Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ưu điểm và hạn chế của các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (hướng nội) và chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu (hướng ngoại) ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.45 KB, 12 trang )

Câu 16: Ưu điểm và hạn chế của các chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế
nhập khẩu (hướng nội) và chiến lược cơng nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
(hướng ngoại) ? Ý nghĩa và định hướng vận dụng ở VN?
Trả lời:
1/. Lý thuyết: Giáo trình Mơn Kinh tế - Chính Trị lớp Cao cấp Lý
luận chinh trị
Trang 248
2/. Thực tiễn
1/.Chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
Đặt trọng tâm phát triển cơng nghiệp để thay thế những hàng hóa
nhập khẩu. Chiến lược này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, dùng các
hàng rào thuế quan để nâng đỡ các ngành sản xuất non trẻ trong nước.
Các quốc gia khi giàu lên đều tăng tỉ trọng công nghiệp và giảm tỉ
trọng nơng nghiệp. Vấn đề là tìm con đường tốt nhất để xây dựng một khu
vực cơng nghiệp có thể tự mình tăng trưởng bền vững? Có hai chiến lược.
Thứ nhất là bảo hộ bằng thuế quan, hạn ngạch và cấm nhập khẩu. Ý tưởng
ở đây là nâng giá sản phẩm để các doanh nghiệp nội địa có thể học cách trở
nên hiệu quả. Về nguyên tắc, bảo hộ sẽ phải giảm dần để người tiêu dùng
các sản phẩm này không mãi mãi phải chịu giá cao. Thực ra, khi một ngành
đã quen được bảo hộ thì sẽ rất khó chuyển sang cuộc sống khơng có nó.
Một cơng ty được bảo hộ đạt lợi nhuận cao bằng cách thuyết phục các quan
chức chính phủ hay chính trị gia rằng cơng ty phải được bảo hộ hơn nữa,
trong khi chẳng dành nhiều nỗ lực để giảm giá thành hay cải thiện sản
phẩm. Đơi khi một chính phủ mạnh tay và buộc doanh nghiệp phải trở nên

1


cạnh tranh, nhưng điều này rất hiếm. Thông thường, một khi cơng nghiệp
hóa bắt đầu với giá thành cao thì sẽ tiếp tục như vậy.
Chiến lược cơng nghiệp hố theo hướng sản xuất hàng thay thế hàng


nhập khẩu đã được hầu hết các nước công nghiệp phát triển hiện nay theo
đuổi trong thế kỷ XIX. Trong các nước đang phát triển, chiến lược thay thế
hàng nhập được thử nghiệm đầu tiên ở các nước Mỹ Latinh. Một số nước
châu Á như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thực hiện chiến lược này trên
con đường cơng nghiệp hóa từ trước Chiến tranh thế giới lần 2. Ở hầu hết
các nước châu Á và Châu Phi, mong muốn nhanh chóng xây dựng một nền
kinh tế độc lập và đó là lý do chính khiến các nước đi vào con đường phát
triển thay thế nhập khẩu. Trong những năm 60 thay thế nhập khẩu đã trở
thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo.
Phương pháp luận của chiến lược thay thế nhập khẩu là:
* Trước hết cố gắng tự sản xuất để đáp ứng đại bộ phận nhu cầu về
hang hóa và dịch vụ cho thị trường nội địa. Đảm bảo cho các nhà sản xuất
trong nước có thể làm chủ được kỹ thuật sản xuất hoặc các nhà đầu tư nước
ngồi cung cấp cơng nghệ vốn và quản lý hướng vào việc cung cấp cho thị
trường nội địa là chính.
* Cuối cùng lập hàng rào bảo hộ để hổ trợ cho sản xuất trong nước có
lãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong những ngành công nghiệp là mục
tiêu phát triển.
Các biện pháp thực hiện thay thế nhập khẩu thường là thuế quan bảo
hộ, hạn ngạch nhập khẩu và tỷ giá cao quá mức.
Những lập luận ủng hộ đường lối cơng nghiệp hóa sản xuất thay thế
nhập khẩu:
2


