Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

sử dụng chế phẩm sinh học ecomarine trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.88 KB, 50 trang )

iii
TRƯ
TRƯ


NG Đ
NG Đ


I H
I H


C TÂY ĐÔ
C TÂY ĐÔ
KHOA SINH H
KHOA SINH H


C
C


NG D
NG D


NG
NG
B
B


Á
Á
O C
O C
Á
Á
O LU
O LU


N VĂN T
N VĂN T


T NGHI
T NGHI


P
P
S
S


D
D


NG CH
NG CH



PH
PH


M SINH H
M SINH H


C ECOMARINE
C ECOMARINE
TRONG ƯƠNG
TRONG ƯƠNG


U TR
U TR
Ù
Ù
NG TÔM C
NG TÔM C
À
À
NG XANH
NG XANH
THEO QUY TRÌNH NƯ
THEO QUY TRÌNH NƯ



C TRONG K
C TRONG K
Í
Í
N
N
Sinh viên th
Sinh viên th


c hi
c hi


n
n
NGUY
NGUY


N THANH SƠN
N THANH SƠN
MSSV 06803034
Lớp NTTS K1
C
C
á
á
n b
n b







ng d
ng d


n
n
Ths. T
Ths. T


VĂN PHƯƠNG
VĂN PHƯƠNG
2010

iv
LỜI CẢM TẠ
Để đạt được kết quả trong luận văn này tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô, bạn
bè và gia đình.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Tạ Văn Phương - Khoa Sinh
Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm
đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học
Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong những năm
học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này.

Xin cảm ơn tất cả các bạn trong trại thực nghiệm trại giống Đăng Khoa đã tận tình chỉ
dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản K1 – Trường Đại học Tây Đô đã cùng
tôi đoàn kết, gắn bó vượt qua một chặng đường dài học tập.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây
Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng con đường cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và
các bạn.


Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ !



NGUYỄN THANH SƠN




v
TÓM TẮT
Thực nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học Ecomarine trong ương tôm càng xanh được tiến
hành với 2 thí nghiệm nhằm tìm ra liều lượng chế phẩm theo nhịp ngày sử dụng tốt nhất
từ đó góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất của các hệ thống ương tôm càng xanh thông
qua quá trình quản lý và điều khiển quần thể vi sinh vật trong môi trường ương nuôi
nhằm mục đích xác định nồng độ tốt nhất của chế phẩm sinh học Ecomarine lên các yếu
tố môi trường (nhiệt độ, pH, NH
4
+

/NH
3
-
, NO
2
-
) trong quá trình ương ấu trùng tôm càng
xanh theo quy trình nước trong kín, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần với các liều lượng chế phẩm sử dụng
khác nhau (0 g/m
3
, 2 g/m
3
, 10 g/m
3
, 20 g/m
3
) và mật độ 60 ấu trùng/L.
Kết quả cho thấy với liều lượng 20 g/m
3
thì các yếu tố môi trường như nhiệt độ (27,0–
31,3
o
C), pH (7,79-7,84), TAN, NH
3
-
, NO
2
-
có xu hướng tăng lên từ ngày ương D13 cho

đến cuối thí nghiệm nhưng vẫn dao động trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu
trùng (TAN, NO
2
-
lần lượt là 1,6 mg/L; 0-0,63 mg/L). Bên cạnh đó khi bổ sung chế phẩm
sinh học thì mật độ vi khuẩn tổng cộng tăng cao và mật độ của vi khuẩn Vibrio giảm
xuống đến mức thấp nhất (bằng 0 ở ngày ương D25). Kết quả nghiệm thức 4 (20 g/m
3
) có
tỷ lệ sống cao nhất (45,2±4,5%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức
còn lại.
Tóm lại với liều lượng Ecomarine sử dụng là 20 g/m
3
thì môi trường ương ổn định góp
phần nâng cao tỷ lệ sống và năng suất ương của âu trùng.










vi
CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ của đề tài “Sử dụng chế phẩm sinh học Ecomarine trong ương ấu trùng

tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín” và các kết quả này chưa được dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Ngày 22 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện



NGUYỄN THANH SƠN













vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT iv
CAM KẾT KẾT QUẢ v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2:LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh 2
2.1.1 Phân loại và phân bố tôm càng xanh 2
2.1.2 Vò
ng

đ
ời

t
ô
m

c
à
n
g

xanh 2
2.1.3 Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh 3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.2. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam 4
2.3. Ứng dụng của men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản và tôm càng xanh 6
2.3.1 Các khái niệm về men vi sinh 6
2.3.2 Vai trò và cơ chế tác động của men vi sinh
7

2.3.3 Nghiên cứu và ứng dụng men vi sinh trong nuôi trông thủy sản 10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Vật liệu nghiên cứu 13
3.2 Phương pháp thí nghiệm 13
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Nhiệt độ 18
4.2 pH 19
4.3 Đạm tổng số TAN và NH
3
-
20
viii
4.4 NO
2
-
23
4.5 Vi khuẩn 25
4.6 Tỷ lệ sống 27
4.7 Chu kỳ ương 29
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
5.1 Kết luận 31
5.2 Đề xuất 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC A
Phụ lục 1 Biến động nhiệt độ sáng trong thí nghiệm A
Phụ lục 2: Biến động nhiệt độ chiều trong thí nghiệm B
Phụ lục 3 Biến động pH sáng trong suốt thí nghiệm C
Phụ lục 4 Biến động pH chiều trong suốt thí nghiệm D
Phụ lục 5 Biến động hàm lượng TAN trong thí nghiệm E
Phụ lục 6 Biến động hàm lượng NH
3

-
trong thí nghiệm E
Phụ lục 7 Biến động hàm lượng N0
2
-
trong thí nghiệm F
Phụ lục 8 Tổng hợp số liệu thu được trong thí nghiệm G









ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm ấu trùng của tôm càng xanh
3
Bảng 2.2 Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau 4
Bảng 3.1 Cách bố trí thí nghiệm 14
Bảng 3.2 Thành phần của thức ăn chế biến 15
Bảng 3.3 Giai đoạn của ấu trùng và kích cỡ mắt lưới 15
Bảng 3.4 Yếu tố môi trường và cách phân tích 15
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trong thí nghiệm 18
Bảng 4.2 Hàm lượng đạm tổng số trong thí nghiệm 21
Bảng 4.3 Hàm lượng NH

