Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề tài hai điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa vận dụng để giải thích sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.39 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
____ᴥᴥᴥ____

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Hai điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
Vận dụng để giải thích sự hình thành và phát triển của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay

Nhóm 2
Lớp học phần: 1858MLNPD211


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, lồi người khơng ngừng tìm kiếm
những mơ hình thể chế kinh tế thích hợp đề đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Một trong
những mơ hình thể chế kinh tế như thế là mơ hình kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là
một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại.
Là một kiểu tổ chức kinh tế, kinh tế thị trường vừa là vấn đề của lực lượng sản xuất, vừa
là vấn đề của quan hệ sản xuất. Đây là nấc thang phát triển cao hơn kinh tế hàng hoá, khi
mà các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị
trường.
Sự phát triển của sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội ngày càng
sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các
vùng ngày càng chặt chẽ. Hơn nữa, những nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm được ưu
thế trên thị trường phải năng động, nhạy bén, không ngừng cải tiến kỹ thuật và hoịp lý
hoá sản xuất. Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Phát triển sản xuất hàng hố với quy mơ lớn sẽ thúc đẩy q trình tích tụ và tập
trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế ở trong nước và nước ngoài, hội nhập nền kinh


tế thế giới.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, khả năng cạnh
tranh hạn chế. Trong khi đó, thị trường thế giới và khu vực đã được phân chia bởi hầu hết
các nhà sản xuất và phân phối lớn. Ngay cả thị trường nội địa cùng chịu sự phân chia này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, để ổn định kinh tế trong
nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh tế mới, một nền kinh tế nhiều
thành phần, đa dạng hố các hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế thị trường có vai trị rất
quan trọng, đối với nước ta muốn chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa thì phải phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Qua đây chúng em
xin lựa chọn đề tài: “Hai điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. Vận dụng
để giải thích sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.”
Do trình độ và hiểu biết cịn nhiều hạn chế nên trong q trình làm thảo luận
khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm em rất mong được sự chỉ bảo của cơ.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô!
2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến điều kiện ra đời và tồn tại của sản
xuất hàng hóa. Từ đó vận dụng để giải thích sự hình thành và phát triển của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
- Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận chung về điều kiện ra đời và tồn
tại của sản xuất hàng hóa và sự giải thích về sự hình thành và phát triển của nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lê Nin, đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phân
tích định lượng để hồn thành mục tiêu nghiên cứu. Các nguồn thông tin thứ cấp như các
số liệu thống kê Tổng cục thống kê, báo cáo của Ngân hàng thế giới, báo cáo của cơ quan
Bộ Tài chính, các bài báo, tạp chí... cũng như các nghiên cứu trước đây có liên quan sẽ
được tổng hợp và phân tích.
1.5 Kết cấu của đề tài
Đề tài ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm
các chương:
Chương 2: Những vấn đề lí luận chung về điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất
hàng hóa
Chương 3: Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

3


CHƯƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU
KIỆN RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
2.1 Lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về điều kiện ra đời và tồn tại của sản
xuất hàng hoá.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh
tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm của người
lao động làm ra được dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nội bộ từng hộ gia đình,
từng cơng xã hay từng cá nhân riêng lẻ. Sản xuất tự cấp tự túc còn được gọi là kinh tế tự
nhiên. Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài người sử dụng để
giải quyết vấn đề để sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Đây là kiểu tổ

chức sản xuất khép kín nên nó thường gắn với sự bảo thủ, trì trệ, nhu cầu thấp, kỹ thuật
thơ sơ lạc hậu. Nền kinh tế tự nhiên tồn tại ở các giai đoạn phát triển thấp của xã hội
(công xã nguyên thủy, nô lệ, phong kiến).
Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tự nhiên vẫn còn tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, vùng
núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở
rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hố. Khi trao đổi hàng hố trở thành mục đích
thường xun của sản xuất thì sản xuất hàng hố ra đời.
Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra
để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
Trong kiểu tổ chức kinh tế này, tồn bộ q trình sản xuất phân phối - trao đổi tiêu dùng; sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai đều thông qua việc mua bán, thông
qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định.
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội
lồi người, đưa lồi người thốt khỏi tình trạng “mơng muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự
nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hố là phân cơng
lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia người sản xuất vào các ngành nghề
khác nhau của xã hội. Hoặc nói cách khác đó là chuyên mơn hố sản xuất. Do phân cơng
lao động, xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm nhất định. Song,
4


nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mọi người đều cần có nhiều loại sản phẩm. Để thỏa
mãn nhu cầu, địi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào
nhau.
Trong lịch sử đã diễn ra 3 cuộc phân công lớn:
+ Ngành chăn nuôi tách khỏi ngành trồng trọt.
+ Ngành thủ công tách ra khỏi ngành nông nghiệp.
+ Dẫn tới xuất hiện ngành thương nghiệp.

