Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

ảnh hưởng của phương pháp phun mưa và tiêm kích dục tố đến sinh sản của cá vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 33 trang )


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304



ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
PHUN MƯA VÀ TIÊM KÍCH DỤC TỐ
ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ VÀNG
(Carassius auratus)







Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN MINH TUẤN NGUYỄN HOÀNG TÂM
KS. NGUYỄN THÀNH TÂM MSSV: 06803035
LỚP: NTTS K1





Cần Thơ, 2010

2

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Luận văn: Ảnh hưởng của phương pháp phun mưa và tiêm kích dục tố đến sinh
sản của cá Vàng
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG TÂM
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K1
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng
bảo vệ luận văn đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Đại Học Tây Đô

Cần Thơ, ngày 28 tháng 07 năm 2010
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

……………………… ………………………
ThS. NGUYỄN MINH TUẤN NGUYỄN HOÀNG TÂM

………………………
KS. NGUYỄN THÀNH TÂM


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

………………………
ThS. TẠ VĂN PHƯƠNG


3

LỜI CẢM TẠ
Sau 03 tháng thực tập từ tháng 03 năm 2010 đến tháng 06 năm 2010 tại trại cá
cảnh Minh Hiếu, QL91B, khu vực 3, Phường An Khánh – Quận Ninh Kiều – TP.
Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế. Nay
luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Chi
Cục Thủy Sản – TP. Cần Thơ và Thầy Nguyễn Thành Tâm – Khoa Sinh Học Ứng
Dụng Trường Đại Học Tây Đô đã tận lòng hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em trong suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường
Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau
này.
Em xin cảm ơn anh Dương Minh Hiếu chủ trại cá cảnh QL91B đã nhiệt tình chỉ
dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để em hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình làm luận văn mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với sự hiểu biết
còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu
của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!


NGUYỄN HOÀNG TÂM









4


TÓM TẮT
Cá Vàng (Carassius auratus) là một trong những loài cá cảnh được nuôi phổ biến
nhất hiện nay, ngoài nhu cầu giải trí nó còn góp phần làm cho không gian sống trở
nên đẹp, sống động hơn và có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường. Tuy nhiên,
việc sinh sản của chúng còn nhiều vấn đề hạn chế. Trên cơ sở đó, đề tài đã được
thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của phương pháp phun mưa, tiêm LHRH_a +
Motilium và não thùy đến tỷ lệ sinh sản của cá Vàng. Đề tài tiến hành gồm 3 thí
nghiệm.
Thí nghiệm 1, kích thích cá Vàng sinh sản bằng phun mưa gồm 4 nghiệm thức,
thời gian phun mưa của các nghiệm thức 1, 2, 3 lần lượt là 1, 2, 3 giờ/lần, nghiệm
thức 4 không phun mưa được dùng làm đối chứng. Kết quả cho thấy cá Vàng hoàn
toàn có khả năng sinh sản bằng hình thức phun mưa. Tỷ lệ cá tham gia sinh sản gia
tăng theo thời gian phun mưa, sau 1 giờ đạt 33,33%, sau 2 giờ đạt 66,66%, sau 3
giờ đạt 100%.
Thí nghiệm 2, tiêm LHRH_a + Motilium với các liều lượng tương ứng là 50, 100,
150 µg LHRH_a và 1 viên Motilium. Cả 3 nghiệm thức cá đều sinh sản với tỷ lệ
đạt là 66,66 – 100%. Trong đó liều lượng 150 µg cho kết quả cao nhất với sức sinh
sản là 81.165 trứng/kg , tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đạt 99,70%, thời gian hiệu ứng
thuốc cũng ngắn nhất là 8,20 giờ. Thời gian phát triển phôi là 32 – 36 giờ ở nhiệt
độ 27 – 28,5
o

C.
Thí nghiệm 3, cá đẻ khá tốt với kích dục tố não thùy (1, 2, 3 mg/kg), tỷ lệ cá đẻ đạt
66,66 – 100%. Trong đó liều tiêm 2 mg/kg cá cái cho kết quả cao hơn hẳn về tỷ lệ
đẻ, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở. Sức sinh sản là 14.016 – 66.025
trứng/kg. Tỷ lệ thụ tinh đạt 98,70 – 99,62%. Tỷ lệ nở dao động từ 99,05 – 99,78%.
Tuy nhiên, thời gian hiệu ứng thuốc lại kéo dài đến 55,18 giờ.
Từ khóa: Cá Vàng, phun mưa, sinh sản nhân tạo, kích dục tố, thành thục sinh dục








5




MỤC LỤC


Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Nguồn gốc và hình thái phân loại cá Vàng 2

2.1.1 Nguồn gốc 2
2.1.2 Hình thái phân loại 2
2.2 Đặc điểm sinh học cá Vàng 3
2.2.1 Đặc điểm phân bố 3
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng 3
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng 3
2.2.4 Đặc điểm sinh sản 3
2.3 Một số kích dục tố và chất kích thích sinh sản ở cá 4
2.3.1 LHRH_a (Luteotropin Hormon Realeasing Hormon_analog) 4