3
trong thí nghiệm 21
Bảng 4.4 Hàm lượng NO
2
-
trong thí nghiệm 24
Bảng 4.5 Mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nước ương 25
Bảng 4.6 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước ương 26
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống và mật độ Post trong thí nghiệm 27
Bảng 4.8 Chu kỳ ương của các ngiệm thức trong thí nghiệm 30











x
DANH SÁCH CÁC HÌNH


Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm ấu trùng của tôm càng xanh
3
Bảng 2.2 Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 28
o

C) 4
Hình 4.1 Biến động pH buổi sáng trong thí nghiệm 20 19
Hình 4.2 Biến động pH buổi chiều trong thí nghiệm 21 20
Hình 4.3 Biến động hàm lượng TAN

trong thí nghiệm 21
Hình 4.4 Biến động hàm lượng NH
3
trong thí nghiệm 23
Hình 4.5 Biến động hàm lượng NO
2
-
trong thí nghiệm 24
Hình 4.6 Biến động mật đô vi khuẩn tổng cộng trong thí nghiệm 27
Hình 4.7 Biến động mật đô vi khuẩn Vibrio trong thí nghiệm 27
Hình 4.8 Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm 28
Hình 4.9 Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm 29
Hình 4.10 Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm 30










1
CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và nước ta nói chung có tiềm năng rất lớn
cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, cả nuôi thủy sản nước ngọt và nước mặn. Trong
những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước ngọt đã có những phát triển đáng ghi nhận, đặc
biệt là nghề nuôi cá da trơn trong bè và ao vốn là nghề truyền thống của nước ta. Nhằm
đẩy mạnh sản xuất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, năm 2000, Chính phủ đã có chủ trương
về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, theo đó tôm càng xanh được xem là đối tượng
quan trọng nhất. Do đó, trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sản xuất
giống tôm càng xanh và đã thành công với những quy trình như: quy trình nước trong hở,
quy trình nước trong kín, quy trình nước xanh và quy trình nước xanh cải tiến, trong đó
quy trình sản xuất theo mô hình nước trong hở là
quy

trình

được

lựa

chọn

sử

dụng

nhiều

nhất ở

ĐBSCL


(Lê Xuân Sinh
và csv.,
2006
). Tuy nhiên, mô hình nước trong hở phải tốn
nhiều nước để thay nước, làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất giống của các trại ở xa
nguồn nước biển, nếu sử dụng mô hình nước trong kín thì mật độ ương không cao do ô
nhiễm nguồn nước ương, bởi vì sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là
hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản
xuất, do đó đề tài “Sử dụng chế phẩm sinh học Ecomarine trong ương nuôi ấu trùng
tôm càng xanh” được thực hiện để góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất của các hệ thống
ương tôm càng xanh thông qua quá trình quản lý và điều khiển quần thể vi sinh vật trong
môi trường ương nuôi.
Mục tiêu của đề tài
Sử dụng men vi sinh Ecomarine vào quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh nhằm cải
thiện chất lượng con giống, nâng cao tỉ lệ sống, từ đó góp phần làm cho nghề nuôi tôm
càng xanh ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng ngày càng phát triển.
Nội dung của đề tài
Xác định được nồng độ tốt nhất của chế phẩm sinh học Ecomarine lên các yếu tố môi
trường trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh.




2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Phân loại và phân bố tôm càng xanh
Tôm càng xanh được phân loại như sau: (Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú,

2009)
Nghành: Arthropoda
Nghành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ : Eumalacostraca
Tổng bộ : Eucarida
Bộ : Decapoda
Bộ phụ: Pleocyemata Burkenroad
Phân bộ : Caridea
Tổng họ : Palaemonoidea
Họ : Palaemonidea
Giống: Macrobrachium
Loài : Macrobrachium rosenbergii (
De
M
an,

1879)


Việt

Nam

chúng

phân

bố


tự

nhiên

vùng

nước

ngọt



lợ

(độ

mặn

6

– 20

‰)

phía

Nam

từ


Nha

Trang

trở

vào

tới

Đồng

Bằng

Nam

Bộ;

Trên

thế

giới, chúng

phân

bố

tự


nhiên

vùng

Ấn

Độ,

Tây

Thái

Bình

Dương



từ

Ấn

Độ

đến các

nước

Đông


Nam

Á,

Philippine,

New

Guinea,

Bắc

Autralia

(Đặng

Ngọc Thanh
và csv.
,

2001).
2.1.2 Vò
ng

đ
ời

t
ô
m


c
à
n
g

xanh
Tôm

càng

xanh

trưởng

thành

sống

chủ

yếu



nước

ngọt,

vòng


đời

tôm càng

xanh



4

giai

đoạn

bao

gồm:

trứng,

ấu

trùng,

hậu

ấu

trùng




tôm

trưởng thành.

Ấu

trùng

nở

ra

sống

phù

du



trải

qua

11

lần


biến

thái

để

trở

thành

hậu

ấu

trùng

PL

(postlarvae), PL



xu

hướng

tiến

vào vùng


nước

ngọt

như

sông

rạch,

ruộng,

ao

hồ…,



đó

chúng

sống



lớn

lên, khi


trưởng

thành

chúng

lại

di



ra

vùng

nước

lợ

nơi



độ

mặn

thích


hợp

để sinh

sản



vòng

đời

tiếp

tục

(Nguyễn

Thanh

Phương
và csv
.
,

2003).
3
Thời


gian



tốc

độ

tăng

trưởng



mỗi

giai

đoạn

chịu

ảnh

hưởng

bởi môi

trường,


đặc

biệt



nhiệt

độ

nước



thức

ăn

(Nandlal

et

al.
,

2005).
Bảng 2.1

Đặc điểm ấu trùng của tôm càng xanh (Uno và Soo, 1969 trích dẫn bởi Nguyễn Thanh
Phương

và csv.
, 2003)
Giai
đ
o

n

u trùng Ngày tu

i
Đặ
c di

m nhân d

ng
I 1 M

t ch
ư
a có cu

ng
II 2 M

t có cu

ng
III 3-4 Xu


t hi

n chân
đ
uôi
IV 4-6
Có hai r
ă
ng trên ch

y. chân
đ
uôi có hai nhánh, có lông
t
ơ

V 5-8 Telson h

p và kéo dài ra
VI 7-10 M

m chân b

ng xu

t hi

n
VII 11-17 Chân b


ng có 2 nhánh, ch
ư
a có lông t
ơ

VIII 14-19 Chân b

ng có lông t
ơ

IX 15-22 Nhánh trong c

a chân b

ng có nhánh ph

trong
X 17-24 Có 3-4 r
ă
ng trên ch

y
XI 19-26 R
ă
ng xu

t hi

n h

ế
t n

a trên ch

y
Postlavae 23-27
R
ă
ng xu

t c

trên ch

y và d
ướ
i ch

y, có t

p tính nh
ư

tôm l

n.
2.1.3 Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh
Theo


Nandlal

et

al.