Độc lập kinh tế: thực tế lịch sử ở các nước Mỹ Latinh đã trải qua thời
kỳ bất ổn định do phụ thuộc kinh tế vào nước ngoài thời kỳ thập niên 1930
và 1940.
Thoát khỏi vị thế làm nước cung cấp nguyên liệu, nông sản: giả
thuyết Prebisch_Singer đề cập tới hiệu ứng giá cánh kéo theo đó giá hàng

nơng sản ngày càng rẻ và giá hàng chế tạo ngày càng đắt tương đối.
Học tập thông qua thực tiễn: gây dựng kinh nghiệm kinh doanh cho
doanh nghiệp trong nước thông qua mơi trường cạnh tranh khơng q khắt
nghiệt khi khơng có hàng nhập khẩu.
Sự cần thiết phải đạt được tính kinh tế nhờ qui mơ: tính kinh tế nhờ
qui mơ được cho là cần thiết cho phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa. Dành thị trường trong nước chỉ cho doanh nghiệp trong
nước tin rằng sẽ giúp đạt được tính kinh tế nhờ qui mơ.
Các mối liên kết ngành: các ngành thay thế nhập khẩu phát triển có
thể tạo cơ hội cho các ngành khác cung cấp đầu vào cho chúng hay sử dụng
đầu ra của chúng phát triển theo.
Áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu đã đem lại sự mở mang nhất
định các cơ sở sản xuất, giải quyết cơng ăn việc làm. Q trình đơ thị hóa
bắt đầu. Bước đầu hình thành các chủ doanh nghiệp có đầu óc kinh doanh.
Nhưng lịch sử cho thấy rằng: Nếu dừng lại ở giai đoạn chiến lược thay thế
nhập khẩu sẽ vấp phải những trở ngại rất lớn:
Chiến lược sản xuất hàng nội địa thay thế hàng xuất khẩu thực chất
nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước là chính, chú trọng nhiều đến tỷ lệ trợ
cấp của thị trường nội địa. Với chiến lược như vậy, ngoại thương không
được coi trọng, coi nhẹ ảnh hưởng tích cực của kinh tế thế giới đối với sự
phát triển kinh tế trong nước. Và điều đó tất nhiên sẽ hạn chế việc khai thác
3


tiềm năng của đất nước trong việc phát triển ngoại thương và các quan hệ
kinh tế đối ngoại khác.
Kinh tế của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu cơng nghiệp
hóa là nền kinh tế thiếu thốn đủ thứ, tổng cầu vượt quá tổng cung thường
thông qua nhập khẩu để cân bằng. Xu hướng này không thể khắc phục
được trong thời gian ngắn. Nếu hạn chế quá mức nhập khẩu, thực hiện

chính sách bảo hộ khơng thích hợp sẽ làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.
Cán cân thương mại ngày càng thiếu hụt. Nạn thiếu ngoại tệ là trở
ngại cho việc mở cửa với bên ngoài và phát triển kinh tế.
Thực hiện sản xuất thay thế nhập khẩu tuy có tiết kiệm được ngoại tệ
khi hạn chế nhập khẩu nhiều nguyên liệu và bán thành phẩm hơn để tăng
cường cung ứng cho sản xuất trong nước. Đồng thời, sản xuất thay thế hàng
nhập khẩu còn hạn chế việc phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu
và sản phẩm thu ngoại tệ, do đó khơng phải là kế sách lâu dài để bù vào
chỗ thiếu hụt trong cán cân thương mại.
Thực hiện chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu nói chung
được bảo hộ bằng thuế quan, tăng cường các biện pháp hành chính và phối
hợp hành chính. Điều đó làm cho các doanh nghiệp khơng năng động, thiếu
cơ hội tìm kiếm ưu thế cạnh tranh quốc tế. Do đó giá thành cao, chất lượng
thấp, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hàng rào mậu dịch có thể áp dụng với cả nhập khẩu các đầu vào cần
thiết cho sản xuất hàng xuất khẩu dẫn đến sự yếu kém của khu vực xuất
khẩu. Đến lượt nó, xuất khẩu yếu kém khiến cho khu vực thay thế nhập
khẩu khơng có ngoại tệ để nhập khẩu máy móc sản xuất.
Và những vấn đề khác như méo mó trong phân bổ nguồn lực, tệ tham
nhũng gắn với nạn cấp phép nhập khẩu.
4


