Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giáo trình Vật liệu thời trang (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.85 KB, 42 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: VẬT LIỆU THỜI TRANG
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo
và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình vật liệu thời trang trình bày những kiến thức chung về vật liệu,
bên cạnh đó tác giả cố gắng đưa vào các nội dung liên quan trực tiếp vật liệu
may trong ngành may.
Giáo trình này được sử dụng trong chương trình đào tạo nghề Thiết kế thời
trang trình độ cao đẳng, trung cấp tại Trường Cao đẳng Nghế Đồng Tháp.
Xin chân thành cảm ơn Tổ bộ môn May và Thiết kế thời trang, Trường Cao
đẳng Nghề Đồng Tháp, các giảng viên thuộc Khoa Du lịch – Công nghệ thời
trang, Trường Cao đẳng nghề An Giang và các anh chị đang công tác tại Công
ty Cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp May 6 đã giúp đỡ chúng tơi hồn thành


giáo trình này.
Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia.
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 06 năm 2017
Tham gia biên soạn
KS Đàm Thị Thanh Dân

Trang 2


MỤC LỤC
Chương I: Kiến thức chung về vật liệu dệt ................................................................ 6
Bài 1: Khái niệm – Phân loại vật liệu dệt .................................................................. 6
I – Khái niệm ................................................................................................. 6
II – Phân loại ................................................................................................. 6
III – Cấu trúc xơ, sợi dệt ................................................................................ 8
Bài 2: Các tính chất chủ yếu của xơ, sợi dệt ............................................................. 9
I – Độ mãnh, cỡ sợi ....................................................................................... 9
II – Độ đều ..................................................................................................... 9
III – Độ săn sợi .............................................................................................. 10
IV – Độ giãn kéo ........................................................................................... 10
V – Độ ẩm ..................................................................................................... 10
VI – Độ bền ma sát ........................................................................................ 10
VII – Độ sạch ................................................................................................. 11
Bài 3: Tính chất lý hóa của xơ, sợi dệt ...................................................................... 12
I – Xơ xenlulo ................................................................................................ 12
II – Xơ protit ................................................................................................. 13
III – Xơ Fibroin ............................................................................................. 14
IV – Xơ hóa học nhóm dị mạch..................................................................... 14
V – Xơ hóa học nhóm mạch cacbon .............................................................. 15
Chương II: Kiến thức chung về vật liệu may ............................................................ 18

Bài 1: Phân loại nguyên phụ liệu – sản phẩm may mặc ............................................ 18
I – Phân loại nguyên phụ liệu may ................................................................ 18
II – Phân loại sản phẩm may mặc .................................................................. 19
Bài 2: Vải – Tính chất chủ yếu của vải...................................................................... 20
I – Kích thước và khối lượng......................................................................... 20
II – Tính chất của vải ..................................................................................... 20
Bài 3: Chỉ - Nguyên tắc chọn chỉ .............................................................................. 23
I – Khái niệm ................................................................................................. 23
II – Các loại chỉ ............................................................................................. 23
III – Nguyên tắc chọn chỉ .............................................................................. 24
Chương III: Các phương pháp dệt vải chủ yếu ......................................................... 25
Bài 1: Vải dệt thoi ...................................................................................................... 25
I – Khái niệm ................................................................................................. 25
II – Phân loại vải dệt thoi .............................................................................. 25
Trang 3


III – Các đặc trưng của vải dệt thoi ............................................................... 26
IV – Các kiểu dệt thoi cơ bản ........................................................................ 26
Bài 2: Phương pháp xác định độ co của vải .............................................................. 31
I – Khái niệm ................................................................................................. 31
II – Các nguyên nhân làm co vải ................................................................... 31
III – Phương pháp xác định độ co toàn phần ................................................. 31
IV – Hạn chế độ co vải .................................................................................. 32
Bài 3: Vải dệt kim ...................................................................................................... 33
I – Khái niệm ................................................................................................ 33
II – Tính chất của vải dệt kim ........................................................................ 33
III – Nguyên tắc cắt may vải dệt kim ............................................................ 33
IV – Các kiểu dệt kim cơ bản ........................................................................ 33
Bài 4: Vải không dệt .................................................................................................. 34

I – Khái niệm ................................................................................................. 34
II – Phân loại ................................................................................................ 34
III – Các phương pháp hình thành ................................................................. 34
IV – Cơng dụng vải dệt kim .......................................................................... 35
Chương IV: Một số phương pháp nhận biết, bảo quản,
lựa chọn vải cho sản phẩm may................................................................................. 36
Bài 1: Phương pháp nhận biết mặt hàng vải sợi ........................................................ 36
I – Phương pháp trực quan ............................................................................ 36
II – Phương pháp nhiệt học ........................................................................... 36
III – Phương pháp hóa học ............................................................................ 36
IV – Ưu, khuyết điểm của các phương pháp ................................................. 36
Bài 2: Phương pháp bảo quản, lựa chọn vải cho sản phẩm may ............................... 38
I – Phương pháp bảo quản ............................................................................. 38
II – Phương pháp lựa chọn vải phù hợp với sản phẩm may .......................... 38
Bài 3: Mối liên hệ kim, chỉ, vải và một số ký hiệu giặt tẩy thông dụng .................... 40
I - Mối liên hệ kim, chỉ, vải ........................................................................... 40
II - Một số ký hiệu giặt tẩy thông dụng ......................................................... 40

Trang 4


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

Tên mơ đun: VẬT LIỆU THỜI TRANG
Mã mơ đun: MĐ13
I. Vị trí, tính chất của mơn học
- V trớ: Môn Vật liệu thi trang là môn học lý thuyết cơ sở trong ch-ơng
trình các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề thiết kế thời trang
- Tớnh cht: Môn Vật liệu thi trang là môn học lý thuyết kết hợp với làm bài
tập thực hành

II. Mc tiờu mụn hc
- V kin thc:
+ Nhận biết đ-ợc cấu tạo của các loại vật liệu thi trang.
+ Nêu đ-ợc tính chất của các loại vật liệu thi trang.
- V k nng: Vẽ hình biểu diễn các kiểu dệt cơ bản.
+ Lựa chọn vật liệu thi trang phù hợp kiểu dáng, công dụng của sản phẩm và
thời trang.
+ Lựa chọn đ-ợc ph-ơng pháp bảo quản vật liệu thi trang và sản phẩm may
mặc.
+ Xác định đ-ợc tầm quan trọng của vật liệu thi trang đối với chất l-ợng sản
phẩm.
- V năng lực tự chủ và trách nhiệm:Cã tÝnh cÈn thËn, sáng tạo, linh hoạt trong
sản xuất nhằm tiết kiệm vật liƯu.
III. Nội dung của mơ đun:

Trang 5


CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CHUNG VỀ VẬT LIỆU DỆT
BÀI 1: KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI VẬT LIỆU DỆT
I – Khái niệm:
- Xơ dệt: là những vật thể mềm mại nhỏ bé để từ đó làm ra sợi, vải.
- Sợi: là sản phẩm của ngành kéo sợi và là nguyên liệu của ngành dệt.
II – Phân loại:
1 – Phân loại theo cấu trúc:
a – Xơ dệt:
+ Xơ cơ bản: là vật thể rất mảnh và nhỏ không thể chia tách theo chiều dọc (nếu
khơng muốn nó bọ phá hủy), cịn nếu chia theo chiều ngang, nó trở thành 2 đoạn ngắn. Bình
thường chiều dài xơ cơ bản tình bằng mm (xơ bơng, xơ đay…) hoặc bằng cm (xơ len, lanh,
gai..). Cịn bề ngang tình bằng µm.