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để
sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: “Trong công ấn xã Ấn Độ thời cổ đại, lao
động đã có sự phân cơng xã hội, nhưng các sản phẩm lao động khơng trở thành hàng
hóa… Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào
nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”.
Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai. Điều
kiện thứ hai của sản xuất hàng hoá là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những
người sản xuất.
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi
thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là
người sở hữu sản phẩm lao động. Dựa vào điều kiện này mà người chủ tư liệu sản xuất có
quyền quyết định việc sử dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra.
Như vậy quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm họ
tách biệt nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó người sản xuất này muốn sử dụng sản
phẩm của người sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau. Sản phẩm
lao động trở thành hàng hoá.
Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hố thì người sản xuất trở thành người sản
xuất hàng hoá, lao động vừa có tính chất xã hội, vừa có tính chất tư nhân, cá biệt. Tính
chất xã hội của lao động sản xuất hàng hố thể hiện ở chỗ do phân cơng lao động xã hội
nên sản phẩm lao động của người này trở nên cần thiết cho người khác cần cho xã hội.
Cịn tính chất tư nhân cá biệt thể hiện ở chỗ sản xuất ra cái gì, bằng cơng cụ nào, phân
phối cho ai là công việc cá nhân của chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính
chất xã hội của lao động sản xuất hàng hố chỉ được thừa nhận khi họ tìm được người
mua trên thị trường và bán được hàng hoá do họ sản xuất ra.
Vì vậy, lao động của người sản xuất hàng hoá bao hàm sự thống nhất giữa hai mặt
đối lập là tính chất xã hội và tính chất cá nhân, cá biệt của lao động. Mâu thuẫn giữa tính
5


chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn cơ

bản của sản xuất hàng hoá. Đối với mỗi hàng hố mâu thuẫn đó được giải quyết trên thị
trường. Đồng thời nó được tái tạo thường xuyên với tư cách là mâu thuẫn của nền kinh tế
hàng hố nói chung. Chính mâu thuẫn này là cơ sở của khủng hoảng kinh tế sản xuất
thừa.
Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử lâu dài. Đầu tiên là
sản xuất hàng hoá giản đơn dựa trên kỹ thuật thủ công và lạc hậu. Nhưng khi lực lượng
sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển thành sản xuất hàng hố
quy mơ lớn. Quá trình chuyển biến này diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến
sang xã hội tư bản. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời cả hai điều kiện nói
trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì khơng có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao
động khơng mang hình thái hàng hóa.
2.2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và
nâng cao hiệu quả kinh tế. Sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cấp tự túc có đặc trưng
và ưu thế cơ bản riêng biệt.
2.2.1 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, khơng phải để người
sản xuất nó ra tiêu dùng.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cấp tự
túc và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm
được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như
sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người
nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến… Ngược lại, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ
chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa
mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm
mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa.

Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra
để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt
tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính
chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là cơng việc riêng, mang tính độc lập
6


của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã
hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư
nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng
hóa.
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là
giá trị sử dụng.
2.2.2 Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất, sự phát triển của sản xuất hàng hố làm cho phân cơng lao động xã hội
ngày càng sâu sắc, chun mơn hố, hợp tác hố ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các v ùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xố bỏ tính tự cấp tự túc, bảo thủ trì trệ
của nền kinh tế, đẩy mạnh q trình xã hội hố sản xuất và lao động.
Thứ hai, tính cách biệt về kinh tế địi hỏi người sản xuất hàng hố phải năng động
trong sản xuất - kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Muốn vậy, họ phải ra sức
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy cách, mẫu mã
hàng hoá, tổ chức tốt q trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Thứ ba, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, với quy mơ ngày càng lớn có ưu
thế so với sản xuất tự cấp tự túc về về quy mơ, trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, về khả năng
thỏa mãn nhu cầu,… làm cho hiệu quả kinh tế đối với xã hội ngày càng cao và ưu thế của
nó so với sản xuất nhỏ ngày càng tăng lên góp phần thúc đẩy q trình tích tụ và tập
trung sản xuất, mở rộng sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, sản xuất hàng hóa quy mơ
lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
Thứ tư, sản xuất hàng hóa là quy mơ kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao

lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu như trên, sản xuất hàng hóa cũng
có những mặt trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng
hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái,