Bức tranh trên đây đã được các nhà kinh tế cũng như nhiều người làm
chính sách đang phát triển lưu ý tới và tìm con đường phát triển khác thay
thế. Tuy nhiên, không phải chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu là
nguyên nhân về tình hình đáng thất vọng về công nghiệp ở nhiều nước.
Đúng hơn là những mất cân đối trong chính sách thay thế nhập khẩu có ảnh
hưởng sang các chính sách đi cùng với nó và thúc đẩy nó. Một hình thức
thay thế nhập khẩu ít giáo điều hơn được hỗ trợ bởi những chính sách giá

cả ơn hịa hướng vào thị trường hơn có thể sẽ là phương thức phát triển
thành công.
Chiến lược này có những mặt yếu sau:
+ Ngành cơng nghiệp được bảo hộ nên dễ rơi vào tình trạng trì trệ,
sản xuất kém hiệu quả, kém cạnh tranh.
+ Thị trường nội địa khơng ni nổi, khơng có lợi thế về quy mơ.
+ Xu hướng tồn cầu hóa và thế giới phẳng làm các chiến lược này
có thể khơng tác động đến các cơng ty xun quốc gia.
+ Các nhóm lợi ích cũng dễ dàng lợi dụng chính sách này.
2/. Cơng nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu là một chiến lược cơng
nghiệp hóa lấy phát triển khu vực sản xuất hàng xuất khẩu làm động lực
chủ yếu lơi kéo phát triển tồn nền kinh tế. Chiến lược này từng được
nhiều nước đang phát triển áp dụng và khơng ít trong số đó đã thành cơng,
điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ngồi ra cũng có thể nhắc đến
một số nước ASEAN và Trung Quốc.
Trong chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển những
ngành cơng nghiệp có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình. Các biện
5


pháp ưu tiên thường được sử dụng gồm: trợ cấp xuất khẩu, tạo thuận lợi
trong tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thông tin thị trường, tạo thuận lợi
cho nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, ưu đãi về tỷ giá hối đoái, quy định về
tỷ lệ xuất khẩu đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo thuận lợi
về cơ sở hạ tầng chẳng hạn như thành lập các khu chế xuất. Theo dự tính
thơng thường của các nhà lập chính sách theo đuổi chiến lược này, các
ngành xuất khẩu sẽ đem lại thu nhập cho nền kinh tế, công ăn việc làm và
thu nhập cho người lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập
khẩu các máy móc cho cơng nghiệp hóa và đặc biệt là những ảnh hưởng lan
tỏa của nó tới các ngành và lĩnh vực kinh tế khác.