Xơ cơ bản có đủ độ dài có thể dùng kéo sợi, nếu khơng sẽ được dùng làm bông đệm
hoặc làm nguyên liệu cho ngành khác.
+ Xơ kỹ thuật: là dạng xơ do nhiều xơ cơ bản ghép nối bằng chất keo, có chiều dài
tính bằng cm (xơ đay, lanh, gai, …) chủ yếu dùng để se dây hoặc dệt bao.
+ Sợi cơ bản (hay tơ): cũng là một dạng của xơ cơ bản nhưng có chiều dài hàng trăm
mét trở lên (như tơ tằm, tơ hóa học) với bề ngang giống xơ cơ bản, thường được sử dụng để
se thành sợi bền để dệt lụa, se dây, …
Gần đây trên thị trường xuất hiện loại xơ dệt có bề ngang tính bằng đơn vị 10-1 µm gọi
là xơ tế vi (microfibe). Những mặt hàng lụa dệt từ xơ tế vi khá mỏng, mịn và xốp với tên gọi
là silk rất thích hợp may áo dài, trang phục nữ.
b – Sợi dệt:
+ Sợi đơn: do xơ cơ bản ghép và xoắn lại tạo nên (sợi bông, sợi len…)
+ Sợi phức: được ghép từ nhiều xơ cơ bản hay xơ kỹ thuật (tơ sống, sợi đay, …)
+ Sợi xe: do nhiều sợi đơn hoặc sợi phức ghép và xoắn lại với nhau tạo thành.
2 – Phân loại theo hình thức sản xuất:
+ Sợi chải thường (chải thơ): dùng nguyên liệu xơ có chất lượng và chiều dài trung
bình kéo trên dây chuyền thiết bị có máy chải thơ và cho sợi có chất lượng trung bình (sợi
bơng, sợi đay) để dệt nên các loại vải có chất lượng trung bình.
+ Sợi chải kỹ: dùng nguyên liệu xơ dài và tốt, kéo trên dây chuyền thiết bị có máy chải
thơ và chải kỹ, cho ra loại sợi có chất lượng cao dùng sản xuất chỉ may, hàng dệt kim và các
loại vải cao cấp (sợi bông, sợi len, …)
+ Sợi chải liên hợp: dùng nguyên liệu xơ ngắn, chất lượng thấp, xơ phế liệu của hai
thế hệ trên, sử dụng dây chuyền thiết bị gồm nhiều máy chải thô, các băng chuyền trộn đều,
máy phân băng và vê để kéo ra loại sợi xốp dùng để dệt chăn màn, các loại vải bọc bàn ghế,
thảm (sợi bông, sợi len, …)
Với nguyên liệu hóa học có 2 dạng sợi được sử dụng khá phổ biến là sợi xốp và sợi
dún. Sợi xốp hiện nay được sản xuất chủ yếu tử xơ acrylic với 2 thành phần có độ chênh lệch
nhau lớn dùng sản xuất len tổng hợp để đan áo ấm. Sợi dún chủ yếu được sản xuất từ tơ
polyamit, tơ polyeste cũng có thể từ tơ poly acrylic, tơ axetat … do bản chất loại nguyên liệu


Trang 6


này có độ đàn hồi cao, dễ định hình nhiệt nên thường được sử dụng để sản xuất hàng dệt kim,
dệt thoi.
3 – Phân loại theo quá trình sử dụng:
+ Sản phẩm mộc: là sợi, xơ hay vải còn ở dạng nguyên sơ chưa qua xử lý, thường
được sử dụng làm phụ liệu hay nguyên liệu cho một quá trình hay một ngành sản xuất nào đó.
VD sợi đưa vào quá trình sản xuất chỉ may là sợi se dạng mộc, lấy từ máy se và máy quấn
ống.
+ Sản phẩm hoàn tất: là sản phẩm dạng xơ, sợi hay dạng vải đã qua q trình xử lý hóa
lí như nấu, tẩy, nhuộm, in, định hình nhiệt, tẩm chất chống nhàu, chống thấm …
Sản phẩm hoàn tất được bán rộng rãi cho người tiêu dùng như một loại hàng hóa.
Ngành may đã sử dụng 2 ngun liệu chính là vải hồn tất và chỉ may.
4 – Phân loại theo xuất xứ hay thành phần hóa học:
Về bản chất nguyên liệu dệt thuộc 2 nhóm:
+ Nhóm thiên nhiên: gồm những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên mà lồi người
đã biết khai thác từ rất lâu:
- Gốc thực vật: bông, lanh, đay, gai.
- Gốc động vật: len, tơ tằm.
+ Nhóm hóa học: là những ngun liệu khơng có sẵn trong thiên nhiên mà phải trải
qua q trình chế biến hóa học mới có.
- Từ polyme thiên nhiên:


Gốc xenlulơ có vixcơ, polyno, axêtat..



Gốc protit có lơng cừu, tơ tằm …




Gốc khống vật có thủy tinh.

- Từ polyme tổng hợp:


Nhóm dị mạch: polyamit, polyeste, polyuretan



Nhóm mạch cacbon: polyolefin, polyacrylic, polyvinylclorua

* Đặc điểm
+ Nhóm thiên nhiên:
- Lệ thuộc vào khí hậu, đất đai và việc khai thác tốn nhiều công, giá thành cao, kém
bền khi sử dụng.
- Thích hợp cho may mặc do phù hợp sinh lý con người.
+ Nhóm hóa học:
- Ít lệ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất chủ động cho năng suất cao, giá thành tương đối
thấp.
- Sử dụng lâu bền.
- Ít phù hợp với sinh lý con người.
Những năm gần đây xu hướng của ngành sợi hóa học là sản xuất ngun liệu dệt có
tính hợp vệ sinh cao như hút ẩm nhiều, phát sinh tĩnh điện ít và dễ hủy hoại để tránh gây ô
nhiễm môi trường.

