Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bản chất và chức năng xã hội của tôn giáo theo quan điểm của Mác – Ăngghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.03 KB, 1 trang )

Bản chất và chức năng xã hội của tôn giáo theo
quan điểm của Mác – Ăngghen
Nếu Phơ-bách đã hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người và buộc phải không nói đến quá trình
lịch sử và ấn định tình cảm tôn giáo là một cái gì tồn tại tự thân, và giả định một cá nhân con người trừu
tượng, cô lập, thì về bản chất của tôn giáo, các ông khẳng định: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự
phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống
hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế…”.
Thời kỳ đầu: Lực lượng thiên nhiên được phản ánh như thế với các thần lửa, thần mưa, thần sấm, v.v.
Trong thời kỳ phát triển về sau, mỗi dân tộc khác nhau có cách nhân cách hóa khác nhau về lực lượng
thiên nhiên. Thần thiên nhiên vì thế rất phong phú, đa dạng.
Về sau: Những lực lượng thiên nhiên mang tính xã hội. Lực lượng mang tính xã hội này đối lập với con
người, xa lạ với con người. Nó là những nhân vật ảo tưởng huyền bí có sức mạnh huyền bí, vạn năng
thống trị con người.
Đối tượng của tôn giáo là thế giới vô hình và sự tác động qua lại của con người với thế giới ấy – Tôn giáo
là sản phẩm của con người, chính con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con
người. Tôn giáo là hiện thực siêu hình của bản chất nhân loại.
Về chức năng của tôn giáo: Trong khi nhấn mạnh chức năng xã hội của tôn giáo, hai ông đã chỉ ra những
yếu tố mang tính văn hoá của tôn giáo.
Khi bàn về chức năng xã hội của tôn giáo, các ông nhấn mạnh ở các khía cạnh:
- Tôn giáo là sản phẩm của xã hội và văn hóa: Ở từng quốc gia khác nhau, các khu vực khác nhau, trong
cộng đồng người khác nhau và trong từng nền văn minh khác nhau, thì tôn giáo biểu hiện ra cũng rất
khác nhau.
- Tôn giáo vừa phản ánh xã hội đương thời đã sinh ra nó (cho dù là phản ánh xuyên tạc), vừa chống lại
chính hiện thực đó (tồn tại xã hội đó).
- Tác dụng của tôn giáo là giảm đau, thư dãn, cân bằng cuộc sống thế gian, nơi mà ở đó còn những cảnh
khổ, bất công.
- Tôn giáo luôn biến đổi thích nghi với từng giai đoạn phát triển của tính chính trị.
- Tôn giáo có ba yếu tố cơ bản không tách rời nhau là: Niềm tin (tín ngưỡng); Hành vi (nghi thức); Nội
dung (giáo lý). Tuy nhiên, niềm tin là yếu tố quan trọng nhất và luôn biến đổi.
Khi bàn về chức năng giáo dục (xã hội) của tôn giáo, các ông nhấn mạnh ở các khía cạnh:


- Tôn giáo là ý thức hệ, hệ tư tưởng biểu hiện qua hệ thống giáo lý bằng kinh sách với một tổ chức những
người truyền giáo.
- Gạt bỏ tính duy tâm về thế giới quan thì các tôn giáo đều là những học thuyết đạo đức, đều hướng thiện.
Về mặt này, có ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Mác không phải là chủ nghĩa vô thần mà là chủ nghĩa nhân
đạo, là niềm tin vào con người. Quan niệm này chỉ có lý, chứ không hoàn toàn chính xác.
Điều này cần phải được hiểu rằng, tôn giáo là một nhu cầu về đời sống tâm linh của nhân dân. Chừng nào
tôn giáo còn là một nhu cầu của nhân dân, thì việc tuyên chiến với tôn giáo là việc làm ngu xuẩn và càng
làm tăng thêm sự tồn tại lâu dài của tôn giáo. Đồng thời phải có một thái độ khách quan đối với tôn giáo:
ngoài hạn chế triết học duy tâm là cơ sở nền tảng của mọi tôn giáo, thì bất cứ tôn giáo nào cũng chứa
đựng những yếu tố có nội dung đạo đức, nhân đạo, nhân văn tích cực. Vì thế, đấu tranh chống sự thống trị
của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân, không phải là xóa bỏ sạch trơn mọi tôn giáo, mà là
chỉ ra những hạn chế của họ để khắc phục và chỉ ra những tích cực để kế thừa, phát huy.

×