Những ngành được lựa chọn là những ngành mà quốc gia có lợi thế.
Tuy nhiên, lợi thế của quốc gia thay đổi cùng với q trình phát triển của
mình, nên có nhiều giai đoạn cơng nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu.
Trong giai đoạn đầu tiên của cơng nghiệp hóa, các nước đang phát
triển thường chỉ có lợi thế ở những ngành thuộc khu vực một của nền kinh
tế như khai thác tài nguyên thiên nhiên và nơng nghiệp. Vì thế, giai đoạn
này hay được gọi là giai đoạn cơng nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu sơ
khai. Nhật Bản trải qua giai đoạn này vào những thập niên cuối của thế kỷ
19. Hàn Quốc và Đài Loan trải qua giai đoạn này từ đầu thập niên 1960.
Sang giai đoạn thứ hai, các ngành thâm dụng lao động như dệt
may, đóng giày, thực phẩm qua chế biến, đồ gỗ qua gia công, và những
ngành công nghiệp nhẹ khác cùng ngành đóng tàu, v.v... được lựa chọn vì
lúc này lợi thế của quốc gia chính là lao động rẻ và có tay nghề khơng cần
cao. Nhật Bản trải qua giai đoạn này vào hai thập niên đầu của thế kỷ 20,
trong khi đó Hàn Quốc và Đài Loan sớm từ bỏ giai đoạn một (vì họ đều
6


nghèo tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp sớm không đáp ứng được nhu
cầu nội địa) và chuyển sang giai đoạn hai từ nửa cuối thập niên 1960.
Ở giai đoạn thứ ba của cơng nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu, các
ngành được lựa chọn là những ngành thâm dụng tư bản (vốn) và lao động
có kỹ năng như sản xuất hàng điện gia dụng-điện tử, cơ khíđơn giản như
chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất xe gắn máy. Nhật Bản trải qua giai đoạn
này sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến giữa thập niên
1960. Hàn Quốc và Đài Loan bắt đầu xúc tiến giai đoạn này từ đầu thập
niên 1980.
Ở giai đoạn thứ tư, các ngành được lựa chọn là những ngành thâm
dụng công nghệ như chế tạo máy chính xác, hóa chất, chế tạo ô tô, v.v...
Ba giai đoạn sau được gọi chung là cơng nghiệp hóa theo hướng xuất

khẩu của khu vực thứ hai (khu vực chế tạo). Các giai đoạn trên có thể gối
nhau. Thậm chí, một số nền kinh tế đang phát triển lớn mà hầu như tất cả
các phân ngành chế tạo đều có thì có thể thực hiện bốn giai đoạn đồng thời
với sự xuất phát của mỗi giai đoạn có thể khác nhau; điển hình cho trường
hợp này là Trung Quốc, nước đồng thời xuất khẩu từ nông sản tới các thiết
bị công nghệ cao.
Hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu
Những hạn chế của chiến lược hướng nội là xuất phát từ phạm vi áp
dụng của nó và yêu cầu để thực hiện chiến lược này có hiệu quả. Khi đối
tượng áp dụng cho chiến lược này khơng phù hợp thì những ưu điểm của
nó khơng những khơng được phát huy mà cịn bộc lộ những hạn chế làm
kìm hãm xu hướng phát triển kinh tế của một đất nước .
Thực vậy, khi thực hiện một đường lối, vạch ra một phương hướng
phát triển thì khơng thể khơng tính đến thị trường ảnh hưởng của nó. Xuất
7


phát từ nội dung của chiến lược thay thế nhập khẩu là sản xuất những mặt
hàng đáp ứng nhu cầu tối thiểu của đất nước tức là lấy thị trường trong nước làm trọng tâm để buôn bán và lưu thơng hàng hố thì chí ít về quy mơ
thị trường đó trước hết phải rộng rãi. Đối với một nước thị trường nội địa
được coi là phù hợp với chiến lược này là một đất nước có quy mơ dân số
đông, sức tiêu thụ lớn. Khi quy mô dân số đơng và khả năng tiêu dùng lớn
thì tương quan giữa sản xuất và tiêu dùng mới cân đối tức là sản xuất mở
rộng cũng tiêu thụ hết. Do đó, với những nước có quy mơ dân số nhỏ bé thì
dung lượng thị trường nhỏ, chỉ cần sản xuất dưới mức tối ưu cũng đã đáp
ứng đủ nhu cầu. Điều đó đồng nghĩa với khơng có động lực để mở rộng sản
xuất hay tối ưu hoá các yếu tố nguồn lực.Thực tế điều này xảy ra ở những
nước có quy mơ nhỏ bé như Hàn Quốc.
Như vậy với những nước có phạm vi, quy mơ thị trường nhỏ thì việc
áp dụng chiến lược hướng nội là khơng phù hợp. Đây có thể coi là một yêu