Trang 7



III – Cấu trúc xơ, sợi dệt:
Thành phần cơ bản của xơ là polyme. Polyme là tập hợp nhiều đại phân tử (cao phân
tử) ở dạng những bó lớn và mỗi bó lớn gồm nhiều bó nhỏ. Đại phân tử thì do nhiều đơn phân
tử ghép nối rất dài tạo nên và có 3 dạng:
- Dạng dây: các đơn phân tử biến thành những mắc xích liên kết với nhau tạo thành
chuỗi dài và hầu hết polyme xơ dệt đều có dạng này. Trong polyme các đại phân tử dạng dây
dễ có điều kiện nằm sát bên nhau làm xuất hiện nhiều liên kết phân tử có ảnh hưởng đến độ
bền cơ học của xơ.
- Dạng nhánh: chỉ có polyme tên gọi fibroin trong tơ tằm.
- Dạng lưới 3 chiều: chỉ có ở polyme tên gọi keratin trong len.
Dạng nhánh và nhất là dạng lưới tuy không tạo điều kiện cho các đại phân tử bên
trong polyme liên kết với nhau nhưng lại làm cho cấu trúc của xơ xốp tạo nên tính hút ẩm và
dễ ăn màu. Số mắc xích cơ bản quyết định chiều dài của các đại phân tử và có ảnh hưởng trực
tiếp đến mức độ liên kết mạnh hay yếu của các đại phân tử đó. Điều này giải thích vì sao khi
cùng một thành phần hóa học nhưng xơ này có độ bền cơ học hơn xơ kia. Ví dụ cùng từ
polyme là xenlulo nhưng đại phân tử của xơ bơng có số mắc xích trung bình là 10.000; xơ
lanh, gai khoảng 30.000 nhưng xơ vixco chỉ khoảng 500 nên tuy tính chất hóa học của chúng
giống nhau nhưng tính chất lý hóa (chủ yếu là tính chất cơ học) của chúng rất khác nhau.
Trong các bó, đại phân tử phân bố có khi gần, có khi xa nhau, những phân tử ở gần
nhau sẽ làm xuất hiện liên kết phân tử làm cho chúng gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên vùng
tinh thể của polyme. Những chỗ đại phân tử ở xa nhau khơng có liên kết phân tử tạo nên vùng
vơ định hình làm cho các phân tử lạ như nước, hóa chất rất dễ xâm nhập. Vì vậy, những xơ có
nhiều bó và nhiều vùng tinh thể nằm định hướng dọc trục xơ sẽ là cho xơ rất bên cơ học,
ngược lại nếu chúng có nhiều liên kết ngang và khơng định hướng thì xơ sẽ rất co giãn.
Câu hỏi:
1/ Thế nào là xơ dệt, sợi dệt?
2/ Trình bày những hình thức phân loại xơ, sợi dệt?

Trang 8



BÀI 2: CÁC TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA SỢI DỆT
I – Độ mảnh và cở sợi:
Do sợi là một vật liệu xốp, dễ biến dạng nên cỡ sợi không thể xác định thơng qua
đường kính mà phải theo độ mảnh. Bản thân độ mảnh lại được thể hiện gián tiếp qua chi số
mét.
1 – Chi số mét: Nm
Một đoạn sợi có chiều dài L, cân nặng với khối lượng G thì cỡ sợi biểu thị bằng chi số
mét qua cơng thức:
L(m)

Nm =

G(gr)

Với chiều dài tính bằng mét, khối lượng tính bằng gram.
Những loại sợi kéo từ xơ cơ bản như sợi bông, sợi len, kể cả từ xơ kỹ thuật như sợi
đay, cỡ sợi thường được biểu hiện bằng chi số.
Chi số càng lớn thì sợi càng mảnh.
2 – Chuẩn số: T
Một đoạn sợi có khối lượng G tương ứng với chiều dài L thì cỡ cỡ sợi biểu thị bằng
chuẩn số qua công thức:
T(Tex) =

G(gr)
L(1km)

Nếu G lấy đơn vị khối lượng là gram, L đơn vị dài tương đương 1km thì T có đơn vị
tex.

Chuẩn số được áp dụng phổ biến để thực hiện cỡ sợi cho tơ tằm hóa học.
II – Độ đều:
Độ đều là một tính chất rất quan trọng của sợi. Sợi không đều về bề ngang sẽ dễ gây
đứt trong q trình dệt. Thơng qua kết quả cân khối lượng đoạn sợi, độ không đều của sợi
được thể hiện qua giá trị CV% như sau:
S

CV =

 Gi  G 
n

S

x 100%

G

2

i 1

n 1

S: độ lệch chuẩn
G : khối lượng trung bình

Trang 9



III – Độ săn sợi: K
Trừ loại sợi sản xuất từ sợi cơ bản hay tơ, sợi từ xơ cơ bản muốn có được buộc phải
dùng phương pháp xoắn xơ cơ bản lại với nhau. Độ săn thể hiện mức độ xoắn nhiều hay ít
được xác định bằng số vịng xoắn đếm được trên đơn vị dài 1m của sợi.
Gọi X là số vòng xoắn trên chiều dài Lmm của đọan sợi thử.
Độ săn K được tính như sau:
K

X
x100%
L

Khi xoắn sợi hướng xoắn có thể là S hoặc Z. Trên đơn vị dài của sợi khi K lớn và
chiều xoắn càng nằm ngang thì mức độ xớan càng cao, thể hiện qua hệ số α được tính theo
cơng thức:



K
N

Khi mức độ xoắn càng cao thì sợi càng cứng, đường kính của sợi giảm, khối lượng
riêng càng lớn và độ bền sợi càng tăng. Tuy nhiên, khi xét mối quan hệ giữa độ bền kéo và
mức độ xoắn, có một lúc nào đó độ bền kéo đạt mức tối đa sau đó giảm dần cho đến khi sợi bị
đứt do khơng chịu nổi mức độ xoắn quá cao. Độ săn ứng với độ bền kéo tối đa gọi là săn tới
hạn.
IV – Độ giãn kéo: Lp
Độ giãn kéo được xác định bằng độ dài kéo giãn lớn nhất của sợi đạt được trước thời
điểm sợi bị đứt.
Sợi có chiều dài ban đầu L1, sau khi dùng lực kéo giãn sợi đến chiều dài L2 (trước khi

đứt) thì % độ giãn kéo được tính theo cơng thức:
L2 – L1

Lp =

L1

x 100%

V – Độ ẩm: W
Độ ẩm được đánh giá bằng thành phần % theo lượng hơi nước thải ra khi sấy khô sợi
với một khối lượng cố định.
Gọi Gt là khối lượng sợi thực tế
Gk là khối lượng sợi đã được sấy khơ
Cơng thức tính % độ ẩm như sau:
W=

Gt – Gk
Gt

x 100%

VI – Độ bền ma sát:
Sợi chịu ma sát với các chi tiết trong q trình gia cơng và hao mịn cơ học trong q
trình sử dụng.
Ví dụ sợi dệt bị cọ sát vớ lỗ mắt go, răng lược của thiết bị dệt. Bề mặt sợi càng thô
nhám, càng ghồ ghề thì ảnh hưởng của ma sát càng lớn. Lực ma sát xuất hiện trong các bề mặt
của các thanh trượt làm sợi bị mòn, bề mặt sợi bị xù lông, độ bền sợi giảm. Bởi vậy khi dệt
Trang 10



người ta phủ một lớp hồ mỏng bao quanh bề mặt sợi có tác dụng bảo vệ sợi chống lại sự hao
mòn do ma sát.
Để thử nghiệm độ bền ma sát của sợi dọc, người ta luồn những đoạn sợi qua các lỗ go.
Các go lắp trên cùng một giàn và được truyền động tịnh tiến nhanh nhằm bào mòn sợi nhờ
các cạnh của lỗ go, cứ mỗi lần một đoạn sợi bị đứt người ta ghi lại số lần tịnh tiến của giàn
go.
VII – Độ sạch:
Độ sạch là một trong những tính chất đặc biệt đặc trưng cho tính đồng nhất của sợi
trong nguyên liệu và chế phẩm. Tạp chất hình thành trong sợi từ nhiều nguồn khác nhau, có
thể xếp thành hai loại:
- Tạp chất xuất hiện trong quá trình hình thành các loại xơ thiên nhiên khi thu nhận, ở
giai đoạn chế biến ban đầu hoặc khi bị định hình ở các loại xơ hóa học.
- Tạp chất xuất hiện trong quá trình chế biến xơ thành sợi do các nguyên nhân:


Điều chỉnh thiết bị không đúng.



