Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Lịch sử 10 Bài 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.08 KB, 9 trang )

Lịch sử 10 Bài 5
Sử 10 -Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN Phần 1


Đế chế Tần năm 210 TCN.
1. Trung Quốc thời Tần-Hán:
Thời cổ đại, trên lưu vựcsông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung
Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau
* Thời Tần : 221 TCN -206 TCN :
-Đầu thế kỷ IV TCN , Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ , năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc .
-Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối , bắt tay vào việc xây dựng chính quyền :
-Chia đất nước thành quận huyện , cử quan Thái thú ( ở quận ) và Huyện lệnh (ở huyện).
Thừa tướng đứng đầu quan văn , Thái úy đứng đầu quan võ .
-Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội , trấn áp các cuộc nổi dậy , tiến hành chiến tranh
xâm lược .
-Nhà Tần tồn tại 15 năm , Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán

* Nhà Hán : 206 TCN -220:
-Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị , mở rộng hình thức tiến cử .
-Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng , thôn tính Trường Giang , chiếm phía đông
Thiên Sơn , xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ .
Tổ chức Bộ máy nhà nước Tần – Hán
Nhà Hán năm 2 CN

Kho Binh Mã bằng đất nung
Bản đồ Trung Quốc thời Nhà Đường

2 . Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường :

Sau mấy thế kỷ rối ren , Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập , đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra
nhà Đường (618- 907) .


Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :
*Kinh tế phát triển toàn diện :
+ Thực hiện chế độ quân điền , nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô,
dung, điệu .
+ Thủ công nghiệp phát triển , các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….
+ Thương nghiệp thịnh đạt , con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập , mở rộng .
Con đường tơ lụa
* Chính trị : bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh : cử người thân tín cai quản địa phương ; cử người
trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ , trấn ải biên cương ; mở khoa thi chọn người ra làm quan .
* Tiếp tục chính sách xâm lược : chiếm Nội Mông , Tây vực , xâm lược Triều Tiên , củng cố chế độ đô
hộ ở An Nam . ép Tây Tạng phải thần phục ,
Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất .
* Đến cuối thời Đường , mâu thuẫn xã hội gay gắt , năm 874, khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra , nhà Đường
bị lật đổ , Trung Quốc lại hỗn loạn , nhưng Triệu Khuông Dẫn tiêu diệt các thế lực phong kiến khác lập
ra nhà Tống năm 960.Đến cuối thế kỷ XIII cả hai nước Kim và Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt .
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
Vài nét về Con đường tơ lụa :
Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên, người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch
xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang
những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về phía Tây. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên
một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.
Hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu Con đường tơ lụa này được thành lập với ý định quân sự
nhiều hơn mục tiêu thương mại. Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô, năm
138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng
không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương
Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực.
Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN,
Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết
cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong
tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh

các thương gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải
lụa, gấm vóc, sa, nhiễu… đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm
đường đến với Trung Hoa.
Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho
cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai
Cập Cleopatre lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến
Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ thứ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà
Tống hưng thịnh, Con đường tơ lụa mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của
con đường giao thương Đông – Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm
khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông.
Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.
Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh
của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý
nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông
trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao
thương Đông – Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình
lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con
đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi
người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng
đường biển.
Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7,
Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của “Con đường tơ lụa trên biển”. Trước tiên là các thương gia
Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập
hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông cáo chung
của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư dần học được cách làm tơ lụa của người Trung
Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ
không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.
(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Như một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, Con đường tơ lụa
gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông

thương buôn bán của những “thương nhân lạc đà”, Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn
giáo đa dạng, hấp dẫn.
Trường An (nay là Tây An) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho
những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con
đường thương mại này.
Con đường tơ lụa được coi là một trong những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, cũng
như cây cầu nối giữa hai nền văn minh (Đông-Tây).
Nhà địa lý học danh tiếng người Đức Ferdinand von Richthofen chính là người khai sinh ra cái tên bằng
tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa) khi ông xuất bản hàng loạt những cuốn sách và những bài
nghiên cứu vào giữa thế kỷ 19 về con đường thương mại cổ đại này. Tuy nhiên lịch sử của Con đường tơ
lụa có từ trước đó rất lâu. Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên (張騫) người Trung Quốc là
người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán
(206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về phía Tây. Chính chuyến
Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.
Hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu Con đường tơ lụa này được thành lập với ý định quân sự
nhiều hơn mục tiêu thương mại. Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô (匈
奴), năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế (武帝) đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao
trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị
bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực. Tiếp
kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương
Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách
Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán,
sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các thương
gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc,
sa, nhiễu… đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với
Trung Hoa.
Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho
cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai
Cập Cleopatre lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến
Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ thứ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà

Tống hưng thịnh, Con đường tơ lụa mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của
con đường giao thương Đông – Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm
khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông.
Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.
Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh
của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý
nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông
trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao
thương Đông – Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình
lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con
đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi
người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng
đường biển. Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ
thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của “Con đường tơ lụa trên biển”. Trước tiên là
các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng
Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi
chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư dần học được cách làm tơ lụa
của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp
cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.


Vài nét về con đường tơ lụa
Vài nét về con đường tơ lụa Con đường tơ lụa trên biển
Một giai thoại trong lịch sử thường được nhắc lại trong những khảo cứu về con đường tơ lụa trên biển vào
thời kỳ “Chu ấn thuyền” là Tướng quân Tokugawa – người thống nhất sơn hà vào quyền lực Mạc Phủ
trong 300 năm (từ thế kỷ 14 – 17) – rất say mê bát uống trà “An Nam” làm bằng gốm nung màu vàng
nhạt có hoa văn cánh sen trang nhã màu hồng tía hay màu xanh cobalt đời Trần. Từ đó, các lãnh chúa
phiên bang đều ưa chuộng, trở thành một phong cách trong nghệ thuật uống trà của người Nhật Bản ở
Kinh Đô (Kyoto). Ngoài mục đích bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mạc Phủ, những thương thuyền Nhật Bản
sang nước ta đã thu mua hàng vạn ấm chén uống trà bằng sứ gốm được gọi là “An Nam Yaki” hay “An

Nam Somesuke”, thậm chí đã có một số lò sứ gốm ở gần Kyoto đã “nhái” lại theo kiểu “An Nam” để
tung ra thị trường, một loại hàng giả nổi tiếng thời ấy. Điều đó cho thấy nghề sứ gốm của nước ta thời bấy
giờ đã phát triển vài thế kỷ trước Nhật Bản. Mặt khác, nhiều tư liệu mới phát hiện đã chứng minh trước
khi thế lực của các công ty tàu biển Đông Ấn – Hoà Lan khuynh loát vùng biển Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương vào thế kỷ 16 bằng phương tiện chuyên chở cỡ lớn (và súng đạn) xuất hiện các bến cảng dọc
theo bờ biển của nước Việt Nam thời trung đại (khoảng thế kỷ thứ 11 đến 17), trong suốt 500-600 năm…
đã có mối quan hệ trao đổi và trung chuyển hàng hoá giữa các thương thuyền khắp nơi kéo đến vì thế
nghề sứ gốm ở Bát Tràng, Thanh Hoá với màu men lam hồi hay men ngọc, Bình Định với men nâu đậm
hay men xanh bóng đã có điều kiện phát triển khá rực rỡ, cao nhất là thế kỷ 13 – 15, trở thành một trong
những mặt hàng chủ lực lan rộng đến cả Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và nhiều nước trong vùng vịnh
Ba Tư, trong đó có những sản phẩm sứ gốm của dân tộc Chăm.


Thương thuyền Shuinsen của Nhật bản

Tàu buôn hàng của Trung quốc trên con đường tơ lụa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×