Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Lịch sử 6 Bài 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.64 KB, 1 trang )

Lịch sử 6 Bài 19
Tiết 21
Bài 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI)
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI?
- Thế kỷ I, nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao và đưa các Huyện lệnh người Hán sang cai quản các
huyện.
- Thế kỷ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Au Lạc cũ).
- Nhân dân ta phải nộp nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối và thuế sắt), lao dịch và cống nạp sản vật quý
hiếm: ngà voi, sừng tê, . . . sản phẩm thủ công và cả thợ khéo tay.
- Tiếp tục thực hiện “đồng hoá” dân tộc ta: đưa người Hán sang Giao Châu, bắt dân ta học chữ Hán, theo
luật pháp và phong tục người Hán.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
a. Nông nghiệp:
- Biết dùng trâu bò kéo cày. Biết trồng hai vụ lúa một năm.
- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.
- Trồng đủ loại cây với kỹ thuật cao. . .
b. Thủ công nghiệp:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển.
- Nghề làm gốm có tráng men, nghề dệt các loại vải bằng tơ, sản phẩm đa dạng phong phú.
c. Thương nghiệp:
- Xuất hiện các chợ Long Biên, Luy Lâu, . . . có người Trung Quốc, Ấn Độ đến buôn bán.
- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×