Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Lịch sử 8 Bài 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.49 KB, 1 trang )

Lịch sử 8 Bài 10
Tiết 16 Bài 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I.TQ bị các nước đế quốc chia xẻ:
-Trung Quốc giàu tài nguyên, đông dân,có nền văn hoá phát triển.
-Cuối TK XIX chính quyền phong kiến suy yếu,thối nát
-Năm 1840 thực dân Anh gây chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược TQ.
II.Phong trào đấu tranh của nhân dân Tq cuối TK XIX đầu TK XX:
-Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến đã bùng nổ ở
Trung Quốc
- Tiêu biểu:
+ Cuộc vận động Duy Tân (1898) do Khang hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng. Mục đích cải cách
chính trị, canh tân đất nước nhưng thất bại
+ Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nổ ra ở Sơn Đông rồi lan rộng nhiều nơi
trong toàn quốc.
III.Cách mạng Tân Hợi 1911 .
-Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đông Minh hội.
-Cương lĩnh :Mục tiêu: nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân Quốc, thực hiện
bình đẳng về ruộng đất.
-Diễn biến:
+10-10-1911: Khởi nghĩa vũ trang diễn ra ở Vũ Xương dẫn đến thắng lợi lan khắp cả nước,chính phủ
Mãn Thanh bị sụp đổ.
+29-12-1911:chính phủ lâm thời thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống
+2-1912 :Viên Thế Khải làm tổng thống, cách mạng kết thúc.
-Kết quả: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước cộng hoà Trung Hoa dân quốc.
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản dân chủ không triệt để
- Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc; ảnh hướng đến phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×