gia có những chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Quan hệ Nhà nước với thị
4


trường trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là quan hệ xung

khắc, loại trừ và kiềm chế nhau, mà là mối quan hệ tương hỗ, chế định, cùng vận động
và bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể và cùng hướng tới mục tiêu chung là xây
dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng và văn minh. Theo đó,
một mặt, cần tơn trọng các nguyên tắc và quy luật KTTT và các cam kết hội nhập
quốc tế nhằm tạo môi trường và động lực cạnh tranh đầy đủ, minh bạch, khai thác các
nguồn lực và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Mặt khác, khơng tuyệt
đối hóa vai trị của thị trường, xem nhẹ vai trò kiến tạo và điều chỉnh theo tín hiệu thị
trường, kiểm sốt an tồn vĩ mơ của Nhà nước. Một thị trường hồn hảo, đồng bộ
khơng chỉ giúp phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân và sự phân bổ
các nguồn lực cơng bằng, hiệu quả, mà cịn góp phần tạo áp lực hoàn thiện nâng cao
năng lực, hiệu lực, hiệu quả, sự minh bạch của các thể chế nhà nước. Hơn nữa, hệ
thống thị trường hồn hảo khơng thể hình thành đồng bộ và vận hành đầy đủ, lành
mạnh trong điều kiện một Nhà nước yếu kém, thiếu trong sạch. Đến lượt mình, một
Nhà nước vững mạnh là điều kiện và ln có tác động tích cực cho sự phát triển đồng
bộ, làm lành mạnh hóa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giúp khắc phục các
thất bại, khuyết tật của thị trường và bảo đảm công bằng xã hội; giảm tác động mặt
trái của tính tự phát, sớm nhận diện, ngăn chặn và kiểm soát khủng hoảng, bảo đảm
tăng trưởng bao trùm và hài hòa lợi ích theo yêu cầu phát triển bền vững quốc gia và
quốc tế…
Cần nhấn mạnh rằng, nếu như tính KTTT của nền kinh tế Việt Nam được thống
nhất khẳng định là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật và tuân thủ đúng quy trình của KTTT, thì tính định hướng XHCN
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước lại được thể hiện ở mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và được bảo đảm bởi sự quản lý của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

5


Sự kết hợp hiệu quả giữa tính KTTT và tính định hướng XHCN cũng chính là

đáp ứng xu hướng mới mang tầm vóc thời đại, địi hỏi có sự kết hợp tất yếu của bàn
tay thị trường với bàn tay nhà nước trong một mơ hình quản lý xã hội mới đang dần
định hình trên thế giới, nhất là từ sau những cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội liên tiếp
xảy ra trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên quy mơ tồn thế
giới và trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Sự kết
hợp bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước là việc lựa chọn và kết hợp để tạo hiệu
ứng tổng hợp tích cực những điểm tốt của mỗi cách thức quản lý kinh tế, đồng thời
góp phần giảm những tác động mặt trái của chúng, tạo động lực mạnh mẽ, kiểm soát
chặt chẽ các rủi ro và nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, hài hòa các mục tiêu,
củng cố định hướng và yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi
trường.
Kết luận: Trang 173

6



×