6

2.3.2 Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên) 4
2.4 Cơ sở khoa học của việc kích thích cá đẻ bằng phương pháp sinh thái 6
2.5 Kỹ thuật ấp trứng dính 6
2.6 Một số kết quả nghiên cứu sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá 7
CHƯƠNG 3 9
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Vật liệu nghiên cứu 9
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9
3.1.2 Trang thiết bị phục vụ sinh sản 9

3.1.3 Một số loại kích dục tố sử dụng trong sinh sản 9
3.2 Phương pháp nghiên cứu 9
3.2.1 Chọn cá bố mẹ 9
3.2.2 Bố trí thí nghiệm 10
3.2.3 Khảo sát các chỉ tiêu môi trường 12
3.2.4 Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản 12
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 12
CHƯƠNG 4 13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 1 13
4.1.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường 13
4.1.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng phun mưa kết hợp thay nước 13
4.2 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 2 15
4.2.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường 15
4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng LHRH_a + Motilium 16
4.3 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 3 17
4.3.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường 17
4.3.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng não thùy 18
4.4 So sánh kết quả sinh sản giữa 3 thí nghiệm 19
4.5 Kết quả theo dõi sự phát triển phôi cá Vàng 20

7

CHƯƠNG 5 22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 22
5.1 Kết luận 22
5.2 Đề xuất 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
PHỤ LỤC A1






















8




DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Tác dụng cuả một số loại kích dục tố 5
Bảng 2.2: Liều lượng hormon kích thích cá sinh sản 5

Bảng 4.1: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 4 NT thí nghiệm 1 13
Bảng 4.2: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 4 NT thí nghiệm 1 14
Bảng 4.3: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 3 NT thí nghiệm 2 15
Bảng 4.4: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 3 NT thí nghiệm 2 16
Bảng 4.5: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 3 NT thí nghiệm 3 17
Bảng 4.6: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 3 NT thí nghiệm 3 18
Bảng: Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 1 A1
Bảng: Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 2 A1
Bảng: Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 3 A1
Bảng: Các chỉ tiêu sinh sản thí nghiệm 1 B1
Bảng: Các chỉ tiêu sinh sản thí nghiệm 2 B1
Bảng: Các chỉ tiêu sinh sản thí nghiệm 3 B1
Bảng: Thời gian phát triển phôi cá Vàng C1
Bảng: Một số chỉ tiêu sinh sản khác C1







9





DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá Vàng 2
Hình 3.1: Cá Vàng cái 10
Hình 3.2: Cá Vàng đực 10
Hình 3.3: Tiêm kích dục tố 11
Hình 3.4: Kích dục tố 11
Hình 3.5: Hệ thống thí nghiệm 1 11
Hình 3.6: Hệ thống thí nghiệm 2 11
Hình 3.7: Hệ thống thí nghiệm 3 11
Hình 4.1: Sức sinh sản ở 3 mức thời gian phun mưa 14
Hình 4.2: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở 3 mức thời gian phun mưa 15
Hình 4.3: Sức sinh sản ở 3 mức liều lượng LHRH_a 16
Hình 4.4: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở 3 mức liều lượng LHRH_a 17
Hình 4.5: Sức sinh sản ở 3 mức liều lượng não thùy 19
Hình 4.6: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở 3 mức liều lượng não thùy 19
Hình: Qúa trình phân cắt và phát triển phôi cá Vàng C2








10





DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NT: Nghiệm thức
TGHƯT: Thời gian hiệu ứng thuốc
TLĐ: Tỷ lệ đẻ
SSSTT: Sức sinh sản thực tế
TLTT: Tỷ lệ thụ tinh
TLN: Tỷ lệ nở
LHRH_a: Luteotropin Hormon Releasing Hormon_analog
DOM: Domperidon (Motilium)
HCG: Human Chorionic Gonadotropin
G
n
RH: Gonadotropin Releasing Hormon
GTH: Gonadotropin hormon
FSH: Follicle Stimulating Hormon
LH: Luteinizing Hormon
l: Lít
ppt: Phần ngàn
QL: Quốc lộ
TP: Thành phố


11

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngày nay, do đời sống vật chất con người phát triển dẫn đến nhu cầu giải trí và
thưởng thức cái đẹp ngày càng phong phú đa dạng, việc nuôi cá cảnh đã trở thành
thú vui và là niềm đam mê phổ biến của nhiều người trong xã hội. Trong thế giới
cá cảnh muôn màu muôn vẽ, ngoài những loài cá có hình dáng đẹp, giá trị kinh tế