Thực hiện quy trình khơng đúng.



Thao tác của cơng nhân và vệ sinh công nghiệp không đảm bảo

* Các dạng tạp chất trong sợi:
+ Xơ thiên nhiên gốc thực vật:
Bao gồm các loại tạp chất khó hoặc dễ tách ra khỏi ngun liệu mà phân chia thành
từng nhóm. Ví dụ trong xơ bơng các hạt khơng chín hoặc các hạt vỡ dính lẫn vào xơ, tạp chất

này được tách ra trong q trình cán bơng, ngồi ra trong xơ bơng cịn có các loại tạp chất như
vỏ quả, lá bơng, đơi khi có cả cành bơng lẫn trong đó. Những tạp chất này khó tách ra khỏi
xơ, một phần lẫn vào sợi làm giảm chất lượng sợi.
+ Xơ thiên nhiên gốc động vật:
- Tơ tằm: tạp chất xuất hiện khi tạo thành vỏ kén hoặc trong quá trình ươm tơ.
+ Trong xơ hóa học: tạp chất xuất hiện dưới dạng chùm xơ dính kết hoặc có loại tạp
chất ở dạng xơ ngắn kết thành cụm. Trong quá trình sản xuất, sợi được kéo trên các hệ thống
khác nhau, hình thành loại tạp chất thứ hai gọi là tạp chất công nghệ như: độ không đều của
sợi, tạp chất và khuyết tật của sợi được loại trừ trong quá trình cuộn sợi, tẩy và giặt.
Câu hỏi:
Sợi dệt có những tính chất chủ yếu nào? Trình bày nội dung của từng tính chất?

Trang 11


BÀI 3: TÍNH CHẤT LÝ HĨA CỦA XƠ, SỢI DỆT
I – Xơ xenlulo:
Xenlulo là polyme chính của các loại xơ gốc thực vật ( bơng, lanh, gai, vixco, …) có
cơng thức hóa học là [ - C6H10O5- ]n hoặc có thể viết
[-C6H7O2(OH)3-]n
Mắt xích [ - C6H10O5- ] có gốc từ phân tử glucoza. OH là nhóm chứa hydroxyl có tính
háo nước.
Những xơ gốc xenlulo nói chung đều có:
+ Khối lượng riêng khoảng 1,5 g/cm3
+ Hút ẩm khá tốt:

Bông 7,5 – 8%
Lanh 10 – 12%
Đay 13%
Vixco 13 – 14 %


1 – Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Khi đốt nóng xơ xenlulo ở nhiệt độ 120 – 130 0C trong một thời gian ngắn thì tính chất
của xơ bị thay đổi rõ rệt. Nếu đốt đến 1800C thì các phân tử xenlulo dần dần bị phá hủy. Vậy
khi ủi quần áo may bằng loại vải sợi này ta không được dùng nhiệt độ quá 1000C.
2 – Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời:
Dưới ánh sáng xơ xenlulo bị oxy hóa bằng oxy trong khơng khí. Nếu ánh sáng mặt trời
khoảng 90 – 1000C chiếu trực tiếp vào xơ thì độ bền của xơ xenlulo giảm đi 50%. Điều này
chứng tỏ ta không nên phơi quần áo quá lâu ngoài ánh sáng mặt trời.
3 - Ảnh hưởng của vi sinh vật:
Trong điều kiện độ ẩm tương đối của khí trời từ 75 – 80%, xơ chứa hơi ấm > 9% thì
xenlulo bị phá hủy dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Tùy theo loại vi sinh vật mà trên xơ
có những vết mang màu sắc khác nhau. Sự phát triển của vi sinh vật khơng thể hiện ra bên
ngồi nhưng đối với những chỗ bị vi sinh vật phá hoại thì dễ hịa tan trong mơi trường kiềm,
khi nhuộm bằng thuốc nhuộm trực tiếp màu xanh lơ thì những vết bị vi sinh vật phá hủy thể
hiện rõ rệt.
4 - Ảnh hưởng của chất oxy hóa và chất khử:
- Đối với các chất oxy hóa như: hygrosulfit thì tính chất của xơ không bị thay đổi. Vậy
muốn tẩy quần áo cho trắng ta nên chọn các hóa chất trên.
- Đối với các chất oxy hóa như: Bột tẩy trắng, muối natri, muối kali … các chất này dễ
làm thay đổi tính chất của xơ xenlulo, độ bền sợi giảm.
- Các chất khử: để xác định xơ xenlulo ta sử dụng dung dịch clorua kẽm iốt, xơ có
chứa xenlulo khi nhuộm dung dịch này sẽ có màu xanh nước biển hay màu tím, xơ khơng
phải là xenlulo sẽ có màu vàng.
5 - Ảnh hưởng của kiềm:
Xơ xenlulo bền vững trước tác dụng của kiềm. Kiềm có khả khả năng oxyhóa xơ
xenlulo bằng oxy trong khơng khí tao thành oxit xenlulo. Nếu cho phản ứng tiến hành khi đốt
nóng NaOH với xenlulo ta được một hợp chất là xenlulo kiềm. Đây là một hợp chất kém bền
vững, dễ bị nước phân tách tạo thành hydrat xenlulo dùng để kéo sợi vixco, polyno dễ bắt
màu. Khi đốt hydrat xenlulo trong dung dịch glyxerin ở nhiệt độ 1500C – 3000C thì hydrat

xenlulo trở về xenlulo tự nhiên. Ứng dụng tính chất trên để nhuộm màu xơ xenlulo.

Trang 12


Trong dung dịch xút đậm đặc, nhiệt độ bình thường thì xơ xenlulo nở ra, mềm dẻo, co
chiều dài lại, ứng dụng tính chất này ta dùng dung dịch kiềm đậm đặc để ổn định kích thước
của mặt hàng xenlulo, gọi là phương pháp kiềm co.
Vải sợi gốc xenlulo có tính hút ẩm cao và phát sinh tĩnh điện ít nên thích hợp cho hàng
mặc lót, quần áo trẻ em, người già, …nhược điểm của loại vải sợi này là chống nhàu, dễ mục,
không được bền.
II – Xơ protit:
Protit là polyme chính tạo nên lơng cừu, tơ tằm và một số xơ nhân tạo.
Polyme hình thành từ nhiều phân tử axít amin, có cơng thức tổng qt H2N – CH –
COOH
Mỗi phân tử axít amin sẽ mất một phân tử nước và liên kết với nhau bởi liên kết
cacboamit – COOH – để có polyme dài. Amin có tính kiềm và cacboxit có tính axít làm cho
xơ protit dễ ăn màu với cả hai loại thuốc nhuộm axít và bazơ.
Một số tính chất chung:
+ Khối lượng riêng:

Tơ tằm 1,25 g/cm3
Lơng cừu 1,3 g/cm3

+ Hút ẩm khá cao:

Tơ tằm 11%
Lông cừu 13 – 16 %

1 - Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Khi sấy len ở nhiệt độ cao từ 100 – 1050C, len trở nên khô cứng và kém bền. Nếu làm
ẩm len trở lại thì len sẽ hút ẩm nhiều và mềm.
Nếu sấy quá lâu thì thành phần của xơ bị phân hủy, chuyển sang màu vàng, thốt khí
H2S, NH3.
2 - Ảnh hưởng của hơi nước:
Xơ len có tính ngấm nước cao. Nếu nấu len trong nước cất khoảng 2 giờ thì độ bền
của len giảm.
3 - Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời:
Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời thì xơ len bị oxy hóa bằng oxy trong khơng khí.
Kết quả làm cho liên kết trong xơ bị phá hủy, len tăng độ nở và độ hòa tan.
4 - Ảnh hưởng của axít:
Dưới tác dụng của H2SO4nồng độ 10% khơng đốt nóng thì len khơng giảm độ bền.
Dưới tác dụng của axít đậm đặc thì len bắt đầu bị phá hủy. Mức độ phá hủy tùy thuộc
vào thời gian và nhiệt độ. Trong cùng một điều kiện, axít vơ cơ tác dụng lên xơ mạnh hơn axit
hữu cơ.
5 - Ảnh hưởng của kiềm:
Dưới tác dụng của kiềm thì len bị phá hủy. Nếu đun len trong NaOH nồng độ 3% thì
len hồn tồn bị hịa tan.
6 - Ảnh hưởng của dung dịch muối:
Khi len gặp các dung dịch muối clorua canxi, cloruabary nồng độ 5% có xúc tác axít
thì xơ len bị phá hủy trở nên khô cứng, giảm độ bền.

Trang 13


III – Xơ Fibroin:
Là vật chất cơ bản trong tơ, chiếm 80% thành phần cấu tạo của tơ.
1 - Ảnh hưởng của nước và các dung mơi:
Xơ fibroin khơng hịa tan trong nước, ête, còn khi xơ fibroin hấp thụ một lượng nước
đáng kể sẽ trương nở lên từ 30 – 40%.

Khi nhúng tơ vào nước ở nhiệt độ 180C, tơ sẽ nở theo chiều ngang từ 16 – 18 %, trọng
lượng tăng 30 – 35%, chiều dài tăng 1 – 2 %.
Tơ dễ hòa tan trong dung dịch amoniăc đồng và clorua kẽm.
2 - Ảnh hưởng của kiềm:
Trong môi trường kiềm tơ dễ bị phá hủy, mức độ phụ thuộc vào hoạt tính của dung
dịch kiềm và nhiệt độ.
Vì thế khi giặt các sản phẩm được sản xuất từ tơ ta phải sử dụng xà phịng trung tính.
3 - Ảnh hưởng của axít:
Tơ bền vững với axít hơn so với kiềm. Đối với axít có độ đậm đặc khơng cao thì sự
phá hủy khơng thể hiện rõ.
Đối với H2SO4 đậm đặc, nhiệt độ cao thì sợi tơ sẽ bị phá hủy trong thời gian ngắn.
IV – Xơ hóa học nhóm dị mạch:
Là dạng xơ trong phân tử polyme ngồi cacbon cịn có các ngun tố khác như oxy,
nitơ, …
Nhóm này gồm có các xơ sau đây:
1 – Xơ polyamit:
Có tên thương mại là nylon, ký hiệu là PA, hai dạng thường dùng trong may mặc là:
+ Polyamit 6: chiếm 30% sản lượng xơ polyamit của thế giới, có cơng thức hóa học là
[-HN(CH2)5CO-]n
+ Polyamit 6,6: chiếm khoảng 60% sản lượng xơ polyamit của thế giới, có cơng thức
hóa học là: [-OC(CH2)4CO – NH(CH2)6HN-]n
Tính chất chung của PA 6 và PA 6,6 là:
- Khối lượng riêng khoảng 1,14g/cm3
- Hút ẩm cao, khoảng 4,5%.
- Chịu nhiệt kém, mềm ở 170 – 1800C. Dễ co và mềm nếu nhiệt độ bàn ủi quá 130 –
1500C.
- Bền kéo, bền ma sát, bền vi khuẩn rất cao.
- Đàn hồi tương đối tốt.
- Nhược điểm lớn là chóng bị lão hóa, trở nên ố vàng và giịn theo thời gian.
- Sản phẩm may mặc thích hợp là hàng dệt kim, bít tất, mùng màn, dây buộc, …

2 – Xơ polyeste:
Sử dụng phổ biến trong ngành may là loại được điều chế từ dimetylterftalat và
etylenglycol, có cơng thức hóa học là:
[- CH2 - CH2 – OOC – C6H5 – COO - ]n

Trang 14


- Khối lượng riêng: 1,38 g/cm3
- Hút ẩm kém, khoảng 0,5%.
- Chịu nhiệt trong phạm vi rộng, có thể từ - 700C đến 1750C, chảy ở 2350C.
- Bền với ánh sáng, chỉ kém polyacrylic.
- Bền hóa học hơn PA.
- Đàn hồi cao và định hình rất tốt, gấp 3 lần PA.
- Vải dệt từ polyeste may quần áo mặc ngoài giữ nếp rất đẹp, tuy nhiên do hút ẩm kém
nên không hợp vệ sinh.
- Vải dệt từ polyeste pha bông (sợi PECO) với tỉ lệ 2:1, thường sử dụng cho vải dệt
thoi (vải KT); tỉ lệ 1:1 cho vải dệt kim.
3 – Xơ polyuretan: PU
Là những xơ mà trong công thức hóa học của polyme, các mắc xích khá giống các
mắc xích polyamit nhưng nối nhau bằng liên kết uretan – COONH – (thay vì liên kết
cacboamit – CONH – )
PU được điều chế từ hexa metylen diizocyanat (OCN(CH2)6NCO) và tetra metylen
glycol (HO(CH2)4OH) có cơng thức hóa học là:
[-OOC(CH2)4COO-NH(CH2)6HN-]n
Xơ polyuretan có các tính chất sau:
- Độ bền, độ giãn thấp.
- Sờ có cảm giác cứng, thơ.
- Nhiệt độ mềm 175 – 2300C
- Hút ẩm kém từ 1 – 1,5%

- Khối lượng riêng 1,14 – 1,32 g/cm3
- Không nhuộm được bằng phương pháp thông thường. Năm 1960 Mỹ đã sản xuất
được xơ PU đàn hồi cao với tên là Spandex có các đặc điểm sau:
+ Co giãn 500 – 700%. Rất ít bị biến dạng dẻo.
+ Đàn hồi gấp 1000 lần xơ thông thường, tương tự cao su.
+ Khối lượng riêng 1g/cm3.
+ Hút ẩm 0,3 – 0,4 %.
+ Kém bền với dung dịch tẩy chứa Clo.
+ Sử dụng thuốc nhuộm crom trong mơi truờng trung tính hoặc kiềm yếu.
V – Xơ hóa học nhóm mạch cacbon:
Là xơ mà trong mạch phân tử polyme chỉ chứa nguyên tố cacbon, các mắc xích lấy từ
những đơn chất mạch cacbon no gồm nhiều cặp nhóm metylen –CH2- trong đó nguyên tố H
có thể dễ thay thế.
1 – Xơ polyolefin (PO)
Là polyme được điều chế từ hydrocacbua dãy olefin, gồm:
a – Xơ polyetylen (PE)
- Có cơng thức hóa học [-CH2-CH2-]n
Trang 15