(2005),

tôm

càng

xanh

thành

thục

lần

đầu

từ

15

– 35g

trong


vòng

4



6

tháng, kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục đã được phát hiện là 7,5g (10-13 cm)
(Nguyễn Thanh Phương
và csv.
, 2003).

Khi

thành

thục,

tôm

bắt

cặp,

đẻ

trứng




trứng
dính

vào

4

cặp

chân

bụng

đầu

của

tôm

mẹ.

Tôm

mẹ

ôm

trứng


di



ra

vùng cửa

sông

nước

lợ

(6-18‰)

để

trứng

nở

(Nguyễn

Thanh

Phương
và csv.
,


2003).

Theo

Nandlal

et

al.

(2005),

sau

khi

giao





đẻ

trứng,

phải

mất


18

– 21

ngày

trứng

tôm

mới

phát

triển

đầy

đủ,

trứng

phát

triển

tốt




nhiệt

độ

nước 28



30°C.

Trong

thời

4
gian

này,

các

chân

bơi

của

tôm

mẹ


hoạt

động

liên

tục. Những

quả

trứng

ban

đầu



dạng

elip



màu

cam

tươi


sáng,

sau

đó

chuyễn sang

màu

nâu

sậm



vài

ngày

sau

thì

trứng

nở.

Lượng


trứng

trên

tôm

mẹ

phụ thuộc

vào

kích

cỡ

nó,



dao

động

từ

3.000

đến


80.000 trứng/tôm

mẹ
.
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo
Nguyễn

Thanh

Phương

và csv.
(
2003)
thì trong quá trình lớn lên, sự tăng trưởng
về chiều dài và trọng lượng của tôm càng xanh không liên tục mà theo hình bậc
thang. Sự tăng trưởng của tôm tùy thuộc vào nhiều giai đoạn, giới tính điều kiên
ương nuôi như môi trường, mật độ nuôi và dinh dưỡng. Tôm nhỏ có tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn nhanh hơn con cái. Tôm lớn lên phải trải qua
nhiều lần lột xác, chu kỳ lột xác của tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của
tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính, và điều kiên sinh lý của tôm.
Bảng 2.2 Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 28
o
C) (Sandier và
Smith, 1985 trích bởi Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003 )
Trọng lượng Số ngày giữa các lần lột xác
2-5
6-10

11-15
16-20
21-25
26-35
35-60
9
13.5
17
18.5
20
22
22-24
2.2. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là môt trong những đối tượng quan trọng
trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong sinh sản nhân tạo tôm càng xanh,
thành công đầu tiên là do Ling thực hiện năm 1969 trên quy mô thí nghiệm. Các yêu cầu
sinh lý quan trọng của ấu trùng tôm nhất là độ mặn đã được xác định và góp phần quan
trọng cho thành công này. Các quy trình nước trong - hở, nước trong - kín, quy trình
nước xanh và nước xanh cải tiến đã dần được hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi ở các
nước.
Trên thế giới
Theo

New

(2008),

đầu

thập


niên

1960,

Shao-Wen

Ling

khởi

xướng

sản
5
xuất

giống

tôm

càng

xanh



Malaysia,

đến


năm

1972

Takuji

Fujimura

đã

phát triển

hàng

loạt

kỹ

thuật

sản

xuất

tôm

postlarvae

(PL)


theo

quy



thương

mại



Hawaii;

đầu

năm

1970,

từ

Hawaii



Thái

Lan


công

nghệ

sản

xuất

giống

tôm

đã

được

lan

truyền

sang

các

khu

vực

trên


khắp

thế

giới,

năm

1978,

FAO thực

hiện

dự

án

mở

rộng

nuôi

loài

tôm

càng


xanh

đầu

tiên



Thái

Lan. Kể

từ

đó,

nghề

nuôi

tôm

càng

xanh

đã

phát


triển



các

lục

địa,



Châu Á đặc

biệt

là Trung Quốc, được xem là nơi có sản lượng
chiếm đa số với 95% tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới (300.000 tấn) (Miao,
2003 trích bởi Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).
Ở Việt Nam, từ năm 1975 đã có một trại sản xuất giống ở Vũng Tàu, tuy nhiên, đến nay,
nghề sản xuất giống tôm càng xanh vẫn chưa được phát triển. Năm 1998, cả nước chỉ có
vài trại duy trì hoạt động là trại Vũng Tàu và trại Long Mỹ (Cần Thơ). Từ năm 1998 đến
nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu thành công về sản xuất giống tôm càng xanh theo các
mô hình khác nhau, từ đó đã xây dựng được quy trình cơ bản nhằm ứng dụng vào sản
xuất đại trà trong điều kiện cụ thể của nước ta, đến năm 2002, cả nước có trên 90 trại
giống góp phần vào sự phát triển của nghề nuôi tôm (Bộ Thủy Sản, 2003).
Trong năm 2006, ĐBSCL có diện tích nuôi là 9.077 ha với sản lượng khoảng 9.514 tấn,
tôm giống được cung cấp từ 111 trại giống tự sản xuất khoảng 107,1 triệu Postlarvae (Lê
Xuân Sinh, 2008).

Sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở
Quy trình này được khởi xướng đầu tiên do Ling (1969) và được hoàn thiện bởi Aquacop
từ năm 1977. Quy trình này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và trước
đây thì nước ta cũng ứng dụng mô hình này là chủ yếu.
Nguyên tắc của quy trình này là giữ cho môi trường nước trong sạch bằng cách thay nước
hàng ngày. Ưu điểm của mô hình này là có thể ương tôm với mật độ cao nhưng phải thay
nước và rút cặn hàng ngày. Quy trình này thường đạt năng suất cao, tuy nhiên tốn nhiều
nước biển để thay nước, do đó cần phải đặt trại nơi gần biển, quy trình này còn tốn nhiều
công lao động và các chi phí khác.
Sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín
Quy trình này do một số tác giả như Sandifer et al. (1977), Menasveta et al. (1980),
nghiên cứu và căn bản được hoàn chỉnh để đưa vào sản xuất đại trà năm 1994.
Nguyên tắc của quy trình này là ổn định môi trường nước ương nhờ hệ thống lọc sinh học
để lọc nước thải ra từ bể ương và tái sử dụng. Đây là quy trình có kỹ thuật cao, đầu tư
6
cao, thiết bị đồng bộ, phức tạp khi lắp đặt nhưng đơn giản khi vận hành và tiết kiệm được
nước, công lao động.
Sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh
Quy trình này được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1966 do Fujimura khởi xướng và đã hoàn
thiện vào năm 1974. Quy trình này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Quy tắc
của quy trình này là dùng tảo để ổn định môi trường nước ương. Đặc điểm chính của quy
trình này là thường xuyên bổ sung tảo Chlorella thuần vào bể ương để duy trì màu nước
xanh liên tục. Ưu điểm là hạn chế thay nước và môi trường nước ổn định nhờ có tảo. Tuy
nhiên, mật độ ương ấu trùng thấp hơn so với quy trình nước trong, kỹ thuật nuôi tảo
thuần khá phức tạp và tốn kém, tảo thuần cho vào bể ương thường không bền nên phải bổ
sung liên tục.
Sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến
Quy trình này do Ang đề xướng từ năm 1986 trên cơ sở cải tiến mô hình nước xanh trước
đó. Nguyên tắc của quy trình này là cho phép tảo và vi sinh vật phát triển tự nhiên trong
bể ương để tự ổn định môi trường nước. Vỏ Artemia được cho trực tiếp vào bể để làm giá

thể cho các vi sinh vật phát triển. Hệ thống này có nhiều ưu điểm là không phải thay
nước, không vệ sinh bể và không bổ sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho
vào bể ương một lần duy nhất trước khi thả ấu trùng vào), hệ thống rất đơn giản, chi phí
thấp, dễ áp dụng cho nhiều nơi kể cả những vùng xa biển (Ang et al., 1987).
2.3. Ứng dụng của men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản và tôm càng xanh
2.3.1 Các khái niệm về men vi sinh
Từ probiotics có nguồn gốc từ Hy Lạp có nghĩa là cho cuộc sống, trong tiếng Việt không
có thuật ngữ tương tự, tuy vậy, khi dựa vào bản chất của Probiotics có thể tạm dịch là vi
sinh vật hữu ích.
Thuật ngữ probiotics lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1953, ngược lại với kháng
sinh, probiotics đã được định nghĩa như là những nhân tố vi sinh vật kích thích sự phát
triển của những vi sinh vật khác. Tuy nhiên, định nghĩa về probiotics đã phát triển nhiều
theo thời gian. Lily và Stillwell (1965) đã mô tả trước tiên probiotics như hỗn hợp được
tạo thành bởi một động vật nguyên sinh mà thúc đẩy sự phát triển của đối tượng khác.
Phạm vi của định nghĩa này được mở rộng hơn bởi Sperti vào đầu những năm bảy mươi
bao gồm dịch chiết tế bào thúc đẩy phát triển của vi sinh vật, Parker (1974) đã áp dụng
khái niệm này đối với phần thức ăn gia súc có một ảnh hưởng tốt đối với cơ thể vật chủ
bằng việc góp phần vào cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột của nó. Vì vậy, khái niệm
7
“probiotics” được ứng dụng để mô tả “cơ quan và chất mà góp phần vào cân bằng hệ vi
sinh vật ruột”.
Vào năm 1989 Roy Fuller đã đề nghị một định nghĩa của probiotics được sử dụng rộng
rãi: "Là những vi sinh vật sống bổ sung vào thức ăn, mang lại những ảnh lợi ích của vật
chủ thông qua việc cải thiện sự can bằng hệ vi sinh vật đừng ruột" Fuller đã định nghĩa
nhấn mạnh về các yêu cầu về vài trò mang lại lợi ích khác nhau của probiotic cho vật
chủ. Khái niệm này sau đó được phát triển xa hơn : “vi sinh vật sống (vi khuẩn lactic và
vi khuẩn khác, hoặc nấm men ở trạng thái khô hay bổ sung trong thực phẩm lên men) mà
thể hiện một ảnh hưởng có lợi đối với sức khỏe của vật chủ sau khi được tiêu hóa nhờ cải
thiện tính chất hệ vi sinh vật vốn có của vật chủ”.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chứng minh vùng ruột thật sự là một hệ sinh thái vi

sinh vật ở người trưởng thành, mặc dù phương pháp trị liệu kháng sinh, bệnh tật hoặc
thay đổi chế độ ăn có thể dẫn đến thay đổi hệ sinh thái này, nhưng trạng thái mất cân
bằng này dường như có khả năng tự hiệu chỉnh (Havenaar và Huis, 1992).Vi khuẩn
probiotic được tiêu thụ với số lượng lớn cũng không đủ để trở thành chủng chiếm ưu thế
trong ruột và có thể hiếm khi được phát hiện trong mẫu ruột hoặc phân sau một hay hai
tuần sau sự tiêu hóa.
Do đó, quan trọng là chúng ta phải hiểu trên thực tế ảnh hưởng của probiotic có thể được
đem lại bởi các sự kết hợp và cơ cấu hoạt động ít thân thiết hơn và tạm thời hơn so với hệ
vi sinh vật của người. Vì vậy, định nghĩa về probiotics hiện tại chỉ còn là “vi sinh vật
sống mà đi ngang qua vùng ruột và làm lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng” (Tannock
et al., 1999).
2.3.2 Vai trò và cơ chế tác động của men vi sinh
• Vi sinh vật trong tự nhiên
Theo Trần Công Bình (2002) thì vi sinh vật trong tự nhiên hiện diện ở tất cả các môi
trường như: không khí, đất và nước. Hệ sinh vật trong nước: phần lớn vi sinh vật xâm
nhập vào nước là từ đất trong thời gian mưa và từ bụi không khí rơi xuống, ngoài ra nước
còn bị nhiễm khuẩn từ các nguồn nước thải và phân gia súc. Thành phần và số lượng vi
sinh vật của các thủy vực phụ thuộc vào thành phần lý, hóa học của nước và hàm lượng
các chất dinh dưỡng (vô cơ và hữu cơ) trong nước, vi sinh vật này nói chung đóng vai trò
quan trọng trong chuyển hóa vật chất trong thủy vực. Số lượng vi sinh vật nhiều hơn ở
nhưng nơi nước gần bờ các thủy vực mở, lớp nước trên mặt và lớp bùn đáy sau những
cơn mưa lớn hoặc lũ. Trong nước có số lượng vi khuẩn không bào tử chiếm ưu thế (gần
87%), còn trong bùn thì số lượng vi khuẩn có bào tử lại chiếm ưu thế (gần 75%).
8
Trong nước biển thường có số lượng vi sinh vật nhỏ hơn nước ao hồ và nước sông, ngoài
ra thành phần vi sinh vật cũng khác biệt so với nước ngọt. Trong nước biển thường có :
nhiều trực khuẩn có bào tử (Bacillus), nhiều trực khuẩn không bào tử (Bacterium), một
số lượng đáng kể phẩy khuẩn (Vibrio) ít cầu khuẩn, nấm men và nấm mốc. Các vi sinh
vật sống trong môi trường nước mặn có khả năng sử dụng chất dinh dưỡng ở nồng độ rất
thấp ưa lạnh, chịu được áp lực lớn nhất là ở các vùng biển sâu (Trần Công Bình, 2002).

