Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Lịch sử 6 Bài 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.15 KB, 1 trang )

Lịch sử 6 Bài 10
Tiết: 11
Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
- Người nguyên thủy mở rộng vùng cư trú xuống thung lũng, vùng chân núi, vùng khe. Họ sống bằng
nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá.
- Công cụ lao động được cải tiến:
+ Rìu đá có vai, mài nhẵn 2 mặt, lưỡi đục, bàn mài và những mảnh cưa đá.
+ Công cụ bằng xương, sừng nhiều hơn.
+ Đồ gốm xuất hiện cùng với chì lưới bằng đất nung (để đánh cá)
- Xuất hiện đồ trang sức.
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
- Để định cư lâu dài con người cần phải cải tiến công cụ lao động.
- Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện
kim (từ quặng, đồng =>đồ đồng xuất hiện)
=> Ý nghĩa: Công cụ sản xuất nhiều, nâng cao năng suất lao động, của cải làm ra nhiều. . .
3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng.
- Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta.
=> Cuộc sống con người ổn định hơn, định cư lâu dài, cây lương thực chính, . . .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×