Song, với những tác dụng kể trên, hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước (trong
đó có Việt Nam) đã và đang tập trung cho việc phát triển kinh tế hàng hoá.

7


CHƯƠNG 3 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
3.1. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường gắn với sản xuất hàng
hóa ở Việt Nam
Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà trong đó sản phẩm sản
xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hố
nhằm để bán, thoả mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của sản xuất hàng hố, là mơ hình kinh
tế mà các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi
mua bán. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh
tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của sản xuất hàng hóa dựa trên cơ
sở phát triển của lực lượng sản xuất. Trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, sự
phát triển của sản xuất hàng hóa, dưới sự tác động của những quan hệ xã hội hình thành
nên các chế độ kinh tế - xã hội khác nhau. Vì vậy, sản xuất hàng hóa là sản phẩm của q
trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại trong nhiều
phương thức sản xuất xã hội và đến trình độ cao hơn đó là kinh tế thị trường.
Sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác
nhau về trình độ phát triển. Song về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.

Theo C.Mác, sản xuất và lưu thơng hàng hố là hiện tượng vốn có của nhiều hình
thái kinh tế - xã hội. Những điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hố cũng như
các trình độ phát triển của nó do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra.
* Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại
và ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ta hiện nay. Phân công lao
động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển, thể hiện ở tính
phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị
trường. Hơn nữa, phân công lao động xã hội là cơ sở để nâng cao năng suất lao động xã
hội, làm cho nền kinh tế có nhiều sản phẩm đem ra trao đổi, mua bán, thị trường càng
phát triển rộng mở hơn.
- Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
khác nhau tạo nên sự tách biệt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế độc lập cũng là điều kiện
tất yếu cho sự tồn tại và phát triển sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường ở nước ta. Vì
8


vậy, khi nhiều dạng sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và về sản phẩm lao động còn
tồn tại sẽ tạo nên sự độc lập về kinh tế của những ngành chủ sở hữu khác nhau đó. Do đó,
các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế khi cần sản phẩm của nhau tất yếu phải thông qua
con đường thoả thuận, trao đổi, mua bán, thực hiện bằng quan hệ hàng hóa – tiền tệ.
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định mơ hình nền kinh tế ở nước ta trong
thời kỳ quá độ là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường,
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (gọi tắt là kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa). Sự lựa chọn đó là xuất phát từ những lợi ích của
việc phát triển kinh tế - xã hội đem lại cho nước ta.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một
nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại, hội
nhập vào sự phân cơng lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực
lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước để thực hiện nhiệm vụ

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường không đối
lập với các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà trái lại
thúc đẩy các nhiệm vụ đó phát triển mạnh mẽ hơn.
Thực tiễn, những năm đổi mới chỉ ra rằng, việc chuyển sang mơ hình kinh tế thị
trường của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mơ hình kinh tế đó, chúng ta đã bước đầu
khai thác được tiềm năng trong nước, kế đó thu hút vốn và kỹ thuật nước ngồi, giải
phóng được năng lực sản xuất trong xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần quyết
định bảo đảm nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và xã hội được tăng cường, đời sống nhân dân cải thiện, nâng cao tích luỹ xã hội,
tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.
3.2 Đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta
- Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba
mặt: sở hữu, quản lý và phân phối nhắm tới một đất nước giàu mạnh, một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
- Về sở hữu: phát triển theo hướng cịn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau,
nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Phải
từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất một cách
vững chắc để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực
hiện công bằng xã hội.