• Vai trò của vi sinh vật trong các thủy vực
Các vi sinh vật sống trong thủy vực nước tự nhiên rất đa dạng về hình thái và hoạt tính
sinh học, chúng có mặt đầy đủ các nhóm vi sinh vật tham gia vào các chu trình chuyển
hóa các hợp chất carbon, nitơ, và các chất khoáng khác, các vi sinh vật, các vi sinh vật
này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vật chất trong thủy vực. Các hệ thống
nuôi thủy sản là những hệ sinh thái nhân tạo, vì thế muốn nuôi đạt hiệu quả thì phải cung
cấp dinh dưỡng và oxy đầy đủ, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của tôm cá (loại bỏ
chất thải). Các vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong các quá trình này như làm sạch
môi trường, cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa nhưng cũng có hại là gây bệnh. Môi
trường tôm cá trở nên xấu đi là chủ yếu là do hàm lượng thức ăn cung cấp vào quá nhiều
làm cho thức ăn thừa hoặc tan rã và chất thải của vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường nước
nếu vượt sức chứa của ao nuôi; sức chứa hay là khả năng tự làm sạch của ao là khả năng
đồng hóa các chất cặn bã này, sự đồng hóa này chủ yếu là nhờ các vi sinh vật thông qua
các quá trình phân hủy vật chất hữu cơ (đạm, hydrocacbon), các quá trình lên men, quá
trình chuyển hóa các chất đạm (cố định đạm, nitrte hóa và phân nitrate hóa), quá trình
chuyển hóa các nguyên tố khác (lưu huỳnh, phosphore, sắt) (Trần Công Bình, 2002).
Các vi sinh vật cũng đóng vai trò dinh dưỡng cho các loài thủy sản, sinh khối của vi sinh
vật cũng có thể cung cấp thức ăn trực tiếp hoăc gián tiếp, một số loài cá có khả năng ăn
các chất vẩn hữu cơ lơ lửng (detritus) và các màng sinh học, vi khuẩn là thành phần thức
ăn của nhiều động vật phù du nên các loài thủy sản có thể ăn gián tiếp chúng qua động
vật phù du. Ngoài ra, một số vi khuẩn sống trong đường ruột của cá có khả năng tiết ra
vitamin B12 bổ sung nhu cầu của cá. Vi sinh vật còn đóng vai trò hỗ trợ sức khỏe cho các
loài thủy sản, hệ vi sinh vật trong ruột giúp tiêu hóa và hấp thu hiệu quả hơn, bảo vệ
thành ruột chống sự xâm nhập của vi khuẩn lạ, có thể kích thích hệ miễn dịch của cá
(Trần Công Bình, 2002).



9
Cơ chế tác động

• Tiết ra chất ức chế
Cơ chế tiết ra chất chống lại vi khuẩn gây bệnh trong các thử nghiệm ở mức tế bào (in
vitro) rất phổ biến trong môi trường nước, những quần thể sinh vật này có thể tiết vào
môi trường những chất có tính sát khuẩn hoặc kìm khuẩn gây ảnh hưởng đến quần thể vi
sinh khác, nhằm gián tiếp cạnh tranh dinh dưỡng và năng lượng có sẵn trong môi trường
(Fuller, 1989). Sự hiện diện những vi khuẩn này sản sinh chất kìm hãm, có thể tiết trong
ruột, trên bề mặt cơ thể vật chủ hay ra môi trường nước làm rào cản sự nhân lên của vi
khuẩn cơ hội gây ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Trong sản xuất những dòng vi khuẩn
có khả năng tiết ra chất kìm hãm mầm bệnh được ứng dụng trong các nghiên cứu về vi
sinh vật hữu ích. Sản phẩm có thể là chất kháng sinh, siderophores, men phân hủy, H
2
O
2
,
acid hữu cơ,… (Sugita et al., 1997). Thành phần chất tiết ra khó có thể xác định được nên
được gọi chung là chất ức chế.
Vi khuẩn lactic từ lâu được biết là loại tiết ra chất kháng vi khuẩn (bacteriocin) chống lại
các vi khuẩn Gram (+). Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản là nhóm Gram (-).
Vì vậy, tác động ức chế của vi khuẩn lactic trong nuôi trồng thủy sản bị hạn chế nhưng
nó là vi khuẩn không có hại và là đối tượng cạnh tranh chỗ cư trú. Nhiều vi khuẩn khác
cũng tiết ra chất ức chế chống lại các vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas hydrophila và
Vibrio parahaemolyticus (Nair et al.,1985)
• Cạnh tranh dinh dưỡng và năng lượng
Nhiều quần thể vi sinh vật cùng tồn tại trong cùng một hệ sinh thái thì sẽ có sự cạnh tranh
về dinh dưỡng và năng lượng. Cạnh tranh trong giới vi sinh vật chủ yếu là xảy ra ở nhóm
dị dưỡng như cạnh tranh các chất hữu cơ mà chủ yếu là nguồn carbon và năng lượng.
Mora (1998) đã cho một dòng vi khuẩn được chọn lọc có khả năng phát triển trên môi
trường nghèo hữu cơ. Tác giả cấy vi khuẩn này vào bể nuôi tảo khuê cùng với Vibrio
alginolyticus thì vi khuẩn Vibrio này không phát triển và thử nghiệm in-vitro không thấy
có sự ức chế, điều này chứng tỏ vi khuẩn được chọn lọc cạnh tranh lấn át Vibrio trong

điều kiện nghèo hữu cơ.
Theo Trần Công Bình (2002) thì tất cả các vi sinh vật đều cần chất sắt cho sự phát triển
của chúng, các vi sinh vật này sẽ hấp thu các phân tử sắt trong môi trường, các vi sinh vật
gây bệnh thì cần nhiều sắt do đó các vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh sắt với chúng nên
hạn chế được mầm bệnh trong môi trường.

