Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THẢO LUẬN môn học luật hình sự (phần chung) buổi thảo luận thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.08 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
----------

BÀI THẢO LUẬN
MƠN HỌC:

Luật Hình sự (Phần chung)

Buổi thảo luận thứ hai
Giảng viên hướng dẫn: GV – Mai Thị Thủy

Nhóm 1 – HC46B1
1. Phạm Hứa Trinh Ngân
2. Võ Đình Thụy Ngân
3. Nguyễn Huỳnh Như Ngọc
4. Nguyễn Trần Hoàng Oanh
5. Hồ Tấn Phát
6. Nguyễn Phạm Mai Phương
7. Nguyễn Thị Hoài Phương
8. Hoàng Thị Đồng Tâm
9. Trần Minh Tâm

09//2022

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat




Mục lục
I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN........................................................................... 1
1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt
do Tịa án áp dụng đối với người phạm tội........................................................ 1
2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm tù trở
xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.............................................................. 1
3. Trong một tội danh ln có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản,
cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ....................................................... 1
4. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ khơng có dấu hiệu định tội....................2
5. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm có cấu thành hình thức............................................................................. 2
II. BÀI TẬP.......................................................................................................... 2
Bài tập 1:.......................................................................................................... 2
1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì?
Tại sao?.......................................................................................................... 2
2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (cấu thành tội
phạm) vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Tại sao?...........................3
3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu
thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?..........4
Bài tập 6:.......................................................................................................... 4
Câu hỏi: A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3
Điều 260 BLHS. Hãy xác định A có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành
vi của mình hay khơng? (Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ (Điều 260 BLHS) được thực hiện với lỗi vô ý)....................4
Bài tập 7:.......................................................................................................... 5
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?................................ 5
2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?................................ 5
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?

Tại sao?.......................................................................................................... 5
4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?................................................................ 5
5. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung khơng? Nếu có là lỗi gì?
Tại sao?.......................................................................................................... 6
2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức
hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
Nhận định: Sai.
Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, muốn xác định 4 loại tội phạm (tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng) thì phải dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt
do Bộ luật này quy định với tội ấy. Tuy nhiên, tuyệt đối không dựa vào mức hình
phạt do Tịa án áp dụng để xác định tội phạm vì Tịa sẽ dựa vào nhiều căn cứ
khác nhau để tuyên. Do đó, có những tội phạm phạm tội rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu có đủ căn cứ thì Tịa sẽ tun vài tháng tù hay
1, 2 năm tù là chuyện bình thường.
2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm tù trở
xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nhận định: Sai.

Khơng dựa vào mức hình phạt mà Tòa án tuyên để xác định loại tội phạm
đó thuộc loại tội phạm gì, vì khi đưa ra mức hình phạt, Tịa án xem xét rất nhiều
căn cứ khác nhau, nếu đủ căn cứ (ví dụ như Tịa có thể căn cứ vào tình tiết giảm
nhẹ (nếu có) để xét xử cho tội phạm nghiêm trọng trở lên qua đó làm giảm mức
phạt) vẫn có thể tuyên bố hình phạt của một tội phạm phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng hay rất nghiêm trọng là 3 năm là chuyện bình thường. Qua đó, phải dựa
vào mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định ở Điều 9 để
xác định loại tội phạm.
3. Trong một tội danh ln có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ
bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.
Nhận định: Sai.
Trong một tội danh có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu
thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ như tội gián điệp (Điều 110 BLHS năm
2015), tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS năm 2015). Tuy nhiên, không phải
lúc nào trong một tội danh cũng phải có đầy đủ cả ba loại cấu thành tội phạm
này, thường các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015
ln có cấu thành tội phạm cơ bản, sau đó có thể có một hay hai cấu thành tội
phạm tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ, ví dụ: ở Điều 108 về “Tội phản bội Tổ
quốc”, ở khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản, ở khoản 2 là cấu thành tội phạm
giảm nhẹ “trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ”.
4

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


4. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ khơng có dấu hiệu định tội.
Nhận định: Sai.
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm bao gồm dấu hiệu định
tội và những dấu hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
tội phạm giảm đi đáng kể (dấu hiệu định khung đáng kể). Hay nói ngắn gọn, cấu

thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm bao gồm dấu hiệu định tội và dấu
hiệu định khung giảm nhẹ.
Ví dụ: Tội phản bội Tổ quốc tại Điều 108 BLHS năm 2015.
Khoản 1 là dấu hiệu định tội (cấu thành cơ bản).
Khoản 2 là cấu thành giảm nhẹ “trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm
nhẹ”.
5. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm có cấu thành hình thức.
Nhận định: Sai.
Muốn xác định một cấu thành tội phạm là hình thức hay vật chất, phải dựa
vào cấu thành cơ bản, nếu cấu thành cơ bản quy định hậu quả thì đó là cấu thành
vật chất; quy định hành vi thì đó là cấu thành tội phạm. Tuyệt đối không dựa vào
hậu quả xảy ra trên thực tế để xác định loại cấu thành gì.
Ví dụ: Anh A mâu thuẫn với anh B. Anh A đã bắt giữ trái pháp luật anh B,
anh A đưa anh B tới nhà kho ở giữa đồng không mông quạnh, anh A nhét giẻ vào
miệng anh B. Sau đó anh A đi chơi, 7 ngày sau quay lại thì anh B chết. Hành vi
của anh A cấu thành tội bắt giam người trái pháp luật theo Điều 157. Tội phạm
mà A thực hiện có cấu thành tội phạm hình thức vì trong cấu thành cơ bản (khoản
1) của Điều 157 không xác định hậu quả, mà chỉ xác định dấu hiệu hành
vi “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”. Qua đó, khơng dựa vào hậu quả xảy
ra trên thực tế “anh B chết” để xác định loại cấu thành.
II. BÀI TẬP.
Bài tập 1:

1.

Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì?

Tại sao?
Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm của A thực hiện là loại tội phạm

nghiêm trọng. Vì theo tình huống A phạm tội trộm cắp tài sản trị giá 70 triệu
đồng và bị Tòa án tuyên phạt 02 năm tù giam là căn cứ theo khoản 2 Điều 173
BLHS:

5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b,
c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.”
Trong đó, khoản 2 Điều 173 mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm
tù và căn cứ theo Điều 9 thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm nghiêm
trọng.
Khoản 2 Điều 9 BLHS 2015:
“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;”

2.

Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (cấu thành tội

phạm) vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Tại sao?
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất. Bởi vì theo
định nghĩa:
Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà mặt khách quan có
các dấu hiệu hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Tội
phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi nguy
hiểm cho xã hội đã gây ra hậu quả luật định.
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà mặt khách quan chỉ
có hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được
coi là hồn thành khi người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được
quy định trong cấu thành tội phạm.
Do đó để phân biệt được cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức là phải
dựa vào dấu hiệu hậu quả. Nếu cấu thành tội phạm vật chất thì có dấu hiệu hậu
quả, cịn cấu thành tội phạm hình thức thì khơng có dấu hiệu hậu quả.
6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Cụ thể ở khoản 1 Điều 173 có quy định: “1. Người nào trộm cắp tài sản của
người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”. Trong đó dấu hiệu hành vi
là “trộm cắp”, cịn dấu hiệu hậu quả là “tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng”.


Ở điều 173 có quy định cả hành vi lẫn hậu quả do đó ta xác định tội trộm cắp tài
sản có cấu thành tội phạm vật chất là hợp lý.
3.

Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu

thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?
Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng. Vì
theo ta được biết cấu thành tội phạm tăng nặng: dấu hiệu định tội + dấu
hiệu định khung tăng nặng. Và trường hợp của A là được xử lý theo khoản 2 Điều
173 Bộ Luật Hình sự năm 2015, trong đó khoản 2 Điều 173 quy định dấu hiệu
định khung tăng nặng đối với hành vi trộm cắp tài sản cao hơn so với mức phạt
cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 173).
Bài tập 6:
Câu hỏi: A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3
Điều 260 BLHS. Hãy xác định A có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của
mình hay khơng? (Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ (Điều 260 BLHS) được thực hiện với lỗi vô ý).
A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Bởi lẽ:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về Tuổi
chịu trách nhiệm hình sự:
“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,
178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của
Bộ luật này.”
Xét thấy, A 15 tuổi 6 tháng (trong khoảng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi)
tuy nhiên hành vi của A (được quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ Luật Hình sự
năm 2015) lại không thuộc một trong các điều được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 vì
vậy có thể kết luận rằng hành vi của A không vi phạm quy định của Bộ luật Hình

sự, A khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên hành vi của A đã vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ nên A sẽ phải chịu chế tài của pháp luật. Cụ thể căn cứ vào khoản 2
7

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính:
“Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
2.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của
Bộ luật Hình sự.”
Xét thấy:
A 15 tuổi 6 tháng (nằm trong khoảng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi).
A đã thực hiện hành vi có dấu hiệu có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm
trọng được quy định tại Bộ luật Hình sự (vi phạm khoản 3 Điều 260 Bộ
luật Hình sự).
Điều 260 không được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự nên
khơng thuộc trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật
xử lý vi phạm hành chính
Vì vậy A sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Bài tập 7:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là tính mạng của bé Trung.
2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
A do sơ xuất nên đã nhầm lẫn trong việc kê đơn thuốc cho bé Trung. Hành
vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là quyền được bảo vệ về sức khỏe

trong lĩnh vực y tế của bé Trung.
3.

Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại

nào? Tại sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại quan hệ
nhân quả kép trực tiếp.
Vì đã có 2 hành vi đóng góp gây ra cái chết cho bé Trung. Thứ nhất, do sơ suất
nên A đã kê nhầm đơn thuốc theo toa của người lớn cho bé Trung. Thứ hai, H
bán thuốc theo toa của A mặc dù biết bé Trung mới 3 tuổi, hậu quả là bé Trung tử
vong do uống thuốc quá liều.
4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
Lỗi của A thuộc loại vơ ý cẩu thả.
Về lý trí: A là một bác sĩ đa khoa và đã mở phòng mạch riêng, như vậy A hoàn
toàn biết được việc kê nhầm đơn thuốc của người sẽ có nguy cơ gây tử vong cho
8

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


bé Trung, nhưng A đã không nhận thấy được hậu quả đó do khinh suất, cẩu thả.
Về ý chí: A khơng biết được hành vi của mình gây ra cái chết cho bé Trung
5.

H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung khơng? Nếu có là lỗi gì?

Tại sao?
H có lỗi lớn trong việc gây ra cái chết của bé Trung, lỗi của H là vô ý quá tự
tin, H phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vô ý làm chết người do vi

phạm quy tắc nghề nghiệp.
Về lý trí: H là dược sĩ, bằng kiến thức chun mơn của mình H hồn tồn
nhận thấy rằng đơn thuốc được kê cho bé Trung là đơn thuốc kê theo toa người
lớn và có thể gây tử vong cho bé Trung.
Về ý chí: tin tưởng rằng đây là đơn thuốc được bác sĩ kê toa nên sẽ khơng
gây ra hậu quả nghiêm trọng gì, nên dù biết là đơn thuốc được kê theo toa người
lớn H vẫn bán thuốc cho người nhà bé Trung.

9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×