Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Lịch sử 7 Bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.34 KB, 1 trang )

Lịch sử 7 Bài 2
Tuần I Tiết 2 BÀI 2
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở
CHÂU ÂU
1/Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
-Nguyên nhân:
Do yêu cầu phát triển của sản xuất cần nhiều vàng,bạc,nguyên liệu và thị trường.
Các thương nhân Châu Âu muốn tìm con đường biển để buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
-Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
+1487: Đi-a-xơ vòng quanh cực nam châu Phi.
+1498:Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ.
+1492:Cô-lôm -bô tìm ra châu Mĩ
+1519-1522:Ma-gien-lan vòng quanh trái đất.
-Hệ quả:Tìm ra các con đường nối liền các châu lục,đem về nguồn lợi cho giai cấp tư sản.
-Ý nghĩa:
+Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
+Thúc đẩy công thương nghiệp phát triển.
2/Sự hình thành CNTB ở châu Âu.
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy hình thành: vốn và người làm thuê.
Hệ quả : QHSX TBCN hình thành
-Về kinh tế: hình thành các công trường thủ công, hình thức kinh doanh tư bản ra đời.
-Về xã hội:Các giai cấp mới hình thành:Tư sản và vô sản.
-Về chính trị:Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×