cao như: cá Dĩa, La Hán, Neon, cá Rồng,…thì cá Vàng là loài cá được nuôi phổ
biến nhất. Cá Vàng được nuôi đầu tiên ở Trung Quốc, trải qua hàng ngàn năm, đến
nay cá Vàng đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Với hơn 125 chủng loại, đa dạng về
hình dáng, màu sắc đã góp phần làm cho không gian sống trở nên đẹp, tinh tế và
sống động hơn.
Hiện nay, cá Vàng tuy được nuôi phổ biến, rộng rãi nhưng việc sinh sản của chúng
còn nhiều vấn đề hạn chế, chưa chủ động được nguồn giống cả về số lượng và chất
lượng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước và thế giới cá Vàng đã phát triển
thành một mặt hàng xuất khẩu ngày càng có nhu cầu lớn về số lượng, chất lượng
và chủng loại mới. Trên cơ sở đó, đề tài: “Ảnh hưởng của phương pháp phun
mưa và tiêm kích dục tố đến sinh sản của cá Vàng” được thực hiện nhằm có
thêm thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất giống cá Vàng, chủ động tạo ra được đàn
cá con khỏe mạnh và góp phần về con giống trên thị trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được phương pháp kích thích sinh sản phù hợp làm cơ sở xây dựng qui
trình kỹ thuật sản xuất giống cá Vàng, góp phần chủ động về con giống cho nghề
nuôi cá Vàng đang phát triển.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Kích thích cá Vàng sinh sản bằng phương pháp phun mưa ở các thời gian khác
nhau.
 Kích thích cá Vàng sinh sản bằng tiêm LHRH_a + Motilium, não thùy ở các
liều lượng khác nhau.
 Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh sản như: Thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ đẻ, sức
sinh sản thực tế, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, theo dõi quá trình phát triển phôi.


CHƯƠNG 2

12


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và hình thái phân loại cá Vàng
2.1.1 Nguồn gốc
Cá Vàng có nguồn gốc từ họ cá chép - Cyprinidae là kết quả của quá trình lai tạo
và chọn lọc giống, theo Mai Đình Yên (1992), cá Vàng có hệ thống phân loại như
sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Carassius
Loài: Carassius auratus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh : Goldfish
Tên tiếng Việt : Cá Vàng
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), cá Vàng là một dạng đột biến của cá Diếc bạc. Trong
tự nhiên, cá Diếc có màu trắng bạc. Do kết quả chọn lọc lai tạo, nuôi dưỡng, thuần
hóa trong những điều kiện khác nhau. Cá Diếc bạc ban đầu đã biến đổi dần về hình
thái và màu sắc thành nhiều chủng loại rất đa dạng khoảng 300 loài.
2.1.2 Hình thái phân loại
Cá Vàng có thân hình tròn và ngắn. Đa số cá có màu đỏ cam hoặc vàng nghệ, đôi
khi pha đốm đen hoặc đỏ sẫm. Đặc điểm chung của loài này là trên đầu chúng có
bờm màu đỏ tươi bao phủ giống như bờm sư tử. Cá càng lớn bờm càng to và rõ nét
(Đoàn Khắc Độ, 2008).









2.2 Đặc điểm sinh học cá vàng
2.2.1 Đặc điểm phân bố
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá vàng
(Nguồn:


13

Cá Vàng sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt. Tuy nhiên cá có thể sống được
trong môi trường nước lợ khoảng 10 ppt (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Nguyễn Sơn Hải (2005), cá Vàng có khả năng chịu đựng biến thiên nhiệt độ
cao, nhiệt độ thích hợp từ 10 – 30
o
C, thích sống trong vùng nước sạch có các yếu
tố thủy lý hóa trung bình trở lên, độ pH dao động từ 5 – 8 .
Theo Vương Trung Hiếu (2007), cá Vàng có thể sống trong ao, xuống độ sâu đến
20m. Vùng khí hậu tự nhiên của chúng là nhiệt đới và cận nhiệt đới.
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Vàng ăn tạp, thức ăn của chúng là lăng quăng, trùn chỉ, giáp xác, côn trùng,
thực vật, mùn bã hữu cơ (chất đáy)… và những thức ăn bột mà chúng ta tạo ra cho
chúng (Việt Chương và Nguyễn Sô, 2009).
Theo Đức Hiệp (2000), giun tươi là thức ăn tốt nhất cho cá Vàng, làm cá tăng
trưởng nhanh, khỏe, đẹp, nhất là cá Vàng đầu lân. Cá bột mới nở vừa ra khỏi trứng
khi đó cơ quan tiêu hoá chưa phát triển hoàn chỉnh, lúc này cá chỉ quanh quẩn ở
đám trứng hoặc nằm dưới đáy bể để hô hấp, cá ăn vi sinh vật hay những chất còn
lại trong trứng. Hết ngày thứ 3 khi hệ tiêu hoá hoàn chỉnh cá mới tự đi kiếm ăn.
Giai đoạn này cá có thể ăn một số loại thức ăn sống như: ấu trùng, trứng nước.
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Vàng tăng trưởng nhanh, cá ương khoảng 1 tháng có chiều dài 1 – 2 cm, sau 4

– 6 tháng ương cá dài 4 – 5 cm. Vào mùa xuân, hè cá sinh trưởng nhanh, mùa
đông cá sinh trưởng chậm lại (Đức Hiệp, 2000).
Theo Vương Trung Hiếu (2007), cá Vàng có thể phát triển chiều dài tối đa khoảng
59 cm và trọng lượng tối đa là 4,5 kg (khá hiếm, thậm chí vài con chỉ đạt được
phân nửa kích cỡ đã nêu). Trong môi trường sống tối ưu, cá vàng có thể sống trên
20 năm (kỷ lục thế giới là 49 năm).
2.2.4 Đặc điểm sinh sản
Cá Vàng sinh sản trong tự nhiên gần giống như cá chép. Cá Vàng khó phân biệt
giới tính. Nhìn chung thì cá đực và cái có hình dáng gần giống nhau. Thường thì
phải chờ đến mùa sinh sản mới chọn lọc đực cái ra được (Việt Chương và Nguyễn
Sô, 2009).
Vào mùa sinh sản, có thể nhận biết cá đực bởi một số đặc điểm sau: nắp mang và
mép vây ngực có những nốt sần; cá cái có bụng to hẳn ra ở một bên, bơi lội chậm
chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Sức sinh sản tương đối
dao động khoảng 1.000 – 10.000 trứng/ cá cái, trứng cá nhỏ và trong suốt, được đẻ
gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ thủy sinh. Sự trưởng thành sinh dục hoàn