cầu để thực hiện chiến lược nhưng cũng có thể coi là một hạn chế của chiến
lược.
Tuy nhiên nói như thế khơng có nghĩa là khi quy mơ thị trường lớn
thì áp dụng chiến lược hướng nội là thành cơng mà ngay khi điều kiện đó
được đáp ứng thì những hạn chế khác của chiến lược như làm giảm khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước lại tăng lên. Sở dĩ nảy
sinh ra vấn đề này là xuất phát từ sự can thiệp của Chính phủ.
Khi mà động cơ có tác động mạnh mẽ nhất để các doanh nghiệp sản
xuất cạnh tranh với nhau là lợi nhuận thì yếu tố này đã bị triệt tiêu khi có sự
can thiệp của Chính phủ. Bởi vì, khi Chính phủ bảo hộ bằng hạn ngạch hay
thuế quan tức là Chính phủ đã chịu phần thua lỗ thực sự mà các doanh
8


nghiệp hoạt động khơng có hiệu quả mang lại. Do được bảo hộ và mua
nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ nên các nhà sản xuất yên tâm không phải
lo cạnh tranh tìm kiếm thị trường để mua được nguyên liệu rẻ, hay cải tiến
công nghệ để nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh với giá
hàng nhập trên thị trường quốc tế. Tất cả các q trình đó đáng nhẽ họ phải
tìm tịi nghiên cứu thì họ lại trơng chờ vào sự bảo hộ của Chính phủ. Kết
quả của sự bảo hộ này làm thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời làm
tăng khoảng cách chênh lệch trình độ sản xuất giữa các nước trong khu vực
cũng như trong thị trường quốc tế. Quá trình này nếu khơng kịp thời nhận
ra, dần dần bãi bỏ bảo hộ thì sẽ làm cho nền kinh tế trì trệ lạc hậu, ngày
càng tụt hậu so với thời đại.
Thực tế các nước NICs và ASEAN cũng nhanh chóng nhận ra hạn
chế này và họ khắc phục bằng cách giảm dần bảo hộ hoặc thay đổi chiến
lược bảo hộ cho phù hợp với điều kiện của đất nước mình. Hàn Quốc là
một ví dụ: trong giai đoạn phát triển mậu dịch 1962-1971 Hàn Quốc thực
thi chiến lược thay thế nhập khẩu gặp khó khăn là năng lực xuất khẩu hạn

chế dẫn tới mất cân đối xuất và nhập khẩu. Hàn Quốc cũng phát triển một
số ngành công nghiệp nặng tạo điều kiện chuyển mạnh sang chính sách hướng về xuất khẩu.
Như vậy, hạn chế thứ nhất của chiến lợc hướng nội là làm giảm cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước được xuất phát từ sự can thiệp của
Chính phủ. Nhưng khơng vì thế mà Chính phủ bỏ mặc cho nền kinh tế tự
vận động theo cơ chế thị trường mà cần phải khẳng định một cách chắc
chắn rằng: vai trị của Chính phủ là một điều kiện quan trọng nhất để thực
9