10
• Cải thiện môi trường nước
Probiotic (vi sinh vật hữu ích): là thành phần bổ sung có nguồn gốc vi sinh vật sống có
ảnh hưởng có lợi đối với vật chủ bằng cách cải thiện quần thể vi sinh sống xung quanh
hay liên kết với vật chủ tăng khả năng sử dụng thức ăn hay tăng chất lượng dinh dưỡng
của thức ăn, tăng cường khả năng chống lại mầm bệnh hay cải thiện chất lượng của môi
trường sống xung quanh (Trần Công Bình, 2002).
Theo Vũ Ngọc Út (1999) sự tác động của chế phẩm sinh học Probitic là ngăn chặn vi
khuẩn có hại do tạo các chất kháng khuẩn, cạnh tranh thức ăn và không gắn với các loại
vi khuẩn có hại. Tương tác với quá trình trao đổi chất của vật chủ hay hệ sinh vật trong
cơ thể vật chủ với quá trình enzym hỗ trợ cho tiêu hóa, giảm lượng aminonia, amines
hoặc những enzym độc hại và cải thiện chức năng của thành ruột. Cải tiến phản ứng miễn
dịch của vật chủ do nồng độ kháng thể và gia tăng số lượng tế bào thực bào. Cải thiện
môi trường: các vi khuẩn có lợi phân hủy các chất hữu cơ có từ thức ăn dư thừa, các chất
bài tiết của tôm cá và có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi,
giúp giảm ô nhiễm đáy ao.
Theo Nguyễn Đình Trung (2004), một trong những cơ chế hoạt động của men vi sinh là
các men có tác dụng phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ
đơn giản. Sau đó các chủng loại vi sinh vật phát huy tác dụng.
2.3.3 Nghiên cứu và ứng dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
Việc sử dụng các chất bổ sung probiotics như thức ăn chăn nuôi trong các trang trại vào
những năm 1970. Ban đầu họ kết hợp vào thức ăn để tăng tốc độ tăng trưởng của động
vật và cải thiện sức khỏe của chúng bằng cách tăng sức đề kháng bệnh. Các kết quả thu
được ở nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng một số vi khuẩn được sử dụng trong probiotics

(Lactobacilli) có khả năng kích thích hệ miễn dịch (Fuller, 1992).
Yasuda và Taga (1980), cho rằng vi khuẩn có lợi tìm thấy không chỉ là thức ăn đơn thuần
mà còn có tác dụng kiểm soát sinh học trong việc ngăn ngừa bệnh ở cá và giúp tăng
cường việc tái tạo vật chất dinh dưỡng. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, những công
bố đầu tiên về kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được công nhận và từ đó
nhiều nghiên cứu về vấn đề này không ngừng phát triển.
Nikoskelainen et al. (2003), nghiên cứu nâng cao hệ thống miễn dịch cá hồi bằng vi
khuẩn probiotic. Nghiên cứu tăng cường hệ miễn dịch của cá bởi một loại vi khuẩn axit
lactic (LAB) rhamnosus Lactobacillus. Bố trí với những liều lượng vi khuẩn khác nhau.
Trong suốt khoảng thời gian cho ăn, vi khuẩn LAB rhamnosus Lactobacillus tiếp tục tồn
tại trong tuyến tiêu hóa cá và trong môi trường nước với số lượng cao. Tuy nhiên, L.
11
rhamnosus biến mất dịch nhầy trên da, tuyến tiêu hóa và trong môi trường nước sau 1
tuần ngừng cho ăn vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy giá trị miễn mịch của của
cá Hồi đã được nâng cao bằng cách sử dụng vi khuẩn probiotic.
Balcazar et al. (2007), đã nghiên cứu ảnh hưởng của bốn dòng Probiotic lên tỷ lệ sống
của tôm Litopenaeus vannamei sau khi được gây cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm
vào dung dịch chứa Vibrio parahaemolyticus. Có 4 dòng vi khuẩn đươc phân lập từ tuyến
dạ dày – ruột của tôm Litopenaeus vannamei được sử dụng như là probiotic trên tôm.
Trong nghiên cứu invitro đã chứng minh về sức đề kháng bệnh vi khuẩn của tôm, Vibrio
parahaemolyticus. Thức ăn cho tôm có bổ sung probiotic đã cho tỷ lệ chuyển hóa thức ăn
rất tốt và cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Sau khi cho ăn với probiotic 28 ngày
tôm đã được ngâm với dung dịch vi khuẩn và kết quả là tôm vẫn không bị nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu về việc sử dụng probiotics ở động vật thủy sản ngày càng gia tăng theo
nhu cầu thân thiện với môi trường (Gatesoupe, 1999). Hầu hết các probiotics được sử
dụng trong nuôi trồng thủy sản thuộc loài Bacillus để các vi khuẩn quang hợp hoặc để lên
men, mặc dù các giống hoặc loài khác cũng đã được đề cập (Wang, 2007). Những lợi ích
của các chất bổ sung gồm việc cải thiện dinh dưỡng thức ăn, bổ sung enzym tiêu hóa, ức
chế vi sinh vật gây bệnh, hoạt hóa chất gây đột biến, các yếu tố kích thích tăng trưởng, và
tăng cường đáp ứng miễn dịch (Verschuere et al., 2000; Wang, 2007).