9


- Về quản lý: trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự
quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách
đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh
tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao

động của toàn thể nhân dân.
- Về phân phối: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng
hố các hình thức phân phối. "Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác
và thơng qua phúc lợi xã hội" (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, NXB - Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006). Cơ chế phân phối này vừa
tạo động lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn
liền với tiến bộ, cơng bằng xã hội ngay trong các chính sách phát triển.
- Tính định hướng xã hội chủ nghĩa: nền kinh tế thị trường nước ta biểu hiện qua
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí,
giáo dục và đào tạo con người nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa thể hiện trình độ tư duy và vận dụng của Đảng về quy luật, sự phù hợp giữa quan
hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là mơ hình
kinh tế tổng qt của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3.3 Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
3.3.1 Một số thành tựu
Từ nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân khó khăn,
cùng cực, sau một q trình dài đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền
kinh tế nước ta đã có những bước tiến mới, tạo tiền đề cho thế kỷ phát triển của đất nước.
Một là, đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng cả về kinh tế và xã hội. Nền
kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân
không ngừng được cải thiện.
Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước
đầu rất quan trọng. Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm
1991 - 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai
mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ

10


yếu của kế hoạch năm 1991-1995 được hoàn thành; đất nước đã thoát khỏi sự khủng
hoảng, lạc hậu về kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển
mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến nay, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý I tăng 5,15%; quý
II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46%; quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm nay vượt
mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016. Như vậy, cơ cấu
kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã
được huy động khá hơn, nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát
huy. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện.
Hai là, thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Đảng đã quan tâm lãnh đạo đổi
mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Luật Doanh nghiệp nhà nước tạo
khung pháp lý, có tác dụng giải phóng lực lượng sản xuất, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi
mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được
đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy
quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp
trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tập trung chỉ đạo sắp
xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Trong năm
2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là
1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký
so với năm 2016; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ
đồng, tăng 26,2%. Nếu tính cả 1.869,3 nghìn tỷ đồng của hơn 35,2 nghìn lượt doanh
nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2017
là 3.165,2 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cịn có 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động, giảm 0,9% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm lên 153,3 nghìn doanh nghiệp. Tổng số
lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2017 là 1.161,3 nghìn

người, giảm 8,4% so với năm 2016.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm 2017 là 60.553 doanh nghiệp,
giảm 0,2% so với năm trước, bao gồm 21.684 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh
doanh có thời hạn, tăng 8,9% và 38.869 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng
ký hoặc chờ giải thể, giảm 4,6%. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm
2017 là 12.113 doanh nghiệp, giảm 2,9% so với năm trước, trong đó 11.087 doanh nghiệp
có quy mơ vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,5%.
+ Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bước theo Luật Hợp
tác xã và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hợp tác xã đã chứng tỏ được rõ hơn
11


vai trị, vị trí đối với kinh tế trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất
nơng nghiệp, đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của khu vực hợp tác xã bắt đầu có
chiều hướng phục hồi. Số lượng hợp tác xã tuy giảm nhiều so với trước (mặc dù hằng
năm đã xuất hiện nhiều hợp tác xã mới), nhưng nhờ đổi mới cơ chế quản lý trong hợp tác
xã, nên đã bảo đảm được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tốt hơn, chất
lượng và hiệu quả hoạt động khá hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trước. Sau gần 5 năm
triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, đóng góp của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã
cho tăng trưởng GDP của cả nước đạt trên 4%.
+ Kinh tế tư nhân có vai trị ngày càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh
tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc, điều chỉnh phạm vi hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn
đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế (Cục Phát triển DN, 2017). Kinh tế tư nhân phát huy ngày
càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân. Năm 2017, đánh dấu sự tăng
trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới với khoảng 126.859 doanh nghiệp.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân tăng 9,8 tỷ đồng (tăng 24,3% so với cùng kỳ 2016). Lũy
kế hiện nay có khoảng 688 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh những bước
tiến về số lượng, mức độ ổn định hoạt động vẫn cần tiếp tục nâng cao.
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cũng có bước phát triển quan trọng, có những đóng

