Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích hình ảnh “bà Tú” trong tác phẩm “Thương vợ” của Tú Xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.55 KB, 2 trang )

Phân tích hình ảnh “bà Tú” trong tác phẩm
“Thương vợ” của Tú Xương
Ca dao có câu :
“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người.”
Qủa thật đó là 1 lời khẳng định chắc chắn về 1 tấm lòng thuỷ chung son sắt, một tình cảm thương yêu mà
người phụ nữ dành cho chồng mình. Trải qua nhiều năm chúng ta lại bắt gặp những tình cảm đó ở bà Tú
trog bài “Thương Vợ ” của Trần Tế Xương.Quanh năm buôn bán ở mom sông.
Có thể nói bài thương vợ là một bài thơ tâm sự thấm đượm nghĩa yêu thương. Mở đầu bài thơ Tú Xương
đã khắc hoạ hình ảnh của vợ mìnhvới bao vất vả lo toan.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Ở đây bà Tú là một người vợ hiền thục, đảm đang và cũng chịu thương chịu khó. Được mang danh là bà
Tú nhưng bà lại phải “quanh năm buôn bán ở mom sông”. Từ “quanh năm” như khẳng định một cái vòng
xoáy của thời gian cũng là vòng quay trong công việc của bà. Công việc của bà cứ liên tiếp nối nhau cho
đến hết ngày này qua ngày nọ. Nó không chỉ là cơ cực, vất vả , dải nắng dầm mưa mà đôi vai nhỏ bé của
bà phải ghánh chịu, mà bà còn phải ghánh chịu bao mánh khoé của cuộc đời đen bạc. Rồi những khi thời
tiết càng khắc nhiệt, địa thế càng khó khăn hiểm trở thì bà lại phải cố gắng nhiều hơn để “nuôi đủ năm
con với một chồng” không chỉ nuôi đủ cho ông Tú mà còn phải “nuôi đủ năm con”. Tác giả không nói vợ
mình nuôi đủ sáu người mà lại nói “nuôi đủ năm con với một chồng”ở đây từ “với” đã làm tăng thêm sự
đông đúc trong gia đình. Sự vất vả của bà lại càng nặng thêm:
“Lặn lội thân cò khi quảng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Hình ảnh “thân cò khi quảng vắng” đã đêm đến cho người đọc nhiều liên tưởng xúc động qua ca dao:
“Con cò lặn lội bờ sông
Ghánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non”
Hoặc:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.”
Khi màn đêm buông xuống thì tất cả đã vào giấc ngủ say mê sau một ngày lao động mệt mỏi thì cò còn
phải mò mẫm trong đêm tối để kiếm ăn. Phải chăng đây là hình ảnh của bà Tú? Bằng cách sử dụng các từ


láy “eo sèo”, “lặn lội”. Tú Xương đã làm tăng thêm tính cam go, dai dẳng trong công việc của vợ mình.
Trong hoàn cảnh ấy thì con người thường có ý nghĩa tiêu cực nhưng đối với bà Tú thì bà không than thân,
trách phận mà tự an ủi mình:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Bà Tú lấy ông Tú xuất phát từ cái duyên, cái số, từ dây tơ hồng của ông Tơ bà Nguyệt. Chính vì lẽ đó
dù”năm nắng mười mưa” để lo cho gia đìnhbà cũng” âu đành phận”và” chẳng dám quản công”. Hơn nữa
bà Tú sống với ông Tú đã có năm con, cùng nhau chia ngọt sẽ bùi, vượt qua bao sống gió nên bà hiểu rõ
ông, do đó mà bà không hề than vãn.
Phải chăng hiểu được vợ mà ông tú đã” thương vợ “hơn, muốn cùng vợ ghánh vác lo toan, nhưng:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Có lẽ đây là lời nói của tác giả, thương vợ, thương cho mình, Tú Xương đã mượn lời vợ mình để “chưởi”
cả một cái xã hội với bao thói đời ăn ở bạc, bất công vì những người có tài như ông mà trở thành người
thừa trong xã hội, Ông còn chưởi chính mình vì ông cho rằng ông là người chồng hờ hững, vô tích sự.
Qua đây ta thấy bài “thương vợ” là một bài thơ hay của tác giả với phong cách trữ tình. Bài thơ miêu tả bà
Tú nhưng ẩn đằng sau đó là một người mẹ, người chị , người vợ và người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Đó là một con người phụ nữ dịu dàng, đảm đang, tháo vát. Họ chỉ biết làm việc để lo toan cho chồng cho
con. Ngoài ra bài thơ hay còn ở cách thể hiện của tác giả mượn lời vợ để chưởi mình . chưởi cái xã hội
hiện tại.

×