Nghiên cứu về vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn đang ở trong giai
đoạn mới mẻ và có nhiều vấn đề cần phải đầu tư. Những dòng vi khuẩn cơ bản như
Vibrio, Pseudomonas, Bacillus và vài dòng Lactobacilli đã được kiểm chứng và được
xem như như những dòng vi sinh hữu ích trên các đối tượng tôm, cua, nhuyễn thể và cá
(Gomez et al., 2000).
Ứng dụng vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản
Trên giáp xác: việc sử dụng dòng vi khuẩn PM-4 trong đất đã giúp ấu trùng tôm sú tăng
trưởng, có thể hoạt động như là nguồn thức ăn, dòng vi khuẩn này cũng có tác dụng dinh
dưỡng và ức chế mầm bệnh (Maeda và Liao, 1992).
Theo ông Rengpipat và Rutpratanpom (1998) thì việc sử dụng Bacillus S11 như là chất
tiền sinh học được cung cấp vào khẩu phần ăn của ấu trùng tôm sú qua việc làm giàu
dinh dưỡng bằng Artemia. Đã tìm thấy ấu trùng tôm sú được cho ăn vi khuẩn Bacillus
S11 cùng với Artemia có thời gian tăng trưởng ngắn hơn một cách có ý nghĩa và ít bệnh
hơn ấu trùng được nuôi mà không có Bacillus.
Sử dụng Bacillus trong nuôi tôm thịt ở Indonesia cho phép kéo dài thời gian nuôi (160
ngày so với 80 ngày do bệnh phát sáng gây ra) (Moriarty, 1998).
12
Dòng BY-9 được cấy với mật độ 10
6
CFU/mL vào bể ương ấu trùng tôm sú làm giảm
mật độ Vibrio và cho tỷ lệ sống cao hơn đối chứng (Sugama và Tsumura, 1998).
Dòng vi khuẩn PM-4 được cấy hàng ngày trong 7 ngày liên tục vào bể ương ấu trùng ghẹ
(Potunus trituberculatus) 200m
3
và cũng được nuôi kết hợp với tảo và luân trùng. Kết
quả cho thấy mật độ của Vibrio tỉ lệ nghịch với mật độ của PM-4, tỉ lệ sống trong 7 lần
thử nghiệm PM-4 thì tỉ lệ sống trung bình là 27.2%, tỉ lệ sống của 6/9 lần thử nghiệm
không có PM-4 là 6.8% (Maeda và Liao, 1994).
Đối với luân trùng cũng đã có nhiều nghiên cứu đã công bố về khía cạnh cung cấp dinh
dưỡng của vi khuẩn lactic đến tỉ lệ sản xuất của luân trùng Brachionus plicatilis, nhưng

cơ chế của quá trình kích thích tăng trưởng này rất khác nhau như: kích thích quá trình
sinh sản vô tính, làm thức ăn trực tiếp, tăng cường hấp thu dinh dưỡng (Trần Công Bình,
2002)
Khả năng thu nhận của vi khuẩn Vibrio alginolyticus C14 để hạn chế sự hao hụt của ấu
trùng Artemia đã được Gomez et al. (1998) chứng minh là chúng giúp Artemia chống lại
những vi khuẩn gây bệnh, giảm tỉ lệ tử vong trong thí nghiệm cảm nhiễm.
Verschuere et al. (1999) đã chọn 9 dòng vi khuẩn ảnh hưởng dương tính lên sự tăng
trưởng và tỉ lệ sống của tôm biển ở giai đoạn tiền trưởng thành và Artemia được nuôi như
là thức ăn tươi sống cho tôm. Cả 9 dòng vi khuẩn đều có thể kéo dài vòng đời của
Artemia khi chúng được gây cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh là Vibrio proteolyticus,
mặc dù có sự khác biệt rõ rệt của các dòng vi khuẩn trên, trong khi đó ở lô đối chứng thì
tất cả Artemia chết trong vòng 2 ngày sau khi gây cảm nhiễm.
Nghiên cứu sử dụng 3 loại men vi sinh Ecomarine, Bio-dream, BZT trong ương nuôi ấu
trùng tôm càng xanh theo mô hình nước xanh cải tiến, cho thấy các yếu tố môi trường
phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng, men vi sinh góp phần hạn chế số lượng vi khuẩn
Vibrio spp trong môi trường bể ương, với tỷ lệ sống của ương ấu trùng tôm càng xanh
khá cao, dao động từ 59,1-76,6%. Kết quả này là cơ sở cho những nghiên cứu về hiệu
quả và phương thức sử dụng men vi sinh trong môi trường ương nuôi tôm càng xanh
nhằm cải thiện môi trường và nâng cao năng suất ương ấu trùng (Nguyễn Thanh Phương,
2007).



13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ dùng để bố trí thí nghiệm
- Bể nhựa 60L
- Máy sục khí

Trang thiết bị dùng trong phân tích mẫu
- Tủ ấm vi sinh
- Tủ cấy vi sinh
- Nồi khử trùng bằng áp suất
- Kính mang vật, kính đậy vật
- Kính hiển vi
- Cân điện tử
Hóa chất và men vi sinh thí nghiệm:
- Môi trường Nutrient agar (NA
+
) (Merck), môi trường Thiosulphate- citrate- bilesalt-
sucrose agar (TCBS) (Merck).
- NaCl
- Cồn 70% và cồn tuyệt đối
- Chế phẩm sinh học Ecomarine do Bio Solution International Co., Ltd. – Thailand sản
xuất, thành phần gồm: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformi, Bacillus pumilus. Mật
độ vi khuẩn không dưới 2x10
9
CFU/g.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm: Ương ấu trùng tôm càng xanh với các liều lượng men vi sinh khác
nhau
• Hệ thống thí nghiệm
Bể ương: bể có thể tích 60L, trước khi bố trí thí nghiệm được rửa sạch và khử trùng bằng chlorine
300 ppm
14
Nguồn nước: nước lợ 12‰ được pha từ nước ót có độ muối 100 với nước máy bơm lên
đã được lắng lọc. Nước lợ lọc qua túi lọc 1µm, được xử lý chlorine nồng độ 30 ppm, sục
khí khoảng 2 ngày cho hết Clorua thì đưa ấu trùng vào ương.
Tôm mẹ và cho nở: tôm trứng được chọn từ những ao tôm có nuôi vỗ, chọn những con

khoẻ mạnh và sạch bệnh, tôm có trứng cùng màu đen hay xám được xử lý bằng formol 20
ppm trong 30 phút, sau đó được đưa vào bể ấp 12‰ mật độ 10 con/100L nước và sục khí
liên tục đến khi ấu trùng nở.
Thu và định lượng ấu trùng: ấu trùng được bố trí vào bể ương ngay sau khi nở. Ấu
trùng được thu bằng cách dùng tấm nilon đen che kín lại, ngưng sục khí và chừa sáng
một góc bể, dùng vợt để thu ấu trùng khỏe nổi trên mặt và tắm ấu trùng bằng formaline
200 ppm trong 30s trước khi cho vào bể ương. Định lượng ấu trùng bằng cách thu ngẫu
nhiên 3 lần, mỗi lần 20 mL bằng cốc thủy tinh, đếm và lấy trung bình. Sau khi định
lượng, ấu trùng được bố trí vào bể ương với mật độ là 60 con/L.
• Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức lặp lại
3 lần
Bảng 3.1 Cách bố trí thí nghiệm
Nghiệm thức Liều lượng men vi sinh Ghi chú
1
2
3
4
Không dùng
Dùng 2 g/m
3
Dùng 10 g/m
3
Dùng 20 g/m
3

