Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích “Chiếc Thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – bài mẫu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.14 KB, 3 trang )

Phân tích “Chiếc Thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu – bài mẫu 2
Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, tha thiết kiếm tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong
bề sâu tâm hồn con người.” Trước 1975, Nguyễn Minh Châu được biết đến với những tác phẩm đậm chất
sử thi như: Cửa sông, Miền cháy, Dấu chân người lính. Thế nhưng, sau 1975, chính Nguyễn Minh Châu
lại là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Chiếc thuyền ngoài xa được in năm 1983 là
một bước tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm, vào chiều sâu của cuộc
sống và con người của văn xuôi Nguyễn Minh Châu.
Tác phẩm đã chọn được một tình huống hết sức đắt giá và có ý nghĩa. Tình huống ấy chứa đựng nhiều
mâu thuẫn, nhiều nghịch lí của cuộc sống. Phóng viên Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp thêm cảnh một
buổi bình minh đầy sương để bổ sung cho hoàn hảo vào bộ sưu tập chuyên đề thuỳen và biển: “ 12 tháng
là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển.” Lặn lội hơn 600 cây số,anh đến một vùng đầm phá miền
Trung xa xôi mà anh cho là rất thi mộng để săn lấy một bức ảnh hợp với ý đồ nghệ thuật của vị trưởng
phòng. Bao nhiêu ngày nằm phục kích, cuối cùng anh cũng bắt gặp được một cảnh mà anh rất mãn
nguyện: “có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy.
Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Đó là cảnh chiếc thuyền vó của gia
đình một ngư dân đang tiến vào bờ. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tràn ngập hạnh phúc sau khi bấm “ liên
thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim ghi lại bức ảnh mà anh cho là “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại
cảnh.” Thế nhưng, chính lúc đang thăng hoa trong tột đỉnh khoái cảm nghệ thuật, người nghệ sĩ nhiếp ảnh
và cả người đọc lại phải ngạc nhiên đến sững sờ trước một cảnh tượng nghịch lí đang diễn ra trước mắt.
Nguyễn Minh Châu đã đưa đến cho ta một tình huống đầy bất ngờ: có ai ngờ trong cái khung cảnh mà
người nghệ sĩ nhiếp ảnh nhìn thấy một sự hài hòa đến toàn bích kia, trong cái cảnh mờ sương đầy thơ
mộng kia lại dần dần hiện lên một sự thực trần trụi đầy trớ trêu. Một trong những con đường để đi đến ý
nghĩa của tác phẩm là phải phát hiện ra những mâu thuẫn nghệ thuật của tác phẩm. Nguyễn Minh Châu đã
thực sự đặt người đọc trước một tình huống đầy vấn đề: một người đàn ông vũ phu, tàn nhẫn đến mức
như không còn nhân tính; một người đàn bà cam chịu đến mức như mù quáng, vô cảm và một đứa bé với
sức phản kháng dữ dội đến mức như những hành động bản năng. Rõ ràng, tình huống ấy có sức khơi gợi
rất mạnh tư duy và cảm xúc của người đọc. Tình huống diễn ra bất ngờ và kì lạ đến mức trong mấy phút
đầu người nghệ sĩ nhiếp ảnh chỉ biết “há mồm ra mà nhìn”. Từ tình huống ấy, ngòi bút “thâm trầm, buồn
lắng, yêu thương nhưng dữ dội ” của Nguyễn Minh Châu đã tài tình hé mở cho ta đi vào cuộc sống đời
thường với bao đa sự, đa đoan của nó. Nhiều người cho rằng loại tình huống mà Nguyễn Minh Châu đặt


ra trong tác phẩm là tình huống nhận thức. Điều đó cũng hợp lí vì càng đi sâu vào tình huống càng cho ta
ngộ ra, bừng tỉnh ra nhiều điều, những điều không tuyệt bích như một bức tranh sơn mài mù sương mà
ngược lại; đầy chất muối, đầy sự mặn chát của cõi bụi trần. Từ tình huống ấy ta nhận ra bao tâm trạng,
bao con người, bao vấn đề của cuộc sống.
Nếu nhìn từ xa và quan sát bên ngoài thì hình ảnh người đàn ông đánh vợ hiện lên đầy hùng hổ, táo tợn
và tàn nhẫn. Thế nhưng, theo dõi tâm lí, hành động của con người này mới vỡ lẽ rằng, thì ra con người
thô lỗ, lạnh lùng như gỗ đá ấy cũng biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc khiến người đọc phải suy
ngẫm.Quan sát kĩ chúng ta nhận thấy vấn đề: khi cùng lội vào bờ, đôi mắt người đàn ông “lúc nào cũng
dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà” thế nhưng khi đã
đi khuất vào sau những chiếc xe tăng hỏng thì người đàn ông mới lập tức trở nên hùng hổ, dữ tợn đến
không ngờ. Trong cái thân hình hộ pháp đậm chất biển khơi kia như đang dồn nén bao gánh nặng bắt
buộc phải được trút xuống, bắt buộc phải được thoát ra. Trong từng cơn giận lão trút xuống lưng người
đàn bà ta nhận ra cái “giọng rên rỉ đau đớn” và câu nói đi kèm: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày
chết đi cho ông nhờ”. Câu nói cửa miệng “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ”
giúp ta định hướng rằng, hành động vũ phu man rợ của người đàn ông không phải xuất phát từ nguyên
nhân là một tội lỗi nào đó của người đàn bà mà nguyên nhân là gánh nặng cuộc sống, gánh nặng gia đình
với một đàn con nheo nhóc đang đè lên vai người đàn ôn trụ cột này. Đàn con thì càng ngày càng đông
đúc, nên những trận đòn ngày càng dài hơn, cay cực hơn. Người đàn ông trút bao căm hờn của tình cảnh
gia đình lên đầu vợ bằng bạo lực, bằng thói vũ phu đến man rợ là điều đáng giận, đáng phê phán. Thế
nhưng, qua tình huống truyện, qua cái “giọng rên rỉ đau đớn” ta nhận ra cái tình cảnh khốn cùng đến bế
tắc đè nặng lên bờ vai, khối thịt vốn đã không thể đen hơn, rám nắng hơn trong sự vật lộn với biển khơi
của người đàn ông vùng biển.
Hình ảnh người đàn ông đánh vợ đã kì lạ nhưng hình ảnh người đàn bà câm lặng, nhẫn nhục chịu đựng
đòn roi lại càng kì lạ hơn. “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người đàn bà ấy đã
“không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”. Người đàn bà trót gây nên tội
lỗi gì để rồi cam tâm nhận lấy sự tả giá hay chi ta tăm tối, mù quáng đến mức không còn cút ý thức?
Những giả thiết ấy đều bị đánh đổ bằng những điều mà người đàn bà trình bày trước vị chánh án của vùng
biển. Qua những cảnh có tính chất “mở nút” của tình huống, ta nhận chân giá trị của hình tượng, đó là
những vẻ đẹp tuyệt vời nơi người phụ nữ khốn khổ ấy. Người mẹ ấy luôn cam tâm nhận lấy nỗi đau thể
xác nhưng chị còn phải khốn khổ hơn với nỗi đau tinh thần. Ở trên chiếc thuyền chật chội, túng thiếu và

nheo nhóc những con với cái kia; tiếng cười niềm vui hạnh phúc trở nên thật hiếm hoi. Những khi trời
không yên, biển không lặng, cuộc sống trên những con thuyền ấy càng trở nên gieo neo. Thế là, bao nhiêu
cay cú, uất ức, người chồng vũ phu lại trút lên đầu người đàn bà, làm như người đàn bà ấy là nguyên nhân
trực tiếp gây nên sự bế tắc kia. Dù oan trái nhưng chị tự nguyện chấp nhận với một lời khẩn cầu cho con:
khi con cái lớn lên hãy “đưa tôi lên bờ mà đánh.” Bà cam tâm nhẫn nhục chịu đựng chỉ mong sao đừng
gây nên sự tổn thương cho những tâm hồn trẻ thơ. Trong hoàn cảnh đói khổ, quẫn bách của cuộc sống
thuyền chài, suy nghĩ về sự hành xử như vậy, giàu tình thương và đức hi sinh biết bao. Có hiểu được điều
đó ta mới đồng cảm với tâm trạng của người mẹ ấy khi vô tình để con trai chứng kiến cảnh bà bị người
chồng đánh đập dã man sau những chiếc xe tăng cũ nát kia. Người mẹ cảm thấy: “Vừa đau đớn vừa vô
cùng xấu hổ, nhục nhã ”, đau khổ vì lo lắng cho con trước rồi mới đến xấu hổ, nhục nhã cho mình.
Chứng kiến những trạng thái tình cảm này không ai không cảm thấy xúc động: “miệng mếu máo gọi,
người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để,
rồi lại ôm chầm lấy”.
Bên cạnh tình thương và sự hi sinh, chị còn là người biết sống và biết thấu hiểu mọi lẽ đời. Có điều, nhân
hậu và vị tha biết bao nhiêu khi chị không nghĩ đến mình, chỉ thấu hiểu cho chồng và cho tương lai của
đàn con đông đúc kia. Một người chồng đầy quái gỡ, nói như vị chánh án: “ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng như hắn”. Thế nhưng, khi được vị thẩm phán gợi
ý cho con đường giải thoát thì chị lại khẩn thiết cầu xin: “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng
được, đừng bắt con bỏ nó”. Cách hành xử của chị khiến Đẩu, vị bao công của cái phố huyện vùng biển, đi
từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chính người đàn bà có vẻ ngoài xấu xí và trái tim nặng trĩu khổ
đau đã giúp anh ngộ ra bao điều. Chị nhìn suốt cả đời mình để đưa ra một chân lí, giản dị, mộc mạc
nhưng thấm bao vị mặn chát của đời thường: “Đám đàn bà làng chài ở thuyền chúng tôi cần có người đàn
ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con mà nhà nào cũng trên dưới
chục đứa”. Nhưng cái chân lí đích thực và đẹp đẽ hơn là: “Đàn bà ở trên thuyền chúng tôi phải sống cho
con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Có lẽ chính thiên tính nữ ở người đàn bà đã giúp
Đẩu, vị chánh án rành rỏi bao qui định của luật pháp “vỡ ra” bao điều cay đắng của luật đời. Bên cạnh
Đẩu, người đàn bà còn để lại bao dư vị đắng cay cho người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Tình huống khép lại nhưng
bao nhận thức cuộc sống lại được mở ra. Đó là ý đồ nghệ thuật đầy tài ba của tác giả thiên truyện.
Cùng với việc xây dựng tình huống là những hình ảnh biểu trưng có sức gợi , sức kết lắng ý nghĩa tư
tưởng lớn. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, những hình ảnh biểu tượng ẩn chứa bao ý nghĩa sâu xa và chính

những hình ảnh này kết lắng và chứa đựng chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Trước hết là cảnh tượng người đàn ông đánh vợ một cách thô bạo và man rợ đằng sau những chiếc xe
tăng hỏng. Trên mảnh đất đầm phá đầy tinh thần cách mạng ấy, chiến tranh đã đi qua từ lâu. Những chiếc
xe tăng, chứng tích của một thời bom đạn ác liệt giờ trở thành phế tích đang dần mục sét qua năm tháng
và chất muối mặn của vùng biển. Những chiếc xe rà phá bom mìn đang cố gắng thu dọn những gì còn sót
lại của chiến tranh có thể vô tình gây nên nỗi đau. Thế nhưng, bên cạnh cuộc chiến đấu ấy, bên cạnh nỗi
đau ấy là một cuộc chiến đấu mới, là một nỗi đau mới. Cuộc chiến đấu mới ấy còn cam go hơn, nỗi đau
mới ấy mới e chừng còn dai dẳng hơn. Đó là cuộc chiến đấu với đói nghèo, với tăm tối. Trên thuyền phải
có một người đàn ông dù người đàn ông đó có man rợ và tàn bạo đến đâu đi nữa. Sự khẳng định hùng hồn
như chân lí của người đàn bà làm vị chánh án chỉ biết “trút một tiếng thở dài đầy chua chát”.
Bên cạnh hình ảnh người đàn ông đánh vợ bên bãi xe tăng hỏng là hình ảnh người nghệ sĩ nhiếp ảnh và
bức ảnh nghệ thuật về chiếc thuyền ngoài xa. Nếu cảnh người đàn ông đánh vợ đầy nghịch lí thì hình ảnh
người nghệ sĩ và bức ảnh nghệ thuật lại đầy mâu thuẫn. Thực hiện ý đồ nghệ thuật của vị trưởng phòng về
bộ sưu tập về thuyền và biển, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cuộc sống con
người trải qua mười hai tháng trong một năm thì bộ sưu tập có mười hai bức tranh. Bức tranh thứ mười
hai qua ống kính của người nghệ sĩ ấy là một cảnh toàn bích từ đường nét, ánh sáng đến bố cục. Vậy mà,
cuối cùng anh đã chứng kiến những gì? Trớ trêu, trần trụi và nghịch lí đến kì cùng. Thế nhưng nó lại có
đường nét, ánh sáng và lôgic, bố cục của cuộc sống hiện thực. Cùng với vị chánh án, người nghệ sĩ nhiếp
ảnh cũng “vỡ ra” về “độ chênh” giữa cái đẹp của nghệ thuật được thu vào ống kính ống kính trong trí
tưởng tượng bay bổng của người nghệ sĩ và dư vị đắng cay đến xót xa trong cái đa đoan của cõi đời.
Mười hai bức tranh nghệ thuật về một vùng đầm phá thơ mộng, mờ sương hay mười hai tháng với bao
cơn bão tố và những trận đòn tói tấp của gia đình người đàn bà khốn khổ kia. Với hình ảnh biểu tượng
này, một lần nữa, Nguyễn Minh Châu thủ thỉ với người đọc rằng: cũng như vị chánh án, người nghệ sĩ
cần có cái nhìn cận nhân tâm hơn. Những bức ảnh nghệ thuật và nhan đề “chiếc thuyền ngoài xa” gợi bao
thức nhận đau đớn: ở đó, không phải là những giọt sương mai thơ mộng như trong tranh thuỷ mặc của
một vùng quê yên bình mà là những giọt muối mặn đầy xót xa của cuộc sống trần trụi đời thường. Nghệ
thuật chính là cuộc sống, người nghệ sĩ phải có góc nhìn và cự li khám phá cuộc sống gần gũi hơn, có như
vậy anh mới phản ánh đúng, mới thấu hiểu được muôn sự đa đoan của cõi đời, khốn khổ đấy, đau đớn
đấy nhưng đẹp đẽ vô cùng.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện những đổi mới thành công của Nguyễn Minh Châu. Bằng

việc xây dựng tình huống thắt nút và việc sử dụng những hình ảnh có sức biểu trưng lớn, tác phẩm đã đi
sâu khám phá cuộc sống đời thường với bao đa sự, đa đoan thời hậu chiến. Phải có cái nhìn tinh tế, sâu
sắc, Nguyễn Minh Châu mới thấu hiểu và phát hiện được những vẻ đẹp thầm lặng ẩn giấu trong tâm hồn
người phụ nữ khốn khổ ấy. Tác phẩm do vậy còn cho thấy tài năng và tấm lòng người cầm bút của
Nguyễn Minh Châu.

Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• Những khám phá và đổi mới của Nguyên Minh Châu sau 1975 qua Chiếc thuyền ngoài xa
• phân tích nhân vật lão đàn ông hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa,

×