14

chỉnh là vào năm thứ 2. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 2 – 4 năm tuổi và
được chăm sóc cẩn thận (Võ Văn Chi, 1993).
Cá 6 tháng tuổi đã bắt đầu thành thục, sức sinh sản có thể đạt 300 – 5.000
trứng/lần sinh sản (Nguyễn Sơn Hải, 2005).
Theo Đức Hiêp (2000), cá 1 năm tuổi thường có 1.000 – 1.500 trứng, cá 3 năm
tuổi có tới 70.000 – 80.000 trứng/ cá cái.
Cá có tập tính đẻ trứng dính vào giá thể là rể lục bình, rong nhân tạo hay sợi nylon.
Người ta dùng kích dục tố là não thuỳ cá chép hay Ovaprim để thúc đẩy quá trình
chín sinh dục xảy ra đồng loạt. Liều lượng kích dục tố đối với não thuỳ là 1,6 – 2
mg/kg cá bố mẹ hay Ovaprim 0,3 ml/kg cá bố mẹ (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Mùa vụ sinh sản của cá tập trung chủ yếu vào tháng 4 – 8. Nếu nuôi vỗ tốt thì sau

khoảng 15 – 30 ngày cá sẽ tái thành thục. Thức ăn nuôi vỗ thường là lăng quăng,
trùn chỉ và thức ăn viên. Cần nuôi vỗ đực cái riêng và mật độ 2 – 5 con/m
2
. Trứng
sau khi thụ tinh có màu trong suốt bám vào giá thể. Lúc này cần đem cá bố mẹ ra
ngoài hay vớt giá thể đem ấp sang nơi khác. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ mà thời gian
nở khác nhau, thường dao động từ 36 – 48 giờ ở nhiệt độ 28 – 30
o
C (Đức Hiệp,
2000).
2.3 Một số kích dục tố và chất kích thích sinh sản ở cá
2.3.1 LHRH_a (Luteotropin Hormon Releasing Hormon_analog)
LHRH_a là hormon nhân tạo. Loại hormon này có tác dụng như G
n
RH và được sử
dụng kèm với thụ thể nhân tạo kháng Dompamin là Domperidon. Domperidon là
tên hóa học của thụ thể nhân tạo, có tên thương mại phổ biến là Motilium. Ở nước
ta, LHRH_a và Motilium được sử dụng trong khoảng 20 năm gần đây, hiện nay
được dùng rất phổ biến trên nhiều loài cá, được nhập từ Trung Quốc, có giá rẽ lại
không gây phản ứng phụ và phản ứng miễn dịch ở cá (nếu sử dụng với liều lượng
hợp lí) (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
2.3.2 Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên)
Não thùy thể tuyến yên được lấy ra từ những loài cá chép, trắm, mè, trê,… đã thành
thục , còn tươi sống. Cá chết vài giờ thì hoạt tính kích dục chỉ còn khoảng 50%.
Não thùy thể cá Chép được xem là kích dục tố mạnh cho nhiều loài cá kể cả các đối
tượng khác họ và các loài cá biển (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Não thùy là một
khối nhiều tuyến nằm sát não trung gian. Trong não thuỳ có chứa hai loại hormon
FSH và LH có tác dụng làm chín và rụng trứng (Phạm Minh Thành và Nguyễn
Văn Kiểm, 2009).


15

Liều lượng kích tố sử dụng cho cá đẻ phụ thuộc vào mức độ thành thục của cá, khối
lượng hoặc chu vi vòng bụng của cá. Có thể tính toán lượng kích tố (não thùy) theo
phương trình sau:
Y = 0,125x – 1,75
Trong đó Y: lượng kích tố cần dùng (mg), x: chu vi vòng bụng của cá (cm).
Bảng 2.1: Tác dụng cuả một số loại kích dục tố
Kích dục tố Tác dụng chính
FSH (GTH
1
)
Kích thích tạo noãn hoàng, kích thích nang trứng hoạt động (1)
LH (GTH
2
)
Kích thích trứng chín và rụng, biến nang trứng thành thể vàng (2)
Não thùy
Tham gia vào cả 2 quá trình (1) và (2)
LHRH_a/G
n
RH
Kích thích cá tiết FSH và LH, điều khiển 2 quá trình (1) và (2)
HCG
Gây ra phản ứng chín và rụng trứng ở cá (2)
DOM
Chất phụ trợ kết hợp với LHRH_a để kháng Dompamin
Ovaprim
Kích thích tạo ra kích dục tố và kháng Dompamin