góp tích cực và ấn tượng trên nhiều mặt trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã
hội theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tính đến 20/12/2017, cả nước có 24.748 dự
án đầu tư nước ngồi còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 318,72 tỷ USD, vốn thực
hiện là 172,35 tỷ USD, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất khẩu 155,4 tỷ USD chiếm
72,6% kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu gần 30 tỷ USD, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nhập
siêu. Với quyết tâm của Chính phủ đổi mới, kiến tạo và hành động, chúng ta đang có rất
nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và
minh bạch hơn cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp đầu tư nước ngồi hoạt động
và phát triển.
Ba là, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành.
Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định trong
Hiến pháp đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp lệnh. Với Luật Doanh nghiệp, quyền
tự do kinh doanh được Hiến pháp quy định đã thực sự đi vào cuộc sống. Pháp lệnh về
hợp đồng kinh tế, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngồi, Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo khung pháp lý ban đầu cho các yếu tố thị trường
hình thành và vận hành từng bước. Đồng thời, Nhà nước đã thể chế hố thành cơ chế,
chính sách về đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế,... Nhờ đó, đã góp phần tích cực cho q trình
phát triển kinh tế thị trường trong suốt thời gian qua. Nhà nước đã từng bước tách chức
12


năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh
nghiệp nhà nước của Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ
quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân;
chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống
pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.
Bốn là, cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố.
+ Về cơ cấu ngành kinh tế: Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP
trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích

cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng
nhanh, tỷ trọng dịch vụ chưa có biến động nhiều. Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của
2 ngành Công nghiệp và Dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng toàn ngành kinh tế, cao
hơn giai đoạn 2006-2010. Năm 2016, ngành Dịch vụ đóng góp gần 50% vào tăng trưởng
theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 40%. Điều
này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và
củng cố tiềm lực kinh tế đất nước.
+ Về cơ cấu các vùng kinh tế: trong sự chuyển biến của cả nước, cơ cấu kinh tế của các
địa phương, các vùng lãnh thổ cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Đặc biệt các điều kiện
về cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rất nhiều. Cả nước hiện có trên 200 nghìn km đường
bộ, trên 3000 km đường sắt, gần 100 cảng biển, hơn 10 nghìn km đường sơng đã được
khai thác, 17 cảng hàng khơng… được bố trí khắp các vùng với công suất đạt gần 14
triệu khách/năm. Ngành viễn thơng có sự chuyển biến vượt bậc, ngành cấp thốt nước
với trên 100 dự án ODA đã hồn thành và 30 dự án trong nước đã bảo đảm cung cấp
nước sạch cho gần 50% dân số thành thị. Đó là chưa kể tới mạng lưới hạ tầng xã hội như:
trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, cung thể thao được bố trí khắp cả nước. Điều này đã
tạo điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Mức thu
nhập bình qn của nhân dân tăng trên 5%/ năm. Hiện nay tỷ lệ nghèo chung đã giảm
một nửa sau 10 năm phấn đấu là một thành tựu lớn, được thế giới thừa nhận.
+ Về cơ cấu lao động: có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất
thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông,
lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% tổng số lao động xã hội, năm 2004 còn 58%, năm 2001
cịn 57%; năm 2005 lao động trong cơng nghiệp và xây dựng là gần 18%, trong dịch vụ
là 25%. Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so
với GDP tăng khá nhanh; nguồn vốn tích luỹ trong nước đã được khai thác tốt hơn, chiếm
trên 60% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, cũng huy động được nhiều vốn bên ngoài cho đầu tư
13



phát triển. Đã hướng mạnh hơn đầu tư vào các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và kinh tế nông thôn; bổ sung thiết bị và hiện đại hố một số ngành cơng nghiệp;
xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; xây dựng kết
cấu hạ tầng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xố đói, giảm nghèo - nhất là ở vùng núi,
vùng khó khăn.
Năm là, đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới.
Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch nước
ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và trong các
lĩnh vực kinh tế then chốt. Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới
công bố dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2017
(82/190 nền kinh tế). Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế tài chính và các hiệp định thương mại.
Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 10 FTA song phương và đa phương với các
đối tác trong khu vực và trên thế giới, bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA) và 5 FTA ASEAN +1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand; 4
FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA), với Hàn Quốc (KVFTA), với
Chile (VCFTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEUFTA). Việt Nam cũng đã cơ bản kết
thúc đàm phán FTA với EU, cùng ASEAN ký FTA với Hong Kong vào tháng 11/2017.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực,
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương. Đến nay, có khoảng 60
nền kinh tế đã và đang đàm phán FTA với Việt Nam, bao gồm các đối tác thương mại chủ
chốt nắm giữ khoảng 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam. Việc thực thi các FTA
nói trên đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu,
giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm
nhiều việc làm.
3.3.2 Khó khăn, thách thức
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nền kinh tế Việt Nam cịn vấp phải nhiều khó
khăn, thách thức:

Một là, trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai,
còn tồn đọng nhiều lạc hậu, yếu kém.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kém phát triển
mang nặng tính tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo
14


cơ chế thị trường. Vì vậy đã vấp phải nhiều hạn chế, biểu hiện thực trạng nền kinh tế yếu
kém, lạc hậu. Cụ thể:
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở
kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy
móc cũ kỹ, cơng nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ cơng nghệ lạc hậu
2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ (có lĩnh vực 4-5 thế hệ). Lao động
thủ công vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới.
- Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thơng tin
liên lạc... cịn lạc hậu, kém phát triển (mật độ đường giao thơng/km bằng 1% với mức
trung bình của thế giới; tốc độ truyền thơng trung bình cả nước chậm hơn thế giới 30
lần). Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt,
tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể được khai
thác, các địa phương khơng thể chun mơn hố sản xuất để phát huy thế mạnh.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cịn ở trình độ thấp, kém theo sự kém phát triển của phân
công lao động và sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền
kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ. Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượng lao
động, nhưng chỉ sản xuất khoảng 26% GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỉ
trọng thấp.
- Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng như
thị trường nước ngồi cịn rất yếu. Do cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, nên
năng suất lao động thấp, do đó khối lượng hàng hố nhỏ bé, chủng loại hàng hố cịn
nghèo nàn, chất lượng hàng hố thấp, giá cả cao vì thế khả năng cạnh tranh còn yếu.

Hai là, thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa
đồng bộ
- Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng
trong nước vào một mạng lưới lưu thơng hàng hố thống nhất.
- Thị trường hàng hố - dịch vụ đã hình thành nhưng cịn hạn hẹp và còn nhiều
hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loạn thị
trường).
- Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu
việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng
hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất
15


nhiều, trong khi đó cung về sức lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có
sức lao động khơng tìm được việc làm.
- Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc
trở, như nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng khơng vay
được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền
gửi mà không thể cho vay để ứ đọng trong két dư nợ quá hạn trong nhiều ngân hàng
thương mại đã đến mức báo động. Thị trường chứng khốn ra đời nhưng cũng chưa có
nhiều "hàng hố" để mua - bán và mới có rất ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia thị
trường này.
Ba là, nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường
Do vậy nền kinh tế ở nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hố cùng tồn tại,
đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hố nhỏ phân tán cịn phổ biến.
Bốn là, sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại,
hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác.
Toàn cầu hàng hoá và khu vực hoá về kinh tế đang là vấn đề đặt ra cho các nước
nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Đây là một xu thế tất yếu khách quan, phải chủ
động hội nhập, chuẩn bị tốt để chủ động tham gia vào khu vực hố và tồn cầu hố, tìm

ra "cái mạnh tương đối" của đất nước để thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế
đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực, nhằm thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá nền kinh tế quốc dân, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm là, sự quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội còn yếu
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cịn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với
cuộc sống, thiếu tính khả thi, thực hiện chưa nghiêm, chưa minh bạch.
3.4 Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay
* Phát huy tốt hơn vai trò của thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế tồn tại
với tư cách là cơ sở kinh tế của kinh tế hàng hóa
Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá
độ là một trong những điều kiện cơ bản để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển,
nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.
Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, việc
thừa nhận và khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân phát triển là
16


nhận thức quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Tất cả các thành
phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tuy vị trí, quy mơ, tỷ trọng, trình độ có khác
nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
* Mở rộng phân công lao động xã hội, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường
Phân công lao động xã hội là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. Để đẩy
mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, cần phải mở rộng phân công lao động xã hội, phân bố
lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng vùng theo
hướng chun mơn hóa, hợp tác hoá nhằm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều
ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho
người lao động. Cùng với mở rộng phân công lao động xã hội trong nước, phải
tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn phân công lao động