- Khối lượng riêng 0,92 – 0,96g/cm3
- Hầu như không hút ẩm, độ ẩm trong xơ từ 0 – 0,01%.
- Cách điện, cách nhiệt tốt.
- Chịu nhiệt kém, co ở 50 – 600C, mềm ở 900C và chảy ở 1070C.
- Bền cơ học vừa phải.
- Đặc biệt rất bền hóa học ở nhiệt độ dưới 600C không hề bị hủy hoại với hóa chất đậm
đặc.
- Xơ PE được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại dây buộc, các loại vải bọc bàn
ghế.
b – Xơ polypropylen (PP):

Có cơng thức hóa học là: [-CH2-CH-]n
- Khối lượng riêng 0,9 – 0,91g/cm3.
- Hút ầm 0,01 – 0,1%.
- Chịu nhiệt hơn PE nhưng co ở 1000C, mềm ở 1400C và chảy ở 160 – 1750C.
- Cấu trúc polyme kết tinh cao nên rất bền cơ học (kéo, uốn, xoắn).
- Nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán hay thuốc nhuộm khối.
- Bền hóa học cao hơn PE nhưng khơng bền với các chất oxy hóa.
- Sử dụng xơ PP để dệt bao bì. Có thể pha với bông, len, vixco để dệt vải may mặc.
2 – Xơ polyvinylclorua (PVC):
- Cơng thức hóa học
- Khối lượng riêng: 1,38 – 1,4 g/cm3.
- Không hút ẩm.
- Không cháy nhưng chịu nhiệt kém, co ở 70 – 750C vè đến 1000C rút ngắn cịn 50%
nên có thể sử dụng để sản xuất sợi xốp.
- Rất bền ánh sáng.
- Bền ma sát khá cao.
- Rất bền với hóa chất.
- Khơng nở trong nước, không thấm nước, ăn màu rất kém.
- Bền với vi khuẩn.
- Dễ tích điện ma sát nên ngành y tế sử dụng để may mặc lót trị bệnh thấp khớp.
- Xơ PVC khơng thích hợp cho các sản phẩm may mặc, chỉ sử dụng để sản xuất các
loại vải bọc, vải rèm trang trí và vải dùng trong kỹ thuật.
3 – Xơ polyvinylacol (PVA):
- Cơng thức hóa học
- Khối lượng riêng 1,26g/cm3
- Hút ẩm 5%.
- Mềm ở 200C, chảy ở 2200C.

Trang 16



- Rất bền với axít, kiềm, bền vi khuẩn kể cả khi chôn xuống đất hoặc ngâm lâu dưới
nước biển vẫn không mục.
- Bền ma sát cao, chỉ thua PA.
- Nhuộm như xơ bông.
Thực tế chỉ sử dụng hai loại PVA:
+ Loại tan trong nước dùng làm bông băng y tế, chỉ phẩu thuật, vải nền cho đăng ten,
vải dù thủy lôi.
+ Loại không tan trong nước dùng sản xuất vải may mặc may quần áo lao động, se dây
thừng, lưới đánh cá.

Trang 17


CHƯƠNG II: KIẾN THỨC CHUNG VỀ VẬT LIỆU MAY
BÀI 1: PHÂN LOẠI NGUYÊN PHỤ LIỆU –
SẢN PHẨM MAY MẶC
I – Phân loại nguyên phụ liệu may:
Là bao gồm tất cả những vật liệu cấu tạo nên sản phẩm may.
1 – Nguyên liệu:
Ngành may chỉ có duy nhất một nguyên liệu đó là vải. Vải là vật liệu chủ yếu cấu tạo
nên sản phẩm may.
2 – Phụ liệu:
a – Phụ liệu liên kết:
Đó là chỉ. Chỉ dùng để ráp nối, liên kết các chi tiết của sản phẩm lại với nhau và giữ
cố định chúng.
b – Phụ liệu dựng:
Keo, vải dày, canh tóc dùng để lót bên trong các chi tiết của sản phẩm mục đích nhằm
giữ nếp, tạo dáng, tạo độ phồng cần thiết cho sản phẩm.
Ngày nay ngườ ta áp dụng rộng rãi phương pháp kết dính để nối ghép các chi tiết của

quần áo. Keo dùng trong chất kết dính phải đáp ứng u cầu về cơng dụng và điều kiện sử
dụng của hàng may. Cụ thể là:
- Dính và giữ chặt các bề mặt liên kết.
- Lớp keo đủ bền và dẻo.
- Thành phần của keo không có chất tác hại đối với cơ thể người.
- Thời gian chịu đựng lâu dài (bền) dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, hơi ẩm, giặt
giũ, hóa chất, …
- Phương pháp kết dính đơn giản và an tồn.
c – Phụ liệu giữ nhiệt:
Mouse, vải dày, bơng … dùng lót bên trong nguyên liệu mục đích giữ nhiệt cho cơ
thể.
d – Phụ liệu cài:
Dây kéo, móc, nút, cài mềm, khóa nịt… được sử dụng để liên kết các chi tiết của sản
phẩm lại với nhau và khi cần có thể tháo rời.
e – Phụ liệu trang trí:
Ren, ruban, vải viền, … nhằm trang trí trên sản phẩm để tăng vẻ mỹ thuật.
f – Phụ liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng:
Các loại nhãn, mark dùng để giới thiệu nơi sản xuất, hướng dẫn cho người tiêu dùng
về cách giặt, ủi, …
g – Phụ liệu đóng gói:
Bao bì, khoanh cổ, bướm cổ, kẹp nhựa, kim gút, … dùng trong đóng gói sản phẩm
hoàn tất để tăng vẻ thẩm mĩ, đảm bảo vệ sinh, dễ vận chuyển, …

Trang 18


II – Phân loại sản phẩm may mặc:
1 – Phân loại theo công dụng:
- Trong lao động sản xuất: Sản phẩm may mặc nói chung là hàng bảo hộ lao động phụ
thuộc vào tính chất cơng việc và ngành nghề.

- Trong sinh hoạt hằng ngày: Bao gồm các sản phẩm mặc thường, trang phục cơng sở,
học đường, … có kiểu dáng và chất liệu vải phụ thuộc vào điều kiện sống của từng vùng và
thu nhập của mỗi người.
- Trong các dịp lễ hội: Sản phẩm may mặc được may bằng chất liệu tốt, kiểu dáng cầu
kỳ, sang trọng.
2 – Phân loại theo thời tiết và khí hậu:
Do thời tiết, khí hậu của từng vùng khác nhau nhưng nhìn chung có thể chia ra làm 2
mùa: mùa hè và mùa đơng. Vì vậy quần áo cũng phải phù hợp với khí hậu nhằm bảo vệ sức
khỏe, tạo sự thoải mái cho cơ thể.
3 - Phân loại theo lứa tuổi, giới tính:
- Sản phẩm may mặc cho trẻ em: chất liệu phải có tính hút ẩm cao, màu sắc tươi sáng.
- Sản phẩm may mặc nam nữ: kiểu dáng đẹp, hợp mốt.
- Sản phẩm may mặc cho người già: chất liệu mềm mại, hút ẩm cao, màu sắc trang
nhã.