Ghi chú: 1 ml Ovaprim chứa 20 µg sG
n
RH_a và 10 mg DOM.
(Nguồn: Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)
Liều lượng hormon sử dụng tiêm cho cá khác nhau theo giới tính (liều tiêm cá đực
bằng 1/3 – 1/2 của cá cái), theo loài, theo mức độ thành thục của cá, tức là khác
nhau theo các tháng trong mùa sinh sản và theo chất lượng và uy tín của cơ sở sản
xuất hormon (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Thông thường, sử dụng liều lượng hormon cho hầu hết các loài cá như Bảng 2.2
Bảng 2.2: Liều lượng hormon kích thích cá sinh sản
Liều lượng sử dụng
Loại hormon
Cá cái Cá đực
Não thùy (mg/kg)
5 – 7 2 – 3
HCG (UI/kg)
2.000 – 2.500 600 – 700
LHRH_a (µg/kg)
50 – 70 20 – 30
2.4 Cơ sở khoa học của việc kích thích cá đẻ bằng phương pháp sinh thái
(Nguồn: Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)

16

Người ta có thể dùng dòng chảy và mưa để kích thích cho cá thành thục và đẻ tốt
và đây là khâu vô cùng quan trọng trong sinh sản tự nhiên ở một số loài cá
(Nguyễn Tường Anh, 1999).
Các yếu tố bên ngoài tạo nên môi trường cho sự phát triển của tuyến sinh
dục. Dòng nước để kích thích cũng là yếu tố đóng góp cho kết quả đẻ và thụ tinh
của trứng. Trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục, cá cần có sự tác động

tổng hợp của các yếu tố môi trường khác nhau như sự thay đổi về nhiệt độ, chất
nước, dòng chảy,… nếu các yếu tố này không phù hợp với nhu cầu sinh lý của cá
có thể gây ra những rối loạn trầm trọng (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm,
2009).
Đối với cá ao nước tĩnh, nếu trước khi kích thích cho cá đẻ mà không có sự rèn
luyện thích đáng hay không xử lý bằng dòng nước chảy nhẹ và chất nước tốt thì
nói chung tỷ lệ đẻ và tỷ lệ nở thấp (Chung Lân, 1969).
Nguồn nước mới có tác dụng thúc đẩy hoạt động bơi lội của cá, thúc đẩy quá
trình chuyển hóa dinh dưỡng cho sự thành thục của tuyến sinh dục, kích thích
sự họat động của các tuyến nội tiết thông qua các cơ quan cảm giác đặc biệt là
cơ quan đường bên của cá. Các tác nhân chính của môi trường nước kích thích
sinh sản đối với nhiều loài cá thường được nhắc tới là nguồn nước mới, dòng chảy,
nhiệt độ, oxy,… (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục, trao đổi chất tăng nên nhu cầu oxy
sẽ tăng, vì thế oxy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành thục của cá (Dương
Tuấn, 1981).
2.5 Kỹ thuật ấp trứng dính
Do đặc tính của loại trứng này xuất hiện tính dính khi tiếp xúc với nước cho
nên tuỳ điều kiện cụ thể mà có phương pháp ấp khác nhau.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), có 2 phương pháp ấp
trứng dính khá phổ biến hiện nay.
i/ Cho trứng dính vào giá thể (rễ lục bình, xơ dừa, xơ cao, dây nylon, khung vải
mùng). Trứng sau khi hoàn tất quá trình thụ tinh và cho dính vào giá thể, có thể
ấp trứng trong nước hoặc trên cạn tùy điều kiện cụ thể. Nếu ấp trên cạn thì phải
đảm bảo đủ độ ẩm cho trứng và phải cho xuống nước trước khi trứng nở 2 – 3
giờ. Có thể dùng nhiều dụng cụ ấp trứng như các loại bồn chứa, hồ xi măng,
Tuy nhiên khi ấp trứng có giá thể thì chăm sóc gặp khó khăn khi số lượng
trứng lớn, thiếu hệ thống cấp nước tự chảy và chiếm diện tích khá lớn.
ii/ Khử trứng dính (ấp trong hệ thống bình Zoug Jar, bể vòng): Khử dính sơ bộ
bằng dung dịch muối urea (4g muối ăn + 3g urea + 1 lít nước cất), hay còn gọi


17


dung d

ch th

tinh.
T

l

gi

a tr

ng và dung d

ch này t
ă
ng d

n theo th

i gian. B

t
đầ
u

đả
o liên
t

c t

3 – 5 giây
đố
i v

i cá Trê, cá Tra và 1 – 2 gi


đố
i v

i cá Chép, khi th

y
tr

ng gi

m tính dính thì chuy

n sang kh

dính b

ng dung d


ch Tanin (1,5g
Tanin + 1 lít n
ướ
c c

t).
Đổ
dung d

ch Tanin ng

p tr

ng và
đả
o
đề
u. Kho

ng 3 – 5 giây, ch

t b

dung
d

ch này và r

a l


i b

ng n
ướ
c s

ch 2 – 3 l

n sau
đ
ó
đ
em

p tr

ng trong hệ thống
bình Zoug Jar 5 – 10 lít, 45 lít hoặc hệ thống bình Zoug Jar composite 600 – 1.000
lít với mật độ 20.000 – 30.000 trứng/ lít.
2.6 Một số kết quả nghiên cứu sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá
Theo Phạm Văn Khánh (2005), ở cá Cóc
(Cyclocheilichthys enoplos
, Bleeker,
1850), kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng não thùy liều sơ bộ cho cá cái là 1 –
2,5 mg/kg; liều quyết định 3 – 7,05 mg/kg. Dùng kết hợp LHRH_a với não thùy ở
liều quyết định là 1 – 3 mg não thùy và 130 – 150 µg LHRH_a trộn tương ứng với
5 – 7,5 viên Motilium.
Theo Võ Minh Khôi (2007), trong sinh sản nhân tạo cá Lóc bông
(Channa