trong nước với phân công lao động quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường
thế giới. Nhờ đó mà thị trường trong nước từng bước được mở rộng, tiềm năng về lao
động, tài nguyên, cơ sở vật chất hiện có được khai thác có hiệu quả.
Cần phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị
trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh: Phát triển thị trường hàng hoá và dịch
vụ; phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ
theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hồn chỉnh; phát triển thị trường bất động sản bao gồm thị
trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất; phát triển thị trường sức lao
động trong mọi khu vực kinh tế; phát triển thị trường khoa học và công nghệ… Điều
này sẽ bảo đảm cho việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá
trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
* Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ
hiện đại và sản xuất kinh doanh
Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong
cạnh tranh nếu thường xun đổi mới cơng nghệ để hạ chi phí, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành
tựu mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất và lưu thơng
hàng hóa. So với thế giới, trình độ cơng nghệ sản xuất của Việt Nam cịn thấp
kém, khơng đồng bộ, do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta so với
hàng hóa nước ngoài trên cả thị trường nội địa và thế giới cịn kém. Bởi vậy, để
phát triển kinh tế hàng hóa, chúng ta phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

17


Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở và dịch vụ hiện đại, đồng bộ cũng đóng vai trị
quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống đó ở nước ta đã lạc hậu, khơng
đồng bộ, mất cân đối nghiêm trọng nên đã cản trở nhiều đến quyết tâm của các
nhà đầu tư cả ở trong nước lẫn nước ngoài, cản trở phát triển kinh tế hàng hóa ở mọi

miền đất nước. Vì thế, cần gấp rút xây dựng và củng cố các yếu tố của hệ thống kết cấu
đó. Trước mắt, Nhà nước cần tập trung ưu tiên xây dựng, nâng cấp một số yếu tố thiết
yếu nhất như đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay, điện, nước, hệ thống thông tin liên
lạc, ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm…
* Giữ vững ổn định chính trị, hồn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách
tài chính, tiền tệ, giá cả
Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để phát triển. Nó là điều
kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. Giữ vững
ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ vai trò làm chủ
của nhân dân.
Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lý nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần. Nó tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Với hệ thống
pháp luật đồng bộ và pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ
sở tuân thủ luật pháp.
Đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả nhằm mục tiêu thúc đẩy sản
xuất phát triển; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm quản lý thống
nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát
lạm phát; xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.
* Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi
Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mơ phải được kiện tồn phù hợp với nhu cầu kinh tế
thị trường, bao gồm: điều tiết bằng chiến lược và kế hoạch kinh tế, pháp luật, chính sách
và các địn bẩy kinh tế, hành chính, giáo dục, khuyến khích, hỗ trợ và cả bằng răn đe,
trừng phạt, ngăn ngừa, điều tiết thông qua bộ máy nhà nước.
Mỗi cơ chế quản lý kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lý, kinh tế (ở tầm vĩ mô và vi
mô) tương ứng. Chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo và đào tạo lại
đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu phát triển

kinh tế trong thời kỳ mới. Đội ngũ đó phải có năng lực chun mơn giỏi, thích ứng
18


mau lẹ với cơ chế thị trường, dám chịu trách nhiệm, chấp nhận rủi ro và trung thành
với con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã chọn. Song song với đào tạo và đào
tạo lại, cần phải có phương hướng sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ đúng đắn với đội ngũ đó,
nhằm kích thích hơn nữa việc khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh
quản lý, tài năng kinh doanh của họ. Cơ cấu của đội ngũ cán bộ cần phải được
chú ý bảo đảm cả ở phạm vi vĩ mô lẫn vi mô, cả cán bộ quản lý lẫn cán bộ kinh doanh.
* Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại, chúng ta phải đa dạng hóa hình
thức, đa phương hố đối tác; phải qn triệt ngun tắc đơi bên cùng có lợi,
khơng can thiệp vào nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị – xã hội; cải
cách cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, thu hút mạnh vốn và đầu tư nước ngoài, thu hút kỹ
thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển.
Những giải pháp nói trên tác động qua lại với nhau, sẽ tạo nên sức mạnh
thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. 
Thực tế cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, về cơ bản Việt Nam đã, đang và sẽ
tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành tựu khoa học – kỹ thuật ngày
càng to lớn. Thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý
ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp. Công tác đối ngoại,
hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được
mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được giữ vững.