Trang 19


BÀI 2: VẢI – TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA VẢI
Vải là sản phẩm thu được trên máy dệt hoặc có thể do các phương pháp liên kết khác
tạo thành.
I – Kích thước và khối lượng:
1 – Chiều dài:
Được đo dọc theo biên vải, chiều dài vải không giới hạn, đơn vị tính bằng mét.
Trong các xí nghiệp may, chiều dài tấm vải khi đưa lên bàn cắt phải đồng nhất là bội
số của chiều dài giác sơ đồ. Ở các nhà máy dệt vải xuất xưởng có thể ở dạng cuộn hay dạng
xấp hoặc do một máy trải vải vừa đo chiều dài vừa xếp vải theo từng mét.
Để kiểm tra chiều dài tấm vải người ta dùng thước gỗ hay thước dây đo ngang đường
tim chính giữa tấm vải.
2 – Chiều rộng:

Được giới hạn bởi hai biên vải, chiều rộng qui định theo khung máy dệt, chiều rộng
còn gọi là khổ vải.
Để xác định chiều rộng người ta đo theo hướng thẳng góc với 2 biên vải.
3 – Bề dày:
Phụ thuộc và cỡ sợi, vải càng dày thì số lớp xếp để cắt hàng loạt càng ít. Hiện nay bề
dày vải không được ngành dệt và ngành may đưa vào chỉ tiêu chất lượng vải.
Để xác định bề dày vải người ta dùng dụng cụ đo bề dày tại nhiều nơi trên tấm vải với
lực ép qui định và độ chính xác của kết quả đo có thể đến % mm và tính được bề dày trung
bình.
4 – Khối lượng:
Phụ thuộc vào bề dày vải, căn cứ vào khối lượng tính bằng gram của 1m2 vải người ta
chia vải làm 3 loại: vải nhẹ, vải trung bình, vải nặng.
Loại vải

Vải nhẹ

Vải trung bình

Vải nặng

Vải bơng và lụa nhân tạo

Dưới 100

100 – 200

Trên 200

Vải len


Dưới 150

150 – 300

Trên 300

Dạ nén mỏng

Dưới 300

300 – 500

Trên 500

Dạ nén dày

Dưới 400

400 – 600

Trên 600

Lụa tơ tằm

Dưới 50

50 – 100

Trên 100


II – Các tính chất của vải:
1 – Độ bền và độ giãn kéo:
Trong q trình may, hồn tất, định hình cũng như khi trở thành quần áo vải thường
xuyên chịu tác dụng của lực kéo là chính.
Sợi vải tốt sẽ có thành phần biến dạng phục hồi chiếm tỷ lệ cao và sau khi xuất xưởng
thành phần biến dạng phục hồi chậm cần được giảm thiểu để đáp ứng yêu cầu của ngành may
và của người sử dụng vải. Nếu vải sau khi giặt bị co nhiều làm quần áo bị chật, ngắn là do
biến dạng phục hồi châm còn lại trong vải quá lớn.
Nếu biến dạng phục hồi nhanh chiếm tỷ lệ lớn trong biến dạng chung sẽ làm cho vải
có tuổi thọ cao đồng thời giữ nếp định hình tốt cho quần áo.
Trang 20


Trong q trình gia cơng, lực kéo vải khơng được lớn đến mức làm rách vải hoặc làm
vải mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng sau này.
Ngoài ra, trong q trình sử dụng vải cịn chịu tác dụng của các lực khác như: lực nén,
lực uốn, lực xoắn, lực ma sát, … những lực này thường rất bé và không đủ khả năng để phá
hỏng vải ngay nhưng vì chúng tác dụng lặp đi lặp lại nhiều lần nên vải bị mệt mỏi cho đến lúc
nào đó vải không sử dụng được nữa.
2 – Độ nhàu:
Là khả của vải tạo nên vết gãy khi vải bị nén hoặc bị gấp xếp. Các vết gãy xuất hiện là
do kết quả của các loại biến dạng dẻo và nhão làm cho sợi bị uốn cong. Để khắc phục hiện
tượng này, trong giai đoạn hoàn tất vải người ta thường tẩm chất chống nhàu.
3 – Độ thơng thống:
Độ thơng thống tạo cho vải khả năng để khơng khí hay hơi nước xuyên qua nó dễ
dàng. Điều này có lợi cho sức khỏe người sử dụng vì quần áo tuy bảo vệ cơ thể nhưng vẫn
cho phép cơ thể tiếp xúc giao lưu với khơng khí bên ngồi. Trong hoạt động hằng ngày, cơ
thể cần thốt mồ hơi, cần tỏa nhiệt lượng thừa nên quần áo rất cần độ thơng thống. Tỷ lệ diện
tích lỗ trống giữa các xơ sợi càng lớn càng giúp cho vải thơng thống tốt.
4 – Độ thấm ẩm:

Trong điều kiện vải nằm giữa một bên lượng hơi ẩm nhiều, một bên lượng hơi ẩm thấp
thì nếu vải có độ thấm ẩm tốt sẽ hút hơi ẩm bên này và thải bớt sang bên kia nhiều và nhanh
chóng. Độ thấm ẩm phụ thuộc vào độ thơng thống và khả năng hút ẩm của vật liệu làm ra
vải. Bởi vậy khi dệt vải từ vật liệu hút ẩm kém thì phải tạo cho vải có độ thơng thống cao.
5 – Độ nhiễm điện:
Trong quá trình hoạt động của con người, quần áo sẽ cọ sát với cơ thể và với vật dụng
tiếp xúc bên ngoài làm phát sinh tĩnh điện ma sát. Lượng tĩnh điện này nếu tích lũy dần và
không mất đi sẽ làm cho cơ thể người mặc khó chịu. Mặt khác, tính nhiễm điện cịn làm cho
quần áo mau bẩn vì dễ bắt bụi mng điện tích trái dấu với điện tích trên quần áo.
Độ nhiễm điện phụ thuộc hoàn toàn vào bản chất của nguyên liệu dệt, đồng thời tùy
điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) mà tĩnh điện xuất hiện và biến mất nhanh hay chậm.
Vải dệt từ sợi tổng hợp tích điện ma sát nhiều hơn so với vải dệt từ sợi thiên nhiên.
Để hạn chế tính nhiễm điện, tăng tính chất vệ sinh cho vải, trong q trình hồn tất cần
ngấm chất chống tích điện.
6 – Độ chống lửa:
Là khả năng chịu đựng của vải trước tác dụng trực tiếp của ngọn lửa. Theo mức độ
chống lửa có thể chia vật liệu thành 3 nhóm:
+ Nhóm khơng cháy: amiăng, thủy tinh.
+ Nhóm cháy và tắt ngay khi ra khỏi ngọn lửa: len, polyamit, polyeste.
+ Nhóm cháy và tiếp tục cháy khi ra khỏi ngọn lửa: bông, vixco.
Để xác định độ chống lửa có thể cho ngọn lửa tác dụng liên tục vào mẫu trong thời
gian 10 – 100giây.
7 – Độ bền màu:
Trong q trình hồn tất, màu vải được chọn nhuộm theo công dụng của vải, nhưng
điều quan trọng đối với người sử dụng là màu phải bền trong quá trình sử dụng.
Có nhiều yến tố tác động làm màu vải phai trong quá trình sử dụng nên thuốc nhuộm
phải đạt độ bền cần thiết với mồ hôi, nước, kiềm, … Vải quần áo mặc ngoài cần bền màu với
Trang 21