micropeltes)
, liều lượng HCG tiêm cho cá đực là 2.000 – 3.000 UI/kg. Đối với cá
cái liều lượng tiêm HCG là 1.000 UI/kg cho sinh sản tốt hơn liều 1.500 UI/kg.
Theo phương pháp này, tỷ lệ thụ tinh của cá Lóc bông đạt từ 58,43 – 79%, tỷ lệ nở
đạt 91,14 – 95,56%.
Theo Trần Thị Phương Lan (2008), sử dụng LHRH_a, HCG và não thùy tác động
lên quá trình rụng trứng của cá Bống tượng tốt nhất ở mức 100 µg/kg cá cái, 600
UI/kg và 3,5 não/kg với tỷ lệ cá đẻ là 100%. Trong 3 loại kích dục tố cho cá bống
tượng sinh sản thì não thùy cho kết quả tốt hơn cả về số lượng trứng đẻ ra và số
lượng ấu trùng khi nở.
Theo Nguyễn Ngọc Linh (2006), sử dụng kích dục tố 200 µg LHRH_a + 10 mg
Motilium/kg cá cái trong sinh sản cá Chép Nhật
(Cyprinus carpio)
, thu được sức
sinh sản thực tế của cá khoảng 30.000 trứng/kg, thời gian hiệu ứng thuốc là 9 giờ,
tỷ lệ thụ tinh 80 – 93%, tỷ lệ nở 81 – 90%.
Theo Võ Như Mĩ (2008), trong sinh sản nhân tạo cá Chốt trắng, kết quả giữa 2 loại
kích dục tố LHRH_a + Motilium và HCG thì tỷ lệ cá đẻ ở kích dục tố 100 µg
LHRH_a + Motilium là tốt nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ cá nở tốt nhất là
ở kích dục tố 1.500 UI HCG.
Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2008), trong thí nghiệm sử dụng kích dục tố là não
thùy cá Chép với liều lượng 10 mg/kg cho hiệu quả cao nhất với sức sinh sản đạt
118.683 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh đạt 59,34% và tỷ lệ nở đạt 53,98%.

18

Theo Nguyễn Đức Tuân (2004), ở cá Lăng chấm
(Hemibagrus guttatus
, Lacepede,
1803), dùng 20 µg LHRH_a + 6 viên Motilium/kg cá cái thu được tỷ lệ cá đẻ

100%, tỷ lệ thụ tinh trung bình cao nhất là 84,70%, tỷ lệ nở cao nhất 72,47% và tỷ
lệ dị hình thấp nhất 9,38%. Năng suất cá bột cao nhất là 2.690 cá bột/kg cá cái,
thấp nhất là 69 cá bột/kg




















CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010.
Địa điểm: Trại cá cảnh Minh Hiếu, QL91B, Khu vực 3, Phường An Khánh –
Quận Ninh Kiều – TP.Cần Thơ.
3.1.2 Trang thiết bị phục vụ sinh sản
 Đối tượng nghiên cứu: Cá Vàng bố mẹ (được mua về từ TP. Hồ Chí Minh).
 Thùng xốp gồm 12 thùng (60 x 45 x 35 cm), sử dụng nước máy.
 Vợt, xô nhựa, nhiệt kế, máy bơm nước.
 Máy thổi khí, cân đồng hồ, kính hiển vi, kính lúp.
 Ống chích, kim tiêm, cối nghiền não thùy.
 Giá thể: Sử dụng dây nylon.
 Bộ test kit đo môi trường: Oxy, pH.
 Một số vật dụng chuyên dùng khác.
 Nước cất, nước muối sinh lý 9 ppt.
3.1.3 Một số loại kích dục tố sử dụng trong sinh sản
 LHRH_a (Luteotropin Hormon Releasing Hormon_analog). Nguồn gốc sản
xuất của Trung Quốc, đơn vị tính là µg, 200 µg/ống.
 Motilium. Nguồn gốc sản xuất của Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương 25, đơn
vị tính là mg, 10 mg/viên.
 Não thuỳ. Nguồn gốc sản xuất của Việt Nam, là não thùy cá chép được bảo
quản trong dung dịch Aceton đậm đặc, đơn vị tính là mg, 0,5 – 1 mg/não.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Chọn cá bố mẹ
 Cá đực: Có những nốt sần trên nắp mang và trên mép của vây ngực. Có tinh
dịch đặc màu trắng sữa dễ chảy ra mỗi khi vuốt nhẹ bụng gần lỗ sinh dục. Cá
khỏe mạnh, không bị dị hình dị tật (Đoàn Khắc Độ, 2008).
 Cá cái: Có bụng to, mềm, có thân hình mập mạp hơn, tròn như quả trứng, lỗ
sinh dục nở to và lồi ra hơn so với cá đực. Cá khỏe mạnh, không bị dị hình dị
tật (Đoàn Khắc Độ, 2008).