hiện chiến lược hướng nội thành cơng. Bởi vì, trong thời kỳ đầu cơng
nghiệp trong nước cịn non trẻ chưa thể đa ra để cạnh tranh trên thị trường
quốc tế thì Chính phủ cần phải bảo hộ để ni dưỡng nó cho “đủ lơng đủ
cánh” rồi phải đưa nó ra thi trường cho nó tự vận động. Cho nên, biện pháp
bảo hộ chỉ là biện pháp tạm thời và cần phải được giảm dần khi các ngành
sản xuất trong nước phát triển hơn.
Hạn chế thứ hai của chiến lược hướng nội đó là những tệ nạn phát
sinh từ việc thực hiện không nghiêm túc của các đối tượng chịu thuế và các
cơ quan thuế vụ. Điều này dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế, hối lộ đội ngũ
cán bộ thuế quan gây ra thất thu cho ngân sách nhà nước, làm mất lịng tin
của nhân dân. Đây khơng cịn là vấn đề vi phạm luật đơn thuần mà ngày
nay đặc biệt đối với nước ta nó trở thành một quốc nạn.
Bên cạnh việc trốn lậu thuế là việc xin xỏ, hối lộ các quan chức phụ
trách phân phối hạn ngạch nhập khẩu. Việc đánh giá sự thành công của các
doanh nghiệp sẽ khơng cịn chính xác nếu nhìn vào đó mà đánh giá thực
lực của doanh nghiệp cũng như khả năng quản lý của lãnh đạo mà sự thành
cơng đó có thể nhờ vào tài khéo léo, biết thương lượng có hiệu quả với các
nhà chức trách phụ trách thuế quan hay hạn ngạch. Điều này khơng khuyến
khích các tư nhân giỏi phát huy năng lực của mình.
Một hạn chế nữa của chiến lược thay thế nhập khẩu là hạn chế xu

hướng cơng nghiệp hố của đất nước. Chiến lược này bắt nguồn từ cơng
nghiệp hàng tiêu dùng sau đó tiếp tục tạo thị trường cho các ngành sản xuất
sản phẩm trung gian. Thường thị trường trung gian nhỏ hơn thị trường hàng
tiêu dùng nên đầu tư vào lĩnh vực này lại gặp những khó khăn nhất định.
Do vậy, lại trông chờ vào bảo hộ điều này làm tăng giá đầu vào đối với
10


những ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Để đảm bảo lợi nhuận của các ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguyên
liệu nhập khẩu làm cho các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu
trong nước khơng có khả năng phát triển hạn chế sự hình thành cơ cấu cơng
nghiệp đa dạng của đất nước.
Theo một số nhà kinh tế hiện đại thì chiến lược thay thế nhập khẩu
khơng đồng nhất với sự đóng cửa nền kinh tế mà nó song song diễn ra hai
q trình : một mặt hạn chế thậm chí ngăn cấm việc nhập khẩu hàng hố
trong nước có khả năng sản xuất, khuyến khích tiêu dùng nội địa, Mặt khác
cho phép nhập khẩu các yếu tố để sản xuất hàng hố thay thế nhập khẩu.
Trong khi đó để khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá
thay thế nhập khẩu, Chình phủ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong
đó quan trọng nhất là hàng hố sản xuất trong nước bằng thuế quan, hạn
ngạch nhập khẩu, ưu đãi đầu tư, Chính từ những ưu đãi này nên các sản
phẩm sản xuất trong nước khơng có khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu
thụ trên thị trường quốc tế. Do đó, khơng có khoản thu ngoại tệ từ xuất
khẩu nhưng vẫn phải chi ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị và ngyn
liệu từ nước ngồi dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và nợ
nước ngồi gia tăng. Nền kinh tế đó trái hẳn với mơ hình kinh tế mà các
nước đang phát triển xây dựng đó là : xây dựng một nền kinh tế độc lập,
phát huy nội lực là chính, ít bị phụ thuộc vào nước ngồi.
Do chiến lược hướng nội có những hạn chế trên, muốn khắc phục nó

để đưa nền kinh tế phát triển đi lên tất yếu phải tìm cách thay đổi chiến lược. Các nước đang phát triển nhận thấy rằng để khắc phục vấn đề nợ nước
11


ngoài, mất cân đối trong hoạt động xuất khẩu, quy mơ thị trường nhỏ hẹp
thì chỉ có cách là dựa vào thị trường rộng lớn bên ngoài. Muốn vậy, phải
mở cửa tiến hành chiến lược hướng ngoại.

12



×