Đối chứng
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Gấp 5 lần nhà sản xuất
Gấp 10 lần nhà sản xuất

• Chăm sóc quản lý
Ngày đầu tiên không cho ăn, bắt đầu từ ngày thứ 2, hàng ngày cho ăn Artemia bung dù
vào buổi sáng (6 giờ) và chiều tối (18 giờ), cho ăn theo nhu cầu của ấu trùng.
Sau khi cho ấu trùng vào bể thì 3 ngày sau cho chế phẩm sinh học thí nghiệm vào bể, sau đó
ngày nào cũng bổ sung vào bể theo các liều lượng trong bảng 3.1
Khi ấu trùng ở giai đoạn 4 trở đi cho ấu trùng ăn thêm thức ăn chế biến vào ban ngày,
liều lượng 50-100 g/100.000 ấu trùng/ngày và cho ăn 3 lần/ngày (9 giờ, 12 giờ, 15 giờ).
Khi cho ăn ngừng sục khí để ấu trùng tập trung trên mặt rồi rải thức ăn xung quanh bể
một cách từ từ cho đến khi ấu trùng bắt mồi đều thì dừng, sau đó sục khí trở lại.
15
Ấp Artemia bung dù: dùng thùng nhựa 10L cho nước lợ 12‰ vào, sau đó cho vào lương
Artemia cần ấp (2 g/L), sục khi liên tục 12h
Bảng 3.2 Thành phần của thức ăn chế biến
Thành phần Lượng
Lòng đỏ trứng gà
Sữa Anlene vàng
Dầu mực
Leceithin
Vitamin C
10 trứng
100g
3%
1.5%
1g
Trộn đều tất cả các thành phần trên, đem chưng cách thủy đến khi chín, để nguội, sau đó
cà thức ăn qua lưới có mắt lưới phù hợp với giai đoạn phát triển của ấu trùng. Thức ăn
được trữ trong tủ lạnh.
Bảng 3.3 Giai đoạn của ấu trùng và kích cỡ mắt lưới
Giai đoạn Kích cỡ mắt lưới
4-5

6-11
300 µm
500µm - 700 µm
• Ghi nhận kết quả môi trường
Bảng 3.4 Yếu tố môi trường và cách phân tích
Yếu tố môi trường Phương pháp phân tích
pH
Nhiệt độ
N-NO
2
-
NH
4
+
/NH
3

Bộ test pH
Nhiệt kế
Bộ test NO
2
-
Bộ test TAN
• Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn
Mẫu nước được thu 7 ngày/lần, các mẫu thu để phân tích vi khuẩn được đựng bằng chai
thủy tinh 100 ml đã tiệt trùng và giữ lạnh khi chuyển về phòng thí nghiệm phân tích.
16
Dùng phương pháp pha loãng và cấy trên môi trường agar NA
+
và TCBS để xác định mật

độ vi khuẩn tổng cộng và vi khuẩn Vibrio spp
Các bước tiến hành:
- Lắc trộn đều mẫu nước khoảng 7 giây.
-
Mẫu nước được pha loãng bằng cách dùng pipet hút 1 mL cho vào ống nghiệm chứa 9
mL dung dịch 0,85% NaCl thứ nhất. Lắc trộn đều ống nghiệm. Tiếp đến hút chuyển 1
mL mẫu từ ống nghiệm thứ nhất sang ống nghiệm thứ hai chứa 9 mL dung dịch 0,85%
NaCl rồi làm tương tự với ống nghiệm thứ ba.

-
Từ mẫu nước ban đầu lấy 0,1 mL mẫu cho vào đĩa môi trường NA
+
và TCBS agar.
Dùng que thuỷ tinh trãi đều dung dịch trên bề mặt môi trường và đánh dấu. Làm tương tự
đối với các mẫu nước được pha loãng. Mỗi nồng độ pha loãng lập lại 2 lần.

-
Mẫu được ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 30
0
C khoảng 24 g và đọc kết quả. Tất cả các thao
tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Tính số tế bào theo công thức:
Số tế bào/ mL (CFU/mL) = Số khuẩn lạc x độ pha loãng x 10
(CFU = Colony forming Units)
• Quan sát giai đoạn phát triển của tôm
Hằng ngày theo dõi quá trình lột xác của ấu trùng dựa theo phân chia của Uno và Soo
(1969) qua quan sát bằng kính hiển vi. Khi bể xuất hiện tôm bột thì ghi nhận thời gian bắt
đầu xuất hiện. Khi xuất hiện tôm bột khoảng 80% thì bắt đầu hạ dần độ mặn, mỗi ngày
hạ độ mặn xuống khoảng 4‰ cho đến khi nước ngọt hoàn toàn.

Tỷ lệ sống của tôm được xác định khi tôm chuyển qua Postlarvae khoảng 80%
Tỷ lệ sống (%) = 100* (Tôm bột thu được)/(Tổng ấu trùng ban đầu)
Tính toán số lượng tôm bột lúc thu hoạch trong 1 L nước ương (năng suất ương) như sau:
Mật độ tôm bột (tôm bột /L) = Tôm bột thu được/ Thể tích nước ương
• Đánh giá chất lượng tôm bột
Sau 10 ngày kể từ khi xuất hiện Postlarvae đầu tiên bằng formol (38%) 100 ppm, tôm bột
được cho vào các lọ nhựa dung tích 1L có sục khí, số lượng 30 con trong 2 giờ. Theo dõi
số tôm chết trong thời gian này và ghi nhận lại kết quả

17
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tối đa (max), tối
thiểu (min), vẽ hình minh hoạ đưa vào phần mềm Excel for Windows. Xử lý thống kê
ANOVA một nhân tố và phép thử DUNCAN bằng chương trình SPSS 11.5 for Windows.






















×