20






3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần.
Thí nghiệm 1: Thử nghiệm ảnh hưởng của thời gian phun mưa kết hợp thay nước
đến sinh sản của cá Vàng
• Nghiệm thức 1: phun mưa 1 giờ/lần
• Nghiệm thức 2: phun mưa 2 giờ/lần
• Nghiệm thức 3: phun mưa 3 giờ/lần
• Nghiệm thức 4: không phun mưa, không thay nước (đối chứng)
Cách thực hiện: Thời gian phun mưa ở các nghiệm thức 1, 2, 3 lần lượt là 1, 2, 3
giờ/lần, 2 lần/ngày. Tỷ lệ thay nước ở các nghiệm thức là 50%/ngày. Tỷ lệ đực cái
tham gia sinh sản là (1:1). Đặt dây nylon vào làm giá thể cho cá đẻ, sục khí liên
tục.
Thí nghiệm 2: Thử nghiệm kích thích cá Vàng sinh sản bằng phương pháp tiêm
chất kích thích sinh sản LHRH_a + Motilium
• Nghiệm thức 1: 50 µg + 1 viên/kg cá cái
• Nghiệm thức 2: 100 µg + 1 viên/kg cá cái
• Nghiệm thức 3: 150 µg + 1 viên/kg cá cái
Thí nghiệm 3: Thử nghiệm kích thích cá Vàng sinh sản bằng phương pháp tiêm
kích dục tố não thùy

• Nghiệm thức 1: 1 mg/kg cá cái
• Nghiệm thức 2: 2 mg/kg cá cái
• Nghiệm thức 3: 3 mg/kg cá cái
Hình 3.1: Cá Vàng cái

Hình 3.2: Cá Vàng đực

21

Cách thực hiện cho thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3
Chọn cá bố mẹ và cân khối lượng để tính liều lượng kích dục tố. Liều tiêm cho cá
đực bằng 1/2 liều tiêm cá cái. Vị trí tiêm là gốc vi bụng, mũi kim hướng vào phần
xoang bụng phía trên và hợp với bụng một góc 30 – 45
o
, cẩn thận tránh mũi kim đi
thẳng vào tim cá. Sau khi tiêm thuốc, cá được đưa vào bể đẻ với tỷ lệ đực cái tham
gia sinh sản là (1:1). Đặt dây nylon vào làm giá thể cho cá đẻ, sục khí liên tục.


Hình 3.3: Tiêm kích dục tố Hình 3.4: Kích dục tố


Hình 3.5: Hệ thống thí nghiệm 1 Hình 3.6: Hệ thống thí nghiệm 2






3.2.3 Khảo sát các chỉ tiêu môi trường

 Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế.
 Oxy, pH: Đo bằng test kit.
Hình 3.7: Hệ thống thí nghiệm 3


22

3.2.4 Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản
Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ): Là thời gian từ lúc tiêm liều quyết định đến
lúc cá bắt đầu đẻ (đối với cá đẻ trứng nổi và bán trôi nổi) hoặc rụng trứng đồng
loạt (đối với cá đẻ trứng dính).
Thời gian phát triển phôi: Là thời gian từ lúc trứng được thụ tinh đến lúc cá vừa
mới nở. Các giai đoạn phát triển phôi được quan sát trên các đĩa petri dưới kính
hiển vi, có tiến hành chụp hình.
Lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 100 trứng để tính tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở. Trứng được
đưa vào đĩa petri chứa nước. Quan sát trứng phát triển tới giai đoạn phôi vị thì tính
tỷ lệ thụ tinh.








3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tính theo giá trị trung bình của 3 lần lập lại ở mỗi nghiệm thức và
độ lệch chuẩn trên trương trình Microsoft Excel 2003 và xử lý thống kê so sánh sự
khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phần mềm SPSS 11.5





CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tổng số cá cái đẻ
Tỷ lệ đẻ (%) =
Tổng số cá cái tham gia sinh sản
x 100
Tổng số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

Tổng số trứng quan sát
x 100
Tổng số trứng nở
Tỷ lệ nở (%) =
Tổng số trứng thụ tinh
x 100
Tổng số trứng thu được
SSSTT (trứng/kg) =
1 kg cá cái tham gia sinh sản


23

4.1 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 1
4.1.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường
Nhìn chung, các yếu tố môi trường là tương đối thích hợp cho quá trình sinh sản
của cá Vàng.
Kết quả theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường được trình bày ở Bảng
4.1
Bảng 4.1: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 4 nghiệm thức thí nghiệm 1
NT


Nhiệt độ
(
o
C)
Oxy
(mg/l)
pH
1
28,0±0,5

7,4±0,2

7,5±0,1

2
28,2±0,1

7,4±0,3

7,6±0,2

3
28,0±0,5

7,6±0,2

7,5±0,1

4
28,1±0,4


7,3±0,3

7,2±0,5


Qua Bảng 4.1 cho thấy các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan và pH giữa các NT không
có sự chênh lệch lớn và đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh sản của cá
Vàng. Nhiệt độ trung bình giữa các NT dao động từ 27,2 – 28,2
o
C, oxy hòa tan
trung bình tương đối cao từ 5,6 – 7,6 mg/l, pH trung bình ở các NT dao động trong
khoảng từ 5,7 – 7,6. Theo Nguyễn Sơn Hải (2005), nhiệt độ thích hợp nhất cho cá
Vàng dao động trong khoảng 10-30
o
C. Theo Vương Trung Hiếu (2007), pH dao
động trong khoảng 6 – 8 là phù hợp cho nuôi cá Vàng.
4.1.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng phun mưa kết hợp thay nước
Trong thí nghiệm này, cá được bố trí vào các thùng xốp, mỗi thùng được bố trí đực
cái với tỷ lệ là (1:1), có dây nylon làm giá thể, sục khí liên tục và có nắp đậy.
Kết quả thu được trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.2.