19



PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, mặc dù nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng,
Đảng và Nhà nước đã kịp thời đổi mới tư duy, đưa ra quyết định và bước đi đúng đắn thể
hiện qua việc thay thế mơ hình tập trung quan liêu bao cấp bằng mơ hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khiến cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật
chất, kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Dù vậy, nhưng q trình tiến lên chủ nghĩa xã hội cịn rất dài và đầy những thách
thức, đòi hỏi sự đồng lòng, nhất chí, quyết tâm của tồn Đảng, tồn dân, việc tìm hiểu rõ
nền kinh tế thị trường qua các ưu điểm, nhược điểm, đặc trưng và tác động của nó đối
với nền kinh tế hiện tại là hết sức cần thiết. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp đảm
bảo phát triển kinh tế, giữ vững định hướng chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta từng bước trở
nên giàu mạnh, tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đời sống của nhân dân
được ấm no, hạnh phúc.

20


Tài liệu tham khảo
- Tổng cục Hải quan (2016), Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2016;
- Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh tế, xã hội năm 2017;
- Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Định hướng chính sách hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp;
- ThS. Nguyễn Thị Mai Hương - Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (2017), Chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế của Việt Nam: Thành tựu và kiến nghị. Tạp chí Tài chính;
- GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng (2017), Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Tạp chí Tài chính;
- Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 22 (32), 3-9;
- Trần Quang Tuyến & Vũ Văn Hưởng (2017), Sự phát triển của khu vực DN tư nhân
trong nước ở Việt Nam: Những rào cản phát triển. Tạp chí Quản lý kinh tế, 82, 27-35;

- Doan, T., Nguyen, S., Vu, H., Tran, T. & Lim, S. (2016), Does rising import competition
harm local firm productivity in less advanced economies? Evidence from the Vietnam’s
manufacturing sector. The Journal of International Trade and Economic Development, 25
(1), 23-46;
- Hakkala, K. & Kokko, A. (2007), The state and the private sector in Vietnam.
Stockholm, Sweden: The European Institute of Japanese Studies;
- Riedel, J. & Tran, C. S. (1997), The emerging private sector and the industrialization of
Vietnam;
- Vu, L. T. (2016), The private sector to be driver of Vietnam’s economy. (Truy cập ngày
18/12/2017);
- Các trang báo: VnEconomy, News.zing.vn, nhandan.com, quandoinhandan…;
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác Lênin của Trường Đại học Thương
mại;
- Tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin của tusach.tailieukhoahoc.

21


MỤC LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2018

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Nhóm 2

1, Thành phần tham dự
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên
Trần Hải Bình
Nguyễn Linh Chi
Vũ Thị Kim Chi
Nguyễn Sỹ Cơng
Đào Ngọc Diễm
Trần Nữ Bách Diệp
Lê Dỗn Anh Đức
Đỗ Thùy Dương
Tơ Đỗ Quang Duy
Phan Thị Thanh Dun

Lớp
K53P3
K53P4
K53P1

K53P4
K53P2
K53P3
K53P4
K53P2
K53P2
K53P1

2, Mục đích cuộc họp
- Xây dựng ý tưởng cho đề tài, phân chia cơng việc cho các thành viên nhóm
3, Nội dung cuộc họp
- Số buổi họp: 3 buổi
- Thời gian: + Ngày 09/10/2018
22


+ Ngày 25/10/2018
+ Ngày 03/11/2018
- Địa điểm: Nhóm chat Mác 2 – Facebook
- Nhiệm vụ của thành viên trong nhóm
Đề tài: Hai điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. Vận dụng để giải
thích sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
- Chương mở đầu: Diệp
- Chương 2: Linh Chi, Sỹ Công, Anh Đức
- Chương 3: Kim Chi, Diễm Dương, Duyên
- Phần kết luận: Duy
- Tổng kết word + pp: Bình
4, Đánh giá chung
Các buổi họp nhóm sơi nổi, các thành viên đều thống nhất quan điểm, ý tưởng và

thực hiện tốt công việc được giao.
Nhóm trưởng

Trần Hải Bình

23


BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BÀI THẢO LUẬN
(theo thang điểm 10)

ST
T
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Họ và tên
Trần Hải Bình
Nguyễn Linh Chi
Vũ Thị Kim Chi
Nguyễn Sỹ Cơng
Đào Ngọc Diễm

Trần Nữ Bách Diệp
Lê Dỗn Anh Đức
Đỗ Thùy Dương
Tô Đỗ Quang Duy
Phan Thị Thanh Duyên

Lớp

Điểm/ Ghi chú

K53P3
K53P4
K53P1
K53P4
K53P2
K53P3
K53P4
K53P2
K53P2
K53P1

24



×