ánh sáng và thời tiết, với ma sát, với giặt, ủi, … Vải may rèm, màn chỉ cần bền màu với ánh
sáng. Vải chăn mềm, trải giường chỉ cần bền với giặt.
Ngồi độ bền màu người ta cịn xét đến độ loan màu của vải màu sang vải trắng.
Trong nước phân tử thuốc nhuộm có thể thốt ra từ vải màu để xâm nhập vào vải trắng. Điều
này làm cho việc giặt chung quần áo màu với quần áo trắng dẫn đến hậu quả rất xấu nếu quần
áo trắng bị dây màu. Phép thử độ dây màu bằng cách ghép mẫu vải màu với mẫu vải trắng
chuẩn rổi giặt, sau đó xem xét lại độ trắng của mẫu vải trắng.

Trang 22


BÀI 3: CHỈ - NGUYÊN TẮC CHỌN CHỈ
I – Khái niệm:
Chỉ là dạng sợi se, là phụ liệu dùng để ráp nối các chi tiết của sản phẩm.
Chỉ được làm bằng nguyên liệu như: bông, lanh, sợi tổng hợp, tơ. Dùng nhiều nhất
trong công nghiệp may là chỉ bông.
Chỉ tơ dùng chủ yếu để may các sản phẩm bằng tơ lụa, len dạ, ngồi ra cịn dùng để
thêu, trang trí.
Chỉ lanh dùng để may giày hay tấm bạt.
Yêu cầu về chất lượng của chỉ là độ bền phải cao, ngoài ra chỉ còn phải đều, nhẵn, bền
màu, bền nhiệt độ và bền hóa chất.
* Các cơng đoạn sản xuất chỉ:
+ Chập: là ghép nhiều sợi đơn lại nhằm loại bỏ khuyết tật của sợi, tăng độ bền, độ đều
của chỉ.
+ Se: là xoắn sợi đã chập nhằm nâng cao hơn nữa độ bền, độ đều và bề ngang và độ co
giãn tốt.
+ Hoàn tất: bao gồm nấu, tẩy trắng, nhuộm màu, hồ làm bóng.


Nấu chỉ được thực hiện trong dung dịch kiềm với áp suất cao hơn áp

suất bình thường để loại bỏ các chất bẩn của xơ.



Tẩy trắng khi cần sản xuất chỉ trắng hay màu chỉ sáng, được xử lý bằng
natri hypoclorit, sau đó là axit H2SO4.



Nhuộm nếu cần sản xuất chỉ màu. Dùng thuốc nhuộm trực tiếp có chất
cầm màu.

II – Các loại chỉ:
1 – Chỉ bơng:
Được sản xuất từ sợi chải kỹ cao cấp qua các cơng đoạn chập, se và hồn tất. Những
số hiệu qui ước thể hiện độ mãnh của chỉ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 100 và 120.
Chỉ bơng có thể được chập từ 2, 3, 6, 9 và 12 sợi. Trong xí nghiệp may sử dụng chủ
yếu là chỉ chập 3 và 6.
2 – Chỉ tơ tằm:
Chỉ tơ tằm được se hai lần theo hướng ngược nhau. Đầu tiên chập một số sợi tơ se lại
với nhau sau đó ba sợi này được se lại lần nữa nhưng theo hướng ngược lại. Q trình hồn
tất gồm có nấu và nhuộm màu.
Chỉ tơ tằm có các số hiệu 13, 18, 33, 65, 75. Chỉ thơng dụng có chi số 33, 65, 75 dùng
để may quần áo bằng lụa mỏng, chi số 13, 18 dùng để vắt sổ, may trang trí.
Chiều dài ống chỉ khoảng 50 – 100m. Chỉ tơ tằm khơng được phép có khuyết tật.
3 – Chỉ tơ vixco:
Chỉ tơ vixco được làm bằng tơ vixco dùng để vắt sổ. Chỉ được se 2 lần và quấn thành
ống lớn.
4 – Chỉ tổng hợp:


Trang 23


Chỉ tổng hợp được làm bằng sợi tổng hợp, phổ biến có chỉ tơ polyamit, chỉ tơ
polyeste.
Chỉ tổng hợp có nhiều ưu điểm so với chỉ thiên nhiên về độ bền kéo, bền ma sát, bền
ánh sáng và bền thời tiết, bền với chất oxy hóa, hóa chất, vi khuẩn, nấm mốc và co ít hơn.
Q trình sản xuất chỉ gồm chập, se, nấu, tẩy trắng, tẩm chất chống tích điện để nâng
cao tính chịu nhiệt.
Độ bền kéo của chỉ polyamit cao cấp gấp 1,5 đến 2 lần chỉ tơ tằm và chỉ bông, bền ma
sát rất cao. Nhược điểm của chỉ polyamit là dẻo nhiệt làm tăng độ nhăn vải tại các đường
may do tính chịu nhiệt kém của polyamit. Khi ủi các chi tiết bán thành phẩm thì nhiệt độ bề
mặt ép ủi không được quá 1600C và thời gian không quá 30 giây.
Chỉ polyeste chịu nhiệt cao hơn chỉ polyamit và không nhăn khi may.
Nhược điểm chung của chỉ tổng hợp là chịu nhiệt không cao. Với tốc độ may 2000 –
2200 mũi/phút. Nếu có thể nên dùng loại kim xử lý đặc biệt để giảm nhiệt ma sát.
5 – Chỉ dún:
Chỉ dún sản xuất từ tơ dún có độ đàn hồi cao, độ co giãn, độ bền cao. Do tính xốp nên
giảm được nhiệt ma sát với kim làm cho đường may bền, mềm và co giãn tốt, ít đứt. Bề ngồi
chỉ dún giống chỉ tổng hợp.
III – Nguyên tắc chọn chỉ:
Để sử dụng chỉ cho sản phẩm may người ta chọn chỉ dựa trên chất lượng chỉ, chất
lượng chỉ được xét theo các tính chất sau:
- Độ bền kéo.
- Độ co giãn (phụ thuộc vào độ mảnh, số sợi chập và chế độ hoàn tất.
- Độ săn và độ cân bằng xoắn. Chỉ không được có độ săn q lớn, nếu khơng chỉ sẽ
cứng và dễ tạo gút. Nếu chỉ khơng cân bằng xoắn thì trong quá trình may bỏ mũi may và đứt
chỉ.
- Độ đều: sợi chỉ có chỗ thơ chỗ mảnh chênh lệch nhau nhiều thì trong khi may hay
sau khi hình thành đường may, chỗ yếu sẽ đứt trước làm chất lượng đường may giảm.

- Màu chỉ phải trùng với màu vải.
- Chọn chỉ có độ mảnh bằng với độ mảnh của sợi to nhất dệt nên vải.
Ngoài ra nếu chọn chỉ cùng nguyên liệu với sợi dệt vải thì chất lượng đường may sẽ
cao hơn.

Trang 24


×