Bảng 4.2: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 4 nghiệm thức thí nghiệm 1

NT

TL
Đ
(%)
SSSTT
(tr
ứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)

24

1
33,33 18.852±0
a
99,82±0,00
a
99,82±0,00
a
2
66,66 21.369±284
a
99,80±0,15
a
99,69±0,01
a
3
100 25.974±3.029
a

99,88±0,11
a
99,11±0,99
a
4
– – – –
Ghi chú: Trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Kết quả Bảng 4.2 cho thấy ở các NT 1, 2, 3 thì cá đều tham gia sinh sản và ở các
NT này thì tỷ lệ tham gia sinh sản của cá tăng dần theo thời gian phun mưa và đạt
tới trị số cao nhất (100%) ở NT 3 (phun mưa 3 giờ). Ngiệm thức 4 cá không sinh
sản có thể do độ thành thục chưa tốt và không có sự tác động của yếu tố kích thích
nước.Chỉ cần phun mưa 1 giờ ở NT 1 (thay được khoảng 50% lượng nước) thì cá
đã đẻ được 33,33%. Sự khác biệt về tỷ lệ đẻ ở 3 NT 1, 2, 3 có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05). Các chỉ tiêu về sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giữa các NT phun
mưa khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều đó nguyên nhân có thể là do thời
gian kích thích nước khác nhau dẫn đến mức độ hưng phấn khác nhau của cá giữa
các NT. Sức sinh sản giữa các NT 1, 2, 3 cũng tăng dần theo thời gian phun mưa
và dao động từ 18.852 – 25.974 trứng/kg. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở là 99,80 –
99,88% và 99,11 – 99,82%. Sự khác biệt giữa các NT 1, 2, 3 so với NT đối chứng
rất có ý nghĩa thống kê đồng thời cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của việc kích
thích nước đối với sinh sản của cá Vàng.







Hình 4.1: Sức sinh sản ở 3 mức thời gian phun mưa
Qua Hình 4.1 cho thấy, sức sinh sản của cá tăng dần theo thời gian phun mưa. Ở

NT 3 (phun mưa 3 giờ/lần) cho kết quả sức sinh sản cao nhất (25.974 trứng/kg) và
thấp nhất là ở NT 1 (phun mưa 1 giờ/lần). Tuy nhiên, giữa các NT không có sự
biến động lớn về sức sinh sản và sự khác biệt giữa 3 NT này không có ý nghĩa
thống kê. Như vậy, ở mức phun mưa 3 giờ/lần cho kết quả sức sinh sản cao nhất so
với mức 1 giờ và 2 giờ/lần.

18852
21369
25974
0
10000
20000
30000
1 2 3
Nghiệm thức
Trứng/kg
SSSTT

25








Hình 4.2: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở 3 mức thời gian phun mưa

Qua Hình 4.2 cho thấy, giữa các NT phun mưa không có sự chênh lệch nhiều về tỷ

lệ thụ tinh và tỷ lệ nở. Ở NT 1 cho kết quả tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở bằng nhau
(99,82%). Tỷ lệ thụ tinh ở NT 3 (phun mưa 3 giờ/lần) cao nhất đạt 99,88% và
đồng thời tỷ lệ nở cũng đạt thấp nhất (99,11%). Tuy nhiên, kết quả giữa các NT
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
4.2 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 2
4.2.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường
Kết quả theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường được trình bày ở Bảng
4.3
Bảng 4.3: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 3 nghiệm thức thí nghiệm 2
NT

Nhiệt độ
(
o
C)
Oxy
(mg/l)
pH
1
28,1±0,6

7,2±0,2

7,5±0,2

2
28,2±0,1

6,9±0,5


7,6±0,2

3
28,0±0,5

7,5±0,1

7,5±0,1

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ trung bình giữa các NT không có sự chênh
lệch lớn, nhiệt độ trung bình dao động từ 28,0 – 28,2
o
C. Hàm lượng oxy hòa tan
trung bình ở các NT tương đối cao từ 6,9 – 7,5 mg/l. pH trung bình ở các NT dao
động trong khoảng 7,5 – 7,6 đều nằm trong khoảng thích hợp, không có sự biến
động lớn giữa các NT. Như vậy các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan và pH trong các
NT là thuận lợi cho cá Vàng sinh sản.

4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng LHRH_a + Motilium
Trong thí nghiệm này, cá được bố trí vào các thùng xốp, mỗi thùng được bố trí đực

99.82
99.8
99.88
99.82
99.69
99.11
98.5
99
99.5

100
1 2 3
Nghiệm thức
Tỷ lệ (%)
